You are on page 1of 20

Đề bài:

Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo
đức cho thanh niên? Ý nghĩa của quan điểm đối với việc giáo dục đạo đức cho
thanh niên, sinh viên hiện nay. Liên hệ bản thân?
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên
2.Tính cấp thiết về giáo dục đạo đức cho thanh niên
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN
1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2. Tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

1.2.1. Vai trò của thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.2. Vai trò của giáo dục thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1.3. Phương hướng, nội dung, giải pháp phát huy vai trò của giáo dục thanh niên
trong phát triển theo quan điểm Hồ Chí Minh

1.3.1 Phương hướng phát huy vai trò của giáo dục thanh niên trong phát triển
theo quan điểm Hồ Chí Minh

1.3.2 Nội dung phát huy vai trò của giáo dục thanh niên trong phát triển theo
quan điểm Hồ Chí Minh

1.3.3 Giải pháp phát huy vai trò của giáo dục thanh niên trong phát triển theo
quan điểm Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho bản thân thanh niên
và sinh viên
2.2 Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho xã hội
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO THANH NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên thời đại hiện nay
3.3 Liên hệ bản thân
3.3.1. Những điểm đáng ghi nhận
3.3.2. Những điểm cần cải thiện
3.3.3. Bài học cho bản thân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Thầy, Người Cha, Người Anh
kính yêu của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Cả cuộc đời Người dành trọn vẹn
tình cảm, sự yêu thương của mình cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đặc biệt là
lớp lớp thế hệ thanh niên - lực lượng xung kích trên các mặt trận, “rường cột” của
quốc gia. Trong không ít những bức thư, những l bài báo, bài thơ và bài nói chuyện
với thanh niên, Bác đã gửi gắm những lời dạy chân thành và sâu sắc. Đó là ngọn đèn
soi sáng cho mỗi hành động, mỗi bước đi để thanh niên Việt Nam vững bước tiến lên
theo con đường mà Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn. qua đó, Người cho rằng thanh
niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương
lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những
công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Lãnh tụ Vladimir Lenin cho
rằng: “Ai nắm được thanh niên người đó làm chủ thế giới. Chính vì vậy cần có những
phương pháp thiết thực để thực sự đưa thanh niên vào hoạt động từ đó phát huy được
tính sáng tạo của mình để họ góp sức mình cho Tổ quốc”.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta cũng luôn đề cao vai trò, vị trí của
thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề
sống còn của dân tộc. Luôn luôn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ra đời, một lần nữa khẳng
định sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta đối với công tác thanh niên. Vì thế công tác
giáo dục thanh niên là vô cùng quan trọng.
Hồ Chí Minh khẳng định vai trò và sức mạnh của thanh niên, nhưng mặt khác,
Người cũng thẳng thắn nêu lên những nhược điểm, những thiếu sót của thanh niên. Đó
là sự thiếu từng trải, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, một số chưa chịu khó học
tập, mắc bệnh hình thức, bệnh cá nhân, tự cao, tự đại… Người yêu cầu mọi thanh niên
phải chống tâm lý tư lợi, ham sung sướng, tránh khó nhọc, chống thói quen xem khinh
lao động, nhất là lao động chân tay; chống bệnh lười biếng, xa xỉ; chống kiêu ngạo,
giả dối, hình thức, khoe khoang… Phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu là con
đường để tự hoàn thiện nhân cách của thanh niên. Muốn làm được điều đó, thanh niên
phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện và học tập để làm người và phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân.

2. Tính cấp thiết về giáo dục đạo đức cho thanh niên

Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng tiên phong, chủ lực trong việc thực hiện
những nhiệm vụ trọng yếu của bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Nói về vai trò của thanh
niên, từ ngàn xưa ông cha ta đã ví tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại, và một năm khởi đầu
từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến vai trò của thanh niên đối với
sự nghiệp cách mạng. Để chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam, tháng 5/1925, Người đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(ở Quảng Châu - Trung Quốc). Tại đây, Hồ Chí Minh đã mở những lớp huấn luyện,
đào tạo cán bộ cách mạng đầu tiên mà tất cả học viên đều là là thanh niên trí thức; ra
tờ báo cách mạng đầu tiên lấy tên là báo Thanh niên...vv. Theo quan điểm của Người:
Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Đó là luận điểm quan
trọng được Hồ Chí Minh thể hiện trong thư “Gửi thanh niên An Nam” viết năm 1925,
rằng: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già
cỗi của Người không sớm hồi sinh” . Bởi vì như Người nhận xét: “Tính trung bình,
thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn” ; và
“thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc”. Để hiện thực hoá tiềm năng đó thì
trước hết cần phải đoàn kết, tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng. Người
cho rằng: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết họp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng
đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ” .

