You are on page 1of 8

VŨ THANH VÂN -GDTH D2022B-MSV: 222000278 GỬI CÔ BÀI KIỂM TRA Ạ!

Câu 1. Từ những hiểu biết tiền đề cho sự phát triển tâm lý của học sinh lứa tuổi Tiểu
học. Anh chị hãy viết về nội dung chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường, trong đó
nhấn mạnh những khả năng cần phải chuẩn bị cho trẻ để các em thích ứng nhanh
với cuộc sống nhà trường.
Bài làm
-Những đặc điểm khái quát về tâm lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học.
+ Thường là những học sinh từ 6 đến 11 hoặc 12 tuổi
+ Hoạt động học tập có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ vì nó
đem đến cho trẻ nhiều điều mới lạ mà trẻ chưa từng tiếp cận trước đó.
+ Các em phải có ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình,
nhất là nhiệm vụ học tập. Đồng thời phải biết điều chỉnh hành vi của mình một cách
có chủ định.
-Tiền đề của sự phát triển tâm lí học sinh Tiểu Học.
+ Trước hết là về đặc điểm phát triển về mặt thể chất:
• Thể lực (chiều cao và cân nặng) của các em phát triển khá đồng đều qua từng
năm
• Trẻ tiểu học có thể thực hiện những vận động cơ bản của con người như đi
đứng, nhảy… một cách nhanh và chính xác.
• Hệ thần kinh trong thời kỳ phát triển mạnh (về cả khối lượng và trọng lượng)
và hình thành những phản xạ có điều kiện.
• Mặc dù hệ tuần hoàn của các em chưa hoàn chỉnh nhưng khả năng lưu thông
máu đã tốt hơn so với lứa tuổi trước. Tuy nhiên ở giai đoạn này, các em vẫn
còn dễ xúc động, nhạy cảm.
+ Tâm lí sẵn sàng đi học:
• Ban đầu các em thích thú đến trường có thể chỉ vì những những điều giống
như ngôi trường đẹp, được cha mẹ mua cho những đồ dùng mới và đẹp.
• Khả năng thao tác tay chân: đã có thể thực hiện những động tác thăng bằng;
có sự biểu hiện và phân hóa rõ tay thuận và tay không thuận (VD: Khi hầu hết
các em học sinh thuận tay phải thì vẫn có một số em thuận tay trái, khi cầm
bút viết bài hoặc thực hiện các hoạt động chủ yếu vẫn sẽ sử dụng tay trái
thường xuyên hơn)
• Khả năng điều khiển các hoạt động tâm lí của bản thân: trẻ đã có khả năng tập
trung và chú ý tương đối dài vào đối tượng. Đồng thời lúc này tính tò mò ham
hiểu biết đã chuyển sang ham học hỏi. Nhu cầu tự đánh giá xuất hiện, trẻ có
thể kiềm chế tính hiếu động và bột phát trong hành vi của mình và tiếp thu
những kiến thức về chuẩn mực đạo đức.
+ Đặc điểm cuộc sống nhà trường- có vai trò là điều kiện đảm bảo cho sự xuất
hiện của những tâm lý mới và nâng chúng lên một mức nâng cao hơn.
• Trẻ phải tiến hành hoạt động học tập lần xuất đầu tiên xuất hiện trong cuộc
sống, giúp cho các em lĩnh hội kiến thức hình thành nên thái độ mới, một lối
suy nghĩ mới khi quan sát về mọi thứ xung quanh.
• Trẻ có những quyền hạn và trách nhiệm trước bản thân, người thân và xã hội.
Trong điều kiện đó làm nảy sinh các phẩm chất của một người công dân trong
tương lai như tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật.
VD: Trẻ có quyền yêu cầu người lớn tôn trọng giờ học của mình và được hưởng
những điều kiện để học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô; đồng thời trẻ cũng cần
có trách nhiệm chăm sóc những thành viên khác trong gia đình.
