You are on page 1of 13

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đạo Đức

1.Thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay:


a. Vai trò của đạo đức:
- Đạo đức là gốc của người cách mạng:
Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và
phát triển con người. Người nói: “Cũng như sông có nguồn thì
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân”.
Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với
tài, lời nói đi đôi với hành động, hồng với chuyên, thống nhất
giữa phẩm chất và năng lực. Trong đó, đức là gốc của tài, hồng
là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực.
-Đạo đức là nhân tố làm nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã
hội
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết
là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những
người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của
mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
b. Thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay:
Trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế đã và đang hình thành một nền đạo đức mới cùng với công
cuộc đổi mới của Đảng. Đó là phát huy những giá trị truyền
thống của dân tộc như: thương người, sống nghĩa tình, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của đất nước Việt Nam ta.
Qua đó, phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức ngày nay vẫn giữ
được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, và
luôn luôn cần cù, sáng tạo, không ngừng học hỏi trong học tập
cũng như có trong mình sự bản lĩnh, năng động, nhạy bén, dám
đối mặt với những khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm,
không ỷ lại, lười biếng, luôn biết gắn bó với nhân dân, đồng
hành cùng dân tọc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, một thực trạng ngày nay chúng ta có thể thấy là do
sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự bùng phát của lối
sống thực dụng, chạy theo danh lợi bất chấp đạo lí, dẫn đến
nhiều hệ luỵ cũng như ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội ngày nay.
Đó là sự chống phá của thế lực thù địch đã tác động đến ý chí,
tâm tư, tình cảm của phần lớn các em học sinh, sinh viên, thanh
niên tri thức.
Hậu quả: mất đi niềm tin, lý tưởng sống, sống thực dụng, sống
dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào
tệ nạn xã hội như: nghiện ngập, rượu bia, ma tuý. Gian lận, thiếu
trung thực trong học tập. Đó là những biểu hiện không thể xem
thường.
2. Nội dung cơ bản mà sinh viên cần học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Có thể nói, tư tưởng và tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh có
một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ rất lớn không chỉ cho quần
chúng nhân dân mà còn ở cả nhân dân thế giới trong cuộc đấu
tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó, các thế hệ trẻ ngày
nay cần phải học tập và noi gương theo đạo đức Hồ Chí Minh:
_ Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là phải trung với
nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm
quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác.
Đó chính là học phẩm chất con người trọn đời vì nước, vì dân, là
học tập khí phách anh hùng, ý chí độc lập tự cường, không chịu
khuất phục trước mọi kẻ thù.
Người đã chấp nhận hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm, sáng
suốt để vượt qua mọi khó khăn “thắng không kiêu, bại không
nản”, “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”
“Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ,
là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Hơn thế nữa,
trước khi qua đời, người không có gì để hối hận, nhưng tiếc thì
có đó là chỉ tiếc không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
_ Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phải tu
dưỡng, rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của
đạo đức cách mạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt
động hằng ngày của mỗi người.
+ Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
+ Kiệm tức là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi.
+ Liêm tức là trong sạch, không tham lam.
+ Chính tức là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn.
+ Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi,
là hết sức công bằng, không chút thiên tự, thiên vị.
Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Muốn hoà thành nhiệm vụ được tốt
thì chúng ta phải học tập, chúng ta phải trau dồi tư tưởng… phải
trau dồi đạo đức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn”.
“Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn
trau dồi”, phải chân thành, khiêm tốn, không được tự mãn, chớ
kiêu ngạo, luôn luôn, cầu tiến bộ, phải “khiêm tốn, trong sạch và
chính trực”.
Trung thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên và của
mỗi người. Trong công việc, trung thực phải luôn gắn bó với
trách nhiệm. Hồ Chí Minh coi trách nhiêm là việc phải làm, phải
gánh vác, không thể thoái thác. Do đó, ý thức trách nhiệm là sự
tự giác của mỗi cá nhân “nhận rõ phải, trái, đúng sai”
Thế hệ trẻ, sinh viên ngày nay cần phải được vun đắp về tinh
thần dân tộc ,ý thức trách nhiệm với Tổ quốc thân yêu. Phải có
“tinh thần trách nhiệm cao”
Cần phải xác định rõ trung thực và trách nhiệm. Trươcn hết là
trách nhiệm với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sau đó là
trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương.
_ Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là phải có đức tin tuyệt đối vào
sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân
hậu với con người.
Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ, đảng viên việc gì có hại cho dân,
dù nhỏ, cũng phải hết sức tránh; phải dần dần, hiểu dân, phải
học dân, kính trọng nhân dân; hết lòng, hết sức phục vụ nhân
dân.
Phê phán đầu óc “quan cách mạng”, thường xuyên tìm hiểu
“lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người
không quan trọng”
Hồ Chí Minh không bao giờ đặt mình cao hơn nhân dân, tâm
niệm suốt đời là công bộc cua nhân dân “cũng như một người
lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”.
Tháng 7/1969, Mácta Rôhát, phóng viên báo Granma (Cuba),
người nói: “tôi hiến cả cuộc đời tôi cho dân tộc tôi… Mỗi người,
mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi
đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau
khổ của tôi”.
Vào năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, cũng là lúc
Việt Nam trải qua nạn đói khủng khiếp, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chủ trương tăng gia sản xuất, mỗi tháng người nhịn ăn ba bữa
để góp gạo cứu đói và Người cũng góp góp lon gạo của mình
như mọi người dân như Bác đã từng viết bài kêu gọi “Sẻ cơm
nhường áo” đến đồng bào cả nước.
_ Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh còn là học tập
và làm theo tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn,
quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục
đích cuộc sống.
Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là học tập đức tính bình
tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua thử thách, gian nguy, kiên
trì mục đích cuộc sống,
bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình “Muốn
nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”.
_ Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là học tấm gương về
chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong
sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng
nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Bác là một nhà yêu nước vĩ đại, chiến sĩ kiên cường trong phong
trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thế kỉ XX. Phải biết
chăm lo bảo vệ sự đoàn kết, sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Sinh viên cần phải học tập phẩm chất đạo đức kết hợp chủ nghãi
yêu nước với tinh thần quốc tế trong sáng.
Thanh niên và cả sinh viên phải trau dồi đạo đức để trở thành
những con người làm chủ vận mệnh đất nước, đoàn kết nhất trí,
