You are on page 1of 4

Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam

Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam,
bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng
hộ, giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã
hội với tư cách công dân, tư cách của người làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân
là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ. Điều
này đã được Hồ Chí Minh khẳng định:

“Nước ta là nước dân chủ.


Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân”.

Kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử và trực tiếp là tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh, từ khi ra đời cho đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn
xác định xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực
phát triển xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ gắn liền với kỷ
cương và phải thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm… Nội dung
này được được hiểu là:

Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh).

Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ,
quyền lực thuộc về nhân dân).
Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của
nhân dân, của toàn dân tộc).

Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đổi với kỷ luật, kỷ cