You are on page 1of 15

BÀI 10: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

TUỔI THANH NIÊN (18 – 23 TUỔI)

Giống như giai đoạn tuổi thiếu niên, giai đoạn tuổi thanh niên cũng xuất hiện như
một giai đoạn độc lập khi những đòi hỏi của xã hội về trình độ cũng như tay nghề
đối với người lao động ngày càng cao và phức tạp hơn. Đây là giai đoạn cuối cùng
của tự xác định bản thân và là giai đoạn dầu của sự phát triển nghề nghiệp. Các
chàng trai cô gái chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống thực sự trưởng thành. Chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu khái quát về sự phát triển tâm lý giai đoạn lứa tuổi này.
1. Sự phát triển thể chất.

Sự phát triển về thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện ở tuổi thanh
niên. Não bộ hoat động nhanh, nhạy và đặc biệt chính xác so với các lứa tuổi khác.
Các yếu tố thể lực như: sức nhanh, sức bền, độ dẻo dai, linh hoạt đều phát triển
đỉnh cao, tạo điều kiện thuận lợi cho những thành công rực rỡ của thanh niên trong
các lĩnh vực hoạt động.
Theo một số nghiên cứu thì sức mạnh của tay, chân, cơ bắp con người có sức mạnh
và dẻo dai nhất vào khoảng 20 – 23 tuổi. Vì thế, không đáng ngạc nhiên khi các
vận động viên thể thao đạt thành tích đỉnh cao nhất của mình ở giai đoạn tuổi thanh
niên.
Tuy nhiên, thể chất của các thanh niên cũng rất khác nhau. Bên cạnh những người
khỏe mạnh cũng có những người hay ốm đau, bệnh tật. Sức khỏe kém bắt nguồn từ
thiếu hụt dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh, ít tập luyện, làm việc quá sức,
hoặc những căn bệnh mãn tính xuất hiện thời kỳ trước.
Sự phát triển thể chất ở hai giới cũng rất khác nhau.
a. Nhìn chung nam khỏe hơn nữ. Chân tay nữ ngắn hơn nam, tổ chức cơ
bắp của nữ kém hơn nam, xương và khớp chi nhỏ hơn nam, phổi của
nam lớn gấp rưỡi nữ, nam trung bình có 4,5l máu, nữ có 3,6l máu,
40% trọng lượng cơ thể nam do cơ bắp tạo nên, còn ở nữ là 35%.
b. Những đặc điểm hình thể hấp dẫn của nam và nữ cũng khác nhau.
Theo truyền thống, nam có vai rộng, hông hẹp, cơ tay và chân khỏe
mạnh sẽ hấp dẫn phái nữ hơn, nữ có ngực và hông đầy đặn, eo thon
thì hấp dẫn và khéo nuôi con. Tuy nhiên, ở xã hội hiện đại, những
chàng trai không quá cơ bắp, cơ mặt thanh tú, thông minh, lãng mạn
được nhiều cô gái hâm mộ, còn các cô gái gầy thon, chân dài được coi
là xinh đẹp và hấp dẫn hơn.
=> Có thể nói vẻ đẹp cơ thể, sức nhanh, sức bền, độ dẻo dai, linh hoạt của
thanh niên luôn hấp dẫn ở mọi thời đại.

