You are on page 1of 5

ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THPT

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN


Để hiểu và giáo dục tốt học sinh trung học phổ thông, người giáo viên cần tìm
hiểu một cách chi tiết về những khái niễm cũng như là những đặc điểm đặc thù tại
lứa tuổi này như điều kiện sinh lý, điều kiện xã hội, điều kiện về tâm lý để có thể
nắm bắt rõ rằng nhằm đưa ra những hoạt động cụ thể để giúp đở những em học
sinh.
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh trung
học phổ thông? Đầu tiên đó là sự phát triển về thể chất. Ở lứa tuổi thanh niên học
sinh, sự tăng trưởng cơ thể của các em có tính chất vừa phải, không nhanh và
không có nhiều biến động như tuổi thiếu niên học sinh.
Chiều cao của thanh niên học sinh đã phát triển chậm lại so với tuổi thiếu niên
học sinh. Sự tăng trưởng của hệ cơ xương đang dần dần đạt đến mức hoàn thiện.
Chiều cao sẽ tăng nhanh ở lứa tuổi dậy thì và giảm dần tốc độ tăng trưởng khi
bước vào tuổi thanh niên học sinh. Sự phát triển chiều cao ở nữ thường dừng lại
sau tuổi 18, ở Nam thường dừng lại sau tuổi 22, 23. Chiều cao đã trở thành một
chủ đề bản luận của thanh niên học sinh. Nó có ảnh hưởng đến sự tự tin của các
em trong giao tiếp và là một nội dung trong quá trình xây dựng hình ảnh bản thân
của các em.

Cân nặng của thanh niên học sinh đã phát triển chậm lại so với tuổi thiếu niên
học sinh. Sự tăng trưởng của cơ bắp đang dần dần đạt đến mức hoàn thiện. Cơ
bắp được tiếp tục phát triển. Sức mạnh cơ bắp tăng nhanh, lực cơ của em trai 16
tuổi gần gấp 2 lần so với năm 12 tuổi.Hiện tượng thiếu hoặc dư trọng lượng ở
một số thanh niên học sinh hiện nay gây ra nhiều xáo trộn trong tâm trạng của các
em. Nhận thấy ngoại hình của mình không cân đối, nhiều em đã mất ăn, mất ngủ,
thậm chí bỏ bê việc học hành để chăm chút cho cơ thể của mình.

Hệ tuần hoàn ở tuổi này hoạt động bình thường. Sự phát triển và hoạt động
của tim và mạch máu bình thường làm cho sức chịu đựng của các em kéo dài hơn,
sự tập trung của các em tốt hơn. Hệ tuần hoàn hoạt động nhịp nhàng làm
cho cảm xúc của các em mang tính ổn định, vì vậy các em có thể làm chủ cảm xúc
và tâm trạng của mình.
Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng về cấu trúc bên
trong của não và các chức năng của não. Số lượng dây thần kinh liên hợp giữa các
vùng chức năng trên vỏ não tăng nhanh, liên kết các phần khác nhau của vỏ não
lại với nhau. Chính điều này tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động tiếp nhận, dẫn
truyền, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các kích thích lý học, hóa học, cơ học
bên trong và bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp phối hợp, điều hòa các
hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động về vận động, nội tạng và nội tiết
với hoạt động riêng của hệ thần kinh. Đặc biệt, yếu tố này tạo điều kiện cần thiết
cho quá trình tư duy và học tập các kiến thức khoa học của học sinh, cho sự phát
triển các thao tác tư duy và các kỹ năng học tập của thanh niên học sinh.

Các hormon của tuyến yên và tuyến giáp có liên quan đến sự phát triển hình
thể và khả năng làm người lớn của thanh niên học sinh. Các hormon của tuyến
sinh dục làm phát triển những dấu hiệu sinh dục ở em Nam như: mọc lông, mọc
râu, giọng trầm; và ở em nữ như: nở to tuyến vú, mọc lông ở mu và các biến đổi
khác lúc dậy thì.

