You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 – Chương I

Sinh viên (Nhóm 1)


Lê Thị Diệu Linh - 31221025135
Nguyễn Thị Kiều Trang - 31221025143
Hồ Hoàng Phúc - 31221025845
Thái Quang Nghị - 3122102358

Đề bài: Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại ý nghĩa như thế nào với bản thân
mỗi sinh viên? (Vì sao sinh viên cần phải học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh?)
Trả lời:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tương lai dân tộc, tiền đề Tổ quốc và sự thành
công của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào việc giáo dục - đào tạo thanh niên”, “Nước
nhà thịnh hay suy yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên”. Đến ngày nay, tư tưởng
của Người vẫn vẹn nguyên giá trị.
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là hệ thống nhận thức tư
duy, quan điểm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề quan trọng:
- Nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên trong tiến trình lịch sử qua
các thời kỳ cách mạng
- Đường lối nội dung bồi dưỡng, giáo dục - đào tạo thanh niên thành lớp người kế tục sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Nhiệm vụ công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, đội dự bị tin cậy của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tiềm năng, vai trò, vị trí to lớn của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng, luôn tin tưởng và nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát
triển. Tư tưởng “Thức tỉnh thanh niên để đi đến thức tỉnh dân tộc” của người từ những
ngày đất nước còn bị áp bức đến những năm đầu khi nước ta giành được độc lập: “Thanh
niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một
phần lớn là do các thanh niên” vẫn mãi vẹn nguyên giá trị. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: Thanh niên “phải tham gia ý kiến vào công việc của chính phủ, chiến đấu giữ
lấy nền độc lập và tự rèn luyện từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác
những việc trọng đại của nước nhà”.
Như vậy, Tư Tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên được thể hiện rõ ràng khi người nhấn
mạnh vai trò quan trọng của thanh niên đối với xã hội và tập trung bồi dưỡng, giáo dục
thế hệ thanh niên có nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam; xây dựng niềm tin ở tương lai của đất nước, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng; giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời khuyến khích thanh niên
trau dồi học tập và nâng cao kiến thức toàn diện để trở thành thế hệ lãnh đạo tiềm năng,
kế thừa và phát huy sứ mệnh xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực như thế nào đến sinh viên?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng có câu nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Khi Việt Nam mở cửa buôn bán, chấp
nhận nền kinh tế thị trường thì song song với đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề:
Nền kinh tế thị trường đã sản sinh ra một bộ phận giới trẻ sống theo chủ nghĩa cá nhân vị
kỷ. Mở cửa cho nền kinh tế thị tường đồng nghĩa với việc hội nhập quốc tế, giao thoa văn
hóa giữa các nước nhưng thiếu sự chọn lọc. Điều này dẫn đến sự “Tây hoá” theo chiều
hướng tiêu cực, xa rời chuẩn mực đạo đức, truyền bái lối sống vị kỷ, thực dụng, đua đòi,
ăn chơi xa hoa, lãng phí, thác loạn, sử dụng bạo lực, tham nhũng, chạy đua theo đồng tiền,
suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống. Số lượng tội phạm trong sinh viên đang gia tăng
với tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng và phức tạp, tập trung ở các tội danh như:
giết người, cướp đoạt tài sản công dân, mua bán ma tuý, mua bán mại dâm, gây rối
trật tự công cộng… Một số vụ án hình sự gần đây liên quan đến sinh viên đã làm cho
không ít người đặt dấu chấm hỏi về quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của sinh
viên.
Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tác động rất mạnh đến hoạt động phát triển ý
thức chính trị của sinh viên. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc
cần bổ sung rèn luyện tư tưởng chính trị cho thế hệ sinh viên theo đường lối đúng của
Đảng và Nhà nước, không để thế hệ sinh viên non trẻ bị biến chất trước tác động của nền
kinh tế thị trường.
3. Thực trạng đạo đức, lối sống thanh niên hiện nay?
Đối diện với áp lực từ sự phát triển và đổi mới không ngừng của xã hội, khía cạnh đạo
đức và lối sống thanh niên hiện nay chuyển biến theo hai chiều hướng hoàn toàn trái
ngược:
- Xét về mặt tích cực:
Khi bước vào nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một làn sóng
mới đã ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức của con người Việt Nam. Nền tảng giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: yêu nước, yêu thương con người, thủy chung,
nghĩa tình, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đoàn kết,... vẫn được duy trì.
Bên cạnh đó, những giá trị cần có trong thời đại mới như sự năng động, hội nhập, đón đầu
xu hướng và áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào học tập và cuộc sống dần xuất
hiện. Nhờ đó, đa số sinh viên vẫn giữ được lối sống lành mạnh, trong sáng, khiêm tốn,
cần cù, chịu khó; dũng cảm vượt khó, dám đương đầu với khó khăn; dám thử sức với
những điều mới, và dám chịu trách nhiệm trước những lời nói và hành động của mình;
luôn cố gắng đấu tranh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Xét về mặt tiêu cực:
Sinh viên cũng bị ảnh hưởng nhất định bởi những yếu tố thời đại, yếu tố du nhập như lối
sống thực dụng chạy theo danh lợi, bất chấp đạo đức, không nhận thức được rõ ràng
những thông tin, hành động trái chiều, phản động,...điều này đã ảnh hưởng nhất định đến
niềm tin, tư tưởng, ý chí, đời sống của sinh viên, trí thức trẻ. Thực tế cho thấy có nhiều
sinh viên đã có biểu hiện sống tiêu cực, thiếu trách nhiệm, buông thả bản thân, thờ ơ với
gia đình, bất lương, gian lận trong thi cử,...đó là những biểu hiện tiêu cực cần phải được
lên án, đẩy lùi.
4. Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh nhằm trang bị cho thanh niên những bài học gì
trước tác động của nền kinh tế hiện nay?

