You are on page 1of 10

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Lí do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là nền tảng ban đầu cho sự phát
triển về nhân cách cũng như trí tuệ con người. Đặc biệt là giai đoạn 6 tuổi các
em vừa kết thúc môi trường vui chơi.

Hiện nay vẫn có một số trường hợp học sinh tiếp thu chậm, khi lên các
lớp trên qua thời gian được nghỉ hè các em dường như tái mù chữ, quên một
số vần, từ khó, một số em viết tốc độ cực kì chậm và viết sai lỗi chính tả.

Vậy làm thế nào để học sinh tiếp thu chậm ở lớp 1 có kĩ năng đọc được
Tiếng Việt, đồng thời nắm được một số yêu cầu nội dung cần học ? Làm thế
nào để học sinh tham gia học “ Tiếng Việt ” một cách hứng thú ? Qua quá
trình dạy học, tôi đã rút ra được một số. “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc
cho học sinh tiếp thu chậm”

II. THỰC TRẠNG:

1. Cơ sở lí luận:

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát
triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các
phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, giúp học sinh phát triển
hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào
giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp
cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Ở Mầm non các em được làm quen môn Tiếng Việt qua bài hát, bài thơ,
câu chuyện… được giáo viên dạy đi dạy lại nhiều lần chỉ cần thuộc lòng
không cần biết mặt chữ, giai đoạn chơi nhiều hơn học.

Các em học sinh tiếp thu chậm có kĩ năng đọc được môn Tiếng Việt thì
các em sẽ giao tiếp cởi mở, tự tin mạnh dạn trình bày ý kiến trong học tập,

1
ham mê đọc sách, có nhiều vốn từ phong phú khi học, có kỹ năng sử dụng từ
ngữ phong phú và phù hợp trong các tình huống hằng ngày.

Kỹ năng đọc là kỹ năng cần trau dồi thường xuyên, lâu dài nhất để mỗi
cá nhân hình thành và phát triển bền vững năng lực học tập.

Từ đó nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, đặc
biệt đối tượng là học sinh tiếp thu chậm đạt hiệu quả là mối quan tâm của mỗi
giáo viên dạy lớp 1 ngay từ đầu năm học.

2.Thuận lợi

a) Điều kiện dạy học:

Bên cạnh sự quan tâm và làm việc sáng tạo của Ban giám hiệu và có sự
phối hợp khá nhịp nhàng của các đoàn thể nhà trường với đội ngũ giáo viên
khối 1 có kinh nghiệm và vui vẻ, gần gũi, thân thiện, thì trong quá trình giảng
dạy giáo viên cũng có nhiều thuận lợi.

Lớp học được nhà trường trang bị tốt về cơ sơ vật chất, có máy chiếu,
phòng học thoáng mát, đồ dùng dạy học lớp 1 đầy đủ.

b) Về phía học sinh:

-100% học sinh 2 buổi/ ngày nên giáo viên có thời gian rèn luyện cho
các em về năng lực và phẩm chất.

-100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, tập vở đồ dùng học tập.

c. Về phía giáo viên.


Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và luôn được Ban giám hiệu nhà
trường tạo những điều kiện thuận lợi để giáo viên chúng tôi làm tốt nhiệm vụ
được giao.
Được sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

2
Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi học
tập các chuyên đề của khối và đi dự các trường bạn để nâng cao kinh nghiệm
trong việc dạy học.
3. Khó khăn.
a) Về phía học sinh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 1 còn hạn chế, nhất là trong
diễn đạt bằng lời nói.
- Học sinh hay nhầm lẫn các âm vần, tốc độ đọc trơn, đánh vần chưa
nhanh.
- Các em bước vào lớp Một với bao bỡ ngỡ, lạ thầy, lạ cô, lạ với môi
trường học tập mới và các em không được học hè vì dịch bệnh Covid- 19 nên
bảng chữ cái học sinh chưa nhớ. Học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin.
- Có 1 học sinh chậm phát triển về ngôn ngữ qua khảo sát đầu năm.
b. Về phía giáo viên.
- Năm nay là chương trình đổi mới sách giáo khoa nên cũng gặp nhiều khó
khăn, chưa đảm bảo thời gian của tiết dạy.
- Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học các em, còn đổ lỗi và
đẩy trách nhiệm cho giáo viên.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Qua khảo sát đầu năm học
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong lớp:
- Qua tìm hiểu tất cả các em học sinh đều đã học mẫu giáo.
- Trao đổi với cha mẹ học sinh về sinh hoạt tại nhà: Em là con thứ mấy,
ba mẹ làm nghề gì, thời gian ba mẹ trò chuyện với con ra sao, ở nhà các em
có được điều kiện ở phòng riêng hoặc được ba mẹ mua sắm các thiết bị điện
tử, các em thường ở nhà với ai.
- Trao đổi với các em để biết các em đang gặp khó khăn gì: Nói chậm,
phát âm sai, vốn từ ít, nói ngọng…

