You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHXH&NV
----

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Là một sinh viên, em cần phải
làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Dương


Lớp: POS 361 SI
Nhóm SV thực hiện: Mai Thi Nhật Trinh – 8092
Trương Quang Trường – 2884
Bùi Thị Bích Diễm – 5617
Nguyễn Thị Phượng – 1796
Trương Viết Huy - 1565

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 7 năm 2022.

1
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU:.............................................................................................................. 3
I. CHƯƠNG 1: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh............................................................................................................................. 4
1.Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh:..................................................4
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:.....................................6
II. CHƯƠNG 2: Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM:...........7
1. Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay..................7
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh....................................................................................................................... 10
KẾT LUẬN:..............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................14

2
LỜI MỞ ĐẦU:
Hồ Chí Minh (chữ Nho: 胡志明; 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969),
tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung (chữ Nho: 阮 生 恭 ), là một nhà cách
mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1945–1969, Thủ
tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956–1960, Chủ tịch Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951 cho đến khi qua
đời.

Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí
Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến
200 bí danh khác nhau. Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người
theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Việt
Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông cũng là người đã soạn
thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và
trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn diễn
ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ
chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh giảm dần hoạt động chính trị
vào năm 1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969. Năm 1975, Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra
đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Thành phố
Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự
kiện này.

Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với
nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.

3
I. CHƯƠNG 1: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.
1.Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh:
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu
trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với công việc.
Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu
tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được
xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong
mọi thử thách. Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh
thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo
hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công
thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người Đảng viên
phải giữ gìn cho đúng, đó là:

4
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.

+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.

+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn
luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi
đầu.

+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.

+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần
chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta
thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của
V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân
tộc và thời đại.

Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu yêu
cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực
hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của
con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc
biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng
đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

5
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; là sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam; không chỉ giải quyết vấn đề thuộc về tư duy lý luận mà cao hơn, đó là tư duy
hành động. Trong khi tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp
với xu thế khách quan của thời đại, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng
dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
-Đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
đạo đức và phong cách; là quan điểm và tấm gương mẫu mực của người chiến sĩ
cộng sản trung thành và kiên định lý tưởng cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng,
dân tộc và nhân dân lên trên hết, luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân; luôn
cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng
tạo, phong cách làm việc dân chủ, khoa học; phong cách ứng xử văn hóa, nhân
văn, trọng nghĩa tình, nói đi đôi với làm, sống giản dị, hòa đồng với thiên
nhiên,v.v.. tự mình nêu gương về đạo đức cách mạng, thể hiện sinh động, tự nhiên,
đầy cảm hóa trong công tác và ứng xử hằng ngày.
-Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ý nghĩa lịch sử và giá trị
lý luận, thực tiễn của tư tưởng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia và trở thành một
phần giá trị của văn hóa nhân loại. Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp
đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh thuận lợi và thách thức đan xen, nhất là
khi tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang diễn biến khó lường cùng
những khó khăn, phức tạp trong đời sống xã hội. Thực tế, hệ thống quan điểm, tư
tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, con đường, phương pháp đấu tranh cách mạng
giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ xã hội mới ở Việt Nam là cơ sở cho đường
lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm xây dựng và phát

6
triển; đồng thời, những thành tựu đã đạt được về mọi mặt ở Việt Nam là không thể
phủ nhận; không chỉ phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải
phóng trong thời đại cách mạng vô sản mà còn phản ánh mối quan hệ khăng khít
giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi trường tồn cùng dân tộc và thời đại vì đã thấm sâu
vào quần chúng nhân dân, được minh chứng qua thực tiễn cách mạng Việt Nam và
ngày càng tỏa sáng, in sâu trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu con người. Vì
thế, việc tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh; việc kiên định mục
tiêu, con đường phát triển độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là yêu cầu tất yếu khách quan của
Đảng, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi
mà còn góp phần giữ vững bản chất của một Đảng chân chính, cách mạng.

