You are on page 1of 6

Hiện nay nền kinh tế thị trường đã và đang có những tác động đến nhận thức của

người dân, đặc biệt là tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta
cần phải làm rõ hai vấn đề sau:
1. Thế nào là nền kinh tế thị trường?
2. Nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ thanh niên hiện nay như thế
nào?
1. Kinh tế thị trường (KTTT): là nền kinh tế không có sự tham gia của chính phủ,
nền kinh tế mà người mua và người bán tương tác với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị
quyết định giá cả và số lượng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. thị trường. Khi Việt
Nam bắt đầu mở cửa thương mại và áp dụng nền kinh tế thị trường, nó cũng gây ra hàng
loạt vấn đề tiêu cực ở nước ta. Cụ thể là những tác hại đối với thế hệ vốn là nền tảng của
đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam.
2. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây đã
kéo theo một số bước phát triển trong xã hội. Đời sống của người dân được nâng cao,
nhiều người bị mê hoặc bởi sự mới lạ và cám dỗ của lối sống hào nhoáng, giàu có. Đặc
biệt, thế hệ thanh niên là những đối tượng bị tác động nhiều nhất bởi hiện tượng đang
thay đổi này: suy thoái đạo đức. Tính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm
do học sinh gây ra ngày càng lớn. Giết người, cướp tài sản của cư dân, nghiện ma tuý,
mại dâm, gây rối nơi công cộng là những ví dụ về tội ác của học sinh,... Một số vụ án liên
quan đến học sinh gần đây khiến không ít người nghi ngờ về quá trình học tập và rèn
luyện của thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay.
Nền kinh tế thị trường đã sinh ra một thế hệ thanh niên tin và sống theo chủ nghĩa
cá nhân ích kỷ. Mở cửa nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với hội nhập quốc tế, giao thoa
văn hóa giữa các quốc gia nhưng thiếu sự chọn lọc. Hệ quả là lối sống của giới trẻ ngày
nay bị “phương Tây hóa” theo chiều hướng xấu, xa rời các giá trị đạo đức. Sử dụng nền
tảng công nghệ thông tin hiện nay, các đối tượng đang lan truyền khắp thế giới một thứ
vật chất, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, trác táng, thác
loạn,... Cách sống đó có ảnh hưởng đến một số người, đặc biệt là giới trẻ ở các thành phố
lớn. Một số nam nữ thanh niên ở các khu đô thị lớn muốn có tự do cá nhân cao, không
muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm
khá thoải mái trong quan hệ nam nữ. Thích thể hiện bản thân là người sành điệu qua các
video clip lố lăng, hành động vô bổ.
Hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, sản phẩm phi văn hóa có hại sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp và liên tục với cường độ cao đối với lối sống thế hệ trẻ theo nhiều cách, đặc biệt
là thông qua internet và các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, sự gia tăng của các tệ
nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tội phạm nguy hiểm, côn đồ, hung hãn, băng nhóm ...
chưa được giải quyết hiệu quả; môi trường xã hội không lành mạnh; sức khỏe sinh sản, tỷ
lệ lây nhiễm HIV trong giới trẻ sẽ tiếp tục tăng cao ở mức báo động ... đã, đang và sẽ tiếp
tục gây hại cho thế hệ thanh niên hiện nay
Để làm rõ lập luận trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình hình đạo đức và lối sống
của thanh niên hiện nay.
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, tất cả mọi người, đặc biệt là thanh niên
đang ngày càng thay đổi. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng đạo đức, lối sống của thanh niên
hiện nay qua hai mặt tích cực và tiêu cực.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky
với nhân vật Pavel Corsaghin đã từng nói lên lý tưởng sống đẹp: “Cái quý nhất của con
người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận
vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn
của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến
dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp giải phóng loài người”.
Lối sống của thanh niên hiện nay chúng ta không thể không nhắc đến những bạn có
mục đích sống rõ ràng và tươi đẹp. Họ chăm chỉ học tập, không ngừng cải thiện bản thân
để có thể trở thành một phần có ích cho xã hội. Chúng ta đang học và làm việc noi gương
của bác Hồ, học tập những lí tưởng sống cao đẹp của các anh hùng dân tộc. Chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp các bài báo với nội dung về những hành động đẹp của thanh niên.