2. Tự xác định ở tuổi thanh niên:


“Tự xác định” là cấu trúc tâm lý quan trọng của thanh niên, bao gồm ý thức bản
thân như một thành viên của xã hội và sự xác định vị trí của mình ở xã hội đó.
Thanh niên không chỉ ý thức về phẩm chất, năng lực của bản thân một cách đơn
thuần như tuổi thiếu niên, mà còn ý thức bản thân với tư cách một thành viên của
xã hội: tôi là ai, sẽ làm gì, có những muc tiêu nào, có ước mơ gì, có lập trường như
thế nào trước những lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, thầy cô…
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cấu trúc “tự xác định” có liên quan tới khả năng
đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai. Cảm giác tiếc nuối không thể quay ngược
thời gian thường đi liền với cảm giác sợ thời gian trôi nhanh quá. Những chàng trai
cô gái lúc thì thấy mình rất trẻ con, lúc thì ngược lại, thấy mình rất già và từng trải.
Chỉ mãi sau này họ mới dần dần có được mối liên hệ tương đối cân bằng giữa bản
thân như một đúa trẻ con trong quá khứ với hình ảnh bản thân như một người bắt
đầu trưởng thành trong tương lai.
Chính khả năng ý thức được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai là điều
quan trọng đối với sự phát triển nhân cách thường là những người cảm thấy hài
lòng về những gì đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại. Họ muốn bức phá, vươn tới
tương lai không phải vì muốn trốn chạy hiện tại, mà là vì tin rằng phía trước còn
những điều tốt đẹp hơn.
Việc tự xác định bản thân, tự xác định đường hướng tương lai ở thanh niên các
nước đều khác nhau
VD: phương Tây được hình thành rõ nét. Bước vào tuổi thanh niên họ thường
chuẩn bị cho cuộc sống tự lập của mình, họ có xu hướng muốn được giao tiếp với
những người lớn tuổi, đã có kinh nghiệm trong cuộc sống để giúp họ định hướng
những vấn đề gắn liền với cuộc sống tương lai. Việc người thanh niên bắt đầu cuộc
sống tự lập của minh vào khoảng 18 tuổi đã trở thành chuẩn mực của nhiều xã hôi.
Ở nước ta (và nhiều nước khác) đa số thanh niên 18 – 20 tuổi vẫn sống phụ
thuộc vào cha mẹ. Họ không vội vã rời khỏi nhà của cha mẹ và thường không biết
đi đâu nếu rời khỏi ngôi nhà đó. Xã hội chưa có điều kiện thuận lợi để khuyến
khích, thúc đẩy thanh niên sống và lao động một cách tự lập và lành mạnh. Điều
này hạn chế khả năng hoạt động độc lập, sáng tao và sự năng động vốn là nét đặc
trưng của tuổi thành niên.
Việc tự xác định bản thân của thanh niên trở nên cấp bách hơn rất nhiều so với trẻ
em lứa tuổi thiếu niên. Đa số thanh niên thực sự cảm thấy khó khăn trên con đường
tìm kiếm bản thân mình. Tất cả được biểu hiên rõ nét thông qua tự đánh giá và việc
lựa chọn đường hướng tương lai của họ.
2.1 Tự đánh giá
Đứng trước ngưỡng cuộc sống của người trưởng thành, thanh niên thường cảm
thấy háo hức và lo âu trước những nhiệm vụ và mục tiêu lớn lao phía trước. Nếu
không đủ tự tin, không chấp nhận bản thân thì khó có thể mạnh mẽ tiến lên trên
bước đường tương lai được. Vì thế, việc hình thành tự đánh giá tích cực ở tuổi
thanh niên là rất cần thiết.
Xem xét xu hướng phát triển tự đánh giá đầu tuổi thanh niên, các nhà nghiên cứu
thấy rằng: tự đánh giá của thanh niên phụ thuộc không chỉ vào những gì họ đạt
được, mà còn phụ thuộc vào định hướng giá trị nhân cách của họ.
Vd: 1 em gái học giỏi, thi đậu vào trường đại học danh tiếng điểm cao. Nhưng em
gái vẫn không đánh giá cao bản thân mình. Trong suy nghĩ của em, hình thức bên
ngoài, bạn bè và các mối quan hệ là quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó, em tự đánh
giá thấp bản thân mình do cảm thấy bản thân xấu xí, bản thân chả có bấy nhiêu
người bạn và các mối quan hệ chẳng thấy đâu.
Mặc dù rằng có nhiều dao động trong mức độ tự đánh giá và nhiều khác biệt mỗi
cá nhân. Nhìn chung, ở thanh niên có sự ổn định dần về nhân cách. Thanh niên
chấp nhận bản thân mình hơn so với thiếu niên, lòng tự trọng của các em nhìn
chung cao hơn, khả năng tự điều chỉnh hành vi và cảm xúc tăng rõ rệt
Tâm trạng của những thanh niên mới lớn trở nên ổn định và tươi sáng hơn. Dù rằng
tương lai còn rất nhiều khó khăn đang chờ đợi, nhưng đa số họ đều cảm thấy nhẹ
nhõm và vui sướng vì đã qua thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, hằng ngày
làm đống bài tập, thời khóa biểu dày đặc và áp lực những bài thi. Bây giờ các em
có thể tự lựa chọn hướng đi riêng cho mình. Ở tuổi thanh niên thì điều này thỏa
mãn nhu cầu độc lập đang phát triển mạnh mẽ. Về hình thức, những thanh niên trẻ
tuổi bề ngoài trông chững chạc, điềm tĩnh và cân bằng hơn rất nhiều so với tuổi
thiếu niên.
2.2. Lựa chọn đường hướng tương lai

