You are on page 1of 3

BÀI THẢO LUẬN 2

Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Người
cho rằng, cách mạng muốn thắng lợi, cùng với giác ngộ chính trị, tăng cường sức mạnh tổ
chức, thì phải có sức mạnh về đạo đức bằng sự tu dưỡng, rèn luyện. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, từ bài giảng đầu tiên cho thế hệ thanh niên yêu nước, cho đến tác phẩm đỉnh
cao cuối cùng của cuộc đời là bản Di chúc, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và
tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là gốc của người cách mạng.
Đạo đức là cái “gốc” của người cách mạng. Đạo đức cách mạng giúp người cán bộ
phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện hoàn thiện bản thân trong quá trình tham gia cách mạng, lo hoàn
thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan
liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công
việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi con người trong xã hội.
Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức,
coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng
lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.
Đức là nền tảng của tài, định hướng cho tài phát triển. Ngược lại, tài là thành tố góp phần tạo
nên đức, hoàn thiện đức. Do đó, người cán bộ cần phải có cả hai phẩm chất này.
Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức, nhưng Người cũng rất quan tâm đến tài năng, trí tuệ và luôn
tạo điều kiện để cho mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội, vì đạo
đức là nền tảng cho tài năng phát huy và tài năng là thể hiện cụ thể của đạo đức trong hiệu quả
hành động. Vì vậy, hai mặt đức với tài thống nhất không tách rời nhau, tạo điều kiện cho nhau,
giúp cho con người hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Theo đó, với sự nghiệp "trồng người" thì Hồ Chí Minh luôn bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo
đức; Bác thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người. Bởi vì theo Bác: "Đạo đức cách
mạng không phải trên trời sa suống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển
và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung
sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người". Do đó, việc rèn luyện đức tài là nhiệm vụ của
mỗi công dân Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp cách mạng ngày càng cao. Trong
quá trình rèn luyện đức tài thì Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta cần chú ý: đức trước tài sau;
chính trị với chuyên môn thì chính trị trước chuyên môn sau. Trong bản Di chúc chỉnh sửa lần
cuối (năm 1969) để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, mặc dù chỉ vẻn vẹn 1.100 từ,
nhưng Bác vẫn không quên căn dặn Đảng ta chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ - những
chủ nhân tương lai của đất nước, Người yêu cầu Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, giáo dục thanh niên trở thành người vừa "hồng" vừa "chuyên", trong đó
"hồng" là đức “chuyên” là tài, hồng trước chuyên sau. Bởi vì theo Người, muốn xây dựng CNXH
trước hết phải có con người mới XHCN với đặc trưng cơ bản là vừa "hồng" vừa "chuyên".
“Hồng” là từ để chỉ một người giác ngộ cao, trình độ hiểu biết chuyên sâu về chính trị,
mang tính giai cấp, ở đây có nghĩa là người giác ngộ cao về chủ nghĩa cộng sản.
“Chuyên” là trình độ chuyên môn về một ngành nghề nào đó, là năng lực để thực hiện
một nhiệm vụ, một chức trách nào đó.
Hồng với chuyên là quan điểm nổi bật có tính bao quát trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất
con người mới XHCN. Hồng là phẩm chất, là đạo đức của người cách mạng: yêu nước, trung
với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; chống chủ nghĩa cá nhân và có tinh thần quốc tế trong sáng. Chuyên là sự thể
hiện trí tuệ, tài năng, năng lực của cá nhân con người gắn liền với sự khổ công học tập, rèn
luyện để có tri thức, nâng cao tri thức và dùng chính những tri thức mình có được mà phục vụ
cho sự phát triển của cộng đồng, của CNXH. Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục lý tưởng
