You are on page 1of 9

11-15: https://aplus-english.edu.

vn/tam-sinh-ly-giai-doan-tuoi-thieu-nien/
16-19

Phát triển tâm lý có khuynh hướng tự lập, nó sẽ kích thích tính độc lập, sáng tạo trong học
tập và hoạt động. Sự bắt chước đã mang tính chất lựa chọn, nhưng đối tượng mà trẻ bắt
chước vẫn mang tính cụ thể và đồng nhất với nhân vật. Chọn đó là thần tượng của mình và
noi theo. Do đó, sự noi gương tính trung thực, giản dị, khiêm tốn của người lớn sẽ có tác
dụng giáo dục trẻ, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị...

Tuổi vị thành niên có tính tự trọng cao, khá nhạy cảm với những gì xúc phạm đến khuynh
hướng tự lập của mình. Những lời trách mắng nặng nề sẽ bị trẻ phản ứng lại mạnh mẽ, hay
giận dỗi bỏ đi hoặc ngấm ngầm căm tức. Do đó, trẻ không nghe và làm theo những điều
khuyên bảo, ngay cả điều đúng, chỉ nghe theo người đồng cảm với mình. Do đó, nhân cách
được hình thành ở giai đoạn trước dễ bị phá vỡ để xây dựng một nhân cách mới, trên cơ
sở nhân cách cũ.

Trong giai đoạn này, trẻ tham gia những nhóm bạn thân cùng sở thích, đồng cảm... Tính
trung thực với nhóm bạn bè được đánh giá cao, sự phản bội được coi là thấp hèn. Do đó,
thầy cô, bố mẹ phải quan tâm đến cơ sở kết bạn của trẻ

Nhân cách được hình thành một cách khá hoàn chỉnh, biểu hiện khá ổn định như nếp sống,
thói quen về đạo đức. Tư duy của trẻ cũng đạt đến trình độ suy luận khá hợp lý. Trẻ xây
dựng cho mình những chuẩn mực, giá trị xã hội là cơ sở cho hành vi có ý thức của mình

Trong giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên, khi con gái bắt đầu "thấy kinh", con trai bắt
đầu "xuất tinh" tức là trẻ đã dậy thì. Con gái thường dậy thì ở tuổi 12 đến 14, con trai ở
độ tuổi 13-17. Các thay đổi sinh học đều diễn ra trong một thời kì dài và mạnh mẽ. Ở cả
hai giới, hormone sinh dục có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, thể hiện ở những thay đổi
nhanh về thể chất. Đồng thời bộ phận sinh dục phát triển, mọc lông ở một số bộ phận. Con
gái tuyến vú phát triển. Những biến đổi trên làm cho trẻ quan tâm đến cơ thể mình, theo dõi
tỉ mỉ những dấu hiệu nhỏ nhất về sự trưởng thành. Trẻ có những băn khoăn muốn biết
những biến đổi sinh lý đang diễn ra trong cơ thể mình như thế nào. Đồng thời trẻ cũng có ý
thức mạnh về giới tính của mình. Con gái thích chú ý đến hình thức bên ngoài, con trai
muốn chứng minh sức mạnh anh hùng của mình. Bắt đầu xuất hiện tình yêu đôi lứa...

Ở lứa tuổi vị thành niên này, bố mẹ, thầy cô nên hết sức tế nhị, khéo léo trong quá trình
giao tiếp và thái độ ứng xử với trẻ. Việc tiếp cận khéo léo để trở thành người bạn lớn của
trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết để có thể giúp trẻ làm chủ và thích ứng với những
thay đổi phức tạp trong tình cảm của mình.

Bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi này là rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi chống đối xã
hội, rối loạn thích ứng, tâm thần phân liệt khởi phát sớm.

