You are on page 1of 5

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH HIỆN NAY

1. Sự thay đổi trong giáo dục, tâm lý, tình cảm gia đình đương thời:

2. Sự tác động của gia đình trong giáo dục nhân cách trẻ hiện nay :

A/Gia đình tác động đến giáo dục đạo đức học sinh:

B/Gia đình tác động đến giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ.

C/Kết luận chương II:

Bài làm

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công việc của gia đình dần được các thiết chế xã hội đảm
nhận.Giáo dục gia đình dường như bị coi nhẹ và xu hướng dựa vào hệ thống giáo dục của nhà
trường và xã hội. Mô hình nhà trẻ, các lớp học mầm non, trường học,... được mở rộng khắp
nơi. Chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, người già ngày càng được ít gia đình gánh
vác. Từ đó dẫn đến nhiều trở ngại trong việc thực hiện chức năng gia đình và khó khăn trong
giáo dục của gia đình.

1. Sự thay đổi trong giáo dục, tâm lý, tình cảm gia đình đương thời:
Trong gần 10 năm qua, gia đình tại Việt Nam đã tiến tới những cải cách, đổi mới khi từ gia
đình truyền thống dần chuyển sang gia đình hiện đại với những đặc điểm mới , vượt trội hơn,
tư duy hơn, hiện đại hơn. Nhờ quá trình hội nhập văn hóa mà đã làm xuất hiện những quan
điểm, lối tư duy mới cho các gia đình Việt trong cách giáo dục con cái.

Gia đình đóng vai trò quan trọng nhất


Gia đình chính là sự ưu tiên hàng đầu của người dân , tiếp đến là sức khỏe , việc làm và các
yếu tố khác.

Ta có thể dễ dàng thấy rằng, việc lập gia đình chính là xu hướng của đa số thanh thiếu niên
ngày nay từ đó khẳng định được tầm quan trọng của hôn nhân. Theo thống kê, có 80.4% số
người chưa kết hôn khẳng định “ sẽ lập gia đình” và 46.1% cho rằng “ thanh niên khi đến tuổi
cần lập gia đình”, tỷ lệ phần trăm người không có xu hướng lập gia đình còn thấp so với số
người có xu hướng.
Gia đình Việt Nam trong quá trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa
tiếp thu yếu tố hiện đại

Trong tất cả các yếu tố bao gồm tâm lý, tình cảm, của gia đình, giá trị của việc chung thủy
được đánh giá rất cao mà cụ thể có tới 41.6% cho rằng chung thủy là quan trọng và 56,7%
nhận thấy chung thủy là rất quan trọng trong mối quan hệ hôn nhân. Ngoài ra, quá trình
nghiên cứu cho thấy vẫn còn những tiêu chuẩn khắt khe với phụ nữ khi có đến 66,2% đồng
tình quan điểm “ chung thủy là tất yếu đối với phụ nữ”. Điều này nhằm khẳng định rằng phụ
nữ được kì vọng có nhân tố này nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình và xã hội.
Ngày nay, các gia đình đã và đang đánh giá cao việc có trách nhiệm và biết chia sẻ trong đời
sống gia đình. Trong đó bao gồm việc lắng nghe những sẻ chia, tâm tư của nhau. Các gia
đình ngày càng tiếp cận lối sống hiện đại , có học vấn cao, có công việc ổn định giúp cho các
giá trị chia sẻ và trân trọng ngày càng được bộc lộ rõ.

