You are on page 1of 6

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH- NHÀ NƯỚC

LỚP HC45B2

Bộ môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh


Giảng viên: Lê Thị Hồng
Thành viên thực hiện:

STT Họ và tên MSSV Ghi chú


1 Lê Thị Tuyến 2053801014299
2 Võ Thị Thanh Thủy 2053801014271
3 Trần Hoàng Việt 2053801014310
4 Nguyễn Thị Phương Trang 2053801014279
5 Lê Minh Tuấn 2053801014295
6 Lê Đặng Anh Vũ 2053801014311
7 Ya Huy Niê Mlô 2053801014334

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 12 năm 2021


Tư tưởng Hồ Chí Minh
 Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH

o Đặc trưng chủ nghĩa xã hội

 Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Nhân dân lao động
là chủ và nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và
vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh
công - nông - lao động trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.=> mọi
quyền lực tập trung vào tay nhân dân. Hồ Chí Minh coi nhân dân có
vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực.

 Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao,
gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.Xã hội có nền kinh
tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản
xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật,
ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân
loại.

 Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.Đây là một
vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín
muồi. Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư
liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. => Đó
là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.

 Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.Đó
là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình
đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa
lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn.=>
con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự
hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

o Về động lực bên trong: Biểu hiện ở cả hai phương diện: vật chất và tinh
thần.động lực quan trọng nhất là con người, nội lực dân tộc, nhân dân là
Sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam với nòng cốt là công - nông - trí
thức là động lực chủ yếu. Khơi dậy động lực mỗi cá nhân từ truyền thống
yêu nước, sức lao động sáng tạo. Tác động vào nhu cầu và lợi ích của người
lao động trở thành đòn bẫy thúc đẩy kinh tế. Coi trọng động lực kinh tế, sản
xuất ,kinh doanh phát huy quyền làm chủ của người lao động. Coi trọng
động lực tinh thần qua điều chỉnh các nhân tố như: chính trị, văn hóa, khoa
học, giáo dục, đạo đức, pháp luật,...

o Về động lực bên ngoài:Sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Tăng cường đoàn kết quốc tế.
Tranh thủ được mọi thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.

o Mục tiêu xây dựng nền CNXH

 Về kinh tế:“nhận thức về nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng
XHCN ngày càng đầy đủ hơn; doanh nghiệp nhà nước từng bước
được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tập thể từng bước
đổi mới gắn với cơ chế thị trường”

 Về xây dựng Đảng: "công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được lãnh đạo, chỉ
đạo tập trung, chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng Đảng về đạo
đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm” ;
“Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới; ban hành và
thực hiện nhiều quy định bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng”.

 Về lý luận: "hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển”

 Quan niệm của Hồ Chí Minh trong thời kì quá độ lên CNXH

o Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH

 Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến
cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang
xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan
xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần
của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ
nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã
hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó.

 Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ
cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả
các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước
cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội.
Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và
nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.

o Nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kì quá độ:

 Mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin.
 Hồ Chí Minh nhận định: Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết
kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của
tất cả các nước, là khoa học về cách mạng của quần chúng bị
áp bức và bóc lột, là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo
Người, cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ
có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với
những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin.

 "Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách


mạng”

 "Chỉ có một đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có
thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong”

 Phải giữ vững độc lập dân tộc.

 Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là mục đích của Hồ
Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Khi nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định “Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

 Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Người trước khi từ
trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh vì trong tư tưởng của Người, đối với một dân tộc thì
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Độc lập dân tộc là mục
tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với
chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm
bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

 Đoàn kết học tập, rút kinh nghiệm từ các nước anh em.

 Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận lực lượng, hòa
bình, dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới, Hồ Chí Minh
quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ
nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công
nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”.

 Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải học
tập kinh nghiệm của các nước anh em để trong quá trình cải
tạo và xây dựng đất nước chúng ta đã bớt mò mẫm, đỡ bớt
sai lầm. Người cũng chỉ rõ, học tập kinh nghiệm không có
nghĩa là áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy móc mà
phải vận dụng nó một cách sáng tạo cho phù hợp với hoàn
cảnh của đất nước ta. Đương thời, mặc dù đánh giá rất cao
thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Xây phải đi đôi với chống.

 Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của
cách mạng thì cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời
sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của các thế lực cản
trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng.

 Người căn dặn: "đối với kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững
lập trường, quyết không vì hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh
giác. Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ
địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao
động hòa bình của nhân dân". Phải chống lại "căn bệnh"
"Nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thinh, không
biện bác... Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ. Đối với tàn dư
của xã hội cũ" ... phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói
quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm".
Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ
nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng
độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh
háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật.

o Nhiệm vụ của thời kì quá độ lên CNXH.

 Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu
chốt, tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ
cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh
tế. Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem
lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất.

 Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và
phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mởrộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân
- trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm không ngừng tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng CNXH.

 Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa
học, đại chúng và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có
đạo đức cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn
bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành
với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới. Về
xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã
hội vì toàn dân, bình đẳng.

o Mâu thuẫn thời kì quá độ lên CNXH: Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển trên
các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội đi theo xu hướng tiến bộ và thực
trạng nền kinh tế - xã hội ở nước ta.

You might also like