You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NHÓM 8. MÃ LỚP: L10907

MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài.2 Chương 6
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG TA
Tt/ds lớp Họ, đệm Tên MSSV

Trịnh Thị Như Quỳnh 221A230368

3 Trần Thế Trâm Anh 211A210033


4 Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh 211A210147
23 Đặng Thị Ngọc Hà 221A030960
41 Nguyễn Thanh Hương 221A050512
58 Lê Thị Thanh Nga 221A230069
96 Trần Thị Thuỷ Tiên 211A210035
108 Nguyễn Thị Thu Thảo 221A040558
136 Bùi Lương Diệu Trân 221A371166
145 Cao Thanh Vy 221A230028

HK 2 (2023-2024)
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ SỨC MẠNH CỦA
ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG--------------------1

1.Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng--------------1

2.Quan niệm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng-----------------------2

CHƯƠNG II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG-------------------------------------------------------8

1.Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức---------------------------------------------------8

2.Xây đi đôi với chống-----------------------------------------------------------------------------9

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH----------------------------------------------------------------------------------------- 12

1.Sự cần thiết phải xây dựng đạo đức cách mạng (2 lí do, nêu và phân tích)---------12

2.Thực trạng vấn đề đạo đức hiện nay--------------------------------------------------------13

3. Nội dung học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh--------------------------------------16

CHƯƠNG IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, VAI TRÒ CỦA
CON NGƯỜI VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI----------------------------------------------18

1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người------------------------------------------------18

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người---------------------------------18

3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người-----------------------------------19

CHƯƠNG V. XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH------------------------------------------------------------------------21

1.Thực trạng vấn đề con người Việt Nam----------------------------------------------------21

2.Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng đạo đức cách mạng qua các Hội nghị
trung ương----------------------------------------------------------------------------------------- 21
CHƯƠNG 6: ĐỀ TÀI 2
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VÀ SỰ
VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA

CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ SỨC MẠNH CỦA
ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách
và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo
nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn
dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Vai trò của đạo đức trong xã hội
Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định cả về vật chất
và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội. Sự phát triển của xã hội Việt Nam
cũng vậy, nó đòi hỏi phải có nền tảng vật chất và tinh thần cho sự phát triển lâu dài, bền
vững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
được hình thành thông qua vai trò chủ động, tự giác của con người. Do đó, việc hình thành
một nền đạo đức nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam
trong hiện tại và tương lai, phải có định hướng, phù hợp với thực tiễn phát triển của dân
tộc.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, chứa đựng những hạt nhân hợp lý, chắt lọc từ tinh hoa giá trị đạo đức
nhân loại, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam, hướng tới
những giá trị mang tầm thời đại. Vì vậy, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, cũng như lâu dài trong
tương lai của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, như Văn kiện Đại hội

1
XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống... Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng.
Đạo đức là gốc, là nền tảng của tinh thần xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của con người và xã hội. Đối
với mỗi người, Bác nêu ra 5 điểm lớn của đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho
đúng: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; Ra sức phấn đấu để thực hiện mục
tiêu của Đảng; Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn cảnh
giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu; Vô luận trong
hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; Hòa mình vào quần chúng
thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của người cách mạng
Người từng nói: “Đạo đức cách mạng là ở bất cứ cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì,
đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp,
của nhân dân đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đạo đức cách mạng là đạo
đức tập thể. Nó phải đánh thắng và tiêu diệt đạo đức cá nhân”.
Đặt lợi ích của tập thể, đất nước lên trên lợi ích cá nhân là chuẩn mực cao nhất mà Hồ
Chí Minh yêu cầu ở mỗi đảng viên. Đây là thước đo, là tiêu chí để đánh giá phẩm chất
cách mạng của cán bộ, đảng viên trong các giai đoạn cách mạng, nhất là trong sự nghiệp
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

2. Quan niệm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a. Trung với nước, hiếu với dân
Quan niệm của Hồ Chí Minh về trung với nước
Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc,
với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước,
nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và
chính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước. Mối quan hệ nước dân, dân

