You are on page 1of 5

MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MANG LẠI Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI BẢN

THÂN MỖI SINH VIÊN?


CÂU HỎI GỢI Ý
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên?
Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất
khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa lớn và lòng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi
có tính nhạy cảm cao với những cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là hệ thống nhận thức tư duy, quan
điểm lý luận của người về những vấn đề quan trọng: Nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí của thanh
niên trong tiến trình lịch sử qua các thời kỳ cách mạng; đường lối nội dung bồi dưỡng, giáo dục -
đào tạo thanh niên thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; nhiệm vụ
công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, đội dự bị tin cậy của Đảng.
- Vào những năm đầu khi nước ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên là
người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do
các thanh niên”
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của thanh niên trên cả hai bình diện xã hội và mối quan hệ
kết nối quá khứ với tương lai không thể tách rời nhau: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng
cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển và toàn diện. Người
căn dặn cán bộ, đảng viên phải tránh thái độ thành kiến, hẹp hòi, bảo thủ, cô độc đối với thanh
niên. Bởi theo người, thanh niên sống trong điều kiện mới tất yếu có những nhu cầu, lợi ích khác
với cha, anh họ, không nên xem xét thanh niên một cách cứng nhắc, trước sao nay vậy. Người
nói: cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết vấn đề
một cách thiết thực.
- Chính người đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (1956), Người dạy: “Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng
để thực hiện những chủ trương, chính sách cách mạng”(7), Người còn căn dặn: “Phải củng cố tổ
chức Đoàn, phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ và phải đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh
niên”(8). Theo Người, củng cố tổ chức đoàn là điều kiện tiên quyết để mở rộng mặt trận đoàn kết
tập hợp thanh niên. Nhưng muốn củng cố tổ chức đoàn thì trước hết phải “đoàn kết nội bộ thật
chặt chẽ” để thống nhất ý chí và hành động trong nội bộ đoàn, làm cho tổ chức đoàn thật sự là tổ
chức của những thanh niên tiên tiến, có lý tưởng cách mạng và phấn đấu kiên định vì lý tưởng đó.

https://tuoitredhdn.udn.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tu-tuong-ho-chi-minh/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-
thanh-nien-va-cong-tac-thanh-nien-877.html

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên được xây dựng trên cơ sở lý luận cách
mạng khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn cách
mạng thế giới và từ chính thời tuổi trẻ của Người. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc hình
thành quan điểm về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Một là, vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc vào sự giác ngộ cách mạng
và trách nhiệm của thanh niên. Với lực lượng đông đảo nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong
các cuộc chống xâm lăng, là lực lượng gánh vác những công việc nặng nề, khó khăn vất vả nhất
trong lao động sản xuất. Từ thực tiễn của phong trào thanh niên thế giới Người càng thấy rõ tính
cấp thiết của việc khơi dậy phong trào cách mạng của thanh niên Việt Nam.
- Hai là, thanh niên là một lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên mọi mặt trận của cách
mạng. Trong lực lượng cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy vị trí vai trò của thanh
niên - đó là lực lượng đông đảo, trẻ khỏe, hăng hái, có lý tưởng, sẵn sàng xả thân trở thành một
động lực chủ yếu của cách mạng.
- Ba là, thanh niên phải có tổ chức phù hợp, Đoàn thanh niên là lực lượng hậu bị tin cậy của
Đảng. Đoàn kết, tập hợp thanh niên, đồng thời là người trực tiếp tổ chức, động viên thanh niên
phải là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Về chức năng nhiệm vụ của Đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách, dìu dắt các cháu nhi
đồng”1. Đoàn thanh niên vừa là tổ chức gần gũi Đảng lại là lực lượng tích cực, xung phong gương
mẫu trong việc thực hiện chủ trương đường lối chính sách cách mạng, là lực lượng kế thừa sự
nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc, là người thường xuyên bổ xung đảng viên trẻ cho Đảng,
là người trực tiếp giúp Đảng giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, vận động thanh niên đi
theo lý tưởng của Đảng, đồng thời lôi cuốn, tập hợp đông đảo thanh niên xung phong vào những
nơi khó khăn gian khổ nhất…..
- Bốn là, thanh niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, có chí tiến thủ, xung phong
gương mẫu trong trong công việc. thanh niên phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ
nghĩa”. Rèn luyện ở đây là rèn luyện trên mọi phương diện: rèn luyện đạo đức cách mạng, rèn
luyện ý trí và lòng dũng cảm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên
môn,... Người động viên thế hệ trẻ phải có quyết tâm lớn, vì sự nghiệp cách mạng là quá trình lâu
dài, khó khăn, đầy hi sinh gian khổ, thanh niên là một lực lượng to lớn của cách mạng nên phải có
quyết tâm lớn mới có thể đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công.
- Năm là, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một quy luật của cách mạng, là một quy luật của sự
vận động lịch sử. Đây chính là trách nhiệm của Nhân dân, của Đảng, đến các đoàn thể quần
chúng trước hết là Đoàn thanh niên. Bác Hồ nêu tư tưởng chiến lược: “Vì lợi ích mười năm phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” do vậy quan tâm đến giáo dục đào tạo thế hệ
trẻ chính là thực hiện quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước không
ngừng phát triển, "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, "nước nhà thịnh hay suy,
yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”5.