Không chỉ nhìn nhận thanh niên là một lực lượng to lớn và mạnh mẽ, Hồ Chí Minh
còn khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” . Bởi vậy, Hồ Chí
Minh luôn luôn nhắc nhở các cấp bộ đảng, chính quyền, các đoàn thể, phải chú ý
chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong bản Di chúc, trước lúc đi xa, Người đã
dặn dò: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái
xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục
đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội
chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Chính vì vậy, Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” .

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
THANH NIÊN
1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh
hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.

Một số khía cạnh của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: Chủ nghĩa Mác-Lênin:
Hồ Chí Minh đặt nền móng cho việc áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ
thể của Việt Nam. Ông tin rằng cách mạng xã hội chỉ có thể đạt được thông qua sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân, và quan điểm này được thể hiện qua việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Quốc gia độc lập, dân chủ, và giàu mạnh: Hồ Chí Minh lý
giải rằng sự độc lập của quốc gia không thể thực hiện được nếu không có sự dân chủ
và phát triển kinh tế. Ông tin rằng dân chủ thực sự chỉ có thể được thực hiện khi mọi
công dân đều được tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhân dân làm chủ, đồng thời
với việc tôn trọng quyền tự chủ của nhân dân: Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan
trọng của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia. Ông tin rằng chỉ
khi nhân dân thực sự làm chủ, họ mới có thể tự giác và tích cực tham gia vào công
cuộc xây dựng đất nước. Tương tác giữa lãnh đạo và nhân dân: Ông quan tâm đến
việc lãnh đạo phải luôn tiếp xúc, lắng nghe và phản ánh ý kiến của nhân dân, đồng
thời đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
Quan hệ quốc tế: Hồ Chí Minh thúc đẩy chủ nghĩa độc lập, tự chủ và hòa bình trong
quan hệ quốc tế. Ông tin rằng Việt Nam nên xây dựng các mối quan hệ hữu nghị, bình
đẳng và cùng có lợi với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế.

Tóm lai, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và
phương chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh
thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam

1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức thanh niên
1.2.1 Vai trò của thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được vai trò, vị trí trọng yếu của
thanh niên và luôn đặt niềm tin vào lứa người trẻ tuổi của đất nước trong quá trình
lãnh đạo cách mạng. Hơn nửa thế kỷ hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến lớp trẻ của dân tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tin tưởng gửi gắm vào thế hệ trẻ, rằng
tương lai của non sông Việt Nam phụ thuộc “một phần lớn ở công học tập của các
em”. Tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ
là mùa xuân của xã hội”, tuổi trẻ là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc, sự
phát triển của đất nước. Người sớm phát hiện được và tin tưởng ở tiềm năng, sức
mạnh to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự phát triển xã hội.
Người nhận thấy tuổi trẻ Việt Nam lực lượng đông đảo, hùng hậu, dũng cảm; có
những ưu thế nổi trội: trẻ, khoẻ, chiếm số đông trong xã hội, hăng hái nhiệt tình,
nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới. Thế hệ trẻ tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển
của dân tộc, nếu được chăm sóc, rèn luyện có thể đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng, Người cũng nhận thấy, trong quá trình thống trị
Đông Dương và Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, áp đặt nền
văn hoá nô dịch đã làm tàn tạ, mê muội thế hệ trẻ Việt Nam. Đó là điều hết sức nguy
hiểm. Vì thế, trong tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm
1925, Người đã viết: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám
thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh." Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng,
chỉ có thể dành độc lập dân tộc khi giác ngộ được quần chúng nhân dân, mà trước hết
là thức tỉnh, giác ngộ thanh niên, hướng cuộc đấu tranh của họ đi đúng quỹ đạo của
cách mạng vô sản, từ đó thức tỉnh dân tộc. Như vậy, Người đã dành nhiều thời gian,
dồn tâm lực để gieo mầm cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừng
đào tạo và bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác. Người biểu
lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát
triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đó cũng là lý do
khi truyền bá tư tưởng cách mạng, đối tượng Người chọn lựa đầu tiên chính là những
thanh niên yêu nước tiến bộ, có tư tưởng phục quốc như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng
Phong, Lê Hồng Sơn và một số đồng chí khác vào Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên – một trong những tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cùng nhau tổ chức
các lớp huấn luyện chính trị, huấn luyện về chủ nghĩa Marx - Lenin cũng như kinh
nghiệm công tác để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Những thanh niên này
cùng với Người, sau này là lớp lớp thanh niên khác của thế hệ Hồ Chí Minh đã lãnh
đạo và cùng cả nước tiến hành các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Người động viên, khích lệ: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn
gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên xung phong đều làm cho
tốt”. Người cũng nhấn mạnh, muốn thức tỉnh một dân tôc̣ trước tiên phải thức tỉnh
thanh niên. Trong thư “Gửi thanh niên An Nam” năm 1925, Người đã viết: “Hỡi Đông
Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người
không sớm hồi sinh”.
Thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân
tộc, điều này đã được Lãnh tụ Hồ Chí Minh khẳng định “Nhà nước thịnh hay suy, yếu
hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên.” Thanh niên phải trở thành một lực
lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, phải “là người tiếp
sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, là người xung phong trong công cuộc phát
triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Với bối cảnh hiện nay, khi đất nước hội nhập sâu rộng trong kỷ nguyên mới, thanh
niên đang là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và chủ thể sáng tạo của tương lai. Họ
không chỉ là một lực lượng của xã hội, mà là ngày mai của xã hội, là những người chủ
tương lai của nước nhà. Những năm qua, thanh niên luôn xung kích, đi đầu trong thực
hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội, đóng góp vào những thành
tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước. Các phong trào lớn như:
“Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên xung kích, sáng tạo”,
“Thanh niên tình nguyện”,... đã và đang thu hút hàng triệu thanh niên hăng hái tham
gia. Từ các phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong lao động, học tập,
chiến đấu và công tác. Điển hình như trong lĩnh vực kinh doanh có Đinh Nhật Nam –
Nhà sáng lập chuỗi cà phê Urban Station, Edward Thái – Đồng sáng lập và giám đốc
điều hành Vietnam Accelerator Fund (VAF)... Ngoài ra, cũng có những thanh niên
đang làm rạng danh thể thao nước nhà trong lĩnh vực thế mạnh của mình như Lê
Quang Liêm – siêu đại kiện tướng cờ vua đầu tiên của Việt Nam, Nguyễn Thị Ánh
Viên – kình ngư với 8 huy chương vàng SEA Games 28, hai anh em dân tộc thiểu số
Quách Công Lịch và Quách Thị Lan – “Nam vương Nữ hoàng” của điền kinh Việt
Nam…

