You are on page 1of 20

“Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc

chắn nhất cách mạng nhất, là chủ nghĩa Lê nin” trang 44 giáo trình tư tưởng HCM 2021.
(giáo trình mềm chương 2,I, 2,c)
Câu 1 hãy nêu nguồn gốc xuất xứ câu nói trên của HCM (1 điểm) (câu nói được nói trong
hoàn cảnh nào, bài viết nào, bài nói nào, năm bao nhiêu).
Trong cuốn sách “Đường kách mệnh”, năm 1927, tác phẩm ghi lại những bài giảng của
Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do Bộ
tuyên truyền của "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông" phát hành vào đầu năm
1927. Cuốn sách này đánh dấu cho sự truyền bá Chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt Nam
những năm 20 của thế kỷ XX.
Câu 2 Phân tích câu nói trên gắn với nội dung lý thuyết trong môn học tư tưởng HCM (trích
dẫn thuộc mục c chủ nghĩa Mác Leenin-toàn bộ phần c-trang 44- mục 2 nhỏ cơ sở lý luận-I
cơ sở hình thành tư tưởng HCM). 5 điểm – 4 điểm cop toàn bộ - 0,5 thuộc về đoạn nào – 0,5
nội dung gì
Cơ sở hình thành tư tưởng HCM, Cơ sở lý luận: Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, Tinh hoa văn hóa nhân loại, Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin :
* Bản thân hiểu như nào về câu nói trên?
Theo bản thân em hiểu câu nói trên là hiện học thuyết và chủ nghĩa đã có nhiều nên
ta phải biết chọn lọc kỹ lưỡng xem học thuyết, chủ nghĩa nào có nhiều ưu điểm, yếu
tố phù hợp nhất để áp dụng vào tình hình thực tế. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Người luôn khẳng định chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải học
tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, chủ nghĩa
Mác - Lênin là “cái cẩm nang thần kỳ”, là “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam:
“Đảng ta nhờ kết hợp được chủ nghĩa Mác - Lênin với tình hình thực tế của nước ta,
cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”; “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin
là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình,
là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách
sáng tạo vào hoàn cảnh của nước ta”.
Đảng nhà nước vận dụng câu nói này của bác như thế nào?
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận
thức sâu sắc và luôn coi trọng vận dụng giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về
xây dựng đội ngũ đảng viên và vấn đề thanh đảng trong thực tiễn xây dựng Đảng.
Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển ngày càng sâu sắc:
Một là, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin; kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp cách
mạng của dân tộc và của nhân loại; kết hợp tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc với
CNXH, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Hai là, vừa
có đức, vừa có tài, đức là gốc; tích cực rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân. Ba là, gắn bó mật thiết với nhân dân; luôn lấy dân làm gốc;
vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân; thống nhất
lời nói với việc làm; thực hiện “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đặt lợi ích
của nhân dân lên trên hết, trước hết. Bốn là, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc,
đoàn kết quốc tế. Năm là, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền,
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân trên các mặt trận: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội; trong tất cả
các vùng miền. Sáu là, kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng và hành động sai trái,
phản động, trước hết là chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, bệnh giáo điều, chủ nghĩa
cá nhân. Bảy là, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Câu 4: Học xong tư tưởng HCM rút ra 2 ý nghĩa (2 điểm)
- Với vai trò là một đảng viên ĐCS Việt Nam, bài học lớn đầu tiên mà em nhận được
thông qua môn học tư tưởng hồ chí minh đấy là bản lĩnh chính trị, đạo đức cách
mạng và lòng yêu nước. qua việc nghiên cứu môn học, em có điều kiện hiểu biết sâu
sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, trong đó đặc biệt là học tập tư
tưởng của Người trong xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên. Em nhận thức được sâu
sắc vai trò và nhiệm vụ của mình. Đó là phải tuyệt đối trung thành với Đảng, nghiem
chỉnh thực hiện đường lối , quan điểm, chủ trương của Đảng, luôn tu dưỡng, rèn
luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có mối
quan hệ mật thiết với nhận dân, phòng chống các tiêu cực.
- Bài học thứ hai e nhận được thông qua môn học là kĩ năng mềm. Thay vì học các
môn lí luận chính trị một cách truyền thống thông qua việc nghe giảng và ghi chép,
bản thân sinh viên chúng em được trực tiếp tham gia vào việc thiết kế bài giảng, tự
lựa chọn cách thức đưa thông tin vào các trò chơi trên lớp. Thông qua cách tiếp cận
kiến thức một cách mới mẻ, em được tiếp nhận thông tin một cách chủ động, giúp
cho kiên sthuwcs trở nên có dấu ấn và dễ nhớ hơn rất nhiều. Việc này còn giúp bản
thân em nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới qua cách biên đổi các dạng câu
hỏi khác nhau trong game, phát triển kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng điều phối
một tập thể.