Tuổi thanh niên, đó là thời gian lựa chọn đường đi cho cuộc đời ⟶ Xuất hiện
những kế hoạch và mong ước thực hiện những kế hoạch đặt ra.
Từ nửa năm học cuối cùng của thời phổ thông, nhiều bạn trẻ đã trở nên căng thẳng
trước nhiệm vụ quan trọng là làm gì sau khi tốt nghiệp phổ thông: đi làm, học
nghề, hay tiếp tục học ở bậc cao hơn. Đa phần thanh niên chọn con đường học tiếp
tục ở bậc cao hơn.
Bên cạnh đó, một số cảm thấy cần đi làm ngay chẳng thể xin tiền bố mẹ mãi. Hay
một số khác cho rằng, bằng cấp cũng chẳng mang lại gì, tốt nhất là đi học một nghề
gì đó.
Những người chọn thi vào các trường cao đẳng, đại học cho rằng chương trình đại
học cung cấp cho họ những tri thức và kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của người
trưởng thành, mở cánh cửa cho họ bước vào tấng lớp tri thức của xã hội ⟶ Điều
này đồng nghĩa với việc học sẽ có công việc yêu thích và đảm bảo. Tuy nhiên tiếp
tục học có nghĩa là tiếp tục sống phụ thuộc vào cha mẹ, ít kinh nghiệm thực tiễn
⟶ Điều mà nhiều thanh niên không mong muốn.
Nếu cha mẹ không ủng hộ việc học và không có điều kiện sẽ chọn con đường đi
làm bởi đi làm sẽ mang lại thu nhập ngay ⟶ Người thanh niên sẽ cảm thấy tự chủ
và thực sự trưởng thành. Ngoài ra còn mang lại kinh nghiệm mà những kỹ năng
thực tiễn khác. Và mặt trái của việc đi làm luôn là không có cơ hội nghề nghiệp để
lựa chọn, không có cơ hội phát triển bản thân và thu nhập thấp.
Nếu thanh niên nhận thức rõ và yêu thích một nghề nào đó thì việc học nghề cũng
rất phù hợp trong bối cảnh “thừa thầy, thiếu thợ” như ở Việt Nam hiện nay.
Đối với những nam thanh niên không là sinh viên các trường đại học sẽ được huy
động khi cần thiết để tham gia quân đội hay thực hiện nghĩa vụ quân sự khoảng 2
năm.
⇒ Dù là lựa chọn con đường nào thì sự rèn luyện nhân cách, việc xác định mục
tiêu phấn đấu rõ ràng, sự nỗ lực vươn lên, tính ham học hỏi đều rất cần thiết cho sự
thành công của mỗi người thanh niên.
3. Chọn nghề, tìm việc và học việc
Chọn nghề
Là một trong những vấn đề thực tiễn đầu tiên thanh niên cần giải quyết. Trên thực
tế nước ta hiện nay thanh niên hầu như chưa nhận thức đầy đủ về những lĩnh vực,
ngành nghề mình lựa chọn. Phần lớn chọn ngành nghề theo ý kiến gia đình hoặc
theo trào lưu xã hội. Thanh niên ít được làm quen thực sự với các ngành nghề trong
xã hội vì thế các em khá mù mờ về con đường nghề nghiệp.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, vào đầu tuổi thanh niên (18 tuổi), phần đông
các em chưa hiểu biết đầy đủ về yêu cầu của nghề đối với người lao động, chưa
hiểu rõ về tố chất, năng lực của bản thân và đặc điểm thị trường hiện nay. Khi chọn
nghề đa số thanh niên chưa chủ động trong việc chọn nghề, chưa tích cực tìm hiểu
các điều kiện và nội dung công việc.
Tìm việc và học việc

Những thanh niên quyết định đi làm sau khi tốt nghiệp phổ thông gặp không ít khó
khăn trong quá trình tìm việc.
Hiện nay, người ta thường yêu cầu ứng viên phải có tay nghề, kinh nghiệm, sự kiên
trì, khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội tốt ⟶ Đây lại là những điểm yếu của
thanh niên mới tốt nghiệp. Thực tế cho thấy những thanh niên thiếu các kỹ năng xã
hội thường gặp khá nhiều rủi ro trong quá trình tìm việc (dễ dàng đồng ý với những
điều kiện lao động bấp bênh chỉ vì mãi không xin được việc hay phải rời gia đình
đến nơi xa để tìm việc).
Nhìn chung thanh niên có khả năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức và kỹ năng nghề
nghiệp phức tạp nhất. Quan trọng là yêu thích nghề lựa chọn, ham học hỏi và rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp. Vấn đề rèn luyện cái tâm cái đức trong bất kỳ công
việc gì bao giờ cũng là vấn đề quan trọng nhất đối với thanh niên. Bất cứ nghề nào
việc giữ chữ tín là điều quan trọng sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của
người làm nghề đó.

