You are on page 1of 3

BÀI THUYẾT TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng HCM là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta, trong đó tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng.
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH
- Tiếp cận đặc trưng ở nhiều góc độ khác nhau
 Kinh tế
 Khát vọng giải phóng dân tộc
 Nhu cầu giải phóng con người triệt để
 Từ sự thống nhất văn hóa chính trị và kinh tế
 Nổi bật nhất là đạo đức
 Sự sáng tạo, quan trọng -> giúp hình dung xã hội XHCN theo nhiều
khía cạnh hơn
 Hướng đến mục tiêu cơ bản: “làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc” => có nghĩa là làm cho dân giàu nước mạnh.
- Ở một khía cạnh khác, HCM cho rằng trong chế độ XHCN thì quyền lợi tập thể
và cá nhân thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
 Điều này đã được thể hiện rõ nét qua bài viết của Bác: “...trong chế độ xã
hội chủ nghĩa…do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ
phận của tập thể…Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập
thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được
bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn.”
- Hơn thế nữa, HCM còn khẳng định xây dựng CNXH là bước đầu dẫn đến hoàn
thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, sau đó là
chủ nghĩa cộng sản. Xã hội chủ nghĩa cộng sản gồm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn thấp: CNXH
 Vẫn còn tàn tích của chế độ xã hội cũ
 Giai đoạn cao: CNCS
 Hoàn toàn không còn tàn tích của chế độ cũ
 Tuy nhiên 2 giai đoạn này vẫn có những điểm giống nhau như:
 Sức sản xuất phát triển cao
 Tư liệu sản xuất thành của chung
 Không còn xuất hiện áp bức, bóc lột
 Vì thế, theo quan điểm của HCM xã hội chủ nghĩa chỉ là giai đoạn tiền đề cho xã
hội cộng sản. Tuy vẫn còn tồn đọng một ít tàn tích của chế độ cũ nhưng xã hội chủ
nghĩa đã không còn áp bức, bóc lột và xã hội do nhân dân làm chủ và có cuộc sống
ấm no, quyền lợi cá nhân và tập thể gắn bó chặt chẽ với nhau.
2. Tiến lên xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan
- Quá trình đi lên này phải tuân theo những quy luật khách quan, trước hết là quy
luật trong sản xuất vật chất; tùy vào từng bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương
thức của mỗi quốc gia sẽ khác nhau.
 Những nước phát triển từ tư bản chủ nghĩa sẽ đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội
 Những nước đi theo con đường khác muốn đi lên chủ nghĩa xã hội thì phải
trải qua đánh đổ đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và tư
tưởng Mác dẫn đường
3. Một số đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN
 Về chính trị
 XHCN gắn liền với chế độ dân chủ
 Địa vị cao nhất là nhân dân
 Quyền lực thuộc về nhân dân
 Hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước và chế độ cũng thuộc về nhân
dân
 Về kinh tế
 Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu tư liệu sản xuất
 Nguyên nhân: chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản
 Ngoài ra, HCM đặc biệt nhấn mạnh đến quan hệ sở hữu tư liệu sản
xuất. Muốn xóa bỏ hiện tượng bóc lột thì nhân dân phải là người
sở hữu chung tư liệu sản xuất để làm chung và hưởng chung.
 Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội
 Văn hóa, đạo đức là cơ sở và tiền đề đến hướng tới chế độ xã hội
hòa bình, đoàn kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái.
 Không có gì có thể phân biệt, ngăn cản giữa con người và con người
với nhau.
 Ngoài ra, CNXH còn đảm bảo tính công bằng, hợp lý cho các quan
hệ xã hội -> Đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật -> cộng
đồng đoàn kết chặt chẽ -> mọi người hưởng thành quả dựa trên
công sức của mình.
 Về chủ thể xây dựng CNXH
 Đây là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
ĐCS
 HCM đã khẳng định: ““Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách
mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ
nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình
thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã
hội chủ nghĩa đến thành công”
 Tóm lại, qua phần trình bày trên đã chỉ rõ ra được rằng quan điểm của HCM
về CNXH có giá trị nhân văn, nhân đạo và dễ đi vào lòng người.

You might also like