Trẻ vị thành niên thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, các em thích thổi
phồng những khả năng của mình, người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích
tự xem mình là “ cái rốn của vũ trụ” , là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành
động như mình.Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ ít dẫn đến
thành công , những thất bại nho nhỏ , những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến
những hành vi nông nổi.
Mặc dù không quấn quýt gắn bó với cha mẹ như lúc nhỏ nhưng trong thâm tâm trẻ vị thành niên vẫn luôn
luôn cần sự giúp đỡ chở che của gia đình vì đó chính là điểm tựa vững vàng để trẻ bắt đầu bộc lộ
khuynh hướng tự khẳng định mình thông qua việc tự lựa chọn kiểu tóc, cách ăn mặc, tác phong , cử
chỉ ,sở thích riêng…..và… giữa trẻ với bố mẹ bắt đầu có những khoảng cách đầu tiên.
Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ thầy cô là hình mẫu lý tưởng của mình thì trong lứa tuổi này
trẻ bắt đầu “ nhìn lại” thần tượng, mặt khác do ít trải nghiệm, ít kiến thức xã hội nên sự đánh giá người
khác của các em khá cực đoan- cứng ngắc, những người được các em đánh giá cao thì sẽ được các em
tin tưởng, yêu quí, thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó và tỏ rõ thái độ ngược lại với những
người mà các em phát hiện ở họ có những lời nói hành động tự các em cho là không đúng không tốt.
Tình bạn với trẻ vị thành niên rất quan trọng, đối với lứa tuổi này người bạn thân như “ cái tôi thứ hai”
của mình, các em rất chú ý đến phẩm chất của người bạn , sự thông minh nhanh trí, vốn kiến thức rộng
về mọi mặt chứ không chỉ đơn thuần là kết quả cao trong học tập. Người bạn được các em đề cao là
người biết chia ngọt sẻ bùi không bao giờ “ phản” bạn, khi đã tin tưởng trẻ có thể thổ lộ hết nội tâm, bày
tỏ tất cả những suy nghĩ thầm kín nhất vì vậy thường xuyên quan tâm đến bạn của con, quan tâm đến
những hoạt động chung của trẻ là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi
này.
Với những khó khăn mâu thuẫn trên có thể nói tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều đột phá quan trọng trong
cuộc đời con người, nhưng đây chỉ là những khó khăn tạm thời , có thể khắc phục nếu như cha mẹ thật
sự hiểu trẻ ,là bạn với trẻ, tôn trọng tính độc lập của trẻ, giáo dục giới tính và tập dần khà năng xử lý tình
huống cho trẻ…… sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này và trưởng thành lành mạnh.

Đây là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn
đặc biệt của cuộc đời mỗi con người vì lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những
thay đổi đột ngột nhanh chóng về tâm sinh lý, rõ nét về cả thể chất lẫn tinh thần.
Nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống người lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ
vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn
mà nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ
xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Sự phát triển về mặt sinh lý

Lúc này cơ thể ở cả nam và nữ đều gần đạt đến mức tuổi trưởng thành:

  Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng giai đoạn này đã chậm lại. Các
tố chất về thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cấu tạo và
chức năng của hệ thần kinh phức tạp hơn các lứa tuổi trước mặc dù trọng lượng
não tăng không đáng kể, đặc biệt là số dây thần kinh liên hợp nối các phần của vỏ
não tăng lên làm cho chức năng của não được phát triển vì thế tư duy, ngôn ngữ và
những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển.
  Về mặt giới tính: đây là thời kỳ chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát
dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn. Quá trình dậy thì ở các em
có thể không giống nhau.

Sự phát triển về mặt xã hội

  Ở gia đình:lứa tuổi này có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn, cha mẹ
bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình, các em quan tâm đến
nhiều mặt trong sinh hoạt gia đình, các em cảm thấy trách nhiệm của mình lớn
hơn, đồng thời nếp sống của gia đình, sự giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới
bộ mặt tâm lý của lứa tuổi này.

Ở nhà trường: lứa tuổi này ý thức được mình đang đứng trước ngưỡng cửa của
cuộc đời nên thái độ tự giác của các em tăng lên, vì vậy hoạt động học tập mang ý
nghĩa rõ ràng.

Ngoài xã hội: hoạt động giao tiếp của lứa tuổi này phát triển mạnh, vai trò xã hội
và hứng thú xã hội ngày càng được mở rộng về số lượng và chất lượng.