-Từ những hiểu biết về tiền đề cho sự phát triển học sinh lứa tuổi Tiểu học như
trên, cần chuẩn bị tâm lý đến trường cho trẻ như sau:
a. Đối với phía phụ huynh, gia đình:
+ Cần làm cho trẻ thích đến
trường, thích được đi học.
• Cần tạo hứng khởi, khơi gợi sự
tò mò của trẻ về trường học thông qua
những câu chuyện thú vị về lớp học, về
trường. VD phụ huynh có thể bắt đầu
với câu nói: “Đến trường, con sẽ được
biết…” để trẻ thấy rằng không phải việc đến trường chỉ duy nhất là để học
tập, trẻ sẽ không cảm thấy gò bó, ép khuôn.
• Cũng không nên lấy thầy cô, nhà trường để dọa các con, từ đó gây nên tâm lý
nặng nề của trẻ đối với việc học tập. Chúng sẽ nghĩ rằng mỗi khi nói đến thầy
cô, nói đến nhà trường là nói đến những hình phạt nặng nề.
+ Việc chuẩn bị cho con một nền tảng kiến thức, một trí tuệ và thể lực tốt sẽ khiến
con vững vàng hơn khi đi học.
• Để giúp các con phát triển về mặt ngôn ngữ bằng việc nhận diện chữ cái, luyện
viết tập tô, hướng trẻ vào việc đọc sách với những cuốn sách sinh động, nhiều
màu sắc, nhân vật gần gũi với lứa tuổi => Điều này có lợi ích lớn giúp trẻ học
tốt được môn Tiếng Việt sau này.
• Cha mẹ cần tập cho trẻ phải biết diễn đạt được những gi mình muốn nói trước
đám đông. Để có thể làm điều đó thì vốn hiểu biết và từ ngữ của con phải có
sự phong phú, đa dạng nhất định => cha mẹ cần khơi gợi cho con sự hứng thú,
tò mò muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh.
+ Cha mẹ cần trang bị cho con những phẩm chất, kỹ năng cơ bản trước khi đi học.
• Rèn luyện cho con tính kỷ luật: rèn luyện cho con sinh hoạt giờ giấc ngủ nghỉ,
học tập đúng giờ cũng như cân bằng thời gian học tập và vui chơi, thường xuyên
đưa con đi học đứng giờ => Phụ huynh có thể nói cho con biết thông qua việc
này con có thể để lại ấn tượng tốt với thầy cô, là hình mẫu lý tưởng cho bạn bè.
• Rèn luyện tính tự lập tự giác: Trẻ cần biết tự chuẩn bị sách vở đồ dùng, làm những
công việc đơn giản của bản thân như vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ dùng hay giúp
đỡ bố mẹ những công việc nhà vừa sức => Trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi đến trường,
không bị rơi vào tình huống bị động khi không có bố mẹ bên cạnh.
• Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Trẻ nên biết cách làm quen, chia sẻ, kết giao với
bạn bè trong lớp; cư xử và có thái độ ứng xử đúng mực với thầy cô => Trẻ không
bị rơi vào trạng thái tự mình cô lập trong một tập thể lớp
• Rèn luyện cho con cách biết tự bảo vệ mình: Phụ huynh cần trang bị cho trẻ biết
bản thân cần phải làm gì trong trường hợp bị bạo lực học đường (cần báo cho
thầy cô, cha mẹ và không được giấu giếm để có hướng giải quyết phù hợp) cũng
như giáo dục trẻ không được bạo lực các bạn khác vì điều này là không đúng
(thực tế ngày nay nhiều trẻ bị bạo lực học đường dẫn đến những suy nghĩ, hạnh
vi tiêu cực vô cùng đáng tiếc).
+ Phụ huynh nên là người bạn, người đồng hành đáng tin cậy của con trong hành
trình đi học từ những ngày đầu tiên.