Như vậy, trong giai đoạn tuổi thanh niên, con người chọn nghề và học những tri
thức, kỹ năng, nguyên tắc đạo đức cơ bản của nghề. Khi tìm được việc làm rồi thì
thanh niên bắt đầu thích ứng với công việc và môi trường làm việc mới. Các phẩm
chất nhân cách, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng xã hội là những yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với công việc mới của thanh
niên.

4. Các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình


4.1 Các mối quan hệ giao tiếp
❖ Giao tiếp với người lớn.
Vai trò:
Có ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình tự xác định và hình thành nhân cách
của thanh niên, đặc biệt là giao tiếp với cha mẹ.
Sự thông hiểu của cha mẹ có vị trí quan trọng nhất đối với thanh niên trong bước
đường tự xác định, tìm việc cũng như tìm người yêu
Nếu gặp khó khăn trong cuộc sống, thanh niên sẽ tham khảo ý kiến của:
✔ Người mẹ
✔ Vị trí thứ hai: các chàng trai sễ tham khảo ý kiến của cha, trong khi đó các cô
gái sẽ tham khảo ý kiến với bạn thân
Các thanh niên cho rằng gia đình luôn là nơi các em cảm thấy yên tâm và tự tin
hơn cả.
Mặc dù các thanh niên có xu hướng độc lập một cách mạnh mẽ,nhưng hầu hết đều
cần tới sự giúp đỡ của người lớn, sự chia sẻ kinh nghiệm sống và làm việc của họ.
Nội dung giao tiếp:
Thanh niên thường thảo luận với cha mẹ về các vấn đề tương lai, đặc biệt là vấn đề
lập nghiệp.
Thảo luận với người cha những kế hoạch quan trọng và nhưng biện pháp để đặt
được mục đích đề ra, những khó khắn liên quan đến học tập.
Thảo luận với người mẹ bên cạnh những vấn đề tương lai còn là vấn đề thường
ngày của cuộc sống, thái độ, quan điểm và những vấn đề nảy sinh.
Ngoài cha và mẹ, thanh niên còn thảo luận với thầy cô, cha mẹ của bạn thân hay
những người họ hàng.
Nhận xét:
Mối quan hệ với người lớn mặc dù trở nên tin cậy nhưng vẫn luôn giữ một khoảng
cách nhất định. Nội dung giao tiếp rất có ý nghĩa với thanh niên nhưng đó không
phải là những trao đổi thân tình.
Không phải bao giờ giao tiếp với thanh niên cũng giúp các em tự khám phá bản
thân, hay cảm thấy thực sự gần gũi về mặt tâm lý.
❖ Giao tiếp với bạn bè.
Vai trò:
Có vai trò quan trọng trong việc hình thành “cái tôi” của thanh niên.
Nội dung giao tiếp:
Giao tiếp với bạn bè là giao tiếp cá nhân thân tình, theo kiểu giãi bày, xưng tội, thú
nhận, truyền đạo.
Mỗi thanh niên dường như mở cửa tâm hồn mình cho những người bạn thân thiết,
đưa bạn đến với những tình cảm của mình, những ý nghĩ, sở thích, những niềm
đam mê.
Thanh niên có thể trao đổi với những người bạn thân về nỗi thất vọng lớn nhất, về
mối quan hệ khác giới, và về nhiều vấn đề bí mật khác.
Nội dung của các cuộc giao tiếp này là về cuộc sống thực, chứ không phải những
phác thảo về tương lai.
Nhận xét:
Giao tiếp bạn bè thân tình đòi hỏi sự thông hiểu lẫn nhau, sự gần gũi nội tâm, sự
chân thành và cởi mở.
Ở đây, “cái tôi” thực chất được bộc lộ tối đa

Nhờ loại giao tiếp này, thanh niên dần biết chấp nhận và tôn trọng bản thân.

4.2 Các mối quan hệ thân tình


Tình bạn
Tình bạn là mối quan hệ gần gũi, tin tưởng lẫn nhau, gắn bó và các sở thích chung.
Trong tình bạn con người có thể trải lòng mình và trở thành chính mình ở một mặt
nào đó (quan điểm, nhận thức, tình cảm, hành vi).
Tình bạn thường nảy sinh, hình thành và phát triển trong những hoạt động chung.
Vì thế phần lớn bạn bè của chúng ta là những người cùng học tập, cùng làm việc,
hay cùng phục vụ trong quân đội
Những người trở thành bạn bè với nhau thường có những điểm chung về sở thích,
tuổi tác, thành phần xã hội, giới tính, trình độ văn hóa, giá trị sống, quan điểm xã
hội.
Khái niệm TLH ĐC:
- Hoạt động: là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung
quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.
- Giao tiếp: là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người, thể
hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó, con người trao
đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
- Năng lực: là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng
yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả
cao
- Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân,
quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó.