“Không có gì quý hơn Độc lập -Tự do” (trang 76 giáo trình, mục a độc lập tự do là quyền
thiêng liêng bất khả xâm phạm) (chương 3, mục I, 1,a)

Câu 1: tác phẩm “không có gì quý hơn độc lập tự do năm 1966. Cách đây 55 năm, ngày
17/7/1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đang diễn ra hết sức
quyết liệt, Chủ tịch HCM đã viết bài “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, kêu gọi đồng
bào, chiến sỹ cả nước anh dũng tiến lên chống Mỹ, cứu nước.

Câu 2: phân tích giáo trình (toàn bộ phần a-4 điểm-0,5 mục khái quát-mục I có những phần
gì? Viết rõ từng phần
 Cơ sở lí luận: Bác Hồ bàn về vấn đề độc lập tự do với 4 nội dung sau
 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân
 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
 Độc lập dân tộc gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

 Câu nói trên nằm trong quan điểm: Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc

Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc: Vấn đề độc lập dân tộc: Độc lập, tự do là quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc; Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh
phúc của nhân dân; Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để; Độc
lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
 Bản thân hiểu như nào về câu nói trên?

“Khổng có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói ngắn gần như một chân lý, khẳng định giá trị
to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc. Thực tế trong sự tồn tại và phát
triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân
sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng
với tinh thần Hồ Chủ tịch đã dạy. Độc lập, tự do phải gắn liền với nội dung xã hội chủ
nghĩa. Mất nội dung xã hội chủ nghĩa thì độc lập, tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó.
Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mỹ – ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân
dân miền Nam thời đó làm gì có tự do. Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó.
Khi chúng ta mất nước, thì mỗi người dân Việt Nam đều mất độc lập, tự do. Điều đó cho ta
thấy mất độc lập tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với
mỗi người dân. Thực tế lịch sử đã cho thấy tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
mãi mãi là niềm tin và tự hào của loài người, vì đó là chân lý vĩnh hằng cho mọi quốc gia,
mọi dân tộc trong mọi giai đoạn và ở mọi thời kỳ lịch sử

Đảng và Nhà nước đã áp dụng như thế nào


 Muốn có độc lập tự do thì trước hết phải có dân giàu nước mạnh, phát triển
kinh tế: Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn nhất, đứng đầu trong mười nước có
tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai". Trong khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu 2008-2009, lạm phát ở Việt Nam chẳng những được kiềm chế về tốc
độ mà còn nằm trong vòng kiểm soát; ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội về cơ
bản được bảo đảm; tăng trưởng GDP ở mức khá cao; đời sống nhân dân vẫn được
bảo đảm. Tuân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thực tiễn Đảng và
Nhà nước Việt Nam không ngừng quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần, chăm lo đến việc học hành, miếng cơm, tấm áo, việc làm, quyền làm chủ,
cuộc sống tự do và hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân. Các thế hệ cán bộ, đảng
viên của Đảng luôn nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, vào sống, ra chết giành độc
lập, tự do cho Tổ quốc và chăm lo hạnh phúc của nhân dân, sống cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, được quần chúng nhân dân tin tưởng và yêu mến. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, cuộc sống hạnh phúc của mọi người dân là thước đo
mức độ thực hiện chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" trên thực tế trong
điều kiện mới
Sự thù hưởng thực sự của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày những thành tựu của
sự nghiệp đổi mới đất nước; sự "ngưỡng mộ" và "ấn tượng sâu sắc" của thế giới đối
với Việt Nam đã nói lên một cách rõ ràng mức độ hiện thực hóa của tư tưởng "Không
có gì quý hơn độc lập, tự do" trong hiện thực xã hội Việt Nam hiện nay.

