You are on page 1of 13

VẬN DỤNG CÁI CHUNG CÁI RIÊNG

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VN


HIỆN NAY:
Bước lên từ nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ, lại phải trải qua hai cuộc chiến
tranh giữ nước khốc liệt, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu lại càng thêm kiệt quệ
bởi chiến tranh. Vào thời bình, bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu, trì trệ đó, nước ta
xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, khiến cho đất nước
lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong khi đó, nhờ sử dụng
triệt để kinh tế thị trường mà CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế- xã
hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cũng nhờ kinh tế
thị trường, quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn
minh công cộng; con người nhạy cảm, tinh tế, với khả năng sáng tạo, sự thách thức
đua tranh phát triển. Trước tình hình đó, trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta kịp thời
nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi, chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế nhằm mục tiêu dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Mới chập chững bước vào nền kinh tế thị
trường đầy gian khó, phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự học tập, tiếp thu
kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở cân nhắc, chọn lựa cho phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của Việt Nam. Trong quá trình học hỏi đó, triết học Mác- Lênin,
đặc biệt là phạm trù triết học cái chung và cái riêng có vai trò là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động nhận thức về kinh tế thị trường
VẬN DỤNG:
Trong quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong nhận thứcvà hoạt động
thực tiễn thì có sẽ gồm có rất nhiều vấn đề khác nhau nhưnghôm nay em xin được
phân tích về mối quan hệ của bản thân với gia đình và xã hội.
Với bản thân em, gia đình luôn luôn là tổ ấm mà em muốn tìm về, là nơi đã chở
che cho em từ những ngày thơ bé, là nơi an toàn nhất đối với mỗi người. Ngoài ra
gia đình còn là một bến bờ vững chắc nếu chúng ta có sa cơ lỡ vận. Ngoài ra gia
đình còn là một tổ hợp chính thể của tất cả những quan hệ ông – bà, con – cháu, vợ
- chồng, anh – em. Họ là một tổ hợp của lối sống đầm ấm, chan hoà. Ở đó chúng ta
có tình thương yêu vô bờ bến không có khoảng cách, được gieo trồng và vun đắp
trong mỗi con người. Đó là những cái chung còn về bản thân của chúng ta là một
cái riêng trong cái chung đó. Mà trong đó con người chúng ta có những đặc tính,
đặc điểm, học vấn, tính cách khác nhau giữa mỗi con người. Cái riêng này tạo ra
những khác biệt cho mỗi người trong gia đình.
Cụ thể hóa một chút ta thấy mỗi con người sinh ra đều có họ tên, ngày
tháng năm sinh, có các đặc điểm nhận dạng dấu vân tay,… đặc điểm di truyền
như ADN, tính cách: nhu mì, hiền lành… tất cả những đăc điểm đó tạo nên sự
khác biệt giữa các thành viên với nhau, cũng như giữa con ngưới với con
người trong một xã hội. Còn đối với gia đình, khi ta nhắc đến 2 từ đó thôi thì
ta cũng có thể hình dung ra được những đặc điểm chung nhất để tạo nên một
gia đình đó là mỗi thành viên trong gia đình đó có mối liên hệ với nhau về
mặt huyết thống hay có mối liên hệ vể mặt luật pháp: ông, bà, cha, mẹ, con,
anh chị em… Tất cả cùng sống trong một mái nhà cùng lao động, cùng sinh
hoạt, cùng xây đắp nên một gia đình hoàn chỉnh hơn. Và gia đình là nơi
dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi con người
trong xã hội

Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân
yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng,
hòa nhập vào đời sống cộng đồng như cách ứng xử giữa các thành viên gia
đình (cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà
vừa yêu quý, vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với
họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện,
sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp
thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động
mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan,
truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu
kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với
nhau… Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương: từ khoảng
sân, mái nhà, chiếc giường,… đến những quan hệ họ hàng thân thiết.
Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành, những cá nhân này sống
và hoạt động trong nhóm cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện
lịch sử quy định. Trong quan hệ với giống loài, tức là trong mối quan hệ với
xã hội, cá nhân biểu hiện ra với tư cách như sau:
- Cá nhân là phương thức tồn tại của loài “người”. Không có con người nói
chung, loài người tồn tại độc lập.
- Cá nhân là cá thể riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một
chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách.
- Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội.
Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau, chuyển hóa lẫn
nhau giữa cái chung và cái riêng. Các Mác cho rằng: “Chỉ có trong tập thể mới có
những phương tiện làm cho mỗi cá nhân có khả năng phát triển toàn diện những
năng khiếu của mình… chỉ có trong tập thể mới có tự do cá nhân.
VẬN DỤNG NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ: trang 56
1. Khái niệm:
Ví dụ: đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng. Trong đó, chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn
ô nhiễm là kết quả
2. Mối quan hệ:
+
+ mọi sự vật,...
VD: bão ( nguyên nhân) xuất hiên trước, sự thiệt hại ( kết quả) của
hoa màu, mùa màng do bão gây ra xuất hiện sau
+
+ Một kq nhiều nguyên nhân,...
VD: kết quả sinh viên A học lại môn
Nguyên nhân trực tiếp: điểm thấp
Nguyên nhân gián tiếp: bỏ thi, không học bài, nhớ nhầm lịch thi, bị
tai nạn ngoài ý muốn,....
+ trong quá trình vận động,....
VD: từ một quả trứng nở ra con gà con, từ gà con lại tiếp tục quá
trình sinh sản và cho ra quả trứng, cứ thế tiếp tục
3. Trong học tập của sinh viên:
4. Trong cuộc sống:
- Trên thực tế, cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả đã được áp dụng trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống để giúp con người hiểu rõ hơn về mối quan
hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Trong tự nhiên, con người đã nghiên
cứu và tận dụng tốt nhất các tác động giữa các sự vật và hiện tượng để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống
- Việc nhận biết và hiểu rõ những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa
các yếu tố tự nhiên trong môi trường đã giúp con người khai thác được
những nguồn năng lượng lớn nhất và sử dụng chúng một cách hiệu quả
để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhờ vào việc áp dụng cặp phạm trù
nguyên nhân- kết quả, con người đã phát triển các ngành công nghiệp
năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp và công nghệ, từ đó đáp ứng nhu
cầu về thực phẩm, điện năng, và các sản phẩm tiện ích khác một cách tốt
hơn.
- Ngoài ra, con người cũng sử dụng cặp phạm trù nhân-quả để nhìn thấy rõ
hơn những tác hại mà các hiện tượng gây ra. Trong lĩnh vực xã hội, mối
quan hệ nhân-quả trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Điều này bởi vì mối
quan hệ nguyên nhân- kết quả trong xã hội không chỉ phụ thuộc vào các
yếu tố tự nhiên mà còn liên quan đến các hoạt động và quyết định của
con người.
- Mối quan hệ nguyên nhân- kết quả trong xã hội đặc biệt phức tạp vì nó
chỉ xuất hiện khi có sự tác động từ hoạt động của con người. Điều này có
nghĩa là mọi hành động, quyết định và lựa chọn của con người đều có tác
động đến cuộc sống xã hội và tạo ra các hậu quả khác nhau. Chẳng hạn,
một hành động cá nhân có thể mang lại lợi ích cho bản thân, nhưng lại
gây hại cho cộng đồng. Tuy nhiên, tác động của mỗi hành động đến cuộc
sống xã hội phụ thuộc vào mối quan hệ và những hậu quả xã hội mà nó
gây ra.
- Một ví dụ cụ thể là việc buôn bán ma túy. Lợi nhuận từ hoạt động này rất
cao, làm cho những kẻ buôn bán ma túy không từ bỏ việc thúc đẩy việc
buôn bán ma túy để kiếm lợi. Tuy nhiên, từ quan điểm của cộng đồng,
việc này là rất có hại và có thể coi là một hành động tự sát đối với xã hội.
Điều quan trọng là, những tác động này không thể ngăn chặn nếu chúng
ta không nghiên cứu và hiểu rõ những mối quan hệ lợi ích và hậu quả liên
quan đến việc buôn bán ma túy.
- Tóm lại, cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả đã được thể hiện rõ ràng
trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Con người cần luôn luôn nghiên cứu
và tìm hiểu để có thể khắc phục, tránh những hậu quả xấu do các tác
động gây ra. Đồng thời, chúng ta cũng có thể tận dụng cặp phạm trù
nguyên nhân- kết quả này để phục vụ cho cuộc sống của chúng ta một
cách tốt nhất.

