You are on page 1of 2

Từ quan điểm của V.I.

Lênin về đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa, dựa trên điều
kiện cụ thể ở Việt Nam và thực tiễn đổi mới, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định 8 đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta cần xây dựng. Thứ nhất, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, đó là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người và là
mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản
chất của xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của
chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó. Thứ hai, là xã hội “Do dân
làm chủ”. Đây là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội của
loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình. Thứ
3, “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp”. Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi vì kinh tế là
lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững
vàng và phát triển của xã hội. Thứ tư “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân
tộc”. Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật chất cho phát
triển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên trong của phát triển xã hội. Văn hóa
là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh
con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Thứ năm, “con người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Bản chất xã hội xã hội chủ
nghĩa, trình độ phát triển của xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, là bản chất và trình độ phát
triển người, của con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại ấm no cho con người
như là đòi hỏi tiên quyết. Thứ 6, “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Nếu như các đặc trưng nêu trên
(kinh tế, văn hóa, con người) là những yếu tố thuộc phẩm chất bên trong tạo nên một
chỉnh thể xã hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền
vững của xã hội lành mạnh và phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị
xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ bảy, “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Nghĩa là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và
xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cuối cùng, thứ 8, “Có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”. Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính là
thể hiện bản chất hòa hảo, thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp
thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và rút ngắn quá
trình phát triển của mỗi nước.

Để làm được điều đó, bản thân là một sinh viên, em cũng mang trong mình những
trách nhiệm riêng góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như Bộ trưởng
Thông tin – Truyền thông từng nói “Lý tưởng là ngôi sao sáng dẫn lối. Đời người thì
ai cũng cần một ngôi sao sáng dẫn lối. Lý tưởng sống chính là ngôi sao sáng dẫn lối.
Không có lý tưởng dẫn lối thì cuộc đời dễ thành luẩn quẩn. Không có lý tưởng cũng
giống như sống mà không có mục đích. Không có mục đích thì học cũng không tới,
nói chi tới khởi nghiệp. Lý tưởng thì dẫn đường, niềm tin thì tạo ra động lực tinh
thần”. Nhất là đối với sinh viên – thế hệ trẻ như chúng em, lý tưởng là tiền đề để bản
thân luôn cố gắng và nỗ lực. Lý tưởng của em không có gì khác ngoài trở thành một
người có trí thức sâu rộng, có kiến thức trong đa lĩnh vực, nỗ lực để tạo những sự thay
đổi tích cực thông qua việc học hỏi, chia sẻ kiến thức của mình và vận dụng nó vào
cuộc sống hiện tại để có thể sống độc lập, không dựa dẫm vào người khác. Bên cạnh
đó, rèn luyện tư duy, đạo đức của mình ngay thẳng, chính trực và luôn nhiệt huyết,
phù hợp với văn hóa con người Việt Nam. Không những thế còn là phải luôn luôn tự
hào về bản sắc văn hóa nước nhà.

Vì thế, bản thân cần có kế hoạch rõ ràng để hiện thực hóa lý tưởng của mình. Đầu
tiên, cần có kế hoạch học tập rõ ràng, Học mà không hỏi là có ngọn mà không có gốc. Hỏi
là để hiểu. Học là để nhớ. Nhớ nhiều mà không hiểu thì gọi là học vẹt. Và không ngừng tiếp
thu công nghệ mới để phát triển cùng sự thay đổi của xã hội. Ngoài ra, nâng cao nhận thức
chính trị, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
tránh xa rời chính trị. Đồng thời tạo thói quen đọc báo để cập nhật tin tức hằng ngày. Trau dồi
các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát triển bản
thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội. Và cần tránh xa và tỉnh táo để không đánh
mất bản sắc dân tộc, dung hòa nếp sống hiện đại và giá trị truyền thống. Và quan trọng nhất
là phải phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện để thực hiện được lý tưởng đó.

You might also like