You are on page 1of 5

Nhóm 1: Giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc “ trồng người”, hãy

nêu vai trò của nhà giáo hiện nay trong việc tiếp thu và phát triển giá trị tốt đẹp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục
chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thầy, cô giáo
đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt chân lý
thời đại, cho nên mọi tài liệu, giáo trình dù hay đến đâu nếu không có thầy giáo
hướng dẫn thì không phát huy hết tác dụng đối với thế hệ trẻ. Người thầy là yếu
tố quyết định đến chất lượng giáo dục, sản phẩm của dạy học là tương lai của dân
tộc. Vì vậy, mỗi nhà giáo cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc, toàn diện những lời dạy
quý báu, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, về vai trò, trách
nhiệm của người thầy giáo đối với Tổ quốc, với nhân dân.
Vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội - họ là người quyết định thành
công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. Điều đó, vừa khẳng định vị trí,
vai trò quan trọng của nghề “dạy chữ, dạy người”, vừa nói lên trọng trách mà xã
hội đặt trọn niềm tin lên vai nhà giáo. Các thầy giáo, cô giáo có nhiệm vụ nặng nề
và vẻ vang làm người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; có
trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các
giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm
chất cao quý và năng lực sáng tạo, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, người thầy giáo thường xuyên được
tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nắm bắt được những
thông tin mới, đa dạng, nhiều chiều và hết sức phức tạp. Nếu không trang bị nền
tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu thiếu hiểu
biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử đất nước và truyền thống văn hóa Việt Nam làm
tiêu chuẩn để lựa chọn những thông tin có ích cho dân, cho nước thì họ khó tránh
khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của toàn cầu hóa gây ra, làm suy yếu
chất lượng nguồn lực trí tuệ của dân tộc.

Nhóm 2: Làm rõ mối quan hệ giữa chiến lược "trồng người" và mục tiêu xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh?
Khẳng định vai trò của con người, C.Mác viết: “Xã hội sản xuất ra con người với
tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thế ấy”. Kế thừa tư tưởng của
C. Mác, Lênin cũng khẳng định vai trò quyết định của con người: “Lực lượng sản
xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, người lao động”. Tư tưởng
cơ bản về con người của các nhà kinh điển nêu trên đến Hồ Chí Minh được phát
triển thành luận điểm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. Đó cũng là những luận điểm có tính nền tảng của chiến
lược con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Từ đó, có thể suy ra mối quan
hệ mật thiết giữa chiến lược “trồng người” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội,
chỉ khi có con người mới có xã hội chủ nghĩa, “trồng người” là để chuẩn bị nhân
lực cho xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh tin rằng thành công của cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã
hội phụ thuộc vào chất lượng của những người tham gia. Hồ Chí Minh nhấn mạnh
sự quan trọng của việc phát triển những thế hệ lãnh đạo mới, những người có
cam kết về lý tưởng cách mạng, thông thạo chính trị và có khả năng thực hiện
hiệu quả các chính sách xã hội chủ nghĩa. Chiến lược "trồng người" mà Hồ Chí
Minh đề cao nhằm tìm ra và nuôi dưỡng những cá nhân có tiềm năng cách mạng,
đồng thời cung cấp cho họ giáo dục, đào tạo và cơ hội giữ vai trò lãnh đạo. Chiến
lược này bao gồm việc giáo dục và động viên đại chúng, đặc biệt là công nhân và
nông dân, tham gia tích cực vào quá trình cách mạng. Hồ Chí Minh nhận thức rõ
tầm quan trọng của giáo dục, cả hình thức chính thức và không chính thức, trong
việc hình thành những giá trị và kỹ năng của các nhà lãnh đạo tương lai. Người
nhấn mạnh sự cần thiết của việc rèn luyện lòng yêu nước mạnh mẽ, tinh thần vị
tha và sự tận tụy đối với nhân dân trong đội ngũ cán bộ cách mạng. Mục tiêu cuối
cùng của chiến lược "trồng người" là xây dựng một xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh tưởng tượng một xã hội có đặc điểm bình đẳng xã hội, phát triển
kinh tế và tham gia chính trị. Tóm lại, Hồ Chí Minh coi chiến lược "trồng người" là
một yếu tố quan trọng trong mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nhóm 3: Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện chiến lược “trông người”
có gặp những khó khăn thách thức nào không? Hãy đưa ra những giải pháp để
có thể giải quyết những khó khăn thách thức đó?
*Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện chiến lược "trồng người" có thể gặp
phải một số khó khăn và thách thức như:
1.Sự chống phá của các thành phần chống đối Đảng và Nhà nước bằng cách tuyên
truyền những thông tin sai sự thật khiến người dân mụ mị lầm tưởng.
2.Sự suy đồi đạo đức của con người.
3.Nền giáo dục chưa được đổi mới.
*Biện pháp giải quyết những khó khăn thách thức trên:
- Thứ nhất, cần phải có chiến lược phát triển con người Việt Nam mới một cách
thật chi tiết, cụ thể, có lộ trình rõ ràng tránh sự chống phá của thành phần chống
đối Đảng và Nhà nước. Chủ trương, chính sách này phải cụ thể, rõ ràng trong việc
xác định mục đích, tiêu chuẩn, nguyên tắc cho các tổ chức, cá nhân theo đó thực
hiện. Vì vậy, trước hết, cần phải đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với việc xây dựng con người trong thời đại mới, coi đó là một nhiệm vụ
trọng tâm. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ trách nhiệm giữa các
lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa để nâng cao chất lượng và hiệu của việc xây
dựng con người. Và xây dựng được ý thức, cũng như sức mạnh của cả xã hội, cả
dân tộc vào mục tiêu xây dựng toàn diện con người Việt Nam thời đại mới.
- Thứ hai, cần xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam, tức là phải: “Đúc
kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Phải xây dựng được
hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời đại
mới thì mới có căn cứ để xây dựng con người. Các hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị
chuẩn mực của con người Việt Nam phải vừa phù hợp với những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, vừa phải phù hợp với những giá trị văn hóa của thời đại
nhằm xây dựng con người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất và năng lực, vừa phải
mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn; vừa có khả năng đảm nhiệm những trọng
trách mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
- Thứ ba, kiên trì thực hiện đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi những con người có năng lực tư duy và
sáng tạo, đổi mới, có kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm
việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu. Như vậy, trong
quá trình giáo dục phải trang bị cho người học khả năng vận dụng kiến thức trong
nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề nan giải. Dành nhiều thời gian
dạy người học về phương pháp, kĩ năng, cách tự học, dạy cách sử dụng, khai thác
các thiết bị, gắn lí thuyết với thực hành,… và dạy làm người với mục đích người
được đào tạo có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập
suốt đời và có trách nhiệm cao với gia đình, xã hội và Tổ quốc.