• Thường xuyên hỏi han, động viên con bằng những câu hỏi đơn giản về tình
hình học tập của con hàng ngày => Trẻ sẽ thấy phụ huynh quan tâm đến mình,
sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ dù là những việc nhỏ nhất. Qua đó, phụ huynh có
thể biết được những vấn đề mà con đang gặp phải để có hướng điều chỉnh
phù hợp.
• Những lời khen ngợi con với mỗi một thành tựu nhỏ sẽ là nguồn động viên
lớn khích lệ các con trong học tập, an tâm tin tưởng và có hứng thú với việc
học tập.
• Phụ huynh không nên áp đặt quá lớn những thành tích với con trẻ tránh những
áp lực không đáng có. Vd như có nhiều phụ huynh luôn nói: “Con phải học
thật giỏi, cuối năm phải đạt danh hiệu học sinh giỏi giống như anh/ chị hay
bạn này bạn khác” => Điều này vô hình đã khiến cho trẻ hiểu lầm rằng việc
học vô cùng nặng nề, đi lệch ra khỏi ý nghĩa thực sự của việc học là cung cấp
cho trẻ sự hiểu biết, tri thức về thế giới xung quanh.
b. Về phía giáo viên, nhà trường
+ Nên có sự quan tâm sát sao đến học
sinh. Giáo viên cần linh hoạt và đa dạng tổ
chức các hoạt động học tập với nhiều hình
thức để thu hút và khơi gợi hứng thú học
tập của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm của trẻ
(giai đoạn mầm non đến đầu tiểu học)
thường hứng thú và dễ tiếp thu với những
gì nhiều màu sắc, âm thanh hình ảnh hơn.
+ Giáo viên cũng cần cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi và vui chơi cho trẻ, xuất phát
từ việc lứa tuổi của các em khả năng tập trung dài hạn còn thấp đồng thời vẫn ham
chơi.
+ Giáo viên cần gây dựng bản thân thành một hình mẫu lý tưởng, tạo dựng cho trẻ
một niềm tin rằng trẻ có thể tin tưởng, trò chuyện với mình những điều các em còn
thắc mắc, về sở thích về khuyết điểm của mình. Khi có dược tình cảm và sự tin tưởng
từ các em, người giáo viên sẽ dễ dàng có thể
Trong đó (cả hai phía) cần lưu tâm đặc biệt đến:
+Trẻ cần làm quen với nề nếp trường Tiểu Học:

• Nếu như ở mẫu giáo, các bé được phép đi lại,


nhảy múa, trong lớp thì khi bắt đầu đi học Tiểu
học, các con phải tuân thủ quy tắc ngồi ngay
ngắn nghe giảng, đi học đúng giờ giấc. Các con
sẽ bị kiểm tra bài vở và bị kỷ luật nghiêm khắc
nếu không tuân thủ nội quy của nhà trường =>
Như vậy, ngay cả khi học tập ở nhà, phụ huynh cũng nên tạo cho con thói
quen học tập nghiêm túc, phân biệt rõ ràng giữa học và chơi (Tuy nhiên cũng
không được quá nghiêm khắc, bắt trẻ học tập nhiều, lao lực…)
• Bố mẹ nên khéo léo dạy trẻ thực hành những quy tắc như: giữ trật tự trong
lớp, chú ý nghe giảng, giơ tay xin phép thầy cô khi phát biểu hoặc ra ngoài,
xếp hàng vào lớp, đứng lên chào cô khi vào giờ học hay tan lớp.
+ Các kĩ năng khác cũng rất hữu ích cho bé khi vào lớp một như:
• Làm việc nhóm: Trẻ biết làm việc nhóm cũng là khi bé hòa đồng thực sự với
bạn bè, khi con hiểu cách kiềm chế
cảm xúc, bày tỏ ý kiến, bảo vệ quan
điểm cũng như lắng nghe ý kiến của
người khác. Khác so với mầm non,
các em cũng có thể đã được hoạt
động nhóm nhiều thế nhưng có thể
lúc này vẫn chưa thực sự hiệu quả.