https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/11989-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-vai-tro-thanh-
nien-voi-su-nghiep-cach-mang-viet-nam.html

2. Mặt trái của nền kinh tế chính trị tác động tiêu cực như thế nào đến thanh niên?

Thanh niên mang những đặc điểm riêng: tuổi đời trẻ, ở họ chưa thật sự định hình rõ rệt về nhân
cách. Thanh niên thích cái mới, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi và sáng tạo. Trong những thời
kỳ cách mạng thanh niên là những người rất nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, trở thành
những người có khí phách, có lý tưởng sống cao đẹp. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế
hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên do chạy theo lợi ích kinh tế mà không quan tâm tới
các vấn đề chính trị - xã hội.
Những mặt trái trong cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ý thức
chính trị của thanh niên các nhà trường quân đội. Các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực như
tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, chạy theo đồng tiền, lợi nhuận, buôn lậu, suy thoái về chính
trị, đạo đức, lối sống trong xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin vào bản
chất của chế độ xã hội của thanh niên.
Trong bối cảnh quốc tế biến đổi phức tạp, các thế lực thù địch dùng các công cụ, phương tiện
tuyên truyền, truyền tải các tư tưởng, quan điểm trái với thuần phong, mỹ tục, trái với quan
điểm của Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng đến niềm tin, lý tưởng sống, ý thức chính trị của thanh
niên các nhà trường quân đội.
Trong nhà trường quân đội, phát triển ý thức chính trị của thanh niên dân sự tức là yêu cầu sinh
viên phải biết nêu cao tinh thần tập thể, biết đặt lợi ích của tập thể, dân tộc lên trên lợi ích cá
nhân, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi của Tổ quốc. Trên thực tế, điều đó đó ngày một khó khăn
hơn bởi những mâu thuẫn hàng ngày hàng giờ đang nảy sinh, đang tác động trực tiếp đến phát
triển ý thức chính trị của sinh viên dân sự các nhà trường quân đội.

Chấp nhận phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện
nay cũng có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế
khác nhau, trong đó có chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là sự thừa nhận quan hệ bóc lột
trong một giới hạn nhất định, thừa nhận sự tồn tại và phát triển của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,
chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong các tầng lớp dân cư. Thực tế phát triển
kinh tế thị trường những năm vừa qua đã cho chúng ta thấy rõ: bên cạnh những thành tựu rất cơ
bản mà kinh tế thị trường đem lại, chúng ta đang đứng trước vô vàn thách thức của mặt trái cơ
chế thị trường. Trong xã hội, sự khác biệt về lối sống, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, các tệ
nạn xã hội có điều kiện phát triển làm biến dạng các giá trị xã hội chủ nghĩa. Tệ tham nhũng,
quan liêu hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Một bộ phận cán bộ, đảng viên,
công chức do thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, coi
trọng lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích của tập thể cộng đồng. Chính điều này làm ảnh
hưởng rất xấu đến lòng tin của nhân dân, của thanh niên dân sự đối với Đảng, Nhà nước, gây trở
ngại rất lớn cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng và của các nhà trường quân đội.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, công tác giáo dục, phát triển ý thức chính trị đang
đứng trước những thử thách mới. Đúng như Đảng ta đã nhận định: “Trong điều kiện cơ chế thị
trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ
chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng, vấn đề
giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đứng trước những thử thách mới”.