Không chỉ là những câu chuyện của những tấm gương chăm học, họ còn có thể là những
người sẵn sàng làm việc tốt mà không cần được đền đáp lại, họ là những người tích cực
tham gia các hoạt động liên quan đến nhà nước. Và tất cả những điều đó cho thấy thanh
niên Việt Nam đang học tập và ngày càng chăm chỉ học tập, noi gương theo bác Hồ thân
yêu. Tuy nhiên liệu rằng, tất cả thanh niên hiện nay đang có một lối sống đẹp, đạo đức
tốt? Chúng ta đều đang được sống trong một xã hội ngày càng phát triển, vì vậy mà lối
sống của mọi người cũng đang dần thay đổi. Thanh niên đều là những người của tầng lớp
trẻ, họ mang trong mình những suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo, dễ thích nghi với những cái
mới. Và chính điều đó đã làm cho lối sống, đạo đức của thanh niên hiện nay thay đổi một
cách nhanh chóng. Chính điều này đã mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Sự tiến bộ của xã hội ngày nay đang có chiều hướng tốt, điều này cho thấy tình hình
kinh tế của các gia đình ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, mọi thứ đều có mặt bất lợi.
Họ đang sống tự do hơn, ít chú trọng đến lý tưởng đạo đức hơn, do đó dễ mắc các tệ nạn
xã hội như nghiện trò chơi điện tử, sử dụng ma tuý và thuốc phiện, ... Đây là những nỗi
kinh hoàng, những khó khăn xã hội trong giới trẻ. Số lượng thanh niên sử dụng ma túy
tăng theo ngày. Tại hội thảo chia sẻ về công tác cai nghiện ma túy do Bộ LĐ-TB-XH (Bộ
Lao động - Thương Binh và Xã hội) tổ chức ngày 11.6, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH
Nguyễn Thị Hà cho biết những năm gần đây người nghiện ma túy có xu hướng gia tăng,
khó kiểm soát, với mức tăng bình quân 10.000 người/năm. Đáng báo động là số lượng
người sử dụng ma túy có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở các tỉnh phía nam; nhiều nơi có cả
học sinh THCS sử dụng ma túy.
Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và
hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên. Họ ý thức cao về bản thân mình và
muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ
coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Khi ở ngoài công viên, chúng ta có thể dễ dàng
bắt gặp những thanh niên văng tục, xả rác bừa bãi nơi công cộng làm ảnh hưởng nét đẹp
quang cảnh xung quanh. Đây chính là lối sống thờ ơ, ích kỉ, không nghĩ cho cộng đồng.
Theo khảo sát của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong đời
sống sinh viên hiện nay đáng lo ngại là hiện tượng sinh viên có tư tưởng không chịu học
hành, xin điểm, quay cóp. Chỉ có khoảng 30% sinh viên say mê học tập, tích cực tham gia
các sinh hoạt tập thể; 10% sinh viên rất tích cực và hứng thú tham gia những hoạt động
vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ và thể hiện lối sống tiêu dùng hiện
đại, sành điệu; còn lại 60% sinh viên thể hiện lối sống thụ động, ít tham gia vào các hoạt
động chính trị - xã hội và văn hóa thể thao chung. Thanh niên đang ngày càng phụ thuộc
vào mạng xã hội mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là không ngừng học tập. Họ say
mê với thú vui trên mạng mà không rèn luyện trí óc và thể chất.
Một vấn đề nhức nhối khác trong đời sống thanh niên nước ta hiện nay là hiện
tượng sống thử. Xu hướng dễ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên
ngày nay, quan niệm về tình yêu và hôn nhân của họ “thoáng hơn”, dễ tiếp cận với lối
sống phương Tây. Đây là sự suy thoái trong lối sống, trong chuẩn mực về đạo đức, sự suy
nghĩ lệch lạc về tình yêu và sức khỏe sinh sản... Hiện nay, số lượng bạn trẻ có quan hệ
tình dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường gia tăng. Cũng qua khảo sát, chỉ có
28,9% sinh viên có thái độ kiên quyết phản đối vấn đề quan hệ trước hôn nhân; 32,8%
chấp nhận nếu họ yêu thực sự; 5,4% cho đó là chuyện bình thường.
Vậy câu hỏi lớn đặt ra rằng, chúng ta phải có những giải pháp gì giúp cho thanh
niên có đạo đức, lối sống một cách tích cực và có ích cho xã hội? Nhóm tôi xin đề ra một
số giải pháp sau khi nhóm đã thảo luận rằng:
Một là, nâng cao nhận thức của thanh niên về lối sống, đạo đức tốt là một điều cực kì
quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Hai là, không ngừng đưa ra các chính sách khuyến khích học tập hiệu quả.
Ba là, tạo điều kiện giúp thanh niên có những sân chơi trí óc, sân chơi thể thao bổ ích
để rèn luyện sức khỏe.
Bốn là, nâng cao sự quản lí, giáo dục của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một