• Cách ngồi học đúng tư thế: Việc ngồi học đúng cách không chỉ giúp cho các
bé học tập hiệu quả hơn mà còn bảo vệ thị lực của bé.
• Kĩ năng tập trung: Khi lên lớp một các con sẽ học tiết học kéo dài trong 45
phút, điều này đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bé. Việc rèn luyện khả năng
tập trung tốt sẽ giúp con thấy bài học ở trường thú vị hơn, tiếp thu bài dễ hơn
mà không thấy mệt mỏi. Bố mẹ có thể cùng con chơi những món đồ chơi
thông minh.

-Kết luận sư phạm cần thiết:


+ Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ sẵn sàng đi học là một việc đòi hỏi sự hợp tác, liên
kết giữa phụ huynh và nhà trường để cùng đi tới mục tiêu. Chính vì vậy cần có
sự trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường đề đề ra những biện pháp
hiệu quả.
+ Người giáo viên cũng cần nghiên cứu hoàn cảnh của từng em học sinh, nắm
được bức tranh tổng thể về các em, chủ động nắm bắt từng điểm yếu, điểm mạnh
của từng học sinh=> Từ đó có cách tiếp cận và giảng dạy phù hợp (Có những em có
thể vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì gia đình không được hạnh phúc hay vì những
lý do đặc biệt nào khác=> các em rất dễ có tâm lý tự tị, thu mình trong giao tiếp với
bạn bè)

Câu 2. Hãy hình dung mình là giáo viên lớp 5 và đang chuẩn bị bài nói chuyện với
PHHS trong cuộc họp đầu năm về “Những khó khăn tâm lý của học sinh lớp 5” và
mong muốn có được sự hợp tác tích cực từ phía của phụ huynh học sinh trong việc
giúp các em vượt qua khó khăn đó.
-Một vài nét khái quát về đặc điểm tâm lý của trẻ em cuối Tiểu học (lớp 5) cũng
như những khó khăn mà các em có thể gặp phải:
+ Trong giai đoạn này các em vẫn thường bị hấp dẫn bới những điều mới lạ về thế
giới xung quanh => Các em có thể dễ dàng bị người xấu lôi kéo vào những con
đường sai trái, chưa thực sự kiểm soát được những hành vi lời nói của mình trên
các nền tảng mạng xã hội, dễ mắc phải những tệ nạn xã hội nếu không có sự giám
sát, khuyên bảo sát sao từ phía gia đình, nhà trường và thầy cô.
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa cấp tiểu học và trung học, mà mở đầu chính là
THCS. Giai đoạn này khá nhạy cảm và quan trọng vì xuất hiện tình trạng dậy thì ở
cả nam và nữ (thường là nữ sớm hơn) => Các em có nhiều chuyển biến về ngoại
hình, tình cảm, thường sẽ có những hành động “nổi loạn”, ví dụ chúng thường làm
những gì mà cha mẹ cấm làm.
+ Cũng trong giai đoạn này, trẻ có thể có những biểu hiện “cảm nắng” đối với bạn
khác giới và thường bị phụ huynh cho rằng đó là một việc sai trái, gây ảnh hưởng
đến học tập của trẻ nên ra sức ngắn cản, thậm chí là bằng những biện pháp mạnh =>
Tuy nhiên các em thưởng thể hiện sự chống đối khiến cho mâu thuẫn giữa phụ huynh
và học sinh thường bị đẩy đến cao trào.