Nhóm 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “ trồng người” có phản ánh đủ các yếu tố đa
mặt và phức tạp của xã hội hiện đại hay không? Có những khía cạnh nào mà tư
tưởng này chưa đáp ứng hoặc cần cải tiến để phù hợp với thực tế hiện nay?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “ trồng người” có phản ánh đủ các yếu tố cơ bản đa mặt
và phức tạp của xã hội hiện đại
"Trồng người" là công việc "trăm năm", không thể nóng vội "một sớm một chiều",
không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Để
thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và
đào tạo là biện pháp quan trọng nhất. Giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại
tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến
thanh niên. Nội dung giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo
đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Đức
và tài thống nhất với nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài năng phát
triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm...
Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” vào
giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên trong điều kiện hiện nay cần tập trung
thực hiện có hiệu quả một số giải pháp dưới đây:
Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch,
lành mạnh cho thanh niên.
Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên.
Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của
thanh niên.
Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh
niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới là góp
phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân
tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với
mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Nhóm 6: Quan điểm của HCM về con người có còn phù hợp với xã hội hiện đại?
Vai trò của con người trong chiến lược “trồng người” có bị thay đổi bởi sự phát
triển của công nghệ?
Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi con người là vốn quý nhất, là mục tiêu, là động
lực của cuộc cách mạng. Quan điểm này đươc thể hiện thông qua các kỳ đại hội,
đặc biệt tại Đại hội XII, Đảng đã bổ sung, phát triển nhiều quan điểm mới về xây
dựng, phát triển con người. Những quan điểm này được cụ thể hóa thành các
nhiệm vụ, giải pháp, định hướng cụ thể trong hoạt động thực tiễn và phát triển
kinh tế - xã hội.
Quan điểm của Đảng về xây dựng con người phát triển toàn diện được thể hiện
thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII trong đó thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa con người vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp nhân
dân ta đang thực hiện, diễn ra trên mọi mặt của đời sống và sản xuất. Sự nghiệp
này được thực hiện bằng chính nguồn lực con người. Đó là những con người có tri
thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ, về quản lý và dịch vụ. Để phát triển, con
người phải được trang bị vững chắc về học vấn nền tảng, đào tạo con người có
trình độ tay nghề, nắm vững công nghệ, khoa học, kĩ thuật trong sản xuất, hình
thành phong cách lao động công nghiệp, lao động sáng tạo.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi người lao động phát
triển cả đạo đức và nhân cách. Đó là đạo đức trung thực, đạo đức trong hành
động, tự giác trong lao động. Biểu hiện của đạo đức cách mạng là sự thống nhất
giữa lời nói với việc làm, giữa nhận thức và hành động, giữa động cơ và hiệu quả.
Đạo đức đó đáp ứng được chuẩn mực đạo đức của xã hội mới, là điều kiện cơ bản
để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước hướng tới mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã
hội.

You might also like