You are on page 1of 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................................................2
I. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỤC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM............2
1. Về lợi ích của dân............................................................................................................................2
2. Về sức mạnh đoàn kết toàn dân......................................................................................................3
3. Về hoạt động của những tổ chức....................................................................................................3
4. Về con người Việt Nam...................................................................................................................4
CÂU CHUYỆN BÁC CÓ PHẢI LÀ VUA ĐÂU.................................................................................................6
KẾT LUẬN................................................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................9

1
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề
lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị
của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đây là vấn đề trung tâm cốt lõi trong
đường lối cách mạng nước ta: nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, văn hoá, xã
hội đối ngoại, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một hệ thống những quan
điểm lí luận định hướng phát triển đất nước. Tuy nhiện trong khuôn khổ của tiểu luận
em xin trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về “động lực của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam” đây là nội dung cơ bản và cốt lõ trong hệ thống tư tưởng của người về xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

1
NỘI DUNG
I. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỤC CỦA CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Để đạt được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh cho
rằng phải vận dụng và phát huy tối đã các động lực. Trong tư tưởng của Người,
hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa rất phòn phú,
bao hàm cả những động lực trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả về vật chất
và tinh thần, cả về nội lực và ngoại lực, v.v. tất cả các lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, văn hóa, khoa học, giáo duc, v.v. tất cả các động lực đều rất quan
trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng giứ vai trò quyết định là
nội lực dân tộc, là nhân dân. Nên để thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa phải đảm bảo được lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết
dân tộc qua hoạt động của những cộng đồng người và những con người Việt
Nam cụ thể. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đây là những động lực hàng đầu của
chủ nghĩa xã hội.
1. Về lợi ích của dân
Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cộng đồng người và lợi ích của những
con người Việt Nam cụ thể, vì Người cho rằng đây là một trong những điểm
khác nhau cơ bản giữa CNXH với những chế độ xã hội trước đó. Người nhận
thấy trong XHCN mỗi người giữ một vị trí nhất định, đóng góp một phần công
lao nhất định vì nhân dân lao động đã thoát khỏi bần cùng, có công ăn việc làm,
có cuộc sống ấm no,hạnh phúc, mọi người có điều kiện cải thiện cuộc sống
riêng của mình, phát huy tính cách và sở trường riêng của. Nên ngay từ những
ngày đâu xây dựng chế độ xã hội mới, Người nhấn mạnh: “Việc gì có ích cho
dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, “ Phải đặt
quyền lợi của dân lên trên hết” [l]
Về dân chủ: theo HCM, dân chủ là của quý báu nhất cuat nhân dân. [2], "Địa vị
cao nhất là dân, vì dân là chủ". Với tư cách là những động lực thúc đẩy tiến
2
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, lợi ích của dân và dân chủ của dân không thể
tách rời nhau.
2. Về sức mạnh đoàn kết toàn dân
Hồ Chí Minh cho rằng đây là động lực mạnh nhất trong tất cả các lực lượng
mag CNXH có thể xây dựng được với giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền
lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình;
Với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân. Chính vì
vậy ngay trong buổi ra mắt Đảng lao động Việt Nam ngày 3/3/1951. HCM đã
chỉ rõ. “Mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể bao gồm trong 8 chữ:
Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Theo Người, Đoàn kết toàn dân tộc là
đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và
tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là cái gốc của đại đoàn kết. Người còn chỉ
rõ: “Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn
kết với họ.” Phải lấy công tác mà củng cố đoàn kết, phải đấy đoàn kết mà đẩy
mạnh công tác”. [4]
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích của dân, dân chủ của dân, đoàn kết toàn
dân gắn bó hữu cơ với nhau là cơ sở là tiền đề của nhau, tạo nên những động lực
mạnh mẽ nhất trong hệ thống những động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Song, những yếu tố trên chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình thông qua
hoạt động của những cộng đồng người và những con người Việt Nam cụ thể.
3. Về hoạt động của những tổ chức
Trước hết là Đảng cộng sản, Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội khác,
trong đó sự lãnh đạo của ĐCS giữ vai trò quyết định. Theo Hồ Chí Minh, “Đảng
như người cầm lái, người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” [5]. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lực của
nhân dân, thực hiện chức năng quản lí xã hội để biến đường lối, chủ trương của
Đảng, nhà nước thành hiện thực. Các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là tổ

