You are on page 1of 34

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ MÙI TRONG CHĂN NUÔI2

1.1 Công nghệ xử lý mùi trên thế giới............................................................................2


1.2. Công nghệ xử lý mùi ở Việt Nam............................................................................2
1.3. Mô hình trang trại đang được áp dụng tại Việt Nam................................................3
1.4 Hệ thống thông gió...................................................................................................3
1.4.1 Hệ thống thông gió tự nhiên...............................................................................3
c. Nguyên lý hoạt động...................................................................................................4
1.4.2 Hệ thống thông gió cưỡng bức...........................................................................5
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO TRẠI CHĂN NUÔI
KÍN PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN..................................................................9
2.1. Phương pháp và phương tiện thực hiện....................................................................9
2.2. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................................9
2.2.1. Khảo sát kết cấu hệ thống chuồng trại...............................................................9
2.2.2 Khảo sát các thông số kĩ thuật............................................................................9
2.3. Phương tiện............................................................................................................10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................11
4.1 Khảo sát hệ thống thông gió trong chuồng trại nuôi heo có sẵn..............................11
4.1.1 Hệ thống thông thoáng tự nhiên........................................................................11
4.1.4 Nhận xét hệ thống thông gió đang áp dụng.......................................................23
4.2 Tính toán kiểm tra hệ thống thông gió chuồng trại nuôi heo...................................26
4.2.1 Số liệu khảo sát.................................................................................................26
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................32
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ MÙI TRONG CHĂN NUÔI
1.1 Công nghệ xử lý mùi trên thế giới
- Sử dụng Ozone
Trong quá trình nuôi, các chất thải: Phân gia súc, gia cầm, thức ăn công nghiệp
thừa… bốc mùi hôi thối khó chịu nếu không có biện pháp xử lý có thể gây ô nhiễm
không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát phát triển vật nuôi. Dùng
máy ozone xử lý không khí kết hợp dùng nước ozone để rửa chuồng trại giúp làm sạch
môi trường, tăng sức đề kháng và phòng chống bệnh dịch cho gia súc, gia cầm. Phun tẩy
uế, sát khuẩn chuồng trại làm giảm mùi hôi, giảm mật độ ruồi, muỗi, rận, rệp đến 80–
90%.
+ Ozone giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe vật nuôi, phòng trừ các dịch bệnh từ môi trường
xung quanh.
+ Ngay khi Ozone được tiếp xúc trực tiếp với chuồng trại chăn nuôi thì chúng nhanh
chóng tham gia quá trình kích thích hô hấp, bổ sung thêm khí oxy cho vật nuôi, kích thích
tăng trưởng cho gà, vịt, ngan, ngỗng, kích thích trứng nhanh nở, không bị chết con.
+ Phun khí Ozone trực tiếp bên trong và ngoài các chuồng nuôi sẽ giúp chúng ta giảm
mùi hôi, mật độ ruồi, muỗi, rận, rệp lên tới 80–93%.
+ Nếu như chúng ta hòa Ozone vào trong nước uống cho gia súc sẽ có tác dụng giúp gia
súc phòng ngừa các bệnh đường ruột, bệnh tiêu chảy, bệnh thối mũi, thối móng ở gia súc.
+ Khi gia súc bị thương, chúng ta chỉ cần chịu khó rửa sạch vết thương bằng nước sục
Ozone sẽ giúp cho vết thương của gia súc nhanh chóng khỏi.
1.2. Công nghệ xử lý mùi ở Việt Nam
- Vệ sinh chuồng trại:
Vệ sinh chuồng trại là cách làm phổ biến, thông dụng đối với trang trai ở Việt
Nam
- Sử dụng chế phẩm sinh học
Như chúng ta đã biết, mùi hôi từ chuồng trại tạo nên cảm giác khó chịu. Không những
thế, nếu phải tiếp xúc trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về mặt
sức khỏe. Sản phẩm xử lý chuồng trại ra đời nhằm giải quyết các vấn đề trên như
giảm thiểu các mùi hôi từ chất thải của vật nuôi (H2S, NH3). Giúp cân bằng hệ sinh
thái, giảm nguy cơ gây bệnh cho vật nuôi bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn tích
tụ. Hiện tại ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng cần phải xử lý triệt để, vì thế sử dụng
chế phẩm để xử lý mùi hôi chuồng trại là một phương pháp tối ưu mang lại hiệu
quả cao.
1.3. Mô hình trang trại đang được áp dụng tại Việt Nam
MÔ HÌNH VƯỜN – AO – CHUỒNG Đây là mô hình đã xuất hiện từ lâu và rất
quen thuộc với nông dân Việt Nam. Theo đó, Vườn – Ao – Chuồng là mô hình thâm canh
sinh học cao.Trong đó trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản có mối quan hệ khăng khít.
Từ đó tạo nên một hệ thống canh tác tổng thể, sử dụng hợp lý các tài nguyên. Tất cả các
yếu tố như: nguồn nước, đấy đai, năng lượng mặt trời… Đều được sử dụng hợp lý, đạt
hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí đầu tư.
MÔ HÌNH VƯỜN – AO – CHUỒNG – RUỘNG Mô hình này kết hợp giữa nuôi
gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây ăn trái và trồng lúa nước. Hiện tại, loại hình này
được áp dụng nhiều ở các tỉnh miền Tây và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
MÔ HÌNH VƯỜN – AO – CHUỒNG – RỪNG Do đặc thù sử dụng nguồn tài
nguyên rừng nên mô hình trang trại này được áp dụng tại các tỉnh có rừng núi. Bà con có
thể tham khảo mô hình như: kết hợp nuôi lợn rừng với gà thương phẩm và cá… Không
những thế còn trồng thêm các cây như quế, keo… Thu nhập từ mô hình này cao giúp các
hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.
MÔ HÌNH TRANG TRẠI KHÉP KÍN Nôm na có thể hiểu đây là mô hình “trồng
cỏ, nuôi bò và trùn quế”. Theo nghiên cứu, trùn quế có thể tăng đề kháng, tăng khả năng
sinh sản và năng suất sữa bò. Vậy nên, mô hình này đã được nhiều nơi tại Việt Nam và
thế giới áp dụng thành công.
MÔ HÌNH TRANG TRẠI KẾT HỢP SINH THÁI Mô hình trang trại này thịnh
hành ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Về cơ bản, mô hình này xây dựng trên sự kết
hợp giữa nuôi trồng và dịch vụ du lịch sinh thái.
1.4 Hệ thống thông gió
1.4.1 Hệ thống thông gió tự nhiên
a. Bảng số liệu yêu cầu trạng thái không khí của chuồng
Xét vật nuôi là lợn thịt, nuôi ở chuồng sử dụng hệ thống thông thoáng tự nhiên,
thuộc tiểu khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian khoảng từ tháng 3 – 5.
Vào thời điểm này, nhiệt độ trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 24 đến
33,5 oC.
Lượng mưa trung bình 91 mm.
Hướng chuồng Bắc – Đông Bắc.
Bảng 4.1: Số liệu yêu cầu của các yếu tố trong chăn nuôi gà
thịt.
Các yếu tố Điều kiện yêu cầu
Nhiệt độ (oC) 18–24
Ẩm độ tương đối (%) 60–65
Vận tốc gió (m/s) 0,5 – 1,02