2. Sự tác động của gia đình trong giáo dục nhân cách trẻ hiện nay :

A/ Gia đình tác động đến giáo dục đạo đức học sinh:

Tính đến nay, đã xảy ra rất nhiều vụ việc đau lòng trong nhà trường và những lý do đưa ra
hoàn vô lý như xích mích thông qua mạng xã hội, bạn bè bất đồng quan điểm hay thậm chí
giáo viên gác thi khó khiến các em không thể trao đổi bài. Hiện tượng xuống cấp về mặt đạo
đức ngày càng lan rộng và có chiều hướng tiêu cực. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có mức dự đô
thị hóa cao , số lượng học sinh nói tục, chửi thề, bỏ học, đánh nhau ngày càng nhiều. Vào
năm 2005, một nam học sinh trường THPT Bình Chánh đã dùng tua-vít đâm vào cánh tay trái
một bạn học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh tại một kỳ thi nghề tốt nghiệp phổ thông
với lý do ngớ ngẩn rằng : Nó kênh em. Hay vào năm 2006-2007, một bạn học sinh nam
trường THCS Bình Chánh đã đánh thầy giáo với lý do thầy thường hay la mắng. Vào năm
2007-2008, một đám nam sinh đánh hội đồng bạn nữ với lý do rằng bạn hay ‘méc’ cô giáo
những hành vi xấu của chúng. Nhân phẩm đạo đức của học sinh dần bị mai một. Không ai có
thể phủ nhận một điều rằng : nhà trường đóng vai trò quan trọng trong định hướng nhân cách
con người , tác động trực tiếp đến học sinh và hình thành nhân cách của chúng và mặt khác
gia đình chính là nền tảng cơ bản để học sinh có thể phát triển nhân cách toàn diện nhất.Môi
trường giáo dục từ gia đình là rất cần thiết bởi lẽ đây là môi trường đầu tiên mà mọi đứa trẻ
tiếp xúc đầu tiên và thường xuyên nhất. Trong giai đoạn phát triển, hình thành tính cách, nếu
những đứa trẻ được định hướng đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện nhất và trở thành
công dân có ích và ngược lại, chúng sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội : đứa con bất hiếu, học
sinh ngỗ nghịch hay công dân tệ nạn.Từ thực tế cho thấy, nếu trong gia đình có người cha
luôn trách nhiệm và mẫu mực trong sinh hoạt, làm việc, còn người mẹ thì đảm đang, chu đáo
trong công việc sẽ quản lý và giáo dục con em từ cách ứng xử trong giao tiếp, có hành vi
chuẩn mực, kể cả thái độ tốt trong học tập.Ngược lại , trong môi trường bất hòa, thường
xuyên cãi vã , không quan tâm đến giáo dục con cái thì đứa trẻ trở nên hư hỏng, ngỗ nghịch
và ảnh hưởng tâm lý phát triển nhân cách của chúng.

Tuy nhiên , việc giáo dục nhân cách cho trẻ không đơn thuần là vấn đề mà phụ huynh quan
tâm. Với quan niệm từ lâu “ Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” đã đưa những
đứa trẻ vào những khuôn khổ , sự cưỡng chế với sự răn đe thô bạo, ít quan tâm đến nhu cầu
và nguyện vọng cá nhân của chúng. Song song với quan điểm đó, cũng có nhiều bậc phụ
huynh có quan điểm: để cho con phát triển một cách tự nhiên, thiết lập mối quan hệ bạn bè
theo sở thích, gia đình không can thiệp sâu vào việc học cũng như mối quan hệ của con cái
nhằm tạo cho chúng một tâm lý thoải mái, không gò bó, khuôn khổ nhưng quên rằng các em
vẫn chưa đủ trí khôn để nhận biết mặt trái của vấn đề, chúng sẽ dễ bị lôi kéo, sa ngã bởi tác
động của những mối quan hệ xã hội khác. Cả hai phương án trên đều khó mang lại hiệu quả
cao trong quá trình giáo dục đạo đức trẻ.. Thiết nghĩ các bậc cha mẹ cần dành thời gian tâm
sự, trao đổi cùng con cái, bàn luận cùng con về các vấn đề đã và đang diễn ra ở ngay trong
gia đình, xóm ấp hoặc ngoài xã hội từ những mẫu chuyện người tốt việc tốt đến tấm lòng
vàng, kể cả những tệ nạn xã hội .... Thông qua đó phân tích mặt đúng, mặt sai, cái tốt,cái
xấu,rèn kỹ năng tự ứng phó trước những cám dỗ của xã hội. Phụ huynh cần động viên,
khuyến khích khi con làm việc tốt đồng thời nghiêm khắc phê bình, giải thích khi con cái
trong gia đình có sai lầm, khuyết điểm. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường
trong công tác quản lý giáo dục nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển nhân cách.
Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường , cung cấp những
thông tin về hoạt động, rèn luyện của học sinh ở nhà, trên cơ sở đó nhà trường và gia đình
bàn bạc biện pháp giải quyết những khó khăn.