+ Các em thường ít tâm sự với cha mẹ về những vấn đề của bản thân trong giai đoạn
này, nhất là về vấn đề tình cảm mà thay vào đó thường sẽ chia sẻ với bạn bè trong
lớp vì các em cho rằng cùng tuổi sẽ có thể có được sự cảm thông và lời khuyên =>
điều này khiến cha mẹ và các con mãi không thể tìm được tiếng nói chung, không
thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
+ Giai đoạn này về cơ bản các em đã có những nhân thức rỡ rệt về đúng sai, mong
muốn được chứng tỏ bản thân và có sự phát triển lớn về cái tôi cá nhân => Phụ
huynh sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện với con trẻ vì bất đồng quan điểm. Trẻ
cho rằng mình lớn và có thể quyết định những việc nhất định trong cuộc sống của
mình, không chịu thỏa hiệp hay làm theo sự sắp xếp của gia đình, của bố mẹ như
trước.
+Tại năm cuối cấp, lượng kiến thức gia tăng và ở một mức độ khó khăn rất nhiều,
có nhiều em có thể sẽ bị áp lực về mặt thành tích => Việc học tập lúc này trở nên
kém hiệu quả, trẻ có thể sẽ mệt mỏi, chạy đua trong thành tích để có thể giành được
một vị trí trong những ngôi trường danh tiếng theo như mong muốn của phụ huynh
-Phụ huynh và giáo viên cần hợp tác với nhau như thế nào trong việc giải quyết
những khó khăn về mặt tâm lý cho các em?
a. Về phía của phụ huynh, gia đình:
+ Cần tạo không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận để làm chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho con trẻ sau mỗi một ngày học tập mệt mỏi ở trường học.
+ Nên tạo cho trẻ sự tin tưởng, lắng nghe và tôn trọng những ý kiến của trẻ trước
tiên thay vì bác bỏ. Cần lưu ý trong việc đưa ra lời khuyên, tránh thái độ gay gắt và
ra lệnh bởi điều này hoàn toàn có thể gây ra một kết quả phản tác dụng, không những
không đạt kết quả như mong muốn mà còn có thể khiến cho mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái ngày càng trở nên căng thẳng.
+ Quan tâm, chăm sóc đến chế độ dinh dưỡng và phát triển cho trẻ vì trẻ trong giai
đoạn dậy thì sẽ có nhiều biến chuyển lớn. Chỉ cần những hành động nhỏ như dành
thời gian cho con, nói chuyện với con cũng sẽ khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm
và tình cảm của cha mẹ.
+Phụ huynh không nên mặc định và phó mặc hoàn toàn trách nhiệm đối với việc
giảng dạy, học tập của con mình cho giáo viên. Giáo dục nên đến từ hai phía, phụ
huynh cũng cần thời gian quan tâm và học tập cùng con.
+ Quát mắng, trách phạt, trừng phạt không phải là cách đúng đắn để đưa các con vào
quy củ. Một lời nói Một lời nói đơn giản, chân thành nhưng có tác dụng hơn so với
roi vọt.
b. Về phía của giáo viên nhà trường
+ Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà cũng cần là một
người tư vấn tâm lý cho học sinh của mình vì hầu hết thời gian của các em alf học
tập tại trường học, trong thời gian đó có thể có rất nhiều tình huống và sự việc phát
sinh mà các em không thể nhờ đến sự trợ giúp của gia đình.
+ Thầy cô cũng nên có phương pháp giáo dục linh hoạt, đổi mới để đạt hiệu quả tốt
nhất, không khiến các con bị ngợp trong bài vở, gia tăng những áp lực về học hành.
Áp lực ganh đua là điều cần thiết tuy nhiên nếu ở một mức độ quá lớn sẽ phản tác
dụng.
+ Lời khen của thầy cô cũng có tác dụng khích lệ động viên rất lớn đối với các em
-Kết luận sư phạm cần thiết:
+ Giáo viên cần nhận thức rõ về vai trò của mình đối với học sinh, nhất là với những
học sinh cuối cấp, cần thể hiện sự quan tâm kịp thời đến các em.
+ Cần phối hợp với gia đình có những biện pháp cụ thể giúp đỡ học sinh vượt qua
khó khăn trong giai đoạn cuối cấp.

You might also like