b. Cấu tạo:
Chuồng được thiết kế với 2 mặt bên hông đón gió theo hướng Đông – Đông
Nam và Tây – Tây Bắc.
Kích thước chuồng: Dài x Rộng x Cao : 45 x 9,6 3,8 m.
Bao xung quanh 3 mặt của chuồng là các tấm bạt nilon nhằm chủ động đóng
vào hoặc mở ra tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Tấm phía dưới mở ra để cho gió lạnh lùa vào từ phía dưới làm mát trực tiếp
cho heo, tiếp xúc với nền chuồng và đi lên phía trên.

Tấm phía trên mở ra để cho gió đi lên trần và làm mát trần, hạ nhiệt độ chuồng
xuống, không trực tiếp tiếp xúc với heo.
Mái nhà được làm bằng tôn cách nhiệt được thiết kế có khe hở để tăng cường
khả năng thông gió tự nhiên, phía dưới mái có dán một tấm cách nhiệt để giảm tối
đa lượng nhiệt do mái nhà hấp thụ từ mặt trời ảnh hưởng tới vật nuôi.
Mái chuồng không chỉ cách nhiệt, giúp che mưa nắng mà còn có tầm quan trọng
rất lớn trong việc điều hòa tiểu khí hậu xung quanh cơ thể vật nuôi.
Nền chuồng được làm bằng bêtông cốt thép, có hệ thống rãnh hình chữ V để
thoát chất thải ở phía dưới và được thiết kế cao hơn sàn trại nhằm tạo sự thông
thoáng đồng thời giúp dễ dàng trong việc vệ sinh trại.
c. Nguyên lý hoạt động
Khi cần thông thoáng thì ta quay cần điều khiển để mở bạt che ra. Lúc đó
dòng không khí và gió sẽ lùa vào, mang nhiệt do heo và phân toả ra bay lên trần
và được thải ra ngoài qua lỗ thông giữa mái chuồng và mái lồng.
Hình 4.2: Các tấm bạt nilon nhìn từ bên trong.

Chú ý: Các tấm bạt luôn được thiết kế trên cao để tránh luồng gió thổi trực
tiếp vào đàn heo, dễ làm heo bị lạnh.
Ta biết, phân động vật cũng là một dạng phụ tải nhiệt, nếu ta không tìm cách vận chuyển
phân ra ngoài thì công tác thông thoáng không khí sẽ rất nặng nhọc và khó khăn vì phân
không chỉ thải nhiệt mà còn gây mùi ô nhiễm.

Hình 4.3: Kiểu mái nhà và rãnh thoát phân sử dụng trong chuồng tự nhiên.
Với cấu tạo chuồng như trên, việc thông gió hoàn toàn sử dụng các biện pháp tự
nhiên, không cần sự đóng góp của máy móc nhưng vẫn đảm bảo khả năng duy trì
trạng thái không khí thích hợp cho heo.
1.4.2 Hệ thống thông gió cưỡng bức
a. Bảng số liệu yêu cầu trạng thái không khí của chuồng:
Xét vật nuôi là heo nái đang nuôi con, số lượng 50 con, nuôi ở chuồng sử
dụng thông gió cưỡng bức, thuộc tiểu khí hậu thành phố Hồ Chí Minh, thời gian
khoảng từ tháng 3 – 5.
Với thời gian này, nhiệt độ của thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 24 đến 33,7
o
C.
Lượng mưa trung bình: 91 mm.
Hướng chuồng: Bắc – Đông Bắc.