Theo như bảng khảo sát về vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, trong số 82
người có 63.4% có xu hướng tranh cãi với bố mẹ và 36.6% không có xu hướng trên. Điều
này cho thấy vấn đề mâu thuẫn, bất cập trong việc giáo dục trong gia đình vẫn còn gặp khó
khăn và chưa được triệt để. Việc nuôi dạy con là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ, song
cách giáo dục cần sự hiểu biết, tâm lý và không ràng buộc. Bởi những đứa trẻ sinh ra vốn
không thể ràng buộc theo một khuôn mẫu như tên gọi “ con nhà người ta” mà cần để chúng
tự do phát triển song song với sự chỉ dạy từ bậc phụ huynh.
B/ Gia đình tác động đến giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ.

Giáo dục con cái về sinh lý là một đề tài tế nhị đối với đại đa số các gia đình Á Đông. Theo
các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục thì vấn đề hướng dẫn con cái về sinh lý trong gia đình
là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế đưa ra kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy
thì chỉ có 3% các gia đình Á châu cho biết kiến thức về sinh lý là do cha mẹ chỉ dẫn. Một
chuyên viên về nghiên cứu tâm lý và sự phát triển thanh thiếu niên đã phát biểu rằng có nhiều
bậc phụ huynh không những đã không giải thích được những thắc mắc về sinh lý của con em,
lại còn có những thành kiến về vấn đề này và thường lảng tránh đề tài này.

Để có thể hoạch định một chương trình giáo dục cụ thể về sinh lý trong gia đình, việc thiết
yếu là các bậc phụ huynh cần có cái nhìn đúng về giáo dục sinh lý cho trẻ, cần biết giáo dục
sinh lý là gì, cần nhận định vai trò quan trọng của cha mẹ trong những vấn đề liên quan đến
tính dục và những ảnh hưởng tai hại của tình dục sai trái. Nhờ đó các bậc phụ huynh có thể
thiết lập những cách thức, những kỹ thuật để chuẩn bị cho trẻ em một đời sống sinh lý lành
mạnh. Trong gia đình, ít bậc cha mẹ nào giảng giải cho con cái mình những kiến thức về giới
tính, tình dục. Chính vì thế mà giới trẻ phải tìm hiểu những điều đó từ sách báo, mạng
Internet và cả những kênh không chính thống. Một số quốc gia Á Châu hiện đang đối đầu với
các hiện tượng mà chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên đang sống đời sống tình dục buông
thả, hiện tượng các bà mẹ quá trẻ 14-15 tuổi, những sự liều lĩnh phá thai, những quan hệ tình
dục không an toàn, tình dục đồng tính... Nhìn một cách chung, nguyên nhân dẫn đến những
kết quả không mong muốn này, một phần là do sự thiếu sót về việc uốn nắn, giáo dục giới
tính cho con cái trong gia đình.

C/Kết luận chương II:

Khi nói đến giáo dục gia đình, chúng ta thường chỉ nghĩ đến vai trò của nó đối với trẻ em.
Thực tế giáo dục gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt
cuộc đời họ. Giáo dục gia đình là cơ sở cho sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em, thúc đẩy
sự phát triển nhân cách của thanh niên, đồng thời gìn giữ củng cố nhân cách con người đã
trưởng thành và khi về già. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục của gia đình là công việc thường
xuyên suốt đời và có hệ thống, trong đó mỗi thành viên: bố mẹ, ông bà, anh chị ,tuy có vai
trò, vị trí khác nhau nhưng đều cần thiết công việc giáo dục mỗi cá nhân từ những góc độ
khác nhau.

You might also like