Tình yêu
Tình yêu tuổi thanh niên chứa đựng trong mình cả tình bạn, đồng thời mức độ thân
tình cao hơn nhiều so với tình bạn thông thường.
Những ước mơ của tuổi thanh niên về tình yêu phản ánh trước hết trong các nhu
cầu xã hội về tình cảm ấm áp, sự thông hiểu, sự gắn bó tâm hồn, tính trách nhiệm
và cùng với nó là sự cuốn hút, hấp dẫn lẫn nhau về cơ thể.
Trong tình yêu của thanh niên thường xảy ra mâu thuẫn giữa nhu cầu tình cảm, sự
gắn bó yêu thương với những ham muốn tình dục.
Nhiều khi thanh niên cũng không hiểu tại sao yêu người này nhưng lại bị hấp dẫn
tình dục bởi người khác. Sự mâu thuẫn giữa tình yêu như một tình cảm cao đẹp với
nhu cầu tình dục thông thường xuất hiện là do một mặt, nhận thức xã hội, thẩm mỹ
và đạo đức ở thanh niên đã phát triển đến độ cao, cùng với sự mơ mộng và lãng
mạn đặc trưng của tuổi trẻ, các em gắn cho tình yêu một ý nghĩa thiêng liêng trong
sáng và cố gắng ứng xử đúng với ý nghĩa cao đẹp của mình.
Vấn đề tình dục ở tuổi thanh niên
Hiện nay, việc quan hệ trước hôn nhân đã không còn quá xa lạ một phần là do các
phương tiện truyền thông và phổ biến rộng các biện pháp tránh thai đã cởi mở hơn
khi nói về vấn đề này. Quan hệ tình dục tự do đã kéo theo hàng loạt vấn đề như
không sử dụng biện pháp tránh thai dẫn đến hậu quả có thai ngoài ý muốn và tăng
tỷ lệ nạo phá thai, gia tăng các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục làm ảnh
hưởng đến sức khẻo và chất lượng mang thai sau này của phụ nữ.
Sự khác biệt giới trong thể hiện tình dục
Đa số nam thanh niên đều ý thức tương đối cụ thể và rõ ràng nhu cầu tình dục của
mình. Còn đối với nữ có nhiều khác biệt cá nhân: một số cô gái cũng có nhu cầu
tình dục nhiều như phái nam nhưng phần lớn phái nữ mong muốn được yêu
thương, quan tâm, săn sóc nhiều hơn là nhu cầu tình dục của bản thân.
→ Nhìn chung, thanh niên đã có định hướng khá rõ về những phẩm chất nhân cách
mẫu mực của nam giới và nữ giới. Những phẩm chất nhân cách truyền thống nam
tính cũng như nữ tính đang thay đổi ở xã hội hiện đại cũng làm thay đổi quan niệm
về những phẩm chất cần có của người bạn đời tương lai của thanh niên.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ tình dục sớm
● Giáo dục: Những thanh niên được đi học và được giáo dục bài bản thường
có nhu cầu tình dục muộn hơn so với những thanh niên học kém và không đi
học.
● Mối quan hệ gia đình: Nghiên cứu: tìm hiểu ảnh hưởng qua lại giữa mối
quan hệ cha mẹ - con cái với hành vi tình dục của thanh thiếu niên.

→ Kết quả các nghiên cứu cho thấy, những bạn trẻ có xu hướng quan hệ tình dục
sớm thường có mối quan hệ giao tiếp khá lỏng lẻo với cha mẹ. Mối quan hệ tốt với
cha mẹ sẽ là yếu tố giúp thanh niên kiềm chế tình dục, tránh không thực hiện
những quan hệ “sống thử”.
● Những yếu tố sinh học: Hiện nay, thanh thiếu niên bắt đầu cuộc sống tình
dục sớm hơn so với trước đây, có thể là do tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn.
Nhiều nghiên cứu cho rằng những người trưởng thành sớm thường bắt đầu
cuộc sống tình dục sớm hơn so với những người trưởng thành muộn. Tuy
vậy, không phải bao giờ cũng như vậy, ví dụ, mặc dù trẻ nam trưởng thành
về giới tính muộn hơn khoảng 2-3 năm so với nữ, nhưng họ lại có xu hướng
thử quan hệ tình dục sớm hơn nữ khoảng 1 năm.