b. Cấu tạo:
Chuồng được thiết kế với 2 bên đón gió theo hướng Tây – Tây Bắc và Đông –
Đông Nam.
Kích thước chuồng: Dài x Rộng x Cao : 27,4 x 15,5 x 2,6 m. (Chiều cao trần
nhà phía bên trong).
Tường và trần nhà đều được làm bằng vật liệu cách nhiệt.
Nhiệt độ trong chuồng luôn được cố gắng duy trì trong khoảng 27 – 29 oC.
Đặc biệt phải trên 26 oC để tránh heo bị bệnh.
Hình 4.4: Chuồng nuôi heo sử dụng thông gió cưỡng bức.
c. Nguyên lý hoạt động:
Thông thường tấm bạt nilon không kéo lên mà để không khí bên trong trại
được trao đổi tự nhiên với môi trường.
Khi nhiệt độ trong trại tăng, thông qua cảm biến tác động bộ điều khiển tự
động kéo màn che lên, khởi động quạt để lấy không khí bên trong ra ngoài.
Không khí tươi được cấp vào vì chênh lệch áp giữa trong phòng và ngoài trời do
quạt tạo ra.
Khi cần giảm nhiệt nhanh hoặc tăng ẩm thì bơm cấp nước hoạt động tưới nước
đều trên cooling pad, không khí tươi bên ngoài qua cooling pad mang theo ẩm và
giảm nhiệt trước khi cấp vào trại nhờ vậy mà điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm
trong trại.
Hệ thống sử dụng ở trại được tự động hóa cao nên việc điều chỉnh nhiệt độ và
độ ẩm dễ dàng. Ngoài ra, ở trại còn một ưu điểm nữa là các quạt được thiết kế có
công suất khác nhau nên có thể điều chình nhiều cấp độ lưu lượng gió vào làm
tăng độ ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong trại.
Hệ thống thông gió của chuồng được thiết kế kiểu: “Nửa kín nửa hở”, tức là có
2
chế độ: Kín và hở.
ƒ Chế độ kín:

Là chế độ hoạt động thông thường, không khí tươi bên ngoài được hút vào
chuồng bằng 4 quạt hút, trước khi đi vào không gian chuồng, không khí phải đi
qua 1 hệ thống gọi là Cooling Pad.
Hệ thống thông gió

Nhận xét chung


Kiểu tự nhiên Kiểu cưỡng bức

Tiết kiệm tiền bạc, dễ lắp Chủ động trong điều tiết
đặt thi công. nhiệt độ, độ ẩm, mùi.

Ưu
Chi phí năng lượng không Không phải quan tâm lo
có hoặc rất thấp. lắng về vấn đề thời tiết.

Không chủ động điều tiết Chi phí năng lượng cao.
không khí.
Nhược
Gặp nhiều khó khăn khi Gặp khó khăn khi mất
thời tiết thay đổi. điện, sửa chữa, bảo trì thiết
bị phức tạp.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO TRẠI CHĂN NUÔI
KÍN PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
2.1. Phương pháp và phương tiện thực hiện
Chuồng trại đã xây dựng và được lắp đặt sẵn hệ thống thông thoáng tại khu
Chuồng trại Đồng Nai
Hệ thống thông thoáng tự nhiên hoạt động ở chế độ chưa toàn tải, còn hệ thống
thông thoáng cưỡng bức hoạt động ở chế độ hở, không sử dụng các quạt.
2.2. Phương pháp khảo nghiệm
2.2.1. Khảo sát kết cấu hệ thống chuồng trại
Đo đạc kết hợp chụp hình để khái quát lại toàn bộ mặt bằng và các bộ phận của hệ
thống thông gió, các hệ thống phụ.
a. Xác định phương hướng
Sử dụng la bàn xác định hướng cửa của các chuồng tự nhiên và cưỡng bức.
Phác thảo sơ bộ hệ thống chuồng trại trên giấy với phương hướng định sẵn. b.
Xác định kích thước bao và thông số các hệ thống:
Sử dụng thước dây để đo toàn bộ các kích thước bao và cấu tạo các hệ thống
trong chuồng, ghi ra giấy.
- Đo kích thước dài x rộng x cao của các chuồng.
- Đo kích thước dài x rộng x cao các ô chuồng.
- Đo kích thước các quạt hút.
- Đo kích thước cooling pad.
- Đo kích thước các tấm bạt.
- Xác định độ dốc của hệ thống dẫn phân và nước thải.
- Xác định độ dốc của mái nhà.
- Xác định vị trí đặt các cảm biến, quạt hút.
- Xác định vị trí đặt các thiết bị đèn điện.
- Ghi các số liệu ra giấy.
2.2.2 Khảo sát các thông số kĩ thuật
a. Xác định thông số của các loại quạt
Do hệ thống thông gió cưỡng bức của chuồng không còn hoạt động nên chúng
ta chỉ có thể khảo sát ở trạng thái tĩnh.

- Xác định các thông số của quạt.


- Xác định vị trí lắp đặt các quạt.
- Xác định khoảng cách giữa chuồng heo và các quạt hút.
- Tiến hành đo và lấy số liệu ghi vào giấy.
- Đánh giá mức độ cung cấp gió c quạt
b. Xác định nhiệt độ, ẩm độ chuồng heo
Sử dụng nhiệt kế bầu khô – bầu ướt để xác định nhiệt độ, ẩm độ của các
chuồng.
- Xác định vị trí đặt nhiệt kế.
- Tiến hành đo và lấy số liệu ghi vào giấy.
- Đánh giá tiêu chuẩn nhiệt độ và ẩm độ của chuồng đối với yêu cầu của
heo. c. Đánh giá các thông số môi trường
- Đánh giá mùi của phân và nước thải heo.
- Đánh giá mức độ thông gió trong chuồng heo.
2.3. Phương tiện
- Thước dây: Loại 5 m.
- Máy ảnh.
- Giấy, bút.
- Bao nilon.
- La bàn.
- Nhiệt kế bầu khô – bầu ướt.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát hệ thống thông gió trong chuồng trại nuôi heo có sẵn
4.1.1 Hệ thống thông thoáng tự nhiên
a. Bảng số liệu yêu cầu trạng thái không khí của chuồng
Xét vật nuôi là gà thịt, nuôi ở chuồng sử dụng hệ thống thông thoáng tự nhiên,
thuộc tiểu khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian khoảng từ tháng 3 – 5.
Vào thời điểm này, nhiệt độ trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 24
đến 33,5 oC.
Lượng mưa trung bình 91 mm.
Hướng chuồng Bắc – Đông Bắc.
Bảng 4.1: Số liệu yêu cầu của các yếu tố trong chăn nuôi gà thịt.

Các yếu tố Điều kiện yêu cầu


Nhiệt độ (oC) 18–24
Ẩm độ tương đối (%) 60–65
Vận tốc gió (m/s) 0,5 – 1,02
Mật độ (con/m2) 10–12
Mùi Không quá khó chịu
b. Cấu tạo:
Chuồng được thiết kế với 2 mặt bên hông đón gió theo hướng Đông – Đông
Nam và Tây – Tây Bắc.
Kích thước chuồng: Dài x Rộng x Cao : 30 x 8,6 x 3,6 m.
Bao xung quanh 3 mặt của chuồng là các tấm bạt nilon nhằm chủ động đóng
vào hoặc mở ra tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Tấm phía dưới mở ra để cho gió lạnh lùa vào từ phía dưới làm mát trực tiếp
cho heo, tiếp xúc với nền chuồng và đi lên phía trên.
Tấm phía trên mở ra để cho gió đi lên trần và làm mát trần, hạ nhiệt độ chuồng
xuống, không trực tiếp tiếp xúc với heo.
Mái nhà được làm bằng tôn cách nhiệt được thiết kế có khe hở để tăng cường
khả năng thông gió tự nhiên, phía dưới mái có dán một tấm cách nhiệt để giảm tối
đa lượng nhiệt do mái nhà hấp thụ từ mặt trời ảnh hưởng tới vật nuôi.

Mái chuồng không chỉ cách nhiệt, giúp che mưa nắng mà còn có tầm quan trọng
rất lớn trong việc điều hòa tiểu khí hậu xung quanh cơ thể vật nuôi.
Nền chuồng được làm bằng bêtông cốt thép, có hệ thống rãnh hình chữ V để
thoát chất thải ở phía dưới và được thiết kế cao hơn sàn trại nhằm tạo sự thông
thoáng đồng thời giúp dễ dàng trong việc vệ sinh trại.

Hình 4.1: Chuồng thông gió tự nhiên và hướng gió

c. Nguyên lý hoạt động


Khi cần thông thoáng thì ta quay cần điều khiển để mở bạt che ra. Lúc đó dòng không
khí và gió sẽ lùa vào, mang nhiệt do heo và phân toả ra bay lên trần và được thải ra
ngoài qua lỗ thông giữa mái chuồng và mái lồng.
Mái nhà được thiết kế hai tầng để tạo chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài
(phía trên mái nhà) nhờ vậy mà không khí bên trong được thoát ra ngoài dễ dàng.

Hình 4.2: Các tấm bạt nilon nhìn từ bên trong.


Chú ý: Các tấm bạt luôn được thiết kế trên cao để tránh luồng gió thổi trực
tiếp vào đàn heo, dễ làm heo bị lạnh.
Ta biết, phân động vật cũng là một dạng phụ tải nhiệt, nếu ta không tìm cách
vận chuyển phân ra ngoài thì công tác thông thoáng không khí sẽ rất nặng nhọc
và khó khăn vì phân không chỉ thải nhiệt mà còn gây mùi ô nhiễm.

Hình 4.3: Kiểu mái nhà và rãnh thoát phân sử dụng trong chuồng tự nhiên.
Với cấu tạo chuồng như trên, việc thông gió hoàn toàn sử dụng các biện pháp tự
nhiên, không cần sự đóng góp của máy móc nhưng vẫn đảm bảo khả năng duy trì
trạng thái không khí thích hợp cho heo.
™ Ưu điểm:
Chi phí đầu tư ban đầu không cao.
- Vận hành đơn giản, ít tốn kém.
- Việc bảo dưỡng dễ dàng.
™ Nhược điểm:
- Không điều tiết được tiểu khí hậu theo ý muốn.
- Còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài.
4.1.2 Hệ thống thông thoáng cưỡng bức
a. Bảng số liệu yêu cầu trạng thái không khí của chuồng:
Xét vật nuôi là heo nái đang nuôi con, số lượng 50 con, nuôi ở chuồng sử
dụng thông gió cưỡng bức, thuộc tiểu khí hậu thành phố Hồ Chí Minh, thời gian
khoảng từ tháng 3 – 5.
Với thời gian này, nhiệt độ của thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 24 đến 33,7
o
C.
Lượng mưa trung bình: 91 mm.
Hướng chuồng: Bắc – Đông Bắc.
Bảng 4.2: Số liệu yêu cầu của các yếu tố trong chăn nuôi heo nái nuôi con.
Các yếu tố Điều kiện yêu cầu
o
Nhiệt độ ( C) 25 – 28
Ẩm độ tương đối (%) <70–75
Vận tốc gió (m/s) 0,9 – 1,3
2
Diện tích chuồng (m ) 4
2
Diện tích sân chơi (m ) 4
Mùi Không quá khó chịu

