You are on page 1of 3

Kết luận

Tóm lại, trong bối cảnh thực trạng Mái ấm Mai Tâm hiện nay, thời điểm năm 2023, có
đến gần 52% thành viên là trẻ em vị thành niên (chiếm 36/70 số lượng trẻ em ở
đây). Bài viết đã đưa ra một số góc nhìn cần thiết quan trọng nhằm giúp xây dựng ý
thức về tương giao lành mạnh và không lành mạnh giúp nhận thức và phòng tránh
lạm dụng của trẻ vị thành niên tại mái ấm Mai Tâm.
Bài tiểu luận đã tập trung phân tích sâu rộng về cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục
mối tương giao ở mái ấm. Dưới đây là một số kết luận tổng quan về những nội dung
chính đã được trình bày:
1. Nhận định chung:
- Về mặt lý luận:
Trong lịch sử ngành tâm lý học, đã có sự nghiên cứu và phân loại rõ ràng của các nhà
Tâm lý học, từ đó hình thành nên các khái niệm và loại hình tương giao cụ thể. Việc
phân loại và mô tả các khía cạnh của tương giao, từ quan hệ gia đình đến các mối quan
hệ xã hội và chuyên nghiệp, đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng của tương
giao trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó có những dấu hiệu và đặc điểm giúp cho trẻ
nhận biết và tránh xa những mỗi tương giao không lành mạnh, nhận biết được các mối
tương giao lành mạnh để xây dựng mối quan hệ tích cực.
- Về mặt thực trạng ở mái ấm Mai Tâm:
Trẻ vị thành niên (từ 11 đến 18 tuổi) chiếm tỉ lệ gần 52% cao nhất trên tổng số trẻ em
ở mái ấm. Đây là độ tuổi có nhận thức về tâm sinh lý chưa hoàn chỉnh, các em ở trong
môi trường đặc biệt, thiếu sự giáo dục từ gia đình là những yếu tố tạo điều kiện cho trẻ
dễ bị lôi cuốn, lợi dụng, trở thành nạn nhân của việc lạm dụng về thể xác cũng như
tinh thần. Việc giáo dục trẻ vị thành niên về mối tương giao lành mạnh là quan trọng
để trẻ phát triển toàn diện và hòa nhập xã hội, là cơ sở để trẻ nhận biết và phòng tránh
bị lạm dụng.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy,
 70% trẻ tại mái ấm cảm thấy bị mặc cảm, kỳ thị chưa thể hoà nhập cách tự
nhiên với các bạn.
 70% trẻ chưa phân biệt được ranh giới, đặc điểm của các mối tương quan.
 70% trẻ chưa nhận biết yếu tố nguy cơ của việc bị lạm dụng, lợi dụng.
2. Đề xuất hướng phát triển và đánh giá
Sau một khoảng thời gian nhất định triển khai một số đề xuất phát triển đối với nhóm
36 trẻ tại Mái ấm Mai Tâm, chương trình dự kiến thực hiện trong 12 buổi (đã triển
khai được 5 buổi), chúng tôi thu được các kết quả khả quan như sau:
- Buổi 1-3: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở để trẻ thể hiện và phát
triển nhân cách của mình, giúp trẻ nhận thức được các giai đoạn phát triển và các rối
loạn gặp phải
 80% số trẻ nhận thức được các giai đoạn phát triển của bản thân, dưới sự hướng
dẫn của chuyên gia, vẽ được sơ đồ về quá trình nhận thức của mình.
 Thông qua các buổi trao đổi, đa số trẻ cơ bản đều nhận biết và phân loại được
các mối quan hệ mà bản thân tham gia, có thể mạnh dạn chia sẻ về nó với người
hỗ trợ. Điều này giúp người quản lí, hỗ trợ dễ dàng có các biện pháp can thiệp,
điều chỉnh sớm các mối quan hệ có nguy cơ.
- Buổi 4-5: Giúp trẻ định nghĩa về các loại tương giao. Lợi ích của tương giao lành
mạnh và ảnh hưởng của những tương giao không lành mạnh.
 100% trẻ tham gia trò chơi vận dụng và trên 50% trẻ đã biết phân biệt được các
mối tương giao lành mạnh và không lành mạnh.
3. Tỉ lệ thay đổi tích cực
- Sau khi triển khai chương trình được 5 buổi, tỉ lệ thành công so với kỳ vọng ban đầu
chỉ đạt 50%-80% , nhưng tỉ lệ thay đổi tích cực so với trước khi triển khai dự án đạt ít
nhất là 67%.
- Tỉ lệ trẻ nhận biết được các mối tương giao và tránh bị lạm dụng được kỳ vọng sẽ
tăng thêm sau khi kết thúc chương trình.
4. Ưu-khuyết điểm của nghiên cứu
Ưu điểm:
- Tạo cho các trẻ tại mái ấm có cơ hội để mở rộng các mối tương giao lành mạnh. Các
em có cơ hội đi học trường lớp bên ngoài, được tiếp xúc với nhiều người để học hỏi
kinh nghiệm trong xây dựng các mối tương quan lành mạnh và nhận biết các mối quan
hệ độc hại.
- Trẻ được học các kỹ năng và năng khiếu để nâng cao lòng tự trọng và nhận thức giá
trị của bản thân. Khi đã nhận thức được giá trị, trẻ sẽ bước vào tương giao với những
người khác một cách tự tin và giúp trẻ xây dựng ranh giới rõ ràng trong mối tương
giao đó. Nhờ đó, trẻ sẽ thấy mình là công dân tốt có ích cho xã hội và giúp trẻ loại trừ
cảm giác tự ti mặc cảm vì căn bệnh của mình.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và những người có trách nhiệm đối với trẻ:
Không chỉ trẻ em cần nhận biết mà cộng đồng những người lớn có trách nhiệm quản lý
Mái ấm cũng được nâng cao nhận thức. Việc xây dựng một cộng đồng Mái ấm lành
mạnh, có hiểu biết, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn tâm lý và giúp đỡ cho trẻ trên thực tế đã
giúp kịp thời ngăn chặn một vài trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục tương quan đa dạng và đặc thù cho trẻ tại mái ấm
thông qua các buổi xây dựng kỹ năng tự bảo vệ, giúp trẻ biết cách phản ứng đúng đắn
trong từng trường hợp cụ thể. Đa số trẻ đều rất hào hứng, hoà đồng và có những thái
độ đúng đắn trong các trường hợp mô phỏng sát với thực tế ở môi trường Mái ấm và
Xã hội.
Khuyết điểm:
- Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ với số lượng khá nhiều nên công tác quản lý giờ
giấc sinh hoạt, học tập của trẻ khó kiểm soát. Trẻ dễ bị lơ là hoặc khó nhận biết khi trẻ
có những thay đổi hoặc những biêủ hiện bất thường để kịp thời ngăn chặn.
- Sức khoẻ về mặt tâm lý – thể lý của trẻ khác nhau nên có nhiều vấn đề cần được giải
quyết. Mỗi trẻ cần có sự quan tâm, nuôi dưỡng và đồng hành khác nhau. Có những trẻ
dễ bị tổn thương hơn, cần sự quan tâm nhiều hơn nhưung cũng có những trẻ có đủ sự
hiểu biết và trưởng thành hơn.
- Mỗi cá nhân đều phát triển theo mỗi cách, mỗi phương diện, không ai giống ai. Trẻ
cần được đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất nhưng trẻ tại mái ấm lại cần nhiều hơn về
tình thương, sự đồng hành chia sẻ, trò chuyện với mọi người.
- Mặc dù đã có những nỗ lực và kết quả tích cực trong việc giáo dục nhận biết mối
tương quan tại mái ấm, nhưng còn những thách thức về hiểu biết, thái độ của cá nhân
và cộng đồng cần khắc phục.
- Cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các bên liên quan, từ nhân viên mái ấm đến
cộng đồng xã hội, để tạo nên một môi trường giáo dục tích cực và bền vững.
- Trong tương lai, hoạt động nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục về mối
tương giao nên tiếp tục, với sự đổi mới và sáng tạo, để nâng cao chất lượng cuộc sống
cho trẻ ở mái ấm Mai Tâm, chung tay góp phần phòng tránh lạm dụng và phát triển
toàn diện cho trẻ từ mọi khía cạnh.
Tóm lại, giáo dục ý thức về tương giao lành mạnh và không lành mạnh có tác
động sâu sắc đến sự nhận thức và khả năng phòng tránh lạm dụng của trẻ em tại
mái ấm Mai Tâm nói riêng và trẻ em lứa tuổi vị thành niên nói chung. Qua đó,
chúng ta đang hình thành những bước đi đầu tiên quan trọng để xây dựng một môi
trường ấm áp và an toàn cho sự phát triển toàn diện của trẻ, góp phần vào việc hình
thành một xã hội tôn trọng và an toàn đối với thế hệ trẻ tương lai, thế hệ mầm non
tương lai của đất nước. Điều này cần sự chung tay, góp sức lâu dài của những người có
trách nhiệm và cả cộng đồng xã hội.
Bài viết là kết quả của sự tìm hiểu, phân tích và đánh giá của một nhóm các cá
nhân đối với các đối tượng tại cơ sở mái ấm Mai Tâm nên không thể tránh khỏi một số
sai sót nhất định. Hy vọng nhận được sự góp ý xây dựng của giáo viên bộ môn.

You might also like