You are on page 1of 9

ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN

CÁCH HỌC SINH TIỂU


HỌC 👩🏻‍🎓
PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH CẢM :

• Trẻ đầu cấp tiểu học có một số nét tính cách đáng quý nổi bật như: chân thật (nghĩ sao nói vậy, nghĩ sao làm vậy);
tò mò, ham hiểu biết (cảm thấy hào hứng khi được khám phá cuộc sống xung quanh, thích bắt chước); vị tha (dễ
giận dễ quên, sẵn sàng tha lỗi cho người khác, không “để bụng”). Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới.
Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc
mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình.
• Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững: Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu
hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận. Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc,
nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững.
• Ví dụ : Khi thấy bạn khóc, các em cũng khóc theo mặc dù không biết rõ nguyên nhân
• Ví dụ : Vừa khóc nhưng có thể cười ngay
• Vì vậy, phải quan tâm tổ chức đời sống chung của trẻ, phải điều hoà mọi quan hệ của trẻ em. Muốn giáo dục tình
cảm cho học sinh tiểu học cần phải cần phải đi từ hình ảnh trực quan sinh động, phải khéo léo tế nhị khi tác động
đến các em
NỘI DUNG ĐỜI SONG TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC PHONG
PHÚ VÀ ĐA DẠNG, ĐẶC BIỆT LÀ SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA
CÁC LOẠI TÌNH CẢM CẤP CAO:

• Tình cảm đạo đức: Tình cảm đối với người thân trong gia đình, với thầy cô giáo giữ vị trí quan trọng, thậm chí còn
trở thành một trong những động cơ học tập của các em. Tình bạn trong nhóm, tổ, lớp, cũng đã được hình thành dựa
trên những cơ sở khác nhau. Tình cảm trách nhiệm, tình cảm tập thể, sự đồng cảm, sự xấu hổ đã bắt đầu được hình
thành;
• Tình cảm trí tuệ: Sự ham hiểu biết, ngạc nhiên, nghi ngờ, hài lòng, tin tưởng, được hình thành và phát triển mạnh ở
học sinh tiểu học. Các em đặc biệt nhạy cảm với thành tích học tập của mình;
• Tình cảm thẩm mĩ cũng được phát triển mạnh ở học sinh. Trẻ yêu cái đẹp trong thiên nhiên, động vật trong nhà;
thích văn học, nghệ thuật…Trẻ đã biết trân trọng, giữ gìn và chăm sóc cho cái đẹp (không ngắt hoa, bẻ cành, biết
chăm sóc nuôi nấng vật nuôi, giữ gìn, bảo vệ đồ dùng...). - Tuy vậy, tình cảm của học sinh đầu bậc tiểu học chưa
được bền vững, còn dễ dàng thay đổi đối tượng cảm xúc và chuyển hoá cảm xúc. Khả năng kiềm chế cảm xúc của
trẻ còn hạn chế, dễ xúc động, dễ nổi giận.
HỌC SINH CÁ BIÊT
• Học sinh cá biệt (HSCB) chỉ những học sinh hoang nghịch thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn
học, không chấp hành nội qui nhà trường … thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình
nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản
thân mình. Đó là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ bị lôi cuốn làm cho học sinh
dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm
tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội.
• Ví dụ : Do ý thức kỉ luật kém nên các em sẽ vô lễ với thầy cô, không tôn trọng thầy cô, người lớn
• Ví dụ : Hay do không ý thức về việc học hoặc trình độ học tập yếu kém mà các em chán học,
không muốn học.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH XẤU CỦA HỌC SINH

• Rất nhiều yếu tố làm cho HS trở thành HSCB, nhưng chúng ta chỉ đề cập đến một số nguyên nhân
tác động trực tiếp đến HS, làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm không lành mạnh làm ảnh hưởng
đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chế đến năng lực học tập của các em. Xã hội phát triển
theo cơ chế thị trường nó kéo theo một bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không
lành mạnh, phim ảnh bạo lực, tình cảm lứa đôi quá mức. Hiện nay, do sự quản lí không chặt chẽ của
nhà nước, các dịch vụ bi a, internet, karaoke … được tổ chức gần trường học, lôi cuốn, hấp dẫn các
em vào các trò chơi vô bổ. Các em lao vào các trò chơi đó dẫn đến bỏ giờ trốn học và những vi
phạm khác. Đồng thời các kênh truyền hình chiếu một số bộ phim có mang những hình ảnh bạo lực
làm cho các em dễ dàng bắt chước. Ngoài ra những tụ điểm ăn chơi hàng ngày nhan nhản, làm cho
các em không tự chủ, tham gia không có ý thức dần dần tiêm nhiễm và trở thành HS hư.
• Thời gian HS học tập, sinh hoạt ở trường đều có sự quản lí hướng dẫn của GVCN, GVBM, cán
bộ lớp, nhà trường, đó là điều kiện để các em học tập tốt và rèn luyện nhân cách. Nhưng phần
lớn thời gian các em sinh hoạt là ở gia đình: tự học, lao động, vui chơi. Với thời gian đó đối với
hầu hết HS đều có thời khóa biểu học tập ở nhà, ý thức được việc học tập ở nhà là thời gian
giúp các em ghi nhớ lại bài cũ, luyện tập và nghiên cứu bài mới, chuẩn bị cho ngày học hôm
sau, đồng thời tham gia giúp đỡ công việc gia đình. Đó là những HS thực sự tự giác trong học
tập và được sự quản lí giáo dục của gia đình. Nếu các em chưa ý thức được việc học tập, đồng
thời gia đình không quan tâm và không tạo điều kiện thì việc học tập của các em không đến nơi
đến chốn, chất lượng bị ảnh hưởng, các em học tập yếu, thua bạn bè dẫn đến chán học, bỏ học.
RÚT RA BÀI HỌC SƯ PHẠM

• Không nên có cái nhìn kì thị với các em


• Quan tâm và gần gũi hơn với các em
• Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm của các em
• Tìm ra điểm mạnh để giúp các em phát huy nó
• Tin tưởng vào sự nỗ lực của các em
• Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế
• Giáo dục theo cách mềm dẻo linh hoạt - nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm
• Phối hợp chặt chẽ với gia đình
PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU
• Cậu bé Lê Anh Đức (8 tuổi) từ nhỏ đã bộc lộ
năng khiếu ngoại ngữ. Khi học lớp 1, Anh Đức
đã thử sức với kì thi IOE - cuộc thi olympic
tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học từ lớp 3
trở lên, THCS & THPT trên toàn quốc do Bộ
GD&ĐT Việt Nam tổ chức hàng năm. Cậu
thích nghiên cứu, tự tìm tòi và phát triển chính
cái sở thích và điểm mạnh của mình, từ đó phát
huy tối đa tiềm lực vốn có của bản thân.
PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU
• Cậu bé Gia Hưng từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu
tính nhẩm rất cao siêu, khi 12 tuổi cậu tham gia
cuộc thi Siêu trí tuệ Việt Nam. Gia Hưng đã làm
nên những “khoảnh khắc lịch sử” tại chương
trình khi cộng 20 số có 3 chữ số trong vòng 15
giây; cộng trừ 20 số có 4 chữ số trong vòng 20
giây. Không có thiết bị hỗ trợ nhưng chỉ trong
vòng 1 phút 16 giây cậu đã cho ra đáp án
25,866,736 của phép tính “4816 x 5371”.

You might also like