1.2.2. Vai trò của giáo dục thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong công cuộc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện. Người cho rằng, "Nhà nước chú trọng đặc
biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục". Một con người có trí tuệ
và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước,
của Tổ quốc. Vấn đề giáo dục toàn diện là một vấn đề hết sức quan trọng. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, ngay từ
hiện tại, “thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học
tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã
hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa...". Đúng như tư tưởng của Người, để hoàn
thành tốt vai trò người chủ nước nhà, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách
chu đáo, phải được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất. Trước hết, họ phải
là những con người gương mẫu về đạo đức, có ý thức đạo đức hoàn thiện, đầy đủ,
đồng thời, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ. Có như thế họ mới có thể vượt qua được
những khó khăn, thử thách, mới làm tròn được những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng
rất nặng nề mà Đảng, dân tộc và nhân dân giao phó. Đặc biệt, họ phải là những người
có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý chí khám phá, tìm tòi "dám nghĩ, dám làm",
biết vận dụng những thành quả của khoa học - công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa V về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên chỉ rõ: “Làm tốt công tác thanh niên là bảo đảm sự phát triển
không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc
Việt Nam”. Nghị quyết còn nhấn mạnh “Nhà nước coi thanh niên là một bộ phận của
chiến lược kinh tế - xã hội”. Tiếp theo tinh thần đó, Nghị quyết 25 Bộ Chính trị khóa
VI nêu rõ: “Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải hết lòng bồi dưỡng, phát huy tiềm
năng và vai trò chủ động của thanh niên trên mọi lĩnh vực của công cuộc đổi mới, coi
đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người”. Bên cạnh trường học, tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng có vai trò quan trọng đối với việc giáo
dục, bồi dưỡng thanh niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức
cách mạng do chính Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện, là
đội ngũ của những người thanh niên Việt Nam ưu tú. Trong suốt quá trình cách mạng
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào
sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây vừa là tổ chức, vừa là môi trường cho người
thanh niên yêu nước rèn luyện và cống hiến. Để phát huy vai trò của tuổi trẻ, Hồ Chí
Minh căn dặn: "Trung ương Đoàn cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh
thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên".
Trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhủ đó của Người lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ
hết.

1.2 Phương hướng, nội dung, giải pháp phát huy vai trò của giáo dục thanh niên
trong phát triển theo quan điểm Hồ Chí Minh.

1.2.1. Phương hướng phát huy vai trò của giáo dục thanh niên trong phát triển theo
quan điểm Hồ Chí Minh.

Để đưa được lý thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn giáo dục thanh niên
hiện nay, trước tiên chúng ta cần xác định rõ được phương hướng hành động cụ thể:
Một là phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ

Đáp ứng thiết thực các yêu cầu về học tập, lao động, sinh hoạt văn hoá, du lịch, thể
dục, thể thao, xây dựng hạnh phúc gia đình cho thanh niên.

Bồi dưỡng tài năng trẻ, giao việc cho thanh niên; sử dụng và đề bạt cán bộ trẻ vào các
vị trí xứng đáng với đức – tài của họ; nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong cơ quan lãnh đạo,
quản lý ở các cấp, các ngành.

Tổ chức tốt việc phục hồi chức năng, chăm lo dạy nghề, dạy văn hoá, bố trí việc làm
thích hợp cho thương binh, thanh niên, thiếu niên tàn tật

Có chủ trương, biện pháp cụ thể thích hợp đối với hoạt động của thanh niên.
Hai là xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách: lập lại trật tự kỷ cương xã hội, xây dựng
nếp sống và làm việc theo pháp luật; chống văn hoá độc hại, đồi truỵ, mê tín, dị đoan;
chống nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc; chống tham nhũng, buôn lậu, làm hành giả và các
hành vi tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Xây dựng và thực hiện các quy ước về nếp sống văn minh ở các địa bàn dân cư, các
đơn vị cơ sở, trường học, những nơi công cộng.

Xây dựng gia đình văn hoá, tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục,
chăm sóc thanh, thiếu niên.
1.2.2 Nội dung phát huy vai trò của giáo dục thanh niên trong phát triển theo
quan điểm Hồ Chí Minh.

Một là, giáo dục lý tưởng cách mạng. Bồi dưỡng cho thanh niên nhận thức đúng đắn
về CNXH, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nói chuyện với thanh niên, Người luôn nhắc nhở:
Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ
quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta.

Hai là giáo dục đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc giáo dục
thanh niên, nội dung quan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, giáo dục tư
tưởng xã hội chủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà
Người đặt tư cách đạo đức của người cách mạng là nội dung trước tiên của cuốn sách
"Đường kách mệnh". Tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinh
quan hết sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng cũng như chuẩn mực lối
sống cho thế hệ trẻ. Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, là phẩm chất không thể thiếu
và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung
cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Những phẩm chất này
giống như bốn mùa của trời đất; nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người
không thể trở thành người theo đúng nghĩa.