 Sự phát triển của các quá trình nhận thức

 Tri giác: tri giác có mục đích đã đạt đến mức độ cao nhất. Quan sát có mục đích
có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên do kỹ năng, kỹ xảo còn thiếu nên quan sát
thường phân tán, vội vàng rút ra kết luận khi chưa đủ dẫn chứng cần thiết.

 Trí nhớ:ghi nhớ có lôgic, có chủ định phát triển mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong
hoạt động nhận thức.

 Sự chú ý:năng lực chú ý phát triển, tính lựa chọn của chú ý và tính ổn định của
chú ý ngày càng phát triển.

 Tư duy:khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo, tính
phê phán của tư duy cũng được phát triển. Tuy nhiên hoạt động tư duy của các em
còn thiếu tính độc lập, chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ, vội vàng
kết luận theo cảm tính.
 Tưởng tượng: tưởng tượng sáng tạo và tái tạo đều phát triển nhưng tưởng tượng
sáng tạo dần dần chiếm ưu thế hơn.

Sự phát triển nhu cầu

   Nhu cầu giao tiếp: quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ
với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn.

   Nhu cầu xác định vị trí xã hội: đây là sự thể hiện nhu cầu tự khẳng định, các em
đòi hỏi xã hội công nhận các quyền lợi nghĩa vụ xã hội của mình.

 Sự phát triển nhân cách

  Sự phát triển của tự ý thức: là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của lứa tuổi này, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý.

  Sự hình thành thế giới quan: lứa tuổi này quyết định sự hình thành thế giới quan,
hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử,
định hướng giá trị của con người.

 Hình thành kế hoạch cuộc đời và sự lựa chọn nghề nghiệp

Ở lứa tuổi này đã có kế hoạch cuộc đời nhưng còn mơ hồ và thường lẫn với ước
mơ. Sự lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề quan trọng trong vấn đề tương lai của các
em. Các em nêu ra được lý do chọn nghề và hiểu biết về yêu cầu của nghề nhưng
còn phiến diện chưa đầy đủ.

Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành

Lứa tuổi thanh niên được đánh dấu bằng sự trưởng thành về tất các mặt của con
người. Về mặt xã hội họ đã là một thành viên chính thức, tham gia tích cực vào các
lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội. Họ được công nhận là công dân và vì thế
họ dần dần có định hình về ý thức cũng như các quan niệm xã hội. Nhiều người
trong số họ lần đầu tiên tách khỏi gia đình, trở thành con người sống độc lập (độc
lập về kinh tế, về dự định cuộc sống, tự mình quyết định các suy nghĩ, hành động
của mình)

Ở giai đoạn trưởng thành con người phát triển và hoàn thiện hơn các nhân tố tâm lý
và cơ thể của mình. Đối với hai giai đoạn phát triển (tuổi thanh niên và tuổi trưởng
thành), vệ sinh tâm lý gắn liền với từng loại hình hoạt động cụ thể mà cá nhân
tham gia như hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi.

Việc phân chia các giai đoạn phát triển trên đây chỉ có tính tương đối. Trong bất ký
trường hợp nào thì tuổi tác đơn thuần mới chỉ là một dấu mốc thời gian. Sự trưởng
thành ở mỗi người là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, xã hội, văn hóa, tâm lý
phát triển với tốc độ khác nhau. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi ta thấy có sự
khác biệt về sự trưởng thành giữa các cá nhân ở các gia đình, các nền văn hóa khác
nhau.