Về mặt cơ thể, thanh niên học sinh gần giống với người lớn. Vì vậy, việc giáo
dục các em biết cách ăn uống, ngủ nghỉ và tập luyện để đạt được sự phát triển
đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất là nhiệm vụ quan trọng của các bậc phụ huynh và
các thầy cô giáo.Tuổi học sinh THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời,
tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở
tất cả các lĩnh vực của nhân cách. Điều này gây ra những khó khan nhất định cho
giáo viên trong việc nhận diện và đánh giá có tác động phù hợp đến học sinh. Học
sinh đã đạt đến mức trưởng thành về mặt cơ thể, chấm dứt giai đoạn khủng
hoảng của thời kỳ phát dục để chyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn xét
trên bình diện hoạt động hung phấn và ức chế của cơ quan thần kinh cũng như
các mặt khác về phát triển thể chất. Các em có sức lực dồi dào, thân hình cân đối,
rất khỏe mạnh và đẹp. Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự
phát triển tâm lý ở lứa tuổi này.

Nhìn chung, phạm vi giao tiếp của các em được mở rộng và tính người lớn của
các em được thừa nhận ngày càng nhiều. Tính độc lập trong giao tiếp với người
lớn ngày càng tăng.Các em tham gia nhiều nhóm xã hội và có nhiều vai trò khác
nhau, từ đó nảy sinh nhiều cơ hội để các em hình thành cho mình nhiều giá trị xã
hội. Lý luận-và thực tế cho thấy luôn luôn tồn tại hai dạng nhóm xã hội: nhóm xã
hội tích cực và nhóm xã hội tiêu cực. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối
với các bậc phụ huynh và giáo viên trong quá trình định hướng cái tốt cho các em.
Giao tiếp với các thành viên trong gia đình là một trong những yếu tố quyết định
sự hình thành và phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Hầu hết thanh niên
học sinh Việt Nam sống chung với cha và mẹ. Số còn lại, vì nhiều điều kiện khác
nhau, các em sống chung với cha hoặc mẹ ruột (có thể có mẹ hoặc cha kế), ông
bà, cô dì, chú bác; sống ở các ký túc: xá của các trường học. Tính chất của các mối
quan hệ giao tiếp giữa các em và những người mình sống chung có ảnh hưởng rất
quan trọng trong việc tạo nên các đặc điểm tâm lý của các em.

Giao tiếp với các thầy cô giáo cũng là một trong những yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Hầu hết thanh niên Việt
Nam trong độ tuổi từ 16 – 18 tham gia học ở các trường trung học phổ thông, số
còn lại học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường năng khiếu, các
trường có liên kết với các trường nước ngoài. Tính chất của các mối quan hệ giao
tiếp giữa các em và thầy cô giáo có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quá trình
hình thành và phát triển tâm lý, đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ và nhân cách.
Các hình thức hoạt động của xã hội dành cho lứa tuổi thanh niên học sinh rất đa
dạng và phong phú. Vì vậy, sự giao tiếp của thanh niên mở rộng rất nhiều về đối
tượng giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp. Các em có nhiều cơ hội hơn
thiếu niên học sinh trong quá trình hòa nhập vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ
của đời sống xã hội. Điều này ảnh hưởng mang tính hai mặt đối với sự phát triển
tâm lý của thanh niên học sinh. Ảnh hưởng có lợi cho các em ở chỗ: các em được
giao tiếp với những thành phần xã hội, hoặc những người bạn tốt, những môi
trường xã hội – văn hóa tốt. Ngược lại, những thành phần xã hội chưa tốt mà các
em giao tiếp, những môi trường xã hội thiếu văn hóa mà các em sống trong nó
đều là những mối đe dọa cho sự trưởng thành về nhân cách của các em.