Ba là giáo dục chí khí cách mạng. Hồ Chí Minh khuyên thanh niên tiếp tục phát huy
chí khí trong hành động cụ thể trong thời đại mới - đó là “Chí khí cách mạng” -
“Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Bốn là, giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô
dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự
phát triển: "Dốt thì dại, dại thì hèn". Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức,
tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái
học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật...; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội
mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi
chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

Năm là, giáo dục thể chất và nếp sống văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó
có sự phát triển về mặt thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước
nhà... tất thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành công. Bởi vì, "Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh
khỏe". [5] Với tinh thần đó, Người đã tự mình nêu gương sáng về rèn luyện thể dục,
thể thao; đồng thời, kêu gọi tất cả mọi người, dù gái hay trai, già hay trẻ, đều phải
thường xuyên rèn luyện thân thể, coi "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe" vừa là trách
nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Đặc biệt, đối với thanh niên,
Người mong muốn họ phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh
mẽ và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái,
tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.

1.2.3. Giải pháp phát huy vai trò của giáo dục thanh niên trong phát triển theo
quan điểm Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam của Đảng và Nhà nước ta, góp phần định
hướng đường lối tổ chức về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là trong xây
dựng văn hóa và con người mới hiện nay. Tuy nhiên, am hiểu lý thuyết phải đi đôi với
việc áp dụng vào thực tiễn để mang lại những hiệu quả thiết thực, để làm được điều đó
cần đến các giải pháp sau:

Một là kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục. Bước vào thời kỳ đổi
mới, khi đất nước chuyển mình, chủ động hội nhập quốc tế, rất nhiều bạn trẻ đã biết
tận dụng được những giá trị tích cực của toàn cầu hoá, của cách mạng khoa học - công
nghệ để vươn lên làm giàu chính đáng, chiếm lĩnh những đỉnh cao của tri thức và khoa
học.

Hai là kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thanh niên. Giáo dục thế
hệ trẻ, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sự phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội:
“Phải liên hệ mật thiết với gia đình học trò, bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là
một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo
dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng nếu
thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. [6]

Ba là đề cao giáo dục nêu gương người tốt, việc tốt để giáo dục thanh niên. Hồ Chí
Minh coi đây là biện pháp có ý nghĩa thiết thực để giáo dục cho thanh niên hướng tới
cái tốt, cái đẹp, cái cao cả. Theo Người, phương pháp này phù hợp với truyền thống
dân tộc, phù hợp với tâm lý thanh niên vốn coi trọng thực tế: “Một tấm gương sáng
còn hơn một trăm bài diễn thuyết”.

Bốn là tập hợp thanh niên vào các tổ chức để giáo dục. Hồ Chủ tịch cho rằng, để giáo
dục thanh niên một cách toàn diện thì một trong những cách tốt nhất là tập hợp họ lại
trong các tổ chức. Việc tham gia sinh hoạt trong tổ chức, hoạt động theo các chương
trình, kế hoạch do tổ chức đề ra, giúp thanh niên giác ngộ lý tưởng và có thêm sức
mạnh để thực hiện lý tưởng, hoài bão của mình.

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1 Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho bản thân thanh
niên và sinh viên

Quan điểm của Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho thanh niên và sinh viên là
một phần không thể tách rời khỏi tư tưởng toàn diện của ông về việc xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ và phát triển. Chính vì vậy, việc xây dựng và áp dụng quan
điểm Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho thanh niên và sinh viên hiện nay
mang lại nhiềy ý nghĩa góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh hơn.

Một là, Xây dựng nhân cách đạo đức. Hồ Chí Minh tin rằng giáo dục đạo đức là yếu
tố quan trọng trong việc xây dựng nhân cách con người. Ông cho rằng, để xây dựng
một xã hội văn minh và tiến bộ, mỗi cá nhân cần phải có những phẩm chất đạo đức
như trung thực, lòng trung thành, tinh thần tự giác và tôn trọng lẫn nhau.
Hai là, Xây dựng thế hệ trẻ tiên tiến. Hồ Chí Minh coi trọng việc giáo dục đạo đức
cho thanh niên và sinh viên vì họ là tương lai của đất nước. Bằng cách truyền đạt
những giá trị đạo đức, ông hy vọng tạo ra một thế hệ trẻ có ý thức cao về trách nhiệm
với cộng đồng và đất nước, sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển
quốc gia.