Đây là giai đoạn nổi loạn, việc học hỏi cuộc sống và khám phá sự thay đổi mới mẻ của bản thân
được thực hiện thông qua những trải nghiệm, nhiều khi đó là những trải nghiệm rất mạo hiểm. Đây
chính là một hình thức trẻ tìm kiếm giới hạn về sức mạnh và khả năng của chính mình. Vì vậy, trong
giai đoạn này nhiều trẻ thường đùa giỡn với các vấn đề vấn đề liên quan đến pháp luật và có thể
thử ăn trộm, hút thuốc, uống rượu hay sử dụng chất kích thích… và tình dục.
Sự xuất hiện của ham muốn tình dục là một sự đảo lộn đối với trẻ vị thành niên. Lúc này, đó là thứ
ham muốn của người lớn, chứ không còn đơn thuần là những băn khoăn về tình dục như trong giai
đoạn ấu thơ. Chúng không biết phải làm gì với những xung năng tình dục đang khuấy đảo  và phản
ứng đầu tiên chúng thường làm là tìm cách lờ nó đi (bằng cách trốn tránh trong các trò chơi điện tử
chẳng hạn). Chúng cũng không biết phải đề cập và ứng xử với các bạn khác giới như thế nào,
những người bạn này vừa lôi cuốn chúng nhưng lại làm chúng e ngại (một đứa con trai thì phải ứng
xử như thế nào để làm bạn gái thích mình mà không trở nên lố bịch và không bị từ chối? Một cô gái
phải làm sao để một cậu con trai thích mình mà không nhượng bộ tất cả và cũng không để tuột mất
bạn ấy trong tay của một đối thủ? Làm thế nào với một cơ thể đang thay đổi nhưng vẫn còn rất vụng
về và chẳng duyên dáng gì, với cái giọng đang vỡ, với bộ ngực đang nhú?)
Tất cả những yếu tố trên làm cho trẻ vị thành niên thay đổi tâm trạng thường xuyên và khó hiểu (lúc
này trẻ có thể là một người rất dịu hiền và tốt bụng và lúc sau lại trở nên khép kín, hung hăng và khó
chịu).
Trước những xáo trộn này, trẻ vị thành niên có thể có hai thái độ hoàn toàn đối lập nhau :

 Hoặc là trẻ không muốn rời bạn bè (gia đình mới của trẻ), với những người bạn này, trẻ tìm
kiếm các điểm tựa mới (và làm vài điều dại dột).
 Hoặc là trẻ phản ứng bằng cách chạy trốn và giam mình trong sự đơn độc bằng cách ở lỳ
một mình trong phòng hoặc trước máy tính (đây là một cách để không phải đối đầu với các
xung năng tình dục mới nảy sinh nhưng cũng là cách để không phải nghĩ).
Một đặc điểm nữa của tuổi vị thành niên đó chính là sự khao khát lớn lao đối với những ý tưởng,
những vấn đề hiện sinh (hứng thú đối với những triết lí lớn lao hay đối với sự tìm kiếm về mặt tinh
thần và tôn giáo).
Một giai đoạn thiếu niên “bùng nổ” – mặc dù nó thường đi kèm với sự mạo hiểm tột cùng trong
nhiều lĩnh vực (các hành vi nguy cơ đa dạng, sử dụng các chất độc hại, tình dục– thường là điềm
lành hơn là một giai đoạn thiếu niên quá yên lặng (ở đây, trẻ im lặng tất cả các xung đột và không
giải quyết chúng). Trường hợp thứ nhất có thể mở ra cho người trưởng thành một cuộc sống rất có
tổ chức và vững vàng trong khi đó trường hợp thứ hai sẽ luôn luôn bị khuấy đảo bởi những xung đột
nội tâm không được giải quyết, những trải nghiệm không được thực hiện

Ở tuổi vị thành niên sớm (14-16 tuổi):


Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển
mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên
quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người
bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trìu
tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu “sớm
nắng chiều mưa”. Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể
hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự
phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của
mình.

Ở nhóm tuổi vị thành niên muộn (17-19 tuổi):


Cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh. Về mặt
tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng thành. Có suy
nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn. Ảnh hưởng của
nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn tâm giao). Tình yêu ở nhóm
tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu chứ không còn mơ hồ như những năm trước
đó.
Trên đây là những nét chính về phát triển tâm lý, tình cảm của các nhóm tuổi vị thành niên. Sự phát
triển đó sớm, muộn khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc không ít về môi trường sống của vị
thành niên trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói cách sống và ứng xử của các bậc phụ
huynh, thầy cô giáo và đặc biệt là của bạn bè cùng lứa sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình
thành và phát triển tâm lý, tình cảm của các em trong lứa tuổi này.