Điều kiện tâm lý cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở tuổi thanh niên học
sinh là sự chín muồi về tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang
tuổi thanh niên học sinh. Tâm lý thanh niên học sinh được hình thành và phát
triển dựa trên nền tảng của những cấu trúc và chức năng tâm lý đã có ở cuối tuổi
thiếu niên. Ở thời điểm này, thiếu niên đã đạt được những thành tựu nổi bật về
sự phát triển tâm lý như: tư duy trừu tượng phát triển và tính chủ định trong tất
cả các quá trình nhận thức phát triển mạnh, xúc cảm – tình cảm trong sáng, đa
dạng. Khả năng tự ý thức và đặc biệt là sự tự đánh giá phát triển mạnh mẽ, các
em bắt đầu biết suy xét khi hành động. Cùng với cảm giác mình đã trở thành
người lớn, các em có nhu cầu được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Ý thức về tính
người lớn của bản thân phát triển mạnh, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ
mình là người lớn và được công nhận là người trưởng thành đang hừng hực trong
các em. Đó chính là những điều kiện tâm lý căn bản cho sự hình thành và phát
triển tâm lý ở lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tóm lại, sự phát triển cơ thể mang tính hài hòa, cân đối và đang gần đến mức
hoàn thiện tính độc lập trong quan hệ với người lớn ở gia đình, trường học và xã
hội; sự chiếm lĩnh và trở thành vai trò chủ đạo của hoạt động học tập – hướng
nghiệp so với tất cả các hoạt động khác của lứa tuổi; sự kế thừa những kết quả
đạt được trong quá trình phát triển về cấu trúc và chức năng tâm lý cuối tuổi
thiếu niên là những điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi
thanh niên học sinh.

Hoạt động học tập – hướng nghiệp là một trong những điều kiện đặc biệt
quan trọng cho sự phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Trong giai đoạn phát
triển này, hoạt động học tập – hướng nghiệp đã trở thành hoạt động chủ đạo và
nó chi phối mạnh mẽ sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên học
sinh. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của
nó.Hoạt động học tập – hướng nghiệp quyết định sự hình thành và phát triển khả
năng nhận thức của các em. Hoạt động học tập ở trường trung học phổ thông
được thiết kế theo hướng vừa đặt nền tảng khoa học căn bản cho bất kỳ một
công dân vừa có định hướng cho thanh niên học sinh chọn lựa những nội dung
cần cho nghề nghiệp tương lai của mìnhHoạt động học tập – hướng nghiệp chi
phối mạnh mẽ sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên học sinh,
hình thành và phát triển xu hướng nghề nghiệp ở các em. Xu hướng nghề nghiệp
là một nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm trong nhân cách của tuổi thanh niên học
sinh.Xu hướng nghề nghiệp của thanh niên học sinh là một hệ thống những động
lực có tác dụng thúc đẩy và quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực
thanh niên học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Chọn nghề là một
nét tâm lý đặc trưng của tuổi thanh niên học sinh. Nó có tác dụng thúc đẩy các em
nỗ lực học tập, tìm kiếm những phương pháp rèn luyện bản thân để thực hiện
được mục tiêu nghề nghiệp của mìnhTổ chức khoa học, kịp thời và hiệu quả
những hoạt động hướng nghiệp từ phía gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
rất cần thiết và rất quan trọng đối với sự hình thành xu hướng nghề nghiệp và sự
nghiệp của các em trong tương lai.

Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu và nhiều tình cảm khác của
các em chính chắn và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, tình cảm nghề nghiệp của thanh
niên học sinh cũng được hình thành từ những xúc cảm nghề nghiệp thông qua
những bài học ở trường và những buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Càng học tập có
định hướng bao nhiêu, tính mục đích và sâu sắc trong tình cảm của các em càng
phát triển bấy nhiêu.Tóm lại sự phát triển phong phú về tình cảm ở lứa tuổi này
đặt ra trong công tác giáo dục nguyên tắc tế nhị, khéo léo. Đó là chuyện bình
thường và phát triển tất yếu ở con người. Không nên có thái độ thô bạo. Nhà giáo
dục cần giúp đỡ, tư vấn cho các em một cách tế nhị để có tình yêu trong sáng vì
tình yêu trong sáng của lứa tuổi này phụ thuộc nhiều vào công tác giáo dục.

You might also like