You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

NHÓM 8

Bài tập nhóm số 1:


 Vì sao sinh viên cần phải học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ?

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2022


 MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết và hệ thống hóa. Hệ thống tư
tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, vận dụng và
phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết
tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn: trang
bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao lòng yêu
nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người, làm cho chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của nhân dân.

1. Nội dung của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là việc nghiên cứu và vận dụng hệ thống các quan
điểm của Hồ Chí Minh, bao gồm các tư tưởng chủ yếu như: giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân do dân và
vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh
tế văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người
đầy tớ trung thành của nhân dân;…

2. Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:

a, Việc học tập, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người học tiếp cận, hiểu rõ hơn về
con người vĩ đại Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 - mất ngày 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà
cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc
lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Người là một nhà lãnh đạo nổi tiếng được nhiều
người ngưỡng mộ và kính trọng, một nhà lãnh đạo tài năng và gần gũi được hàng triệu
đồng bào Việt Nam yêu mến. Nhưng một yếu tố  cơ bản và chủ yếu là nội lực của Chủ
tịch Hồ Chí Minh - tổng thể của tư tưởng, chính kiến, lương tâm và phẩm chất đạo đức
của Người. Vì vậy,  học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta khám phá và hiểu rõ
hơn những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh,
giữa tư tưởng và đạo đức - phong cách - lối sống luôn có sự thống nhất, vì vậy việc
nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho chúng ta một cái nhìn  đơn thuần về các
quan niệm của Người trên các lĩnh vực, mà  còn cho phép chúng ta cảm nhận được phẩm
chất và đạo đức cao quý. Tóm lại, Hồ Chí Minh và những thành tích của Người là tấm
gương sáng “việc thật người thật việc thật” để những ai hiểu sâu sắc tư tưởng của Người
có thể học hỏi và noi theo. Bên cạnh đó, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một
trong những cách để nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn công lao to lớn của Người đối với
dân tộc, đất nước Việt Nam và các dân tộc thuộc địa trên thế giới.Thấm nhuần công lao
của Người cũng sẽ khơi dậy lòng biết ơn và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt
Nam, thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc - đạo lý “Uống Nước Nhớ Nguồn”.

b, Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và
phương pháp công tác trong thời đại ngày nay:

Những tư tưởng Hồ Chí Minh có tính thực tiễn và áp dụng rất cao, có thể vận dụng vào
nhiều công việc của mỗi người dân một cách hiệu quả. Hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, ta
sẽ có nền tảng vững chắc về mục đích, mục tiêu đúng đắn để phát triển đất nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.Từ đó tìm ra hướng đi rõ ràng để phát huy năng lực bản thân và xây
dựng đất nước. Trên cơ sở lập trường, lập trường vững vàng, hiểu bản chất tư tưởng Hồ
Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy nhạy bén, cải tiến phương pháp làm
việc khoa học, hiệu quả hơn. Thay đổi tư tưởng nhận thức tốt cũng chính là bài trừ, loại
bỏ những tư tưởng lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động, hướng con người đến những
tư tưởng tốt đẹp, phù hợp với quy luật phát triển. Nếu sự đổi mới trong tư tưởng đóng vai
trò hàng đầu trong việc bắt đầu tiến bộ thì việc cải tiến phương pháp cũng quan trọng
không kém trong việc hiện thực hóa những ý định và quan điểm đổi mới này.

Trên cơ sở lập trường kiên định quan điểm ấy, việc nắm rõ bản chất tư tưởng Hồ Chí
Minh giúp mỗi người nâng cao được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải tiến phương
pháp lao động hiệu quả và khoa học hơn.

c, Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu gương, mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng
cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Thống kê Di sản Hồ Chí Minh có gần 50 bài báo, sách
viết về các vấn đề đạo đức. Hồ Chủ tịch coi đạo đức là nền tảng và sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là gốc của cây, là nguồn của sông:”Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền mới hoàn thiện mình vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.” . Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần chuyển biến mạnh mẽ ý thức tu
dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, nhất là
trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên. của các tổ chức công đoàn, thanh
niên, học sinh... để nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ,
tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, sự sa sút về đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn lại đã tác động không nhỏ đến niềm tin,
tư tưởng, tình cảm của những người vào Đảng. Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh và làm theo tấm gương đạo đức của Người càng trở nên cần thiết, cấp bách và quan
trọng hơn bao giờ hết, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và các tệ nạn xã hội.

d,Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Theo Bác, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi, giáo điều,
tránh lối cũ, đường mòn và tự mình phải luôn tìm tòi, suy nghĩ. Tự chủ là tự mình làm
chủ suy nghĩ, làm chủ bản thân và công việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước
đất nước và dân tộc. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng,
cái đặc thù; sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, lạc hậu, tìm tòi, đề xuất những cái mới để có thể
trả lời được những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống đặt ra. Người đã từng nói nói về tư
duy độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo: "Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái
gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp
lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm... cái gì mới mà hay thì ta phải làm". Điều
này là cực kỳ hệ trọng vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo, là Đảng cầm quyền. Nối tiếp những
thành tựu của các kỳ Đại hội Đảng trước, Đại hội XIII của Đảng có vị trí đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của đất nước trong thời lâu dài, được coi là đại hội đổi mới
sáng tạo. Phương châm của Đại hội là “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát
triển” đã cho thấy, Đảng ta đặc biệt coi trọng tư duy độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo
trong cán bộ, đảng viên. Văn kiện Đại hội XIII có nhấn mạnh về giải pháp Đảng khuyến
khích và bảo vệ cán bộ thực hiện “6 dám”. Đó là dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu
trách nhiệm, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

e, Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế hệ thanh niên Việt Nam nói
chung và sinh viên ngành Luật nói riêng

Trong huấn thị gửi Đại hội Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam lần thứ II, Người viết: “Có
tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt
két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa.
Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì
cho loài người.”Điều này cho thấy Người luôn quan tâm đến thanh niên – những người
chủ tương lai của đất nước. Đối với sinh viên, không chỉ là những người chủ tương lai
của đất nước, mà còn là lực lượng nòng cốt xây dựng nên nước nhà, việc học tập tư tưởng
Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống
toàn cầu.

- Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác.

- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận
sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương
pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp bảo
vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn và khát
vọng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, chúng ta luôn phải quan tâm phát triển chất lượng
sinh viên ngành Luật bởi đây là lực lượng nòng cốt xây dựng hệ thống pháp chế nước
nhà.

Rèn luyện tài: Tự giác trau dồi kiến thức pháp luật, tận dụng điều kiện mà xã hội tạo
ra, không phí hoài tuổi trẻ. Phải có lý tưởng, phải trả lời được hai câu hỏi  “Học để
làm gì? Học để phục vụ ai?”.

Rèn luyện đức: Sinh viên luật phải luôn tự nhắc nhở bản thân giữ gìn đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức với quốc gia dân tộc. Kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, hội sinh viên, tổ chức tham gia các buổi học tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng
chính trị; cùng nhau thảo luận vai trò của sinh viên Luật và để thấm nhuần hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới.

KẾT LUẬN

Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn
cầu.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực
hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua
việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị
trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của
Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

You might also like