Rối loạn cảm xúc


Báo cáo từ nghiên cứu tháng 11/2021 của WHO cho thấy, các vấn đề rối loạn
cảm xúc thường gặp phải ở thanh thiếu niên và có thể chữa khỏi khi trưởng
thành. Trong đó, rối loạn lo âu phổ biến nhất ở nhóm tuổi này. Ước tính có
3,6% trẻ 10-14 tuổi và 4,6% trẻ 15-19 tuổi bị rối loạn lo âu. Bệnh trầm cảm
được ước tính xảy ra ở 1,1% thanh thiếu niên 10-14 tuổi và 2,8% thanh thiếu
niên 15-19 tuổi. Trầm cảm và lo lắng có chung một số triệu chứng như thay
đổi tâm trạng nhanh chóng và bất ngờ.
Rối loạn lo âu và trầm cảm có thể ảnh hưởng sâu sắc đến việc học và các
hoạt động thể chất. Trẻ gặp phải vấn đề rối loạn cảm xúc lâu dài có biểu hiện
tự rút khỏi các hoạt động tập thể, trở nên cô lập, cô đơn, nghiêm trọng là tự
vẫn.

Chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ vị thành niên có thể chữa khỏi khi trưởng thành. Ảnh: Freepik

Rối loạn hành vi


Các rối loạn hành vi thường mắc ở nhóm thanh thiếu niên trẻ hơn nhóm
thanh thiếu niên lớn tuổi. Cụ thể, rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), thể
hiện ở trẻ gặp khó khăn ở khả năng tập trung, hiếu động quá mức và có hành
vi bốc đồng. Theo dữ liệu thống kê của Mỹ, chứng rối loạn hành vi xảy ra ở
3,1% trẻ 10-14 tuổi và 2,4% trẻ 15-19 tuổi. Rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng
đến việc học hành của thanh thiếu niên, tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn
đến hành vi phạm tội.
Rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống liên quan đến hành vi ăn uống bất thường, biểu hiện qua
chứng chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ tâm thần. Trẻ mắc chứng rối loạn
ăn uống có sự rối loạn trong hành vi, suy nghĩ quá độ về trọng lượng và hình
dáng cơ thể. Chứng chán ăn tâm thần có thể gây nguy hại đến tính mạng trẻ,
thường do các biến chứng y tế khác hoặc tự vẫn. Tổ chức WHO cũng khuyến
nghị, bệnh này có tỷ lệ tử vong cao hơn các vấn đề tâm lý khác.

Rối loạn tâm thần


Chứng rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở trẻ cuối tuổi vị thành niên hoặc
đầu tuổi trưởng thành. Các triệu chứng của bệnh đa dạng, phổ biến nhất gồm
ảo giác hoặc ảo tưởng. Những trải nghiệm này có thể làm suy giảm chất
lượng cuộc sống của trẻ, khiến khả năng tham gia sống và học tập thường
nhật bị giảm sút, dẫn đến các vấn đề kỳ thị hoặc hành xử bạo lực.

Tự tử và tự làm hại bản thân


WHO cũng nêu, hành vi tự tử là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở thanh
thiếu niên 15-19 tuổi. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử phổ biến như sử
dụng quá độ chất cồn, trẻ bị ngược đãi từ thời thơ ấu, trẻ bị phân biệt đối xử
khi đang kiếm tìm sự giúp đỡ và các rào cản trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc
thuở thiếu thời. Trong đó, phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên các nỗ lực phòng hành vi tự tử ở trẻ.

Thực hiện hành vi rủi ro


Trẻ tham gia thực hiện các hành vi rủi ro biểu hiện qua nhiều khía cạnh, như
ưa lái xe tốc độ cao, dùng chất kích thích hoặc chấp nhận tham gia hành vi
tình dục nguy hiểm. Hành vi rủi ro như giải pháp tạm thời để trẻ đối phó với
những vấn đề của cảm xúc khác của bản thân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

You might also like