Ba là, Củng cố lòng yêu nước. Qua việc giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh mong muốn
củng cố lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thanh niên và sinh viên. Ông tin rằng chỉ
khi mỗi người dân Việt Nam đều tự hào về quốc gia của mình và sẵn lòng hy sinh cho
sự nghiệp chung thì quốc gia mới có thể phát triển mạnh mẽ.

Cuoã hội công bằng và dân chủ. Giáo dục đạo đức không chỉ là vấn đề cá nhân mà
còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ. Hồ
Chí Minh tin rằng, khi mỗi cá nhân đều tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, xã hội sẽ tự
nâng cao mức độ công bằng và dân chủ của nó.

Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho thanh niên và sinh
viên không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là một phần quan trọng của sứ mệnh xây
dựng và phát triển quốc gia.
2.2 Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và sinh viên
đối với xã hội

Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và sinh viên có ý
nghĩa rất lớn đối với xã hội, đặc biệt là trong việc xây dựng và phát triển một xã hội
văn minh, công bằng và tiến bộ. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của quan điểm
này đối với xã hội:

Một là, Xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội: Giáo dục đạo đức cho thanh niên và
sinh viên là cách hiệu quả nhất để xây dựng một nền tảng đạo đức cho xã hội. Bằng
cách truyền đạt và thực hành các giá trị đạo đức như trung thực, lòng trung thành, tinh
thần tự giác và tôn trọng lẫn nhau, xã hội có thể phát triển trong một môi trường đoàn
kết và hòa bình.
Hai là, Giảm bạo lực và xã hội hóa các vấn đề đạo đức: Giáo dục đạo đức có thể giúp
giảm bạo lực và xã hội hóa các vấn đề đạo đức trong xã hội. Bằng cách trang bị cho
thanh niên và sinh viên kiến thức và nhận thức về đạo đức, xã hội có thể giảm thiểu
các hành vi gây hại và xây dựng một môi trường sống lành mạnh.

Ba là, Tăng cường lòng yêu nước và ý thức dân tộc: Giáo dục đạo đức có thể tăng
cường lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thanh niên và sinh viên. Khi họ hiểu biết
về lịch sử, văn hóa và truyền thống của quốc gia, họ sẽ tự hào về quốc gia của mình và
sẵn lòng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Bốn là, Xây dựng xã hội công bằng và dân chủ: Giáo dục đạo đức là một yếu tố quan
trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ. Khi mọi thành viên trong
xã hội đều tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức, xã hội sẽ tự nâng cao mức độ
công bằng và dân chủ của nó.

Quan điểm giáo dục đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ
Việt Nam, giúp họ trở thành những con người có đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh, góp phần
xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững và đóng góp vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên
thế giới.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀ LIÊN HỆ QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỚI


GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên thời đại hiện nay

Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Hoà chung với những khát
vọng và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, lớp thanh niên sinh viên ngày nay cũng có
những trăn trở, suy nghĩ riêng với mong muốn đóng góp ngày một thiết thực, hiệu quả
hơn đối với sự nghiệp chung của Tổ quốc. Ngày càng có nhiều tầng lớp, lực lượng
thanh niên trưởng thành trong thời đại mới, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây
dựng đất nước, đưa đất nước ta dần thích ứng với những điều kiện mà quá trình toàn
cầu hoá đang đặt ra. UNESCO cho rằng, thanh niên là những người có tài năng đặc
biệt, họ lớn lên với công nghệ và làm quen với sự thay đổi nhanh chóng. Nếu có một
thế hệ sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong thời đại đất nước hội nhập sâu
rộng, thì đó chính là lực lượng thanh niên. Những người trẻ ngày nay đang thể hiện
tiếng nói của mình theo những cách truyền cảm hứng nhất. Họ đã và đang chứng tỏ
bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra
sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất,
tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nước ta đang tiến hành
hiện nay đang tồn tại song song hai vấn đề về lối sống đạo đức của con người mà tiêu
biểu là lực lượng thanh niên - những người chủ tương lai của đất nước. Mặt tích cực
được thể hiện ở chỗ vẫn có nhiều người vẫn duy trì và phát huy được phẩm chất đạo
đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, sống và làm việc theo lý tưởng của Đảng, có lối
sống văn minh, ý chí phấn đấu xây dựng nước nhà giàu mạnh và chủ nghĩa quốc tế
trong sáng. Bên cạnh những thanh niên thông minh, sáng tạo và nghị lực, biết tận
dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để vượt qua những thử thách của cuộc sống xứng đáng
là người chủ tương lai của đất nước, thì vẫn tồn tại một số thành phần thanh niên có
thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, trông chờ ỷ lại, hay có những hành động mang tính cực
đoan, xa rời những giá trị, lý tưởng tốt đẹp, sa vào lối sống hưởng thụ, ích kỷ, chạy
theo lợi ích cá nhân, cơ hội, vụ lợi, chạy theo cái xấu, đua đòi, giả dối,... Do ảnh
hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa,
và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh niên
đang dần phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, thậm chí bị lôi kéo, đi ngược
lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng. Thậm chí trong lối sống thanh
niên hiện nay đang tồn tại lối sống văn hoá thứ cấp: nhu cầu, thị hiếu, năng lực, văn
hoá của thanh niên chưa định hình, đang có những biến đổi, biến động sâu sắc, phong
phú và phức tạp. Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của
chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và
văn minh của xã hội ta hiện nay. Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFA) đã nhận xét lực
lượng thanh niên hiện là nguồn nhân lực lớn, dồi dào cho sự phát triển, mở ra cho Việt
Nam một “cửa sổ vận hội”. Song, UNFA cũng cảnh báo: “Sự thành công còn phù
thuộc vào việc đầu tư thích đáng cho giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm... biến lực lượng
này thành lực lượng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội. Nhưng ngược lại, nếu không có đầu
tư và để nạn thất nghiệp tồn tại thì chính lực lượng này sẽ là gánh nặng cho sự phát
triển quốc gia, gây bất ổn xã hội”.Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng và toàn dân ta
càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; coi đó là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước. Có thể khẳng định,
cùng với những biện pháp tích cực và đồng bộ khác, cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta vừa phát động chính là một cơ hội
tốt cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn lên.