Mang thai và sinh con sớm


Việc mang thai ngoài ý muốn và sinh con sớm có thể làm các bạn trẻ phải bỏ học,
kéo theo sẽ không có trình độ và công ăn việc làm ổn định. Các ông bố bà mẹ trẻ
còn chưa phát triển đầy đủ về mặt cá nhân và xã hội, lại phải lo chăm sóc cho đứa
con của mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Con cái của họ thường có trạng thái tâm
lý bất ổn và chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những đứa trẻ có cha mẹ tuổi trưởng
thành. Tuy nhiên, vẫn có những ông bố bà mẹ trẻ, dù rất khó khăn, những vẫn
chăm sóc con cái tốt, tiếp tục học hành và đạt được những mục tiêu đã định.
5. Sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan:
5.1. Sự phát triển nhận thức.
Nhận thức của thiếu niên có những biến đổi về chất so với độ tuổi thiếu niên, thanh
niên mong muốn sử dụng tri thức của mình để cải tạo thế giới và tìm cách giải
quyết các vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Sự phát triển trí tuệ ở thanh niên
phát triển đến mức độ cao so với những giai đoạn trước đó.
Trong những năm đầu, nhận thức của thanh niên vẫn còn mang tính khuân mẫu và
cứng nhắc, lí do là các em vẫn còn quen với phương thức học tập rập khuôn ở phổ
thông và chưa có những trải nhiệm thực tế.
Đến cuối giai đoạn này, nhận thức của họ mới trở lên linh hoạt và mềm dẻo hơn.
● Thí nghiệm chứng minh của W.Perry năm 1970: nghiên cứu các quá trình biến
đổi tư duy của sinh viên trong 4 năm đại học. Kết quả như sau:
● Năm đầu: nhìn nhận thế giới và các tri thức thu được một cách cứng nhắc,
hơi thái quá. Họ luôn có xu hướng tìm kiếm chân lý và những tri thức tuyệt
đối.
● Năm hai: không tránh khỏi việc phải đối mặt với những quan điểm, lý thuyết
khác nhau, họ có cảm giác những tri thức tiếp nhận được từ giảng viên rất
lộn xộn và không rõ ràng. (Nguyên nhân có thể là do các giảng viên đã giới
thiệu các tài liệu với những quan điểm khác nhau nhằm khuyến khích sinh
viên tự tìm ra các quy luật. Cũng có thể là do giảng viên không có một cách
giải đáp rõ ràng, đầy đủ cho một số vấn đề)
● Năm ba: bắt đầu chấp nhận và đánh cao một thực tế là luôn có những quan
điểm khác nhau, thậm trí mâu thuẫn nhau về cùng một vấn đề. Họ bắt đầu
hiểu được rằng con người có quyền đưa ra những ý kiến khác nhau, và họ đi
đến kết luận rằng có thể nhìn nhận sự việc theo các cách khác nhau tùy thuộc
vào hoàn cảnh.
● Năm cuối: Dần sinh viên hiểu được rằng họ phải lựa chọn các giá trị, các
phương án và các quan điểm nhất định và có trách nhiệm về chúng, mặc dù
bước đầu họ mới thực hiện điều đó trên phương diện lý thuyết, trong các
nghiên cứu hay các kỳ thi trắc nghiệm.
⮚ Từ năm nhất đến năm tư, sinh viên đã chuyển từ quan điểm tuyệt đối sang quan
điểm tương đối và tiếp theo là tự mình lựa chọn các quan điểm, ý tưởng và niềm
tin phù hợp với mình. Perry coi khía cạnh phát triển trí tuệ đó là đặc điểm đặc
trưng trong nhận thức của tuổi thành niên.