2
nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về hiếu với dân
Theo người, Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn
nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc"
của nước. Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân... Trong xã hội
không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân"(1); "Nhân dân ta từ
lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục,
tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm
châu bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố
mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân", "Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa
tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà
hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò.
Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước
nữa...
Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như thế mới là đúng"
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa trung với nước và hiếu với dân
Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong
mọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ,
đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác
nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Ðó là, lòng yêu nước thương nòi, tự
hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân
với cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý
chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu
chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá
trình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao
tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng

3
viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếu
với dân".
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Quan niệm của Hồ Chí Minh về cần kiệm liêm chính chí công vô tư
“Cần”, là siêng năng chăm chỉ cố gắng dẻo dai. Lao động có kế hoạch sáng tạo có năng
suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh không lười biếng.
“Kiệm” là tiết kiệm, không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
“Liêm” là trong sạch, không tham lam; là liêm khiết, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của
công của dân, liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tân bốc mình.
“Chính” là việc phải dù nhỏ cũng phải làm, việc trái dù nhỏ cũng phải tránh. “Chính”
đòi hỏi người cán bộ phải có tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải, đấu tranh chống
sự giả dối, không trung thực, cơ hội, làm việc bất chính. “Chính” cũng có nghĩa gần với
chân lý, là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích, Tổ quốc, của
nhân dân không phải là “chính”, không phải là chân lý. Người ra sức phụng sự Tổ quốc,
nhân dân, tức là phục tùng chính nghĩa và chân lý. “Chính” là một trong những phẩm chất,
tư cách của người cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, giai đoạn mà Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới, người cán bộ
cách mạng nhất thiết phải có những phẩm chất đó.
“Chí công vô tư” là hoàn toàn vì lợi ích chung không vì tư lợi; là hết sức công bằng
không chút thiên vị, công tâm luôn đặt lợi ích chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộc
lên trên hết. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân. Người
nói “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người với việc”, “Khi làm tới việc gì cũng đừng
nghĩ tới mình trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau”.
“Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là những phẩm chất đạo đức căn bản phải có
của người cách mạng, người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ cần kiệm, liêm chính, chí công

4
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Theo
Bác: “Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm
làm chừng nào xào chừng ấy… Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển
được”. Chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Liêm cũng như chữ Liêm phải đi đôi với chữ Cần.
Có kiệm mới có liêm được, “vì xa xỉ mà sinh ra tham lam”. “Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của
Chính như một cây có gốc, rễ lại cần có cành lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có
cần, kiệm, liêm, chính nữa mới hoàn toàn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân
tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một
dân tộc văn minh tiến bộ”. Cần, kiệm, liêm, chính là đạo đức của một xã hội hưng thịnh:
Nếu không có những phẩm chất đó thì xã hội suy vong. Do đó, thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, chí công, vô tư, một lòng, một dạ vì Đảng vì
dân thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và được nhiều đức tính tốt
khác.
c. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Quan niệm Hồ Chí Minh về con người
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó, thể hiện
sự đa dạng trong quan hệ xã hội (dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào); đa dạng
trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người
được nhìn nhận như một chỉnh thể thống nhất cả về tâm lực, thể lực, luôn vươn tới Chân –
Thiện – Mỹ. Bằng phương pháp luận khoa học, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người một
cách cụ thể, khoa học, Người phân loại rõ về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp trong khối
thống nhất cộng đồng dân tộc (Sĩ, Nông, Công, Thương); trong quan hệ quốc tế (bầu bạn
năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản), Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhìn
nhận con nguời qua bản chất con người mang tính xã hội (Để sinh tồn, con người phải lao
động sản xuất; con người là sản phẩm của xã hội). Từ đó, có cách nhìn con người thông
qua các quan hệ anh em, họ hàng, bầu bạn; đồng bào, loài người.
Quan niệm Hồ Chí Minh về thương yêu con người
Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng
chung chung. Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, những người