Bạo lực học đường do một số nguyên nhân như sau:


- Thứ nhất: Có thể thấy tình trạng bạo lực diễn ở môi trường học tập
chủ yếu ở độ tuổi 12-17 tuổi.
- Đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng
nhạy cảm. Bản thân các em chưa làm chủ được nhận thức và hành động
của bản thân mà dễ cáu gắt, bực tức và có những hành vi gây bạo lực học
đường.
- Thứ hai: Từ phía gia đình
- Cuộc sống ngày nay ngày càng đòi hỏi vật chất nên phụ huynh bận rộn
kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, thậm chí vù áp lực cuộc sống hay trút
giận lên chính đứa con của mình. Nhiều gia đình lục đục nên con cái
chứng kiến và bị ảnh hưởng.
- Thứ ba: Từ nhà trường
- Nhiều trường học chỉ chú trọng đào tạo giáo dục mà ko để ý giáo dục
nhân cách, kĩ năng cư xử phẩm chất cho học sinh. Hoặc khi có bạo lực
không có hướng giải quyết nên học sinh không sợ.
- Thứ tư: Từ phía xã hội
- Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được
kiểm duyệt. Văn hóa bạo lực trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò
chơi, game mang xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng và không được
kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên
này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời.
- Thứ năm: Do biến chất về mặt tâm lý
- Nhiều học sinh, giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, có những cách
nhìn nhận méo mó, lệch lạc biến thái.
- Kết quả là nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng với sự phức tạp.
Các hành vi đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, dứt tóc, xé quần áo, đổ đồ ăn lên
người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau hết sức phổ biến trong các
trường. Không chỉ vậy mà học sinh còn sử dụng những hành vi hoặc lời
nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt
người khác làm theo ý mình. Hành vi này có thể ở giáo viên đối với học
sinh hoặc học sinh với nhau. Việc xâm phạm tình dục, có thể động chạm
những bộ phận nhạy cảm hoặc thậm chí có những hành vi cưỡng ép tình
dục, hiếp dâm, … gây rúng động dư luận thời gian qua cũng rất báo động
và cần được xử lý nghiêm.
- Có thể thấy mối quan hệ giữa nguyên nhân của bạo lực học đường dẫn
đến những hậu quả đáng tiếc trên thực tế. Từ những nguyên nhân cả chủ
quan lẫn khách quan mà học sinh có các hành vi đánh đập, chế nhạo hoặc
xâm phạm, xúc phạm,… bạn bè thầy cô. Từ đó mà bỏ học, nghỉ học đuổi
học kéo theo hệ lụy phía sau.

NỘI DUNG HÌNH THỨC: trang 58


1. Khái niệm:
- ND
- HT
VD của cả hai: Một món ăn ngon sẽ gồm nhiều nguyên liệu bên trong là
nội dung, hình thức làphương thức chế biến nó (xào, chiên, luộc,...) và
bày trí nó.
- Một ly trà sữa thì nội dung là nguyên liệu gồm có topping và trà sữa
còn hình thức làcó thể để trà trước sữa sau hoặc sữa trước trà sau hoặc
topping trước

VẬN DỤNG PHÊ PHÁN LỐI SỐNG XA HOA LÃNG PHÍ:


Trong thực tế cuộc sống hiện nay ta như cũng đã biết được rằng cũng đã có
nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống với một đất nước trải qua nhiều
cuộc chiến tranh, khi mà cảnh đất nước bị tàn phá nặng nề và giờ đây mới đang
phát triển. Ta thấy được rằng sự lãng phí, sống xa hoa là một hiện tượng rất đáng
lo ngại trong đời sống. Và nó đang trở thành một vấn đề thất đáng báo động hiện
nay của không chỉ riêng mỗi cá nhân mà còn cho cả loài người .
Đầu tiên ta phải hiểu được rằng chính sự lãng phí là hiện tượng, tình trạng con
người thực hiện, tiến hành, hay đó còn là một sự tổ chức quá trình làm tốn kém
các giá trị của bản thân hay giá trị do bản thân tạo ra, hơn nữa nó dường như
cũng đã gây ra cho con người sự hao tổn một cách vô ích. Và thực sự lãng phí là
một vấn đề nghị luận mang lại cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng ít
nhiều khi chưa nhìn nhận vấn đề một cách chính xác