5.2 Hình thành thế giới quan:


Thế giới quan là cái nhìn về thế giới nói chung, là hệ thống tri thức về các nguyên
lý và cơ sở của tồn tại, là triết lý sống của con người.
Thế giới quan không chỉ là hệ thống tri thức, đó là quan điểm hệ thống quan điểm,
niềm tin, thể hiện ở thái độ con người đối với thế giới và những định hướng giá trị
của họ.
Tuổi thanh niên là giai đoạn quyết định đối với sự hình thành thế giới quan vì vào
giai đoạn này, sự phát triển thể chất, nhận thức và tình cảm đã đạt đến độ chín
muồi.
Đa số họ hành động theo quan điểm riêng, ít bị ảnh hưởng bởi các ý kiến xung
quanh. Những tri thức đã được tích lũy về thế giới, bản thân và xã hội tích hợp lại
thành hệ thống tạo nên thế giới quan bền vững. Quan điểm về thế giới của thanh
niên có thể mang tính duy vật hoặc mang tính duy tâm, có thể dựa trên những quan
điểm của nhóm xã hội hay tôn giáo nhất định.
Cần lưu ý rằng, thế giới quan của con người không bất biến mà luôn vận động và
phát triển. Mỗi bước ngoặt của cuộc sống làm cho con người ta một lần nữa xem
xét, đánh giá và điều chỉnh lại thế giới quan của mình.
Không phải thanh niên nào cũng hình thành thế giới quan ổn định, hệ thống niềm
tin vững chắc. Theo Erikson, việc lựa chọn thế giới quan ở tuổi thanh niên vô cùng
quan trọng. Sự bất ổn trong hệ thống những quan điểm về thế giới, bản thân và xã
hội không cho phép con người tìm được vị trí của mình trong các mối quan hệ
phức tạp và không tạo ra sự phát triển nhân cách toàn diện.
Tóm lại, tuổi thanh niên là giai đoạn ổn định dần về nhân cách. Đó là giai đoạn
hình thành hệ thống những quan điểm bền vững đối với bản thân và thế giới.
Cấu trúc tâm lý mới quan trọng của tuổi thanh niên là “tự xác định” bản thân
và hình thành thế giới quan.
6. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên:
18 tuổi, sinh viên đã là một công dân với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp
luật, có thể xem là người trưởng thành. Tuy nhiên, do đang ngồi ghế nhà trường,
chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên tính chất trưởng thành của
người thanh niên sinh viên có những nét đặc trưng riêng. Họ vẫn được gia đình và
xã hội chu cấp cho ăn học, chưa chính thức cuộc sống tự lập, dẫn đến về mặt xã hội
muộn hơn so với những người đã đi làm.
6.1 Hoạt động học tập của thanh niên sinh viên:
Hoạt động học tập, sáng tạo là hoạt động cơ bản và quan trọng của thanh viên sinh
viên.
Có những tính chất và sắc thái mới, khác so với việc học phổ thông, hoạt động học
tập trong các trường đại học mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc
hơn nhằm đào tạo các chuyên gia thuộc các lĩnh vực ngành nghề trong các nước.
Học đại học là học phương pháp tự học. Quan điểm này xuất hiện từ thực tiễn là tri
thức nhân loại khổng lồ và ngày càng tăng.
Đó là hệ thống tri thức mở. Chỉ những ai biết cách tự học, tự chiếm lĩnh tri thức thì
người đó mới có kiến thức.
● Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động tự học bậc cao của sinh viên
● Các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ là những cố vấn cho sinh viên
● Động cơ học tập rất đa dạng, thường bị chi phối bởi kinh tế - xã hội và điều
kiện gia đình. Là động cơ xuất phát từ các nhu cầu nhận thức, mưu sinh, lập
nghiệp.
● Một số chia các động cơ học tập của sinh viên thành nhóm: động cơ nhận
thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định, động cơ
cá nhân
● Các loại động cơ có vừa nêu đều liên quan và đan xen chặt chẽ với nhau.
Thứ bậc ưu tiên của chúng cũng biến đổi tuỳ vào giai đoạn, hoàn cảnh.
● Động cơ học tập của sinh viên còn bị chi phối khá mạnh bởi chính chương
trình và phương pháp dạy học trong trường học .
● Nếu giảng viên có phương pháp tổ chức hoạt động học tập tốt thì có khả
năng tác động tích cực đến động cơ nhận thức, ý thức xã hội của sinh viên
● Để hoạt động học tập bậc đại học đạt kết quả tốt, sinh viên phải thích nghi
hoạt động học tập, xã hội, môi trường sống mới .
● Ngoài học tập, sinh viên còn tham gia vào các hoạt động khác. Việc tham gia
của họ vào các hoạt động này vừa có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách
toàn diện của học sinh, vừa góp phần không nhỏ vào hoạt động xã hội.
● Các hoạt động luôn được sinh viên tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Chúng
thoả mãn nhu cầu giao tiếp phong phú của tuổi thanh niên. Đồng thời giúp
sinh viên có đời sống tinh thần thoải mái , góp phần hoàn thiện và phát triển
nhân cách của mình.