5
bị đàn áp. Chống ai? Chống kẻ đàn áp người lao động, kẻ bóc lột người lao động, người
độc ác, bọn xấu, kẻ sâu mọt dân, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Yêu thương con người của Bác rất đúng mực, thể hiện rõ quan điểm yêu và chống,
nhằm vun đắp bồi bổ cho tình yêu thương con người. Điều này, được Bác Hồ kết luận:
"Chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản", tình yêu con người cao
đẹp đó được thể hiện rõ trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Quan niệm của Hồ Chí Minh về sống có tình có nghĩa
Đoạn văn trích lời Bác Hồ nói, tháng 6 1968, chúng ta thấy, trước hết Bác khẳng định:
“Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa” cũng tức là “Sống với nhau có tình
có nghĩa” đã trở thành giá trị truyền thống, đạo lý làm người tốt đẹp của nhân dân ta. Lời
Bác nói cũng chính là ngôn ngữ thường ngày của mỗi người dân Việt, truyền đời, tiếp nối
qua bao thế hệ. “Sống với nhau có tình có nghĩa” từ trong suy tư được thể hiện ra thành lời
nói, việc làm, hướng nội và hướng ngoại, tự nhủ và khuyên bảo nhau, là mệnh lệnh của
lương tâm, trái tim cá nhân và là sức mạnh của dư luận xã hội mang ý nghĩa bình phẩm,
đánh giá, phê phán điều chỉnh ý nghĩa, thái độ, hành vi ứng xử của mỗi người.
Khẳng định rằng “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa”, Hồ Chí Minh
đồng thời cũng khẳng định rằng: “Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục tình nghĩa ấy
càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào – đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển
một nhà”. Luận điểm này của Hồ Chí Minh thể hiện sự thấu triệt cái giá trị cốt lõi dân tộc
– nhân văn trong sứ mạng lãnh đạo và giáo dục quần chúng của Đảng ta, Đảng Cộng sản
Việt Nam. Không xa rời cái căn cốt nhân văn và dân tộc, để giữ gìn, tiếp nối, nâng cao,
hoàn thiện hệ giá trị truyền thống theo chủ nghĩa Mác Lênin, hệ tư tưởng của thời đại.
d. Có tinh thần quốc tế trong sáng
Nêu khái niệm tinh thần quốc tế trong sáng
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của người Việt Nam nói
chung và các cán bộ nói riêng trong mối quan hệ rộng lớn của một quốc gia, dân tộc. Chủ
nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ

6
nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt
ra khỏi quốc gia dân tộc.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế trong sáng
Nội dung chủ nghĩa quốc tế cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu
sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới,
với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống
lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền... Hồ Chí Minh chủ
trương giúp bạn là tự giúp mình. Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn
của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị
theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em. Trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối
đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.

7
CHƯƠNG II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Quan niệm của Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm”
Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây
dựng một nền đạo đức mới. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định từ giữa những năm
20 của thế kỷ XX trong tác phẩm Đường cách mệnh. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương
sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn
với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà
không làm. Ngay sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của
thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “vác mặt làm quan cách mạng’, nói mà không làm. Sau
này, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng
của một số cán bộ, đảng viên “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan
chủ”. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần
chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và chính phủ”, làm tổn hại uy
tín của Đảng và chính phủ trước nhân dân.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về “nêu gương đạo đức”
Nêu gương đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hoá Phương Đông. Hồ Chí
Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức
mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”. Người nói: “Lấy gương
người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây
dụng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Để làm được như thế, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt
rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong
học tập...Bởi theo người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông,
thành biển cả. Không nhận thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”.

8
Người nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới, địa phương nào,
lứa tuổi nào cũng có”.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa “nói đi đôi với làm” và “nêu
gương về đạo đức”
Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã có lần chỉ
rõ: “nói chung thì các dân tộc Phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm
gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ
Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiên
phong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn,
vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn
xã hội.