cách mạng, Hồ Chí Minh còn chú trọng giáo dục kiến thức văn hóa, khoa học - kỹ thuật nhằm
phát triển trí tuệ cho con người Việt Nam. Người viết: "Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh
đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn. Trong thời gian
không xa, đạt tới đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật".
Như vậy, có thể nói, đức với tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ khăng khít
với nhau, là hai mặt cơ bản của con người mới nói riêng và được xem như nội hàm của con
người mới XHCN. Trong đó đức là gốc, nhưng tài là quan trọng và Bác luôn nhắc nhở chúng ta
không được xem nhẹ mặt nào, Người ví: có đức mà không có tài thì không khác ông Bụt,
không làm gì hại ai, nhưng cũng không làm được gì có ích cho mọi người. Ngược lại có tài mà
không có đức thì sẽ trở thành kẻ phá hoại.
Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước toàn diện theo định hướng XHCN, nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam đã có những thay đổi, song những tiêu chuẩn cơ bản nhất của người
cán bộ cách mạng "vừa hồng vừa chuyên" vẫn còn nguyên giá trị. Hồng là có đạo đức cách
mạng: yêu nước, trung với nước, hiếu với dân, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Chuyên là giỏi về công việc đang làm, đang đảm nhiệm, phải tỏ rõ năng lực sáng tạo, có tinh
thần đổi mới, thích ứng với cái hiện đại, không được bằng lòng với những gì mình đang có...
Với ý nghĩa sâu sắc cả về thực tiễn và lý luận đối với việc rèn luyện đức tài với tất cả
mọi người dân Việt Nam nói chung, với cán bộ, đảng viên nói riêng, những người đang trực tiếp
làm nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đưa mọi chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước đến toàn thể nhân dân thì việc rèn luyện đức tài trong giai đoạn hiện nay -
giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động và tích hội nhập quốc tế càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết.
Liên hệ với sinh viên Đại học Mở Hà Nội
Về tài cần phải phấn đấu học, học nữa, học mãi, học tập suốt đời, học không mệt mỏi,
phải xác định “học tập là quyển vở không có trang cuối cùng” để không ngừng phát triển trí tuệ,
làm giàu tri thức cho mình trong kho tàng tri thức của nhân loại; phải hiểu rằng những gì mình
biết về thế giới này chỉ là giọt nước trong biển cả, còn những điều mình chưa biết mới là đại
dương bao la. Do vậy, không được bằng lòng về sự học tập, mà ngược lại phải tiên phong
trong học tập, trong tu dưỡng, rèn luyện đức tài, nhằm ngày càng hoàn thiện bản thân mình
hơn nữa, để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình một cách vững tin nhất, hiệu quả nhất, từ đó
mà có ý thức cao về vị trí, nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, đối với sự nghiệp cách
mạng, đối với con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta
đã lựa chọn.
Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đối với sinh viên Đại học
Mở Hà Nội.Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh
mẽ, tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, sự suy đồi về đạo đức, lối sống ở một
bộ phận.
Người luôn quan tâm tới thanh niên, những người chủ nhân tương lai của đất nước. Là
sinh viên khoa Luật- Đại học Mở Hà Nội, chúng ta cần phải luôn tự rèn luyện kiến thức và kinh
nghiệm bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Để rèn luyện về tài, Sinh viên cần trau dồi kiến thức pháp luật, tận dụng triệt để những
điều kiện mà xã hội đang tạo ra, không để hoài phí tuổi trẻ, học phải có lí tưởng. Mặt khác phải
thường xuyên tham khảo nhiều phương pháp học tập trong và ngoài nước, góp phần đóng góp
cho nhà nước sau này.
Để rèn luyện đức, sinh viên phải tự nhắc nhở đạo đức nghề nghiệp, đạo đức với quốc
gia dân tộc. Kết hợp với các tổ chức của sinh viên như đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
hội sinh viên, thường xuyên tổ chức và tham gia các buổi học về tư tưởng chính trị, tư tưởng
Hồ Chí Minh, cùng nhau thảo luận vai trò của sinh viên để thấm nhuần hơn tư tưởng Hồ Chí
Minh trong thời kì mới.

You might also like