II. CHƯƠNG 2: Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM:
1. Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay
Từ năm 1986, với dấu mốc là Đại hội VI của Đảng, Việt Nam chính thức bước
vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở, năng động, mạnh mẽ được xác
lập, đang chuyển mình hòa vào dòng chảy của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế. Cùng với quá trình đó, kinh tế thị trường đã bộc lộ tính hai mặt trong sự
tác động đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức của con người nói
chung, của sinh viên nói riêng. Thực tế cho thấy, ngoài những thay đổi theo chiều
hướng tiến bộ, trong đời sống đạo đức của sinh viên ở nước ta hiện nay vẫn còn
tồn tại một số bất cập, hạn chế cần được khắc phục.(*) Các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên và rất quan tâm đến
công tác giáo dục thanh niên. Ph.Ăngghen từng chỉ rõ giá trị của việc giáo dục thế
hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng vô sản; theo ông, những người tiên tiến nhất của
giai cấp công nhân hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ và của

7
cả loài người hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân. V.I.Lênin,
ngay từ "đêm trước" của Cách mạng Tháng Mười Nga, đã luôn quan tâm với một
cảm tình đặc biệt đến phong trào cách mạng dân chủ của thanh niên lúc bấy giờ.
Người nhấn mạnh rằng, thanh niên là một bộ phận của lực lượng cách mạng và do
vậy, Đảng cần chú ý đến vai trò của thanh niên. Đồng thời, V.I.Lênin đã nghiêm
khắc phê phán những quan điểm giáo dục không đúng đắn, như thỏa hiệp hoặc
khắt khe với thanh niên. Trong bài diễn văn về Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên tại
Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên cộng sản Nga ngày 2 tháng 10 năm
1920, V.I.Lênin đã khẳng định: Nhiệm vụ của thanh niên nói chung, của Đoàn
Thanh niên cộng sản và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ, đó
là học tập(1) .
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng thanh niên,
sinh viên. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI) tại
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, khi nhận định về vấn đề giáo dục đạo đức
cho sinh viên sau 5 năm đổi mới, Đảng ta chỉ rõ rằng, chất lượng giáo dục, nhất là
chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, sinh viên
mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: đối
với thế hệ trẻ, cần chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết
việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có sinh viên, những người sinh ra
và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi
vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới. Họ mang đầy đủ những đặc điểm
chung của con người và cả những đặc điểm riêng của lứa tuổi, như trẻ tuổi, có
trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích
nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại... Những đặc điểm
ấy hình thành và phát triển do nguyên nhân chủ quan và khách quan, có mặt tích
cực và tiêu cực.

8
Sự thực dụng trong học tập, trong cách sống do ảnh hưởng của lối sống và sản
phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã làm không ít sinh viên xa rời
các giá trị đạo đức truyền thống. Những biểu hiện văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu
lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch chức năng, lệch chuẩn mực
giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc... đã và đang xuất hiện
trong đời sống văn hóa của sinh viên; Vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia
tăng (xuất hiện nhóm “nữ quái”, nữ “đầu gấu” trong trường học); sự vi phạm pháp
luật ngày càng nghiêm trọng (phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, gây án nơi học
đường, nghiện hút, lô đề, cờ bạc, đua xe...). Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ
tình cảm ngày càng lan rộng trong một bộ phận sinh viên. Lời một bài hát: "tình
yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc" không thể không
đáng suy nghĩ. Đó là biểu hiện của lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những
đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ.
Từ thực trạng trên để nâng cao đạo đức sinh viên chúng tôi kiến nghị: Một là,
cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của đạo đức sinh viên; coi
trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đời sống đạo đức, lối sống đạo
đức lành mạnh, trong sáng cho sinh viên. Xác định đây là công việc của cả xã hội;
có định hướng đúng cho sinh viên về mặt phẩm chất, tư cách, nguyên tắc đạo đức.
Huy động các phương tiện thông tin đại chúng biểu dương kịp thời tập thể, cá nhân
điển hình tiên tiến, phê phán những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, lối sống và
sinh hoạt văn hoá của sinh viên. Tuyên truyền rộng rãi cuộc vận động sinh viên
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hai là, hoàn thiện cơ chế,
chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, chuẩn mực đạo đức trong các trường
học; đẩy mạnh các phong trào “nói lời hay, làm việc tốt” trở thành phổ biến trong
xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá việc xây dựng những quy tắc, quy phạm, chuẩn mực
đạo đức, làm tiền đề xây dựng lối sống có văn hoá trong các nhà trường . Ba là,
nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước và
vai trò của tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng
đời sống văn hoá, đời sống đạo đức của sinh viên trong các trường học; tổ chức