làm tròn nghĩa vụ cao cả vì độc lập dân tộc, tự do của Tổ Quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng của nhân dân thế giới.
3. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh
a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu
tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân,
mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ
trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ
tương lai của nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người
tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người
phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc
giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của
sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm.
Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải
có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh
tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những
không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội
nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại
gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời
sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh,
nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ
vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách
mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt,
rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ
vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn
cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa".
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân
trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng
và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân.
Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và
vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng
ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên
phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận
tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình,
"không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự
hoi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích
lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh
phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý
luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi.
"Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói
xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười
biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả
dối, khoe khoang". Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì?
Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là
xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm
gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm
điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với
mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho
đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ
quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho
kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một
điều trái nhỏ".
b. Nhiệm vụ học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Đặt mục tiêu, học, làm theo Bác để trở thành một người như Bác
- điều đó là khó có thể. Bởi để trở thành một người dành trọn
niềm tin, sự tôn kính của cả dân tộc cũng như của nhân loại tiến
bộ như Bác là cả một quá trình học tập, rèn luyện vất vả và quá
trình ấy cũng phải diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt.
Nhưng học và làm theo Bác chắc chắn không phải là cái gì đó
quá cao siêu. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là
chuẩn mực của tất thảy những việc diễn ra trong cuộc sống
thường ngày, khi thật tâm, thì soi chiếu vào đó, ai cũng đều có
thể thấy được những việc mình có thể học theo, làm theo Người.
Hội viên, sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm
hiểu, tuyên truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh
thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, góp phần nâng
cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên.
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh
viên, có tác động to lớn đến tương lai của cá nhân và đất nước.
Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm,
trung thực, nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần
đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý
nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
- Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh
viên cần:
 Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo
đức, phong cách và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh
thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
 Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói
quen cho bản thân làm theo lời Bác dạy.
 Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh
thần trách nhiệm, tính trung thực, luôn nói đi đôi
với làm để cho người khác noi theo.
 Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp. Phấn đấu
tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"
với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực
tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
- Hội viên, sinh viên không chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và
làm theo Bác về trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm mà
còn phải:
 Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều xung quanh mình có
nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách nhiệm, trung thực,
nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành vi vô
trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc
"nói thì hay mà làm thì dở" đối với bản thân, gia đình và xã
hội.
 Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển
hình thanh niên, sinh viên hoặc các cơ sở Đoàn, Hội có
những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực
hành theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách
nhiệm, trung thực nói đi đôi với làm.
- Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định
rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân
dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp
chung của đất nước:
 Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta
không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình
là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ
nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên
toàn thế giới".
 "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã
cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho
nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà
nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn
đấu chừng nào?".
 Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn
sàng nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của
mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ
không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh
hay người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả
xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ,
không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách
mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với
làm
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung
thực, trách nhiệm, trước hết phải nói đi đôi với làm, phải tạo ra
sự chuyển biến về tình cảm và nhân cách:
 Tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự
thật, lẽ phải.
 Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc
khuyết điểm.
 Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, phê
bình, cầu thị, sửa chữa khuyết điểm, khắc phục những mặt
hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt tích cực.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách
mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với
làm
Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu
quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn
luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu
quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm
gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống.

You might also like