2. Xây đi đôi với chống


Quan niệm của Hồ Chí Minh về "xây"
Xây là các giá trị, chuẩn mực về đạo đức mới
Theo Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức mới cần phải:
Giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới.
Phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp,...và
môi trường khác nhau
Khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người.
Hồ Chí Minh viết: … “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm
cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi,
đó là thái độ của người cách mạng”.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về "chống"
Chống là chống các biểu hiện, hành vi thiếu đạo đức
Theo Hồ Chí Minh, tự giác là phẩm chất cao quý ở mỗi người, mỗi tổ chức. Đạo đức
mới chỉ có thể xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu:
Chống chủ nghĩa đế quốc,
Chống những thói quen và tập tục lạc hậu,
9
Chống chủ nghĩa cá nhân.
Đây là cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc giữa tiến bộ lạc hậu, cách
mạng – phản cách mạng.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của xây và chống: và mối quan hệ giữa xây
và chống
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của xây và chống
Xây là cơ bản, chống là thường xuyên.
Xây là nhiệm vụ chính, lâu dài, mang tính chiến lược. Chống là nhiệm vụ cấp bách,
nhằm bảo vệ thành quả của xây.
Xây và chống gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
Không thể xây mà không chống và ngược lại.
Theo HCM:
"Muốn xây dựng đạo đức mới, phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân"
"Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng
tư tưởng tập thế, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật".
2. Mối quan hệ "xây" và "chống":
Xây dựng và chống là hai mặt thống nhất, không thể tách rời.
Xây dựng là mục đích chính, chống là biện pháp để bảo vệ và phát triển cái đã xây
dựng.
❖ Cần phải kết hợp chặt chẽ giữ xây và chống
Trong đời sống hằng ngày, tốt xấu, đúng – sai, đạo đức vô đạo đức đan xen, đối chọi
nhau thông qua hành vi của những người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người
HCM nói: “Không có ai, cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay”. Vì vậy, xây phải đi đôi với
chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, xây là chính
3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Giải thích khái niệm tu dưỡng đạo đức
Tu dưỡng đạo đức là quá trình rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
của con người. Đây là một quá trình tự giác, chủ động, lâu dài và suốt đời, nhằm hướng
con người đến những giá trị đạo đức cao đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

10
Quan niệm của Hồ Chí Minh về "tu dưỡng đạo đức suốt đời":
Theo Hồ Chí Minh:
Tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng, phải trường kỳ, gian khổ.
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tựgiác tu dưỡng đạo đức
của mỗi người.
Vì vậy, HCM rất quan tâm làm thế nào đó để mỗi người tựnhận thấy việc trau dồi đạo
đức cách mạng là một việc “sung sướng vẻ vang”.
Theo Hồ Chí Minh đạo đức mới:
Là dấn thân, là hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
HCM đòi hỏi mỗi người:
Phải tự giác rèn luyện trong thực tiễn, trong công việc, trongcác mối quan hệ của
mình,
Phải nhìn thẳng sự thật, không tự lừa dối mình
Phải thấy cái hay, cái tốt, của mình để phát huy, cái dở, cái xấu để khắc phục
Phải rèn luyện liên tục, tu dưỡng suốt đời, trong đó, thời tuổitrẻ là đặc biệt quan trọng.

11
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
1. Sự cần thiết phải xây dựng đạo đức cách mạng (2 lí do, nêu và phân tích)
Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như
ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người từng nói “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là
một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa,
xấu xa thì còn làm nổi việc gì”. Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ
nghĩa, là sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành
bại của cách mạng. Xác định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng
ta đã chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội
dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời
đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Học tập đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh là học phẩm chất con người trọn đời vì nước vì dân, là học tập khí phách
anh hùng, ý chí độc lập tự cường, kiên trì mục tiêu lý tưởng, sáng tạo và quyết thắng,
không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa
chọn một cách rõ ràng và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng.
Ở Hồ Chí Minh, “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một
ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Đến trước lúc qua đời, Người không có gì phải

12
hối hận, nhưng tiếc thì có, đó là chỉ tiếc không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phải tu dưỡng, rèn luyện theo tấm
gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực. Hồ Chí Minh
thường dạy cán bộ, đảng viên, đoàn viên và thanh niên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng, và tự mình
Người đã gương mẫu thực hiện. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về trung thực, trách
nhiệm với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Trung
thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên và của mỗi người. Trung thực trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những
người đã công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong công việc, trung thực phải luôn luôn
gắn bó với trách nhiệm. Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm, phải gánh vác,
không thể thoái thác. Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Mọi
người dân Việt Nam đều có ý thức dân tộc, nhưng trước hết là lớp trẻ, tương lai của đất
nước. Trong lớp trẻ ấy, đặc biệt sinh viên phải có sự vun đắp tinh thần dân tộc, ý thức
trách nhiệm với Tổ quốc thân yêu. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực
hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao". Với cán bộ, đảng viên và
mỗi một người cần nhận thức rõ: Trung thực, trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm với Tổ
quốc, với Đảng, với nhân dân, sau đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương.
Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng
của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
2. Thực trạng vấn đề đạo đức hiện nay
Mặt tích cực của vấn đề đạo đức trong xã hội
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một nền
đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động
lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới. những nội dung mới do đòi