b. Cấu tạo:
Chuồng được thiết kế với 2 bên đón gió theo hướng Tây – Tây Bắc và Đông –
Đông Nam.
Kích thước chuồng: Dài x Rộng x Cao : 27,4 x 15,5 x 2,6 m. (Chiều cao trần
nhà phía bên trong).
Tường và trần nhà đều được làm bằng vật liệu cách nhiệt.
Nhiệt độ trong chuồng luôn được cố gắng duy trì trong khoảng 27 – 29 oC.
Đặc biệt phải trên 26 oC để tránh heo bị bệnh.
Hình 4.4: Chuồng nuôi heo sử dụng thông gió cưỡng bức.
c. Nguyên lý hoạt động:
Thông thường tấm bạt nilon không kéo lên mà để không khí bên trong trại
được trao đổi tự nhiên với môi trường.
Khi nhiệt độ trong trại tăng, thông qua cảm biến tác động bộ điều khiển tự
động kéo màn che lên, khởi động quạt để lấy không khí bên trong ra ngoài.
Không khí tươi được cấp vào vì chênh lệch áp giữa trong phòng và ngoài trời do
quạt tạo ra.
Khi cần giảm nhiệt nhanh hoặc tăng ẩm thì bơm cấp nước hoạt động tưới nước
đều trên cooling pad, không khí tươi bên ngoài qua cooling pad mang theo ẩm và
giảm nhiệt trước khi cấp vào trại nhờ vậy mà điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm
trong trại.
Hệ thống sử dụng ở trại được tự động hóa cao nên việc điều chỉnh nhiệt độ và
độ ẩm dễ dàng. Ngoài ra, ở trại còn một ưu điểm nữa là các quạt được thiết kế có
công suất khác nhau nên có thể điều chình nhiều cấp độ lưu lượng gió vào làm
tăng độ ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong trại.
Hệ thống thông gió của chuồng được thiết kế kiểu: “Nửa kín nửa hở”, tức là có 2
chế độ: Kín và hở.
ƒ Chế độ kín:
Là chế độ hoạt động thông thường, không khí tươi bên ngoài được hút vào
chuồng bằng 4 quạt hút, trước khi đi vào không gian chuồng, không khí phải đi
qua 1 hệ thống gọi là Cooling Pad.
Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống thông gió cưỡng bức.
ƒ Chế độ hở:
Khi mất điện đột xuất, để tránh tổn hại đến vật nuôi (heo giống) thì phải có
biện pháp thông gió tự nhiên khắc phục.
Lúc này, hệ thống tự động kéo bạt sẽ được kích hoạt nhờ vào tín hiệu điều
khiển là cần gạt gạt xuống do không được nam châm điện hút lại như khi có điện.
Hệ thống sẽ hạ tấm bạt nilon ở 2 bên hông chuồng, lúc này hệ thống thông gió
của chuồng có cấu tạo giống như thông gió tự nhiên. Gió dự phòng sẽ đi vào từ 2
bên hông chuồng, tuy nhiên do không có khe hở trên mái nên khả năng thông gió
sẽ bị hạn chế rất nhiều, đây chỉ là một giải pháp tình thế.

Hình 4.6: Tấm bạt nilon chạy dọc bên hông chuồng.
Hình 4.7: Cơ cấu hạ tấm bạt tự động khi mất điện.
™ Ưu điểm:
- Chủ động điều tiết được tiểu khí hậu theo ý muốn
- Không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài.
- Sử dụng ít nhân công nhờ hệ thống tự động hóa cả về điều hòa không khí lẫn
cung cấp thức ăn.
™ Nhược điểm:
- Vốn đầu tư ban đầu cao
- Tốn nhiều năng lượng
- Vận hành, bảo dưỡng đòi hỏi công nhân phải có kiến thức.
4.1.3 Khảo sát quạt và các thông số hệ thống
Ta tiến hành khảo sát để lấy số liệu:
a. Khảo sát, đo đạc các loại quạt trong hệ thống thông gió cưỡng bức:

Hình 4.8: Quạt thông gió trong hệ thống.


Bảng 4.3: Thông số quạt sau khi khảo sát.

Hiệu Exafan Multifan 6E

Vận tốc quay (v/ph) 1750 1450

Đường kính quạt (m) 1,1 0,75

Lưu lượng (m3/h) 23220 11120


Cột áp (Pa) 100 50

Công suất (kW) 6,3 1,5

Hình 4.9: Mặt cắt ngang vị trí quạt ở chuồng thông thoáng cưỡng bức.
b. Khảo nghiệm, đo đạc các thông số chỉ tiêu kĩ
thuật: Ta xét chuồng tự nhiên. Số liệu đo vào ngày
19/05/2010.

Hình 4.10: Vị trí đặt nhiệt kế để đo nhiệt độ chuồng.

Hình 4.11: Vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường.


Hình 4.18: Vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường của chuồng cưỡng
bức.

Hình 4.19: Vị trí đặt nhiệt kế để đo nhiệt độ trong chuồng cưỡng bức.
Bảng 4.4: Thông số trạng thái không khí chuồng cưỡng bức kiểu hở 14 – 15h.
(Ngày 13/05/2010).