6.2. Đời sống tình cảm của thanh niên sinh viên
Đây là giai đoạn tuổi mà thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm
cao cấp như tình cảm trí tuệ , tình cảm đạo đức (tình yêu quê hương đất nước, thái
độ đối với lao động, tình yêu thương con người), tình cảm thẩm mĩ (sự rung động –
cảm xúc bởi cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ
thuật), tình bạn, tình yêu. Đặc điểm của nó là có tính hệ thống và bền vững.
Hầu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với nghành học đã
chọn. Tình cảm trí tuệ thể hiện ở sự say mê tìm kiếm, mở rộng kiến thức. Họ học
tập không chỉ ở giảng đường và thư viện mà còn ở kho tàng tri thức nhân loại bằng
nhiều cách tự học khác nhau.
Ở lứa tuổi này tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ có chiều sâu hơn khi trình độ
nhận thức cao về văn hóa, xã hội không chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính (là sự nhận
thức ở giai đoạn đầu, con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật
nhằm nắm bắt sự vật. Trước tiên các sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp vào giác
quan của con người, nó phản ánh các thuộc tính riêng lẻ mà con người cảm nhận
bằng những cảm giác, cảm xúc) nữa mà có thể được lý giải, phân tích một cách có
cơ sở.
Tình bạn cùng giới và khác giới ở sinh viên cũng phát triển sâu sắc hơn về mặt
phát triển tâm hồn, hoàn thiện nhân cách của bản thân mình lên rất nhiều.
Tình yêu nam nữ ở sinh viên phát triển với một sắc thái mới. Mới ở mặt xã hội,
trình độ học vấn cao hơn và nhân cách phát triển toàn diện.Tình yêu nam nữ ở sinh
viên rất đẹp, lãng mạn và có trách nhiệm.
VD: có thể cùng nhau ôn bài ở thư viện, cùng nhau chở nhau về mỗi buổi tan học,
cùng nhau ăn những món ăn vặt…
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều sinh viên mơ mộng, mạo hiểm với những thứ mới,
không có trách nhiệm trong tình yêu.
VD: bị nhiệm bệnh về đường tình dục, nạo phá thai do thiếu kiến thức về các biện
pháp phòng tránh về tình dục và an toàn sức khỏe sinh sản. Hậu quả về những hành
vi này gây ảnh hưởng rất lớn về tinh thần như là trầm cảm, stress sau khi chia tay
nguy hiểm có thể dẫn đến suy nghĩ là tự tử lẫn sức khỏe như có thể ảnh hưởng
hoặc khó khăn đến việc khó có thể mang thai cho sau này.

6.3. Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên
Định hướng giá trị là một mặt cơ bản trong đời sống tâm lý của thanh niên nói
chung và sinh viên nói riêng. Là những giá trị được chủ thể nhận thức và đánh giá
cao. Có ý nghĩa định hướng, điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của
chủ thể để vươn tới những giá trị đó.
Có tính bền vững tương đối, không bất biến theo thời gian và hoàn cảnh, thời gian.
Phát triển mạnh ở cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh niên, khi con người đứng
trước việc chọn hướng đi cho cuộc đời. Những giá trị truyền thống của mỗi dân tộc
Việt Nam được hình thành và phát triển từ trong mỗi gia đình về lòng yêu nước,
yêu độc lập, tự do, coi trọng học vấn, công danh, sống tình nghĩa… qua các câu
chuyện kể về cổ tích, các câu ca dao của ông bà cha mẹ.
Trong xã hội hiện nay, tuy vẫn đi theo định hướng giá trị truyền thống cơ bản, song
cũng có nhiều biến đổi. Do hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục cũng như khả năng
tự phấn đấu rèn luyện khác nhau mà mỗi sinh viên lại phát triển theo những cách
khác nhau.
a. Sinh viên tiếp tục được gia đình chu cấp đầy đủ và nhiệm vụ chính của họ
hằng ngày vẫn là đến lớp và học bài đầy đủ, không quan tâm đến nghề
nghiệp hay tương lai vì đã được ba mẹ lo hoặc có người quen giúp đỡ.
b. Sau khi đỗ đại học, sinh viên có tâm trạng “xả hơi”. Họ hưởng thụ tối đa
cuộc đời tự do của tuổi trẻ. Các sinh viên này không có được tri thức chuyên
sâu và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
c. Ngoài việc học, họ còn rất quan tâm đến các hoạt động xã hội và các mối
quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè và những người khác. Nhiều người kết
hợp vừa học vừa làm thêm.
d. Họ rất quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của mình. Họ rất nghiêm túc
trong việc học, thường xuyên hỏi các anh chị năm trên và thầy cô về cách
học, cách ôn thi và phương pháp học để có thể đạt được điểm tốt ở bậc đại
học.
….
Thực tế cho thấy, những sinh viên có định hướng giá trị đúng đắn thường có những
kế hoạch phát triển phù hợp, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, có phẩm chất đạo đức
tốt.
Gia đình và xã hội nhất thiết phải chú trọng việc rèn luyện nhân cách, giáo dục
định hướng gia strij cho sinh viên. Bản thân mỗi sinh viên cũng nên tự rèn luyện
nhân cách, tự phát triển và tự giáo dục bản thân để trở thành người có ý thức, có
trình độ, có phẩm chất đạo đức và lập trường tư tưởng vững vàng.

You might also like