3. Thực trạng đạo đức, lối sống thanh niên hiện nay
Trong những năm qua, nền KTTT phát triển mạnh mẽ đã làm cho xã hội có nhiều sự đổi mới. Đời
sống nhân dân được nâng cao, nhiều người bị lóa mắt trước những cái mới lạ, những cám dỗ về
một cuộc sống xa hoa, giàu có. Đặc biệt là thế hệ trẻ - những thanh niên lại là đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều nhất từ sự thay đổi này, nổi lên hiện tượng: suy thoái đạo đức. Số lượng tội phạm
trong thanh niên đang gia tăng với tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Tội phạm thanh niên tập trung ở các tội danh như: giết người, cướp đoạt tài sản công dân, nghiện
ma tuý, mua bán mại dâm, gây rối trật tự nơi công cộng… Một số vụ án hình sự gần đây liên
quan đến thanh niên đã làm cho không ít người đặt dấu chấm hỏi với thanh niên, với quá trình
học tập rèn luyện tu dưỡng của thanh niên
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, không ít những người trẻ, có tài nghĩ đến những
phương thức kiếm tiền nhanh chóng mà không lường trước những hậu quả khôn lường từ chính
hành động của mình. Theo Tuổi Trẻ Online ngày 25/11/2007 sự phát triển nhanh của công nghệ
cao, đặc biệt là công nghệ mạng và máy tính mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhưng đồng thời
mở rộng khả năng hoạt động cho giới tội phạm. Vũ Ngọc Hà (Hải Phòng) dùng thủ đoạn trộm
cắp email, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản tín dụng, mật mã truy cập của người nước ngoài
qua mạng để ăn cắp tiền trong tài khoản. Ngoài Hà ra, 10 đối tượng khác (đều là thanh niên tin
học) ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng của người nước ngoài đã bị bắt. Nền KTTT đã sản sinh ra một bộ
phận giới trẻ sống theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Mở cửa cho nền KTTT đồng nghĩa với việc hội
nhập quốc tế, giao thoa văn hóa giữa các nước nhưng thiếu sự chọn lọc. Điều này dẫn đến việc lối
sống thanh niên ngày nay bị “Tây hóa” theo chiều hướng tiêu cực, xa rời các chuẩn mực đạo đức.
Các đối tượng lợi dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối
sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc,
thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc
biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn. Một số nam nữ thanh niên ở các thành
phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân
suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong quan hệ nam nữ. Thích thể hiện bản thân là
người sành điệu qua các video clip lố lăng, hành động vô bổ
Tuy nhiên một lần nữa chúng ta cần phải khẳng định rằng KTTT không phải là nguyên nhân làm
tăng sự tha hóa đạo đức. Nguyên nhân cơ bản theo tìm hiểu có một số nguyên nhân sau:
- Đua đòi thỏa mãn thú vui
- Khủng hoảng tâm lý nhất thời, chán nản
- Bạn bè lôi kéo, không thể tự chủ
- Tò mò
- Thiếu nhận thức, bản lĩnh chưa vững vàng

4. Học tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm trang bị cho thanh niên những bài học gì trước tác động
của nên kinh tế hiện nay?
Đối với thanh niên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất
nước, gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.

- Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền
thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, làm cho thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời
sống cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho thanh niên,
thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động
đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết
sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự
hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.
Trên cơ sở kiến thức đã được học, thanh niên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản
thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách
mạng, con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với thanh niên, giáo
dục tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện
nhân cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành
những chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn như mong muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.

CÂU HỎI: MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MANG LẠI Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI
BẢN THÂN MỐI THANH NIÊN?

You might also like