3
chức quần chúng tuy có những nội dung và phương thức hoạt động khác nhau
nhưng đều nhất quán về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và
quản lí của nhà nước; Hoạt động vì lợi ích của các thành viên của mình trong sự
thống nhất với lợi ích của dân tộc. Với những cộng đồng này, Người cũng luôn
nhắc nhở phải không ngừng nêu cao cảnh giác, phải chống cả kẻ địch bên ngoài
tìm cách phá hoại những thang quả của cách mạng mà chống phá cả kẻ địch bên
trong, đó là chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng “làm quan cách mạng”
4. Về con người Việt Nam
Hồ Chí Minh khẳng định: "Muối xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa” 2. Đây là những con người của chủ nghĩa xã
hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa .Trong bài nói chuyện tại hội
nghị bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp toàn miền Bắc do Ban bí thư trung
ương Đảng triệu tập từ ngày 13/3 đến ngày 21/3/1961 Hồ Chí Minh giải thích
rất chi tiết cụ thể về tư tưởng tác phong xã hội chủ nghĩa: Cuối cùng người khái
quát những tư tưởng và tác phong mới mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình
là: Có ý thức làm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư
tưởng “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình”; Có quan điểm “Tất cả phục vụ
sản xuất”; Có ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà; Có tinh thần tiến nhanh tiến
mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa và phải chống lại những tư tưởng, tác
phong xấu, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, bảo thủ,
rụt rè.
Như vậy, cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnh những động
lực của chủ nghĩa xã hội, đối với cộng đồng người và con người Việt Nam cụ
thể, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừ những lực cản của
động lực này. Nhìn chung trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, quan điểm “xây”
đi đôi với “chống” Cũng là một trong những quan điểm xuyên suốt tư tưởng Hồ
Chí Minh, là một trong những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh

4
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘNG LỰC CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG
CÁC ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
- Trong hệ thống các động lực của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tất cả các động
lực đều được quan tâm và có tầm ảnh hưởng lớn đến cách mạng dân tộc. Tuy nhiên,
động lực con người lại được coi là quan trọng và quyết định nhất.
Như chúng ta đã biết, con người là vấn đề được quan tâm, và trú trọng nhất trong
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục tiêu cao cả nhất của xây dựng
chủ nghĩa xã hội là mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông có những
ảnh hưởng nhất định cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đời sống con người và sự phát
triển của đất nước. Để góp phần vào động lực phát triển của đất nước là một thanh niên
rong thời đại 4.0 bản thân tôi ý thức được mình phải cố gắng đóng dóp vào sự phát
triển của nước nhà, và tôi đã đang và sẽ thực hiện những công việc cụ thể như sau:
- Luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, tình nguyện, tương thân tương
ái, lá lành dùm lá rách do nhà dường và các tổ chức phát động.
- Không quên nhiệm vụ chính của bản thân đó là tích cực học tập, rèn luyện, trau
dồi kiến thức, nắm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam: Tích cực học tập qua các bài giảng của giảng viên khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, thường xuyên cập nhật thông tin trên các trang mạng xã hội và các phương tiện
thông tin đại chúng từ đó chắt lọc những thông tin hữu ích cho bản thân;
- Luôn chung thành với chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước: Luôn gữi cho bản thân một tư tưởng và nối sống lành mạnh, chấp hành
nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật;
- Ngay từ bây giờ em đã chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng tham gia vào cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. bản thân tự mình cập nhật thêm những tri thức mới, kỹ
thuật, công nghệ mới. Luôn tìm tỏi, học hỏi để có thể áp dụng được những kiến thức
mới đó vào đời sống thực tế.
- Thương xuyên tuyên đến truyền đến người thân, bạn bè về những chủ chương
của Đảng và nhà nước, vận động mọi người luôn chung thành với chủ chương, đường
lối và chính sách của Đảng. Không chia sẻ những thông tin thất thiệt, sai sự thật làm
ảnh hưởng đến xấu đến bộ mặt và uy tín của Đảng và nhà nước trên mạng xã hội.
5
CÂU CHUYỆN BÁC CÓ PHẢI LÀ VUA ĐÂU
“Cuối năm 1961, Bác Hồ về quê hương Nghệ An thăm hỏi bà con xã Vĩnh
Thành- nơi có phong trào điển hình về trồng cây. Bác đứng giữa nắng trưa nói chuyện
với nhân dân khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Đồng chí Chủ tịch huyện thấy vậy
cho tìm mượn được chiếc ô, định dương lên che nắng cho Bác. Thấy vậy Bác quay lại
hỏi:
- Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi cất đi, Bác có phải là vua
đâu?
Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một
loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Bạch Hạc - Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết
ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:
- Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi,
các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức. Tưởng chuyện cũng sẽ qua đi,
nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu
ngay và tỏ ý không bằng lòng: Bác có phải là vua đâu mà phải cúng tiến!
Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai
chẳng thích ăn ngon mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đổi bằng sự mệt nhọc,
phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận”.
Nguồn Internet
* Nhận xét:
Câu chuyện nói về tấm gương sáng Hồ Chí Minh, Kể về một chuyến đi công tác
của Bác ở Quê hương Nghệ An. Mọi người đều kính trọng Bác, luôn nhường bác
những điều kiện tốt nhất, khi trời nắng thì định dương ô để che cho Bác, đến bữa ăn lại
nhường bác những món ăn ngon. Nhưng Bác đã không nhận mà ân cần nói cho mọi
người hiểu, tất cả mọi người trên đất nước ta đều cần được quan tâm và che chở, chứ
không phải chỉ những người có chức có quyền mới được tôn trọng, Đất nước ta là đất
nước xã hội chủ nghĩa, Bác cũng như bao người khác đều là con người Việt Nam thì
phải đối xử như nhau. Qua câu chuyện này, muốn chúng ta học tập và noi theo gương
Bác. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mình có ở địa vị nào thì cũng phải sống dản dị,

6
Chức vụ càng cao càng phải cố gắng chăm lo đời sống cho nhân dân tốt hơn, càng phải
gần dân thấu hiểu dân hơn. Vì Mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
theo tư tưởng của người là “ Chăm lo đời sống cho nhân dân”

7
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trên đà phát triển, đổi mới căn bản và toàn diện. sau hơn 30 năm đổi
mới và phát triển, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã đạt nhược những thành quả to lớn
về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
ngày càng được nâng cao…. Để đạt được những thành tựu to lớn đó là nhờ vào sự vận
dụng khéo léo, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa Xã hội của Đảng
ta. Là do, lãnh đạo Đảng và nhà nước ta luôn đặt mụ tiêu và động lực của xây dựng xã
hội chủ nghĩa lên hàng đầu đó là: Xây dựng một đất nước của dân, do dân và vì dân,
luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trên đây là nội dung bài tiểu luận môn của em với đề tài: “nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. do nội dung của đề tài rộng và
nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu tài liệu chưa nhiều nên không thể tránh
được những thiếu sót. Em mong các thầy cô gớp ý để em được hoàn thiện hơn.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính tri quóc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.24.
[2]: Hồ chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính tri quóc gia, Hà Nội, 2011, t. 5, tr.602.
[3]Hồ chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính tri quóc gia, Hà Nội ,2011, t. 11, tr.610.
Giáo trình tư tương Hồ Chí Minh. Nxb giáo dục

Websihttps://hochiminh.vn/book/

You might also like