Thứ nhất, sinh viên nâng cao năng lực tư duy lý luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực
hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Thông qua quá
trình học tập nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên nâng cao nhận thức về giá trị
của tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng và củng cố lập trường cũng như quan điểm cách
mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin; kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái,
bảo vệ, tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời
biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc
sống. Từ đó, bồi đắp năng lực lý luận, chỉ dẫn hành động, dần trở thành một công dân có
ích cho xã hội Việt Nam trong quá trình thực hiện mục tiêu cao cả: xây dựng một xã hội
dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.

Thứ hai, sinh viên được giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin
khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.

Khi nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn
diện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Là 1 vị lãnh tụ của Đảng, người con vĩ đại của
dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ kiên cường đấu tranh vì độc lập, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và tiến bộ giữa các dân tộc trên thế giới.
Sinh viên nghiên cứu môn học Tư Tưởng Hồ Chí Minh sẽ có điều kiện tốt để thực hành
đạo đức Cách Mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc nội xâm, để lập thân, lập
nghiệp, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những điều thiện, ghét và tránh xấu điều ác,
nâng cao lòng tự hào về đất nước Việt Nam, về Chế Độ Xã Hội Chủ Nghĩa và Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Từ đó, sinh viên nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định giữ vững ý thức và
thực hiện trách nhiệm công dân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách kết tinh từ Tư Tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ ba, sinh viên xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác

Qua quá trình học hỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên có điều kiện vận dụng tốt hơn
những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu và học tập vào việc xây dựng phương pháp tu
dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân. Người học có thể vận
dụng xây dựng phong cách tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử theo phong cách và tư
tưởng mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng.

Tóm lại: Việc sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh
là điều vô cùng cần thiết. Bởi hệ tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là một nền
đạo đức kiệt xuất, một hệ tư tưởng với sức sống mãnh liệt, là nguồn động viên to lớn
không chỉ
với thế hệ sinh viên mà còn đối với cả dân tộc Việt Nam và thế giới. Học tập Tư Tưởng
Hồ Chí Minh góp phần giáo dục sinh viên về đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng;
nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện “sống, chiến đấu,
lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Từ đó, sinh viên biết vận dụng vào cuộc
sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết
thực và hiệu quả cho sự nghiệp và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
lựa chọn.

You might also like