Nhiệt độ (oC) Chênh lệch


bầu khô bầu ướt Ẩm độ (%) ẩm độ (%)

36,5 28,5 50

14h00 -5
36 28 55

37 29 53

14h15 -4,5
36 28,5 57,5

36,5 28 53

14h30 -4,5
36 28,5 57,5

36 28,5 58

14h45 -2
35,5 28,5 60

36 27 60

15h00 0,5
35 28 59,5

Các số liệu trên đây còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như thời tiết và
phụ tải trong chuồng do có nhiều người đi lại nên số liệu chỉ mang tính tham
khảo.
4.1.4 Nhận xét hệ thống thông gió đang áp dụng
Qua chuyến khảo sát chúng tôi có nhận xét về hệ thống như sau:
™ Về tính năng:
Các thông số nhiệt độ, ẩm độ của hệ thống thông gió tự nhiên không ổn định
lắm với sự thay đổi của môi trường, vì thế, mô hình sẽ thích hợp hơn với điều
kiện thời tiết ôn hòa. Tuy nhiên với khuôn khổ nuôi heo để thí nghiệm, theo thời
vụ ngắn như ở khu chuồng trại trường ta thì có thể nói là chất lượng thông thoáng
là đạt.
Với hệ thống thông gió cưỡng bức, do không còn hoạt động đầy đủ vì chi phí
năng lượng cao, nhưng khi duy trì ở chế độ hở (tức thông thoáng tự nhiên) thì vẫn
có thể đạt được những thông số cần thiết. Hệ thống hiện vẫn hoạt động tốt với
đàn heo nái khoảng 30 con.
™ Về cấu tạo và vật liệu:
Với chuồng sử dụng thông gió tự nhiên:
ƒ Mái chuồng
Mái chuồng được làm bằng tôn cách nhiệt nên khá phổ biến, có thể mua ở các
cơ sở vật liệu cách nhiệt.
Mái chuồng hiện vẫn sử dụng tốt tuy còn một số chỗ lớp cách nhiệt bị bong ra.
ƒ Tấm bạt:
Các tấm bạt chủ yếu làm bằng chất liệu vải nilon rất phổ biến ở các cửa hàng
vật liệu xây dựng.
Các tấm bạt bao xung quanh ba mặt của chuồng vẫn còn mới, tuy có vài chỗ
nhỏ bị rách nhưng không ảnh hưởng đến khả năng che chắn mưa nắng cho vật
nuôi. Đồng thời các tấm bạt vẫn có thể điều khiển một cách dễ dàng.

Với chuồng thông gió cưỡng bức:


ƒ Tấm cách nhiệt:
Tấm cách nhiệt là loại vật liệu cách nhiệt phổ biến vì khả năng cách nhiệt tốt và
giá rẻ.
Tấm cách nhiệt ở chuồng cưỡng bức nhìn chung vẫn sử dụng tốt.
ƒ Nền chuồng:

Nền chuồng heo nái làm bằng bê tông có khe rãnh thoát phân và nước tiểu.
Nền chuồng heo con cũng thiết kế có rãnh thoát phân và nước tiểu tuy nhiên
chất liệu chế tạo thì bằng nhựa nhằm tránh làm hư móng heo con.
™ Về thiết bị:
ƒ Quạt:
Quạt hướng trục sử dụng trong hệ thống là loại quạt khá phổ biến, có sản xuất
trong nước.
Các quạt trong hệ thống không còn được duy trì hoạt động nữa vì chi phí vận
hành tốn kém.
ƒ Thiết bị kiểm tra và điều khiển:
Các thiết bị kiểm tra và điều khiển được sử dụng trong hệ thống hiện vẫn phải
nhập từ nước ngoài do nước ta chưa thể sản xuất.
Các cảm biến nhiệt độ hiện cũng không còn hoạt động.
‹ Nhận xét chung:
Hệ thống thông gió ở khu chuồng trại hiện nay hoạt động chủ yếu là thông gió tự
nhiên. Các thông số nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng ứng với điều kiện môi trường
cự thể trong những ngày khảo sát là đạt yêu cầu.
Về cấu tạo và vật liệu chế tạo các thành phần của hệ thống đều phổ biến và đạt
chất lượng, tuy một số đã bị hư hỏng theo thời gian nhưng khả năng duy trì hoạt
động của hệ thống là tốt. Nếu cần sửa chữa, thay thế cũng sẽ không tốn quá nhiều
tiền bạc và công sức.
Về thiết bị sử dụng trong hệ thống, chủ yếu là các thiết bị có thể tự sản xuất
trong nước, đối với các thiết bị kiểm tra và điều khiển, tuy phải nhập từ nước
ngoài nhưng giá cả cũng không quá đắt và khá dễ kiếm.

Nhận xét về ưu nhược điểm của hai chuồng:


Cả 2 chuồng sử dụng 2 hệ thống thông gió kiểu tự nhiên và cưỡng bức đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Hệ thống thông gió

Nhận xét chung


Kiểu tự nhiên Kiểu cưỡng bức

Tiết kiệm tiền bạc, dễ lắp Chủ động trong điều tiết
Ưu đặt thi công. nhiệt độ, độ ẩm, mùi.
Chi phí năng lượng không Không phải quan tâm lo
có hoặc rất thấp. lắng về vấn đề thời tiết.

Không chủ động điều tiết Chi phí năng lượng cao.
không khí.
Nhược
Gặp nhiều khó khăn khi Gặp khó khăn khi mất
thời tiết thay đổi. điện, sửa chữa, bảo trì thiết
bị phức tạp.