 Xây dựng về an ninh quốc phòng: Sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước theo
định hướng XHCN (1986-2018), đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
quan trọng, Trong đó, Đảng và nhà nước đã có những đổi mới tư duy về quốc phòng,
an ninh, bảo vệ Tổ quốc; thường xuyên nghiên cứu, đánh giá tình hình quốc tế, khu
vực và trong nước; xác định rõ đối tượng tác chiến chiến lược, âm mưu, thủ đoạn và
hành động phá hoại của các thế lực thù địch đối với nước ta. Nền quốc phòng toàn
dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được
củng cố. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với
kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn. Triển khai tích cực hoạt động đối ngoại quân sự, mở
rộng quan hệ với quân đội các quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần tạo môi trường
hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
 Quan hệ đối ngoại tốt để dựa vào cộng đồng quốc tế bảo vệ độc lập, tự do: Trong
các mối quan hệ quốc tế phức tạp, đa dạng, nhiều chiều như hiện nay, hơn lúc nào
hết, Đảng và nhân dân Việt Nam càng phải nêu cao ý chí "Không có gì quý hơn độc
lập, tự do", kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, "thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở,
đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế"; "là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế". Trước những biến động phức tạp của tình hình, chân
lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" nhắc nhở rằng, dân tộc Việt Nam phải tự
quyết định con đường phát triển của dân tộc mình; phải giữ vững độc lập, tự chủ cả
về chính trị và kinh tế, không bị phụ thuộc, lệ thuộc vào bên ngoài dù có đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế, dù đang ở trong
"sân chơi" của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều cần nhấn mạnh là, trong
bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân
Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên lĩnh vực kinh tế, mà cuộc đấu tranh
để giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa. tư tưởng, quân sự... với những nội dung mới, hình
thức mới và sắc thái biểu hiện mới.

Câu 3: Đảng và nhà nước vận dụng như thế nào (bảo vệ nền độc lập tự do, quan trọng nhất
là tập trung phát triển kinh tế, sau đó là quốc phòng, đường lối đối ngoại phù hợp)
“Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (trang 128 giáo trình,
a Đảng là đạo đức là văn minh, mục 2 Đảng phải trong sạch vững mạnh) (chương 4,I,2,a)
Câu 1: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, tp “di chúc” mừng 75 tuổi.
Bản Di chúc được thai nghén từ năm 1960 và Bác Hồ đặt bút viết bản Di chúc ngày 10
tháng 5 năm 1965, sửa đi sửa lại, và bổ sung thêm đến tháng 5 năm 1969 mới xong. Bốn
năm để viết một di chúc với tổng số 7 trang viết tay và đánh máy, chủ tịch Hồ Chí Minh
chọn đúng vào dịp sinh nhật mình, bắt đầu từ sáng ngày 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng
5 hàng năm, mỗi ngày một giờ đồng hồ, chọn giờ đẹp nhất từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, để suy
nghĩ, để chỉnh sửa bản Di chúc - tài liệu đặc biệt bí mật - như cách bác gọi - và viết về ngày
ra đi của cá nhân mình. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm thể hiện tinh
thần yêu nước, thương dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại, là di
huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Câu 2:
Tư tưởng HCM về Đảng cộng sản VN: Đảng phải trong sạch, vững mạnh: Đảng là đạo đức,
là văn minh; Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng; Xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên
Đảng là đạo đức, là văn minh
Câu 3: Đảng và nhà nước vận dụng như thế nào? (ví dụ đảng quan tâm chăm lo đến đạo
đức đảng viên ntn, đảng quan tâm đến việc xây dựng đảng hiện nay ntn 1 trong 2 ý)
Trên lĩnh vực xây dựng Đảng về chính trị, Đảng đã ban hành và tổ chức thực hiện cương
lĩnh, chiến lược, nghị quyết và nhiều chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định vừa mang tầm nhìn
dài hạn, vừa xử lý những vấn đề trung hạn, ngắn hạn. Những vấn đề lý luận đặt ra từng
bước được nhận thức rõ và thống nhất trong Đảng và xã hội như nhận thức về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đường lối đổi mới... Phương thức lãnh đạo của
Đảng được đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả. Hệ thống chính trị ngày càng
được hoàn thiện, nhất là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa
các thành tố, bảo đảm hoạt động đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Các lĩnh vực về
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có những nhận thức mới đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Nhiều nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc
sống, tạo chuyển biến rõ nét trên thực tế được cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng, ủng
hộ. Dân chủ trong Đảng và xã hội từng bước được phát huy. Tính chiến đấu trong các tổ
chức Đảng, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng cao.

Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng được coi trọng: Đảng đã xác định và kiên trì lấy chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho
hành động cách mạng và thường xuyên nghiên cứu, bổ sung, vận dụng, phát triển sáng tạo
trong thực tế. Công tác giáo dục, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ,
đảng viên được đẩy mạnh; hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngày càng
được đổi mới, hoàn thiện về mô hình, chương trình, giáo trình từ Trung ương tới địa
phương, cơ sở. Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết của Đảng có
nhiều đổi mới, sáng tạo, chất lượng được nâng lên.
“Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì k xứng
đáng được độc lập” (trang 196, 197 giáo trình, b đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ)
(chương 5, II, 3,b)
Câu 1 “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13 tháng 7 năm 1952. Lời
dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong: “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến
tranh du kích”, ngày 13 tháng 7 năm 1952. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược của nhân dân ta chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Trong nhận thức
của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang có biểu hiện trông chờ
vào sự giúp đỡ của các nước bạn. Mặt khác, lại xuất hiện tư tưởng nóng vội muốn đánh
thắng ngay. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chấn chỉnh nhận thức, củng cố
niềm tin, phát huy nội lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia thúc đẩy
cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.

Câu 2:
Tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế: Nguyên tắc đoàn kết quốc tế: Đoàn kết trên cơ sở
thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình; Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ;
Câu 3: Đảng và nhà nước vận dụng như thế nào? (xây dựng 1 nền kinh tế độc lập tự chủ đi
đôi với việc mở rộng quan hệ quốc tế)
Thứ nhất, thực hiện đường lối, cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và
hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển
của đất nước, với bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới.
Để bảo đảm tính độc lập, tự chủ của mình, Việt Nam đã chủ động thực hiện cải cách trong
nước để đối phó với tác động không mong muốn bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến tính độc
lập, tự chủ của nền kinh tế. Cùng với đó, chúng ta tập trung hoàn thiện thế chế, pháp luật để
huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, tháo gỡ nút thắt,
điểm nghẽn để phát huy sức mạnh tổng hợp; tạo môi trường cạnh tranh minh bạch và sử
dụng hiệu quả các công cụ cũng như nguồn lực của đất nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
phù hợp với thông lệ, cam kết quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam; đồng thời rà soát,
hoàn thiện và chủ động thực hiện chính sách phòng vệ phù hợp.
Thứ hai, nâng cao sức chống chịu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Với việc phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính
sách khác, thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,
bảo đảm các cân đối lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với chú trọng phát triển thị
trường trong nước, tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động các kịch bản, phương
án ứng phó, phản ứng chính sách phù hợp, nền kinh tế Việt Nam đã kịp thời ứng phó với
những biến động, cú sốc từ bên ngoài. Điển hình là trong giai đoạn đại dịch COVID-19,
Việt Nam bảo đảm được chuỗi cung ứng về lương thực trong nước và xuất khẩu được nhiều
lương thực, thực phẩm ra thế giới.

Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ
hơn theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); đàm phán, ký kết và thực
hiện nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới.

Thứ ba, tận dụng tốt các cơ hội từ hội nhập quốc tế.

Việt Nam không ngừng “mở rộng” và phát triển quan hệ với hầu hết quốc gia, tổ chức trên
toàn thế giới; từng bước đưa quan hệ đi vào chiều sâu, hiệu quả, nhất là với 8 đối tác chủ
chốt, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, ASEAN, Liên minh
châu Âu (EU).
Thứ tư, nâng cao tiềm lực kinh tế, đời sống mọi mặt của nhân dân; đồng thời, có tích lũy để
đầu tư phát triển, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.

Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Sau giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới (1986 - 1990),
mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%. Quy mô nền kinh tế ngày càng
được cải thiện. Sau gần 40 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng từ khoảng 4 tỷ
USD khi bắt đầu đổi mới lên hơn 400 tỷ USD trong năm 2022.

“Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” (trang
219, giáo trình, mục 1 đạo đức là gốc là nền tảng tinh thần của xã hội) (chương 6, II, 1)
Câu 1 Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm bàn về "Đạo đức cách mạng",
viết vào tháng 12-1958. “đạo đức cm” in trong tạp chí học tập số 12 năm 1958 bút danh
Trần Lực. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm bàn về "Đạo đức cách
mạng", viết vào tháng 12-1958 dưới bút danh Trần Lực. tác phẩm được in lần đầu trên tạp
chí Học tập (nay là tạp chí Cộng sản), sau đó được Nhà xuất bản Sự thật (nay là Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia) in thành sách và phát hành. Đây là thời điểm toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân đang tập trung xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH và đẩy mạnh công cuộc giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì có một số cán bộ, đảng viên của Đảng phai nhạt
đạo đức cách mạng, biểu hiện kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại; lòng tham ham muốn
danh lợi, địa vị cho riêng mình, không đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, không làm đúng với
chính sách và nghị quyết của Đảng, lời nói không đi đôi với việc làm; xa rời quần chúng,
không được quần chúng tin theo… đã gây trở ngại lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ cách
mạng. Chính vì vậy, mà tác phẩm đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch ra đời nhằm khẳng
định vai trò quan trọng của đạo đức cách mạng, chỉ rõ kẻ thù, những nguy cơ của đạo đức
cách mạng, đồng thời nêu rõ những biện pháp để ngăn ngừa và sửa chữa căn bệnh đó…

Câu 2 (chỉ việc chép hết phần nội dung đoạn 1)


Tư tưởng HCM về đạo đức: Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người
cách mạng
Câu 3: Đảng và nhà nước vận dụng trong việc xây dựng đạo đức và cách mạng cho cán bộ
đảng viên.
Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng để ngăn chặn, đẩy lùi và liên tục tẩy trừ mọi tệ nạn do sự thoái hóa, biến
chất của cán bộ, đảng viên gây ra, trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện Nhà
nước và xã hội. tại Đại hội XII, Đảng đã nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng Đảng về đạo
đức và đây là một trong những điểm mới, rất căn bản và trọng yếu trong việc mở rộng nội
dung xây dựng Đảng: “Tập trung thực hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức””(15). Lần đầu tiên, Đảng đưa nội dung xây
dựng Đảng về đạo đức - một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng - vào trong
văn kiện. Đại hội XIII của Đảng bổ sung một thành tố nữa vào công tác xây dựng Đảng
là cán bộ: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng,
chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ” (16). Đó vừa là
định hướng thực tiễn, vừa là chỉ báo đánh giá kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Thực hiện tốt nội dung xây dựng Đảng về đạo đức sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng
lực, phẩ#m chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng vững mạnh toàn diện về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Đây chính là khâu đột phá về lý luận và thực
tiễn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện một đảng duy nhất cầm
quyền đang thực thi trọng trách lịch sử mà dân tộc và nhân dân ủy thác: Lãnh đạo thành
công sự nghiệp đổi mới, vì Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.

“Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong
mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của
người cách mạng” (trang 237, giáo trình, b xây đi đôi với chống, 3 quan điểm HCM về
những nguyên tắc cách mạng nêu đề mục 3 nêu hết a, b, c, rồi mới viết mục b, một đoạn
ngắn phân tích trực diện về câu nói) (chương 6, II, 3, b)
Câu 1: Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “người tốt, việc tốt”, ngày 7/6/1968, Chủ
tịch HCM làm việc với 1 số ban tuyên huấn Trung ương Đảng về việc làm và xuất bản loại
sách Người tốt, việc tốt. nàm trong tp: Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt,
việc tốt”. Ngày 7- 6-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên
huấn và Bộ Văn hóa đến bàn việc xuất bản loại sách ''Người tốt việc tốt'' Nhằm làm cho
công tác tuyên truyền, giáo dục gương người tốt, việc tốt ngày càng phát huy tác dụng sâu
rộng trong nhân dân.

Câu 2:
Tư tưởng HCM về đạo đức : Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Tu dưỡng đạo đức suốt
đời
Xây đi đôi với chống
Câu 3: song hành với chống lại phi đạo đức, quy định về những điều đảng viên k đc làm,
nghị quyết của đảng bàn về xây đi đôi với chống
Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011

You might also like