13
hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được
lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học
tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với
những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với
nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng văn minh
Mặt tiêu cực của vấn đề đạo đức trong xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp đạo đức, lối sống của thanh, thiếu
niên nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu sự quan tâm, chưa
kết hợp tốt giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho giới
trẻ. Bởi lẽ, để một con người được chuẩn bị đầy đủ về tư cách đạo đức cho cuộc sống
cộng đồng, việc giáo dục đạo đức khi nào cũng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ: Gia đình
– Nhà trường – Xã hội. Đạo đức của từng con người nói riêng, của toàn xã hội nói chung
sẽ được nâng cao nếu mỗi "trụ cột" làm tốt chức năng của mình. Ngoài ra, phải duy trì mối
quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội để việc giáo dục được duy
trì thường xuyên, có hiệu quả. Cho nên, đứng trước thực trạng trên hơn lúc nào hết, chúng
ta phải nâng cao nhận thức, tìm ra những biện pháp thích hợp để kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức,
các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ, hình thành
phẩm chất cao đẹp, khát vọng, hoài bảo lập thân, lập nghiệp, cống hiến, tài đức vẹn toàn
cho những người chủ tương lai của đất nước. Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị
đạo đức truyền thống tốt đẹp, là "trường học đầu tiên" để con người được dạy và học về
đạo đức. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho
không ít các bậc cha mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc
giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con
cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không
biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho giới trẻ, mỗi gia đình cần giữ

14
gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống làm cho các giá
trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con
cháu. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái hơn trong
mọi vấn đề, nhất là đạo đức, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tạo
nên một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. Sự gương mẫu trong
cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là phương pháp giáo dục có ảnh
hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha mẹ sống với nhau hòa thuận chung thủy và có
tình nghĩa với nhau là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Đối với Nhà trường cần làm
tốt sứ mệnh là "trường học thứ hai" của giới trẻ không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là
nơi dạy người nên phải đặt việc giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục
hàng đầu trong nhà trường và phải đặc biệt coi trọng. Mặt khác, giới trẻ ngày nay đang
sống trong thời đại bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế
ngày càng mở rộng. Giới trẻ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ
môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, chính trị xã hội cần quan tâm
định hướng tạo môi trường thuận lợi để giới trẻ phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ
đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện thế hệ trẻ theo các
chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên
quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối
sống của thanh, thiếu niên. Thiết nghĩ, làm được những điều trên, chúng ta sẽ thiết lập
được mối quan hệ tốt hơn nữa giữa gia đình, nhà trường và xã hội để xây dựng hệ thống
phòng ngừa liên hoàn giữa ba môi trường, góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp về
đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong thời gian tới.
Thực trạng vấn đề đạo đức trong thanh niên, sinh viên hiện nay
Khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá
trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã
và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng
tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau, thậm trí
hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra

15
nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng
nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn
video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một
nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”.
Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội
đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh
hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên
tục trên các phương tiện truyền thông. Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học
sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò
lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng
cao. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ
những sách báo không lành mạnh cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối
đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình
trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi, làm cho Cảnh sát Giao thông cũng phải “bó tay”. Chính
những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu
vào vũng lầy tội lỗi

3. Nội dung học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh


Học tập về tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là một phần quan trọng của việc hiểu
về lịch sử và văn hóa của Việt Nam, cũng như về các phong trào cách mạng toàn cầu.
Dưới đây là một số nét chính về tư tưởng và đạo đức của ông:
1. Tư tưởng về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của dân tộc: Hồ Chí Minh dạy rằng mục
tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh của người Việt Nam là giành lại độc lập, tự do và hạnh
phúc cho dân tộc. Ông coi việc này không chỉ là một quyền lợi mà còn là một nghĩa vụ đối
với mỗi công dân.
2. Tư tưởng về Phong cách sống: Hồ Chí Minh đề cao tinh thần đồng bào, sự giản dị,
tự trọng và sự hy sinh cho cộng đồng. Ông thường ví von việc điều này với việc tự trau
dồi bản thân, học hỏi, và trở thành một cá nhân có ích cho xã hội.