9
thường xuyên các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh, hấp dẫn, tạo sân chơi bổ
ích cho sinh viên để họ tránh xa các tệ nạn xã hội. Bốn là, tổ chức nghiên cứu khoa
học định kỳ hàng năm, trong đó chú trọng việc dự báo các xu hướng phát triển của
đạo đức trong đời sống sinh viên; kịp thời phát hiện những nhân tố mới để tuyên
truyền nhân rộng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hình thành cơ chế,
chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, văn hoá trong nhà trường. Năm là, mở
rộng giao lưu, hợp tác với nước ngoài; khuyến khích những trường có điều kiện
chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá với các trường học tiên
tiến ở khu vực và thế giới nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và
kinh nghiệm tổ chức xây dựng đời sống văn hoá trong trường học. Từ đó, kế thừa
và phát huy những giá trị đạo đức toàn cầu, loại bỏ những quan niệm đạo đức cũ,
cổ hủ, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, 7 giải pháp chủ yếu trong học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và
khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cụ thể như sau:
Một là, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ,
đảng viên. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý
nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng. Học tập và làm theo Bác để Đảng ta và mỗi đảng viên xứng đáng
với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sự tin cậy của nhân dân.
 
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực

10
hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị . Kết hợp chặt
chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị và công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức
xúc trong thực tiễn.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các
phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội. Đẩy mạnh
tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành,
nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và tự giác
thực hiện bổn phận, trách nhiệm của bản thân, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết
với nhân dân, "trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có
trách nhiệm với dân", thực hiện có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", làm cho tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã
hội. Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động "Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát vọng
phát triển đất nước", với quyết tâm "sánh vai với các cường quốc" như tâm nguyện
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Bốn là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đề cao
việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người
đứng đầu, theo phương châm cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu,
khẳng định vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, gương mẫu "trên trước, dưới sau",
"đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai
trò nêu gương trong xây dựng ý chí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ

11
quan, đơn vị. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương sáng, hàng triệu đảng viên là
những tấm gương sáng, toàn Đảng ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó
máu thịt với nhân dân. Đây là điều kiện tiên quyết để khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong Đảng và xã hội.
 
Năm là, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù
hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn
luyện. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy
rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh có hiệu
quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè
phái, "lợi ích nhóm", mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về tư tưởng chính trị,
nâng cao ý thức tu dưỡng, "nói đi đôi với làm", "rèn luyện suốt đời", thường xuyên
"tự soi", "tự sửa".
 
Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận
dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoa
học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng.
Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị
văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt
Nam trong thời kỳ mới.
 
Bảy là, nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị. Chủ động thông tin kịp thời, chính
xác, khách quan, đúng định hướng chính trị để cán bộ, đảng viên và nhân dân tích
cực đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng.

12
KẾT LUẬN:
Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền tảng vững chắc cho sinh
viên Việt Nam. Tạo nên một thế hệ thanh niên vừa có đức vừa có tài. Từ đó hình
thành nên một thế hệ có hệ tư tưởng tốt, giúp đất nước đi lên sánh vai với các
cường quốc năm châu. . Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác
định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn
sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước. Thực
hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một phút nào được quên
lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ
nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới".
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi
nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng
nào?".
Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và
có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm
vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn
sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành
nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác. Không ngừng học tập,
rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm,
trung thực, nói đi đôi với làm.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://hoatieu.vn/tai-lieu/sinh-vien-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-tam-guong-dao-
duc-ho-chi-minh-122499
https://text.123docz.net/document/1442016-van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-
dao-duc-trong-su-nghiep-xay-dung-dao-duc-loi-song-moi-trong-hoc-sinh.htm

14

You might also like