Tùy vào điều kiện kinh tế, thời tiết ở địa phương mà ta có thể chọn cách thông
thoáng cho chuồng trại thích hợp, với thời tiết ở TPHCM thì khuyến khích nên sử
dụng loại hệ thống thông gió kiểu cưỡng bức để chủ động hơn trong điều tiết
nhiệt độ chuồng trại.
Mặc dù phải tốn tiền đầu tư ban đầu nhưng theo chúng tôi thấy nhờ áp dụng
các biện pháp thông thoáng và các quy tắc trong xây dựng chuồng trại mà hệ
thống cần đáp ứng, đã giúp giảm bớt một phần chi phí trong chăn nuôi, đồng thời
tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi, từ đó giúp vật nuôi sinh trưởng và
phát triển tốt. Tuy
nhiên do hệ thống thông thoáng cưỡng bức không còn hoạt động nên chúng tôi
chỉ có thể nhận xét thông qua các số liệu lấy được khi khảo sát ở chế độ hở.
4.2 Tính toán kiểm tra hệ thống thông gió chuồng trại nuôi heo
4.2.1 Số liệu khảo sát
Sau khi khảo sát hệ thống, ta có những thông số sẵn có như sau:

Chuồng thông gió tự nhiên:

Kích thước: Dài 30 m x Rộng 8,6 m x Cao 3,5 m.

Hai tấm bạt bên hông chuồng:

Tấm phía trên làm bằng nilon: Dài 24,5 m, Cao 1,8 m.

Tấm phía dưới là vải bố: Dài 24,5 m, Cao 2,35 m.

Hai tấm trước đầu hồi là nilon, mỗi tấm: Dài 4 m, Cao 1,9 m.

Chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 12 ô chuồng và 12 vòi nước, cứ 2 ô
thì lại có 1 thiết bị cung cấp thức ăn.

Sử dụng 5 bóng đèn loại 1,2 m.

Tại thời điểm chúng tôi đi đo kích thước thì chuồng có 30 con heo, mỗi con
khoảng

80 kg, được nuôi trong cùng 1 dãy và chia đều cho các ngăn chuồng. Nhưng đến
thời điểm chúng tôi đi lấy số liệu các thông số trạng thái thì vật nuôi đã bị bán đi
hết, nên số liệu chỉ được đo trên điều kiện không tải.

Chuồng thông gió cưỡng bức:

Kích thước: Dài 27,4 m x Rộng 15,5 m x Cao 2,6 m.


Tấm làm mát: Dài 12 m x Cao 1 m x Dày 0,2 m.

Quạt lớn: Lưu lượng 23220 m3/h.

Quạt nhỏ: Lưu lượng 11120 m3/h.

Tính toán số liệu dựa trên các chỉ tiêu đã đưa ra.

4.2.2 Cơ sở tính toán

1. Chuồng nuôi heo thịt 2 – 6 tháng sử dụng thông gió cưỡng


bức: a. Tính toán số lượng heo thích hợp trong chuồng cưỡng
bức:
Bài toán xác định qui mô đàn heo tối đa có thể nuôi dựa vào chuồng nuôi có
sẵn.

Chuồng heo sử dụng thông gió cưỡng bức với diện tích chuồng:

15,5 x 27,4 = 424,7 (m2)


Ta chọn tỷ lệ diện tích làm ô chuồng khoảng 60 % diện tích chuồng:

424,7 x 0,6 = 254,8 (m2)

Từ số liệu ở Bảng “Diện tích chuồng và sân chơi cho các loại heo” ta tính toán
được bảng sau:

Bảng 4.5: Số heo tối đa có thể nuôi trong chuồng cưỡng bức.

Số heo tối đa
Số ô chuồng Diện tích mỗi ô
có thể nuôi (ô chuồng) chuồng (m2)
Loại heo (con)
Heo Heo lai, Heo nội Heo lai, Heo nội Heo lai,
nội ngoại ngoại ngoại
Nái nuôi con 64 51 64 51 4 5
Nái chửa và chờ phối 255 170 25–51 17–34 5–15 7,5 – 15
Cái hậu bị 319 255 27–64 21–51 4–12 5–12
Heo đực giống 51 42 51 42 5 6
Đực hậu bị 64 51 64 51 4 5
Heo thịt 2 – 6 tháng 637 510 25–64 20–51 4 – 12,5 5 – 12,5
Heo thịt 7 – 9 tháng 364 255 30–61 21–42 4,2 - 12 6–12
Heo ốm cách ly 127 85 - - - -

b. Tính toán vận tốc gió trong chuồng:

Ta có kích thước chuồng cơ bản: Dài 27,4 m x Rộng 15,5 m x Cao 2,6 m.

Công suất chuồng: 27,4 x 15,5 x 2,6 = 1104,2 (m3).

Phần mặt cắt ngang của chuồng: 15,5 x 2,6 = 40,3 (m2).

Mặt khác, từ số liệu khảo sát, ta có tổng lưu lượng gió của chuồng là:

(2x23220 + 2x11120) / 3600 = 19,1 (m3/s).

Từ đó ta có vận tốc gió trong chuồng là:


Vmax = 19,1 / 40,3 = 0,47 (m/s).

Với các số liệu có sẵn và tính toán ra, ta chọn số lượng vật nuôi và các thông
số như sau:

9 Heo: 9 Gà:

- Đối tượng vật nuôi: Gà thịt.


- Đối tượng vật nuôi: Heo thịt 2 –
6 tháng. - Số lượng: 2000 con.
- Số lượng vật nuôi. 500 con.
- Chỉ tiêu kĩ thuật:
- Chỉ tiêu kĩ thuật:
+ Nhiệt độ: 26 - 30 oC.
+ Nhiệt độ: 25 - 30 oC.
+ Độ ẩm: 60 – 65 %.
+ Độ ẩm: 70 – 75 %.
+ Vận tốc gió: 0,5 – 2 m/s.
+ Vận tốc gió: 0,4 – 0,9 m/s.
c. Tính toán lượng chất thải:

Xác định lượng phân heo thải ra, dựa vào Bảng: “Lượng và tính chất chất thải
của heo và gà” đã trình bày ở 3.1.4, ta có thể tính toán lượng phân heo thải ra
trong 1 ngày.