16
3. Chủ nghĩa Xã hội và Cách mạng: Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa xã hội,
tin rằng sự bình đẳng và công bằng xã hội là điều cần thiết cho sự phát triển của một quốc
gia. Ông dành phần lớn cuộc đời mình cho việc chiến đấu cho mục tiêu này, và mong
muốn xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ.
4. Đạo đức trong lãnh đạo: Hồ Chí Minh được biết đến với đạo đức lãnh đạo cao, trong
đó ông luôn đặt lợi ích của dân chúng lên trên hết. Ông thường khuyến khích sự chân
thành, sự trung thực và lòng yêu nước trong các nhà lãnh đạo và người dân.
5. Tôn trọng và Hợp tác Quốc tế: Hồ Chí Minh tin rằng việc hợp tác với cộng đồng
quốc tế là quan trọng để đảm bảo sự phát triển của một quốc gia. Ông thường đề cao tôn
trọng và hợp tác với các quốc gia khác, bất kể khác biệt về chính trị, văn hóa hay kinh tế.
Những nguyên tắc và giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng sâu sắc
đến lịch sử và văn hóa của Việt Nam, và vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều người
đối với các cuộc đấu tranh vì tự do và công bằng.

17
CHƯƠNG IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, VAI TRÒ CỦA
CON NGƯỜI VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực
đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, quan
hệ giai cấp, dân tộc) và các mối quan hệ xã hội (chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo...)
Con người có nhiều chiều quan hệ: quan hệ cộng đồng xã hội (một thành viên); quan hệ
chế độ xã hội (làm chủ hay bị áp bức); quan hệ với tự nhiên (một bộ phận không tách rời)
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và bản chất đều xuất phát từ thực tiễn,
Người đưa ra những quan điểm chủ yếu về con người rất độc đáo mà rất thiết thực. Người
định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Như vậy, con người không
phải là những cá thể biệt lập. Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội
con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động, mới thật sự trở
thành con người đúng nghĩa.

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
Con người là mục tiêu của cách mạng
Con người là chiến lược số một trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh mục tiêu
được cụ thể hóa trong các giai đoạn cách mạng:
Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho
dân tộc Việt Nam.
Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế độ bị bốc lột,
và có nền sản xuất phát triển cao, bền vững, văn hóa tiên tiến, làm chủ xã hội, cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc. Xã hội phát triển cao nhất là xã hội cộng sản, giai đoạn đầu là xã
hội chủ nghĩa.
Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền
tảng kinh tế xã hội đẻ ra sự bóc lột giai cấp; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp, các

18
điều kiện dẫn đến sự phân chia xã hội thành giai cấp và xác lập mộ txã hội không có giai
cấp.
Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch, xóa bỏ các điều
kiện tha hóa con người để con người được hưởng tự do, hạnh phúc, phát huy sáng tạo, làm
chủ xã hội, tự nhiên và làm chủ bản thân.
Con người là động lực của cách mạng
Con người là vốn quý nhất, động lực nhân tố quyết định thành công của cách mạng.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhân dân là những người sáng tạo chân chính
ra lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh
chính trị xã hội, sáng tạo các giá trị văn hóa.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiêp cách mạng vừa cấp bách vừa
lâu dài có ý nghĩa chiến lược.
Là trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước có mối quan hệ chặt
chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng con người theo nghĩa rộng có mối quan hệmật thiết với phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa, tinh thần. Theo nghĩa hẹp, xây dựng con người trước hết và cơ bản dựa trên
giáo dục và đào tạo. Bởi, thực chất nội dung xây dựng con người là xây dựng vềmặt nhân
cách, cụ thể là xây dựng một hệ thống giá trị về đạo đức, trí tuệ, thể lực, kỹ năng, tâm
hồn… làm cho con người có những phẩm chất và năng lực mới đáp ứng được những yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng.
Nội dung của xây dựng con người
Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người,
mọi người vì mình”
Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ tổ quốc
Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quóc tế trong sáng
Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng dân chủ nêu gương