3.2 Liên hệ bản thân


3.3.1. Những điểm đáng ghi nhận
Bản thân em là thế hệ trẻ hôm nay đặc biệt là sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân, đang được sống trong một đất nước độc lập và hòa bình mà biết bao các bậc tiền
nhân đã phải đổ máu xương mới giành được. Thụ hưởng thành quả của 29 năm Đổi
mới (1986 – 2015), thanh niên như em có nhiều cơ hội phát triển toàn diện. Được
thoải mái học tập, được tiếp thu với nhiều kiến thức khoa học từ các nước tiến bộ trên
thế giới, đặc biệt là về lĩnh vực kiến trúc. Bên cạnh đó, em luôn tích cực trong việc
hoạt động đoàn thể của trường, của lớp trong các lĩnh vực đời sống cũng như giải trí.
Vai trò tổ chức Đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa được xã hội thừa
nhận và đánh giá cao. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh đã xác định “Xây dựng tổ chức Đoàn là xây dựng tổ chức của những
người cộng sản trẻ tuổi, trường học xã hội chủ nghĩa và hạt nhân đoàn kết, tập hợp,
giáo dục thanh niên, phụ trách thiếu nhi, đội dự bị tin cậy của Đảng, chỗ dựa vững
chắc của chính quyền nhân dân”. Do đó, em luôn cố gắng phấn đấu để trở thành đoàn
viên ưu tú và có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng ta, để có thể tận tâm phục vụ nước
nhà và luôn xác định tư tưởng “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà
đã cho mình những gì.
Bên cạnh đó, em sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân mình đã cống hiến gì cho nhà nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bản thân mình cần làm gì để đóng góp cho lợi ích nước
nhà. Chúng ta những sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân được may mắn và
học tập dưới một môi trường học tập tốt, được phát triển toàn diện hãy cố gắng hết sức
trong công cuộc học tập, hoạt động Đoàn Đội và cống hiến vì một Việt Nam mai sau
được sánh vai với các cường quốc năm châu.
3.3.2. Những điểm cần cải thiện
Tuy vậy, thanh niên ngày nay cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực của
mặt trái kinh tế thị trường, vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tệ nạn xã hội
đang có xu hướng gia tăng và tác động mạnh mẽ đến thanh niên mà ngay chính bản
thân tôi cũng khó tránh khỏi, gia đình khó khăn vừa phải lo cơm áo gạo tiền, vừa phải
lo công việc học tập cũng như công tác. Trong bối cảnh hội nhập, nhưng trình độ học
vấn, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân có khi còn chưa đáp ứng nhu cầu tình hình
hình mới, còn khá mơ hồ về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về công cuộc Đổi mới và hội
nhập của đất nước. Nhưng cũng không phải vì thế mà tự cho bản thân thiếu đi hoài
bão, lý tưởng, cố gắng tránh xa việc chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ tiêu cực,
tư tưởng vọng ngoại, văn hóa lai căng, thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật.
Mặt khác, vẫn luôn cảnh giác với các thế lực thù địch, phản động đang đẩy mạnh âm
mưu “diễn biến hoà bình”, tiến hành “cách mạng màu” ở nước ta trong đó thanh niên
là đối tượng trọng tâm. Những biến động chính trị to lớn, sâu sắc trong thời gian gần
đây ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông (Tây Nam Á) cho thấy tác động to lớn của
mạng Internet trong việc kích động tư tưởng nổi dậy của thanh niên. Em vẫn kiên định
tư tưởng vững vàng, tránh xa lầy và luôn cố gắng tìm tòi học hỏi những kiến thức để
góp phần xây dựng nước nhà để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, không phụ
lòng kỳ vọng của Bác với lớp thanh niên của chúng em sau này.
3.3.3. Bài học cho bản thân
Tư tưởng với những nguyên lý giáo dục Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục, đào tạo
nhân tài cũng như thanh niên để lại cho chúng ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn
sáng mãi tính khoa học và cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, những tư
tưởng quý báu trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt
hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là những bài học vô cùng quý giá để
chúng học tập, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ trẻ, lựa chọn nhân tài đáp ứng nhu cầu cao của công cuộc đổi mới vì sự
phồn vinh của đất nước. Học tập, thấm nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những
chân lý đó sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tin và sức mạnh để sống, lao động, chiến
đấu, và cống hiến theo gương Bác Hồ vĩ đại.

KẾT LUẬN

Tư tưởng về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tài sản
tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Ngày nay,
quán triệt và vận dụng sáng tạo nội dung tư tưởng này là vấn đề có tính nguyên tắc, có
ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và thành công của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế
hệ trẻ Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, vấn đề
đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực tiễn to lớn của tư
tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát triển những giá
trị tư tưởng đó vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước ta trong giai đoạn hiện tại.
Là thanh niên Việt Nam thời đại mới - không cần học chi đâu xa xôi, chỉ cần “sống,
chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
CTQG-ST, H.2011.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII, Nxb CTQG - ST, H.1997.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
CTQG-ST, H.2011.

Nguyễn Minh Trí, Giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay và một số giải
pháp phát huy hiệu quả, Tạp chí Lý luận Chính trị, số tháng 2/2020.

Phạm Văn Quốc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục thanh niên, Tạp chí Tổ
chức nhà nước, số tháng 6/2016.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, PGS.TS.Trần Minh Trưởng- Viện trưởng Viện
Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng , năm 2021

Hệ thống tư liệu - Văn kiện Đảng, ThS. Quản Văn Sỹ Học viện Báo chí và Tuyên
truyền/Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 11/2023

Đảng Bộ Tỉnh Quảng Ninh, Lệ Thu, số tháng 7/2021

Lý luận chính trị , ThS Ngô Phương Anh, ThS Đỗ Văn Thắng, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh số tháng 5/2016

Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ths. Trần Quyết Thắng, số tháng 7/2015

Thanh niên Việt Nam- Vững tin tiếp bước, Báo Nhân Dân, Phan Linh (2021)

Việt Nam Hội Nhập, Tạp Chí thông tin đối ngoại và khoa học, Viện Chính sách Pháp
Luật và Quản lý, BÙ
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Tạp Chí Tổ Chức Nhà nước,

You might also like