tư tưởng sống cho thanh niên.
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng đối với thanh niên,
đội ngũ trí thức, tương lai của đất nước, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời đại phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với tốc độ phát triển kinh tế tri thức và hội nhập
xã hội toàn cầu.
Trang bị lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã mở đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bằng cách giáo dục
thanh niên thấm nhuần tư tưởng giải phóng con người, khỏi áp bức, bóc lột và xây dựng
một xã hội mới, công bằng, hạnh phúc. Thông qua việc làm sáng tỏ và truyền đạt bản
chất tư tưởng Hồ Chí Minh về những chủ đề cốt yếu của cách mạng Việt Nam, thanh
niên ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của quan điểm Hồ Chí Minh. Những
hoạt động cách mạng của Người ở Việt Nam đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh
thần của lớp trẻ chúng ta.
Nhờ vào quá trình rèn luyện, học tập nghiên cứu không ngừng nghỉ, thanh niên lớp
trẻ được củng cố, bồi dưỡng thêm về quan điểm cách mạng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, đấu
tranh, phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; và biết vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề, thử thách đặt ra trong cuộc sống.
Lý tưởng của Hồ Chí Minh hướng tới mang tư tưởng nhân văn, cách mạng của giai
cấp công nhân và những người lao động, lấy hạnh phúc của con người làm nguyên tắc
cao nhất. Người trả lời: Học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân
giàu, nước mạnh”. Đây chính là lý tưởng phấn đấu của thanh niên trong điều kiện mới.
Trang bị, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Hồ Chí Minh đã nêu lên những nội dung cụ thể về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho thanh niên như sau:
(1) Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với
nhân dân.
(2) Đạo đức cách mạng là ra sức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và
khiêm tốn, giản dị.
(3) Đạo đức cách mạng là tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trí tuệ của tập thể, của
nhân dân và kiên quyết đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Phát triển các nguyên tắc đạo đức cũng như bản lĩnh chính trị. Học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh giúp giáo dục đạo đức, tác phong, phẩm chất cách mạng, biết cách sống, đạo
đức, yêu cái thiện, ghét cái ác; hun đúc lòng tự hào về Người và Đảng Cộng sản Việt
Nam, có ý thức “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thanh
niên, sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, tự bồi dưỡng, rèn luyện, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ, đóng góp có ý nghĩa, hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng và con
đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với học sinh, giáo dục tư
tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo đức con người, hoàn
thiện nhân cách cá nhân, trang bị trí tuệ, trang bị phương pháp tư duy biện chứng để thế
hệ trẻ sau này trở thành những người tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất
nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Hồ Chí Minh mong muốn và khát vọng.
Nâng cao và phát triển trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp cho thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Chính vì
thế, Hồ Chí Minh thường căn dặn thanh niên phải "ra sức học tập nâng cao trình độ chính
trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc,
cho nhân dân". Vì thế, thanh niên phải học nữa, học mãi, bởi vì, "nếu không chịu khó học
tập thì không tiến bộ. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều,
máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự
mình đào thải mình". Để việc học tập văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp đạt hiệu quả tốt,
Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi thanh niên phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
Người cho rằng, học tập là công việc suốt đời của mỗi thanh niên, tấm gương học tập và
những điều dạy bảo của Người là bài học cho thanh niên nước ta noi theo, làm theo.


Tài liệu tham khảo:


1. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 354.
2. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky.
4. Bài nghiên cứu: "Đạo đức của sinh viên Việt Nam. Thực trạng và giải pháp" - Nguyễn
Thị Minh Ngọc.

You might also like