3
- Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái mà các em đã biết (gia đình
hướng dẫn hay rèn luyện trong hè).
Kết quả thu được như sau:
Học sinh Học sinh
Sĩ số học sinh Học sinh
biết từ 10 – 15 nhận biết hết chữ
38 biết 1 – 5 chữ cái
chữ cái

38/17 nữ 10 19 9

Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện chữ cái một cách chắc chắn chính xác
bảng chữ cái chưa cao.
Một trong những lí do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm
nhiều ở gia đình, vì dịch Covid- 19 các em không được học hè; các em chưa
có ý thức và chăm chỉ học. Vì vậy là giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm
chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng học sinh để
học sinh phát huy hết những mặt tích cực và rèn luyện những mặt chưa tốt để
học sinh hoàn thiện tốt mục đích học tập của mình. Chúng ta còn phải tổ chức
tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thích thú trong học tập chứ
không là cảm thấy như bị áp lực và trở nên chán nản không thích học. Không
những thế giáo viên cũng phải gần gũi, thương yêu, an ủi và kịp thời động
viên để các em thích học và tích cực hơn trong học tập.

2.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

2.1. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh tiếp thu chậm.

Khi thực hiện bất cứ một công việc gì, thì tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến những tình trạng và hậu quả đó là vô cùng quan trọng. Để có những giải
pháp thích hợp đem đến hiệu quả.

4
Ví dụ: Một giáo viên muốn tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp cho
đối tượng học sinh tiếp thu chậm ở lớp mình phụ trách, thì phải biết nguyên
nhân vì sao một số em học sinh đó không chịu hợp tác với thầy cô trong giờ
học, hoặc vì sao có em một chữ cái học đi học lại không thể nhớ, em khác thì
trong giờ học chỉ nhìn ra ngoài sân…

Vì vậy để thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục đề ra, thì giải pháp tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh tiếp thu chậm là vô cùng cần thiết tạo
tiền đề cho các giải pháp tiếp theo có thành công hay không.

Để thực hiện giải pháp này, tôi thực hiện các biện pháp sau:

+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình: Tôi đã tìm hiểu gia đình của từng em
thì đa số các em tiếp thu chậm, bố mẹ lo làm kiếm sống, em thì bố mẹ bỏ
nhau sống với ông bà nội (ngoại)…. Nên các em thiếu thốn sự quan tâm của
người thân trong việc học.

+ Tìm hiểu tâm tư, dành thời gian tâm sự với học sinh: Tôi quan sát và
tìm hiểu trong quá trình dạy học ở lớp, giờ ra chơi, tiết sinh hoạt tập thể hay
trong các tiết của các thầy cô khác dạy, mỗi em mỗi tính cách khác nhau em
thì rụt rè nhưng khá chăm chỉ, em thì quá hiếu động không chịu hợp tác, có
em thì chữ cái dạy trước quên sau dạy hôm nay ngày mai lại quên…Lúc này
tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn khác trao đổi những hoàn cảnh và tính
cách của các em để cùng động viên khích lệ các em trong mọi hoàn cảnh,
luôn vui vẻ, gần gũi thân thiện tạo cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường
là một niềm vui.

2.2. Biện pháp tác động giáo dục.


Từ những thực trạng đã khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân buổi họp phụ
huynh học sinh đầu năm tôi đề nghị, yêu cầu phụ huynh dành thời gian quan
tâm đến việc học cũng như tâm sinh lí của các em mới vào lớp 1.

5
Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở, uốn nắn kịp thời việc học, làm
bài ở nhà và rèn luyện cho các em sự tự giác học tập của người học sinh.
Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”, “Đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau”
để cùng tiến bộ. Đồng thời sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để các học sinh giỏi thực
hiện giúp đỡ các học sinh yếu, tiếp thu chậm.
Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Thực hiện “Truy bài đầu
giờ” giữa các học sinh trong tổ với nhau. Vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các
tổ sẽ báo cáo việc thực hiện thi đua của tổ mình. Qua đó, giáo viên sẽ tổng kết
vào cuối tháng và trao các phần thưởng nhỏ như phấn, bút chì, gôm tẩy, vở,
chì màu, bánh kẹo, đồ chơi, sách chuyện … cho các tổ, cá nhân thực hiện tốt
các tiêu chuẩn thi đua nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em.
2.3. Vận dụng phối hợp các biện pháp dạy học
Ngay sau những buổi học đầu tiên về rèn nề nếp cho các em, tôi giảng
cho học sinh các nét chữ cơ bản. Tôi dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách
viết các nét chữ đó. Để giúp học sinh đễ hiểu và dễ nhớ những nét cơ bản đó
tôi đã phân các nét chữ cơ bản đó theo tên gọi và cấu tạo gần giống nhau của
các nét chữ đó thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào
các nét chữ cơ bản đã học mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các
chữ cái có hình dạng, cấu tạo giống nhau hoặc gần giống nhau.
* Âm đơn
Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản
một cách vững vàng thì tôi giảng dạy tiếp phần học âm (chữ cái). Giai đoạn
học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Học sinh có nắm vững chắc các
chữ cái thì mới ghép được thành vần, rồi thành tiếng và cuối cùng là thành
một câu, một đoạn văn hoàn chỉnh.
Giai đoạn này tôi hướng dẫn các em phân tích từng nét chữ cơ bản
trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều chữ
viết khác nhau hay gặp trong sách, báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho

6
học sinh hiểu và nhận biết đó là chữ a, chữ g để khi gặp kiểu chữ đó trong
sách, báo các em dễ hiểu và không bị lúng túng.
- Giáo lồng ghép môn Âm nhạc: Giáo viên sử dụng bài hát “Búp bê
bằng bông” để luyện phát âm b thông qua bài hát. Giúp học sinh chậm dễ
dàng nhớ âm b, không tạo áp lực trong việc phát âm cho trẻ. Qua đó, các em
tự tin thực hiện theo cô và các bạn, nhớ được tiếng có âm b.

Các em ngồi cùng bàn nghe bạn phát âm để chỉnh sửa cho bạn.
Không chỉ biết đọc, học sinh phải biết nhận diện chữ mình vừa đọc
trong bộ đồ dùng học tập để khắc sâu kiến thức.

Các em cùng nhau tìm chữ cái mình vừa đọc trong hộp đồ dùng.
* Âm ghép
Sang phần âm ghép (nghĩa là ghép hai âm đơn lại với nhau thành một
âm ghép). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm ghép có âm h đứng sau thành một
nhóm và cho các em nói lên điểm giống nhau và khác nhau giữa các âm đó.
- Giáo viên lồng ghép môn Thủ công:
Ở bài dạy âm t, th, nh giáo viên tổ chức cho các em xé dán tranh tủ, ngôi
nhà, học sinh thực hiện xé dán tủ, ngôi nhà, từ đó phát hiện được tiếng mới là
“ tủ, nhà”. Nghệ thuật xé dán tranh đã khởi dậy sự sáng tạo, tính khéo léo và
các em ghi nhớ tốt tiếng mới.
- Giáo viên lồng ghép môn Mỹ thuật:
Ở bài âm vần: g-gh, giáo viên tổ chức cho học sinh tô màu tranh con gà, từ
đó học sinh phát hiện ra từ khoá “ gà” và đọc tiếng gà. Học sinh được đọc lặp
lại nhiều lần tiếng “gà”. Với hình ảnh con gà do chính các em tô màu, các em
rất vui thích.
Giúp học sinh dễ dàng nhớ từ khoá, không tạo áp lực trong việc học tập cho
các em.

7
* Học vần.
Hướng dẫn các em ghép vần (đánh vần) và đọc tạo thành tiếng. Học từ
những tiếng đơn giản tới những tiếng khó hơn. Các em tự rèn đọc 1 câu và
dần dần lên 1 đoạn văn, luyện đọc trong nhóm nhỏ để tất cả các em đều được
đọc.

8
IV.KẾT QUẢ:

Nội dung đánh giá Cả lớp Em Võ Gia Hy

Kiến thức Cuối năm: Học sinh -Học kì 1


đọc thông, viết thạo, Đọc đúng, phát âm
trình bày được 1 bài thơ đúng, chịu nói.
hoặc 1 đoạn văn, có thể
-Cuối năm học
đọc diễn cảm ( dành cho
học sinh giỏi) Cơ bản hoàn thành được
kiến thức của chương
Tư duy học sinh được
trình lớp 1. Em tiếp tục
phát triển tốt.
được rèn thêm tốc độ
viết chính tả và tốc độ
đọc.

Năng lực, phát chất -Học sinh ham học tập,


yêu thiên nhiên, đoàn -Học sinh linh hoạt hơn
kết, gắn bó với tập thể. so với đầu năm, chịu nói

-Học sinh linh hoạt hơn, nhiều hơn, giao tiếp với
năng động hơn, thân các bạn tốt hơn, thân
thiện, yêu trường, yêu thiện.
lớp hơn, giao tiếp tốt
hơn với các bạn qua
hoạt động học tập.

9
Sau nhiều năm là giáo viên trực tiếp đứng lớp 1 với sự nỗ lực của bản
thân, được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, hội cha mẹ học sinh.
Hằng ngày cố gắng đem từng nụ cười, những con chữ đến với các em mong
các em học xong biết đọc, biết viết trong một năm học.
So với đầu năm học cả lớp có khoảng 10 học sinh tiếp thu chậm, một
năm học cũng sắp trôi qua các em đều biết đọc biết viết, hiện nay còn hai em
đọc còn chậm đa phần các em đều đọc trơn lưu loát.

V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn phải cố gắng hoàn thiện chính
mình, không ngừng rèn luyện và học hỏi đồng nghiệp. Cần phải nghiên cứu
bài thật kỹ để nắm vững các nội dung cần dạy; lựa chọn các hình thức dạy
trong học tập để khuyến khích tất cả các em cùng hoạt động. Ngoài ra một
điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề. Giáo viên phải
tạo cho học sinh cảm giác yên tâm, gần gũi, thân thiện, được che chở, khích lệ
khi học sinh đi học “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

Quận 5, ngày 20 tháng 04 năm 2023


Người viết

Vũ Thị Duyên

10

You might also like