Heo thịt 2 – 6 tháng có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Từ đó ta có:

Lượng phân mà 500 con heo thịt 2 – 6 tháng thải ra trong ngày:

500 con x (20 kg đến 60 kg) : 454 kg x 29,5 kg/ngày = 650 – 1950 (kg/ngày).

Cũng từ Bảng: “Lượng và tính chất chất thải của heo và gà”, ta có thể tính
được lượng nước tiểu của heo:

Lượng nước tiểu mà 500 con heo thịt 2 – 6 tháng thải ra trong 1 ngày là:

(650 kg/ngày đến 1950 kg/ngày) : 1,2 = 542 – 1625 (kg/ngày).

Thể tích phân mà 100 con heo thịt 2 – 6 tháng thải ra trong 1 ngày là:

(650 kg/ngày đến 1950 kg/ngày) : 1010 kg/m3 = 0,64 – 1,93 (m3/ngày).

Từ đây ta có thể xác định chọn phương pháp xử lý phân và nước tiểu.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận


Chuồng heo sử dụng hệ thống thông thoáng tự nhiên .Tuy nhiên vào thời điểm
khảo sát thì chuồng thông thoáng tự nhiên chưa có vật nuôi, vì thế ta chưa thể
đánh giá được khả năng thông thoáng của chuồng có đạt hiệu quả một cách chính
xác hay không. Ở đây chúng tôi không quan tâm đến hệ thống cung cấp thức ăn
và nước uống cho vật nuôi mà chỉ quan tâm đến kết cấu, về các thiết bị, vật liệu
có khả năng tạo ra tiểu khí hậu tốt nhất cho vật nuôi. Đồng thời dựa trên sự khảo
sát và sau đó chúng tôi tính toán để kiểm tra lại.
Như vậy trong điềukiện khí hậu như hiện nay, với diện tích như vậy thì có khả
năng nuôi được từ 150 – 500 con heo. Vấn đề đặt ra là với kích thước như vậy thì
có thể nuôi được tối đa là bao nhiêu con gà.
Chuồng sử dụng hệ thống thông thoáng cưỡng bức đã ngưng họat động do quy
mô chưa lớn lắm nên khó có thể áp dụng hệ thống thông thoáng cưỡng bức bởi vì
chi phí năng lượng cao so với năng suất đầu ra. Vì chuồng được thiết kế theo kiểu
kín nên khả năng thông thoáng khi ở chế độ hở sẽ kém hơn chuồng tự nhiên. Dù
vậy, với khả năng hoạt động ở hai chế độ là kín và hở, chuồng vẫn có thể hoạt
động mà không tốn chi phí năng lượng, tất nhiên với điều kiện thời tiết không quá
khắc nghiệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lăng Ngọc Huỳnh. 2000. Bài giảng Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
Trường Đại Học
Cần Thơ.
2. Lê Hoàng Việt. 2000. Tái sử dụng chất thải hữu cơ. Trường Đại Học Cần
Thơ.
3. Lê Văn Căn, 1982. Phân chuồng . Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. Lê Văn Thanh, 1996. Hướng dẫn thực hiện ủ phân hoai gia đình. NXB
Nông Nghiệp.
5. Lưu Hữu Mãnh, Bùi Thị Lê Minh. 2008. Giáo trình Vệ sinh môi trường
trong chăn nuôi.
Trường Đại Học Cần Thơ.
6. Nguyễn Hoài Châu. 2006. An toàn sinh học trong chăn nuôi. Báo Nông
Nghiệp số 227.
7. Nguyễn Quang Khải. 2002. Tiêu chuẩn về công trình khí sinh học ở Việt
Nam. Báo cáo tại
hội thảo Công nghệ khí sinh học - Các giải pháp tích cực cho phát triển bền
vững.
Trang 59. NXB Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Khải. 2004. Hướng dẫn sử dụng,chăm sóc công trình khí
sinh học. Dự án hỗ
trợ khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam. Bộ Nông
Nghiệp &
PTNT - Cục Nông Nghiệp,Bộ hợp tác Phát triển - Hà Lan - Tổ chức phát triển

Lan. NXB Hà Nội.
9. Nguyễn Quang Khải. 2005. Ứng dụng khí sinh học trong trang trại chăn
nuôi. Tài liệu tập
huấn kỹ thuật viên công nghệ khí sinh học. Dự án hỗ trợ khí sinh học cho
ngành chăn
nuôi ở một số tỉnh Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp & PTNT - Cục Nông Nghiệp,
Bộ hợp
tác Phát triển - Hà Lan - Tổ chức phát triển Hà Lan. NXB Huế.
10. Nguyễn Thị Thu Vân, 2001. Nghiên cứu dùng rơm ủ phân heo và chất thải
từ xí nghiệp giết
mổ tập trung thành phố Cần Thơ .Luận án thạc sĩ, khoa Nông Nghiệp &
SHƯD. Đại
học Cần Thơ.
11. Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Giang Phúc,
Trịnh Quang Tuyên.
(29-31/12/2003). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm
thiểu ô
nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi. Báo cáo khoa học Viện
Chăn
Nuôi.
12. TCVN 5945-2005.Giá trị giới hạn cá

You might also like