19
Hồ Chí Minh quan tâm đến nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân;
bồi dưỡng năng lực trí tuệ; trình độ lý luận chính trị, văn hóa; khoa học kỹ thuật; chuyên
môn nghiệp vụ; ngoại ngữ; sức khỏe.
Phương pháp xây dựng con người
Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức
Việc nêu gương nhất là người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và
thể lực.
Phải tập lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi
trường.
Chú trọng vai trò của Đảng, chính quyền quần chúng. Thông qua các phong trào cách
mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt”. Phải dựa vào ý kiến của dân mà sửa
chữa cán bộ và tổ chức của ta.

20
CHƯƠNG V. XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
1. Thực trạng vấn đề con người Việt Nam
Mặt mạnh của con người Việt Nam
 Yêu nước: Truyền thống quý báu của dân tộc, thể hiện qua các cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước. Dân tộc Việt Nam
luôn coi trọng nhân tố con người, xem con người là vốn quý nhất. Người Việt
Nam truyền thống luôn coi trọng đạo đức
 Chăm chỉ, sáng tạo: Có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, thích ứng với nhiều
hoàn cảnh. Về xây dựng con người, dân tộc Việt Nam luôn đề cao giá trị tinh
thần
 Trung thực, nhân ái: Giữ gìn đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, tương thân tương ái,
lá rách đùm lá tơi.
 Kết đoàn: Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, “tấc lòng vàng son” trong
cộng đồng.
 Hiếu học: Truyền thống hiếu học, ham học hỏi, cầu tiến bộ.
Mặt hạn chế của người Việt Nam
 Thiếu tính tự lập, tự chủ: Còn ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, chưa dám nghĩ
dám làm.
 Thiếu ý thức trách nhiệm: Ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công
cộng chưa cao.
 Thiếu kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm còn hạn chế.
 Chưa thích ứng kịp với khoa học công nghệ: Khả năng tiếp cận và ứng dụng
công nghệ mới chưa cao.
 Một số biểu hiện suy thoái đạo đức: Tham nhũng, lãng phí, chạy chức chạy
quyền, lối sống ích kỷ, thực dụng.
2. Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng đạo đức cách mạng qua các Hội
nghị trung ương

21
Đảng ta, tức Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn coi trọng việc xây dựng đạo đức cá nhân
và cộng đồng thông qua các Hội nghị Trung ương và Đại hội. Cụ thể:
Qua từng Đại hội nêu ra những quan điểm gì về con người và xây dựng con người:
Quan điểm từ các Đại hội Đảng: Các Đại hội Đảng thường nhấn mạnh về vai trò quan
trọng của đạo đức cá nhân trong xây dựng xã hội và đất nước. Đảng thường khuyến khích
tinh thần tự giác, trách nhiệm và lòng yêu nước trong hành động của mỗi cá nhân.
Quan điểm từ các Hội nghị Trung ương: Các Hội nghị Trung ương thường đề cập đến
việc xây dựng con người mới người có lý tưởng, phẩm chất tốt, và làm việc vì lợi ích của
cộng đồng. Đảng thường đề cao việc rèn luyện đạo đức trong các thành viên, bảo đảm
rằng họ trở thành lực lượng tiên phong trong sự phát triển của đất nước.
Qua từng Hội nghị trung ương nêu ra những quan điểm gì về con người và XD
con người:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và con người: Chương 6 của Đảng thường tìm hiểu
và áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và con người. Hồ Chí Minh coi trọng việc
xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và lành mạnh thông qua việc rèn luyện đạo đức
cá nhân và tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Tổng thể, Đảng ta luôn đặt đạo đức cá nhân và xây dựng con người vào vị trí trọng yếu
trong chiến lược phát triển đất nước và xã hội.

22

You might also like