Khi nhìn nhận được vấn đề sống lãng phí, xa hoa, ta có thể thấy nó đang phản
ánh mặt tiêu cực khi mối quan hệ cặp phạm trù nội dung và hình thức bị “mất
kết nối” với nhau
Xét trong triết học, thói sống xa hoa lãng phí chính là biểu hiện cụ thể của sự
đắm chìm vào chủ nghĩa hình thức. => Tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội
dung; chạy theo số đông, mặc dù ko cần đến, quá chuộng hình thức bên ngoài,
nội dung liên kết.
>< Bồi đắp nội dung
Hình thức vượt quá nội dung => bệnh hình thức
Nội dung khác=hình thức khác
Giữa nội dung và hình thức cần có sự phù hợp với nhau
Nghĩa là: Khi quá tập trung vào hình thức mà quên đi phần nội dung_Bệnh hình
thức,xa hoa: quá hào nhoáng, bóng bẩy, lãng phí: không cần thiết (mà trong
quan hệ giữa cặp phạm trù này đã cho rằng nội dung bao giờ cũng giữ vai trò
quyết định hơn so với hình thức ) sẽ làm rạn nứt mối quan hệ của cặp phạm trù
trên và vấn đề này là tiền đề tạo nên vấn nạn trong xã hội như thói sống lãng phí
xa hoa.
Ví dụ:
Phòng tắm vỗn dĩ chỉ cần những thiết bị phục vụ cho vệ sinh cá nhân nhưng lại
mua thêm tivi gắn đối diện bồn tắm=> không phù hợp, lãng phí
 Trong nhận thức và hành động phải dựa trên nội dung
Giải pháp:
Phá huy tính tác động tích cực của hình thức với nội dung. Cần sử dụng hình
thức phù hợp với nội dung, đồng thời thay đổi cả hình thức không còn phù hợp
với nội dung để tránh cản trở sự phát triển

VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU Ở VN:

Thương hiệu là gì?


Thương hiệu là kết quả của sự hoàn thiện của nhãn hiệu khi đã được đăng ký bảo
hộ bản quyền. Nó là tên của một sản phẩm của doanh nghiệp để giúp phân biệt rõ
ràng vị thế của sản phẩm trên thị trường. Nó là công cụ hữu hiệu để khách hàng
nhận biết được sự tồn tại của sản phẩm và có ý định sử dụng sản phẩm.
Dưới giác độ kinh tế có thể thấy dấu hiệu đặc trưng của thương hiệu là:
a. Là các dấu hiệu hay một loại dấu hiệu (từ ngữ, hình vẽ, số, hình ảnh…) hoặc
tổng hợp các dấu hiệu này gắn với hàng hoá hoặc dịch vụ, là biểu hiện bên ngoài.
b. Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một (hay một nhóm) người này với
hàng hoá dịch vụ của một (hay một nhóm) người khác.
c. Thương hiệu như vậy có cả nội dung vật chất và hình thức, nó hiển hiện trong
quan hệ cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.
2. Giá trị của thương hiệu
Có nhiều giác độ để đánh giá nhận thức về giá trị của thương hiệu, những nét
chung của giá trị thương hiệu là:
Giảtị hữu hình: Tổng thu nhập thêm từ sản phẩm có nhãn hiệu cao hơn thu nhập từ
sản phẩm cùng loại nhưng không có thương hiệu. Giá bán khác nhau chính là giá
trị của thương hiệu.
Giá trị vô hình: đi với sản phẩm không thể tính bằng tiền hoặc con số cụ thể mà
quan con đường tiếp thị tạo nhu cầu ở người tiêu dùng luôn muốn trả giá cao hơn
cho những sản phẩm có tên tuổi so với những sản phẩm khác tuy chúng đều có
chất lượng tốt như nhau.
Sự nhận thức về chất lượng: Nhận thức tổng quát của người tiêu dùng về chất
lượng và hình ảnh đối với sản phẩm. Qua nhiều năm tiếp thị, xây dựng hình ảnh,
chăm sóc thương hiệu và sản xuất theo chất lượng, Công ty đã hướng người tiêu
dùng đến chỗ nhận thức rằng tất cả sản phẩm do Công ty sản xuất đều có chất
lượng tuyệt hảo. Ví dụ: người tiêu dùng đều nhận thức rằng Mercedes và BMW là
những loại ô tô có chất lượng cao nhất so với nhãn hiệu ô tô khác cho dù nhận thức
này không có gì là bảo đảm.
3. Thực trạng xây dựng thương hiệu ở Việt Nam
Sau khi có nhiều sự kiện liên quan đến việc chống bán phá giá: triển khai thực hiện
hiệp định thương mại Việt - Mỹ: việc cấm dùng và quảng cáo nhãn hiệu có từ
catfish: một số nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam bị các doanh nhân nước ngoài
đăng ký ở nước ngoài, tình trạng tranh chấp nhãn hiệu: tình trạng hàng giả ngày
càng tinh vi… tất cả những tác động này đã tạo nên một áp lực lớn trong xã hội,
các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý Nhà nước đều vào cuộc.
Từ cuối năm 2001 đến nay, thương hiệu trở thành vấn đề thời sự của đời sống kinh
tế thương mại, ngày càng giành được sự quan tâm của giới doanh nghiệp và doanh
nhân trong nước

TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN: trang 57


VẬN DỤNG VÀO HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC:
1. Tất nhiên không tách rời ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn
Trong hoạt động thực tiễn ta phải dựa vào cái tất nhiên. Tuy nhiên,
không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi ngẫu
nhiên
Sinh viên rớt môn là một ngẫu nhiên. Nhưng nếu sinh viên đó cứ rớt liên
tiếp nhiều môn, vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên ấy ẩn giấu 1 cái tất
nhiên nào đấy. Có thể do sinh viên ấy không chú tâm nghe giảng, thường
xuyên không làm bài, không đi học đầy đủ, không chú tâm việc học nên dẫn
đến nợ môn là 1 điều tất nhiên. Nhưng cái tất nhiên không thể tồn tại thuần
tuý mà nó được bộc lộ thông qua từng trường hợp nợ môn cụ thể, ngẫu
nhiên, xảy ra thường xuyên.
Đi học là một điều tất nhiên nhưng sau 4 năm học chương trình đào tạo
chính quy thì tốt nghiệp được hay không là điều ngẫu nhiên. Có nhiều sinh
viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, đủ tín chỉ thì chắc chắn được tốt
nghiệp. Vậy sau 4 năm học, lý do vì sao lại chưa tốt nghiệp? Sinh viên còn
nợ nhiều học phần, chưa đủ tín chỉ hay có bạn học ngôn ngữ nhưng chưa thi
lấy bằng đánh giá năng lực ngoại ngữ đúng như yêu cầu của trường; và còn
tình trạng khá phổ biến đó là hoàn thành hết tất cả học phần, đủ tín chỉ
nhưng không đủ điểm rèn luyện, không có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ,
công nghệ thông tin và kỹ năng mềm

Ta thấy rằng mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên rất chặt
chẽ, quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, xã hội và trong vấn đề này,
sinh viên là đối tượng nghiên cứu thực tiễn.
2. Khi cái ngẫu nhiên xảy ra phải có phương án dự phòng
Do cái ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật. Cho nên,
trong hoạt động thực tiễn, ngoài những phương án chính chúng ta phải có
phương án dự phòng để chủ động khi cái ngẫu nhiên xảy ra.
Khi quá trình học tập, tiếp thu kiến thức thì chúng ta phải kiểm tra để
đánh giá năng lực học tập của sinh viên (tất nhiên). Nói về kiểm tra, sinh
viên là người được kiểm tra không biết trước nội dung kiểm tra là gì (ngẫu
nhiên).
Để tránh lúc kiểm tra gặp tình trạng đề khó hay đề hỏi câu hỏi mở rộng, có
kiến thức liên hệ bên ngoài, sinh viên phải có phương án dự phòng trước để
ứng phó kịp thời cái ngẫu nhiên mới xuất hiện bằng cách: Trong quá trình
học tập, luôn chú ý nghe giảng, ghi chép những kiến thức mở rộng, chuyên
sâu mà thầy cô chia sẻ. Việc chăm chú nghe giảng trên lớp được xem như
hơn cả một lần nghe giảng bình thường, học bài ngay tại lớp. Khi về nhà, chỉ
cần ôn tập lại, hồi tưởng lại các kiến thức ở trên lớp. Các môn có bài tập
thực hành, luyện tập, có toán học như Thống kê ứng dụng, Kinh tế vĩ mô,...
thì cần làm thường xuyên, nắm chắc các phép tính, công thức, phương pháp.
Đến gần ngày kiểm tra, sinh viên chỉ cần ôn lại các bài tập đã làm, những
điều ghi chép trong sách vở, có thể tham khảo thêm các tài liệu có kiến thức
liên hệ thực tiễn là đến ngày kiểm tra, dẫu đề bài có gài bẫy, khó khăn đến
đâu cũng có thể tự tin làm tốt được. Việc ôn tập trước khi kiểm tra là một
điều rất quan trọng.
3. Không được xem nhẹ cái ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn
Do cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành
cái tất nhiên. Cho nên, trong nhận thức của hoạt động thực tiễn không được
xem nhẹ cái ngẫu nhiên.
Sinh viên đi học khác với học sinh đi học ở chỗ: học sinh kiểm tra
điểm thấp thì đánh giá học lực yếu, trung bình, còn sinh viên kiểm tra điểm
thấp, không đạt đủ điểm qua môn thì phải thi lại môn đó, nếu thi lại môn đó
vẫn không cải thiện được điểm thì bị rớt môn, đóng tiền đi học lại, tốn tiền.
Sinh viên xem việc đi học là tất nhiên còn việc rớt môn là một điều
ngẫu nhiên. Nhưng điều ngẫu nhiên ấy bắt đầu xảy ra nhiều hơn, đáng sợ
hơn nữa là sinh viên xem việc rớt môn là điều bình thường, xem nhẹ nó. Đó
chẳng phải là một tư duy tích cực mà đó chỉ là sự ngụy biện cho sự lười
biếng, bao che lỗi lầm của bản thân. Nguyên nhân của việc rớt môn là rất
nhiều, kết quả của việc rớt môn không chỉ nhiều mà còn mang hệ lụy, hậu
quả khó lường như tốn tiền ba mẹ, tốn thời gian của bản thân, ảnh hưởng
đến chất lượng học tập của học kì sau, điều tồi tệ nhất là có bạn còn mang tư
tưởng đã từng học qua môn này rồi, cứ chủ quan, không làm bài tập, không
làm việc nhóm tốt, tiếp tục mắc sai lầm thêm lần nữa.
Học là việc tất nhiên nhưng học như thế nào, áp dụng phương pháp học tập
ra sao thì là điều ngẫu nhiên. Có bạn đối với những môn đại cương thì chọn
cách học vẹt, học tủ, học đủ để lấy điểm qua môn chứ không cần điểm cao.
Có bạn muốn đạt được kết quả cao, giành được học bổng nhưng lại học theo
lối mòn, không thay đổi cách học, chỉ học để biết nhưng không nhớ lâu,
không thể áp dụng thực tế được. Phương pháp học tập của mỗi người là
riêng biệt, khác nhau nhưng không thể xem học vẹt, học tủ là cách chống
chế được. Bản thân mỗi người phải đề ra một phương pháp học tập cụ thể và
cố gắng hoàn thành tốt. Có như vậy thì không khó để học tập những kiến
thức mới được

BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯƠNG : trang 60


1. Khái niệm:
- BC
- HT
VD: Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một
con người nhưng bản chất nó là một cỗ máy tất cả đều do con người tạo
ra.
- Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che mưa. che nắng và sinh hoạt .
To, rộng,nhỏ, hẹp, đẹp, xấu là hiện tượng vẻ ngoài của ngôi nhà

Lí luận:
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn
định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống.
Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa
phải là con người theo đúng nghĩa.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của
sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện
tượng, là vẻ bề ngoài.
- Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách
quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những
hiện tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của
hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
- Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên
bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật
đó. Nhưng không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Vì bản chất chỉ là cái
chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
- Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Tức là, tổ hợp những quy luật
quyết định sự vật động, phát triển của sự vật chính là bản chất của sự vật ấy. Lê-
nin viết: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc),
hay nói đúng hơn là cùng một trình độ…”
Ví dụ: Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Quy luật này chi phối toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ
nghĩa tư bản. Đồng thời, quy luật này cũng là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản
chất đó cho thấy chủ nghĩa tư bản luôn có mục tiêu sản xuất giá trị thặng dư càng
nhiều càng tốt.
- Tuy cùng trình độ, nhưng bản chất và quy luật không hoàn toàn đồng nhất với
nhau. Phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật:
+ Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp lại, ổn định giữa các hiện
tượng hay giữa các mặt của cùng một hiện tượng.
+ Còn bản chất là tổng hợp tất cả những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở
bên trong sự vật, tức là ngoài những mối liên hệ chung, nó còn những mối liên hệ
riêng chỉ nó mới có.

Vận dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng để phân tích lối sống của Sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng sinh viên hiện nay rất năng
động, sáng tạo và nhạy bén với cuộc sống. Nếu như trước đây, khi cuộc sống đang
còn khó khăn, chúng ta chỉ thấy một lớp sinh viên học hành chăm chỉ cốt sao cho
sau này ra trường sẽ xin được một công việc vào biên chế trong Nhà nước, từ đó
cuộc sống cứ thế tiếp diễn.
Nhưng ngày nay cơ chế thị trường mở của, sinh viên đã có điều kiện để phát triển
khả năng sáng tạo do có đầy đủ thông tin, một cuộc sống chất lượng tốt hơn và chủ
động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Tất cả những yếu tố đó làm cho sinh
viên năng động hơn, ngày càng chiếm lĩnh những lĩnh vực mới lạ. Vì thế mà bốn
bạn trẻ: Trịnh Xuân Hảo, Phạm Thị Hoàng lam, Trịnh Minh Khôi và Lê Nguyễn
Vũ Bình (sinh viên ĐH GTVTTPHCM) đã có sự khởi đầu khá ngoạn mục: Khi
đang là sinh viên năm thứ 3, họ đã hoàn thành công trình nghiên cứu “thiết kế bảng
đèn thông tin điện tử” – đã đoạt giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp
trường và đoạt giải ba Eureka 2002 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
cùng Trung tâm Khoa học Công nghệ trẻ Thành đoàn TPHCM tổ chức.

Vận dụng vào lối sống sinh viên:


Cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì lối sống, cách nghĩ
của SV cũng biến chuyển theo: Có rất nhiều SV đã trưởng thành và phát huy mọi
khả năng của mình để góp một phần sức lực trong việc đổi mới đất nước, cũng có
nhiều SV đã biết vượt qua số phận nghiệt ngã của chính mình để học tập. Đồng
thời đó cũng không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các tệ nạn như: đua xe, ma tuý,
cờ bạc, rượu chè… ngày càng xâm nhập sâu vào giảng dường. Tất cả những điều
đó trở thành điều nhức nhối cho toàn xã hội. Trên hết, tất cả chúng ta phải quan
tâm hơn nữa đến lực lượng chủ chốt này, phải làm sao cho Sinh viên Việt Nam
(SVVN) có lối sống đứng đắn, thực sự nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình
đối với sự phát triển của đất nước.

KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC:


1. KHÁI NIỆM:
- Ví dụ hiện thự c: xét về mặ t hiện thự c Việt Nam hiện nay đang là mộ t
nướ c đang phát triển. Cái đang phát triển này có dự a trên rấ t nhiều tiêu
chí khác nhau như kinh tế, giáo dụ c, khoa họ c công nghệ… mà Việt
Nam chỉ ở mứ c đang phát triển.
- Ví dụ khả nă ng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành mộ t nướ c
phát triển khi mà phát huy đượ c nhữ ng lợ i thế củ a hiện tạ i cả ở trong
nướ c và các nguồ n lự c ở bên ngoài.
- Ví dụ hiện thự c là sắ t, thép, xi- mă ng, gạ ch, cát, sỏ i, gỗ thì khả nă ng là
ngôi nhà có thể xuấ t hiện khi có điều kiện thích hợ p trong tương lai.
Hiện nay, việc khởi nghiệp
cho sinh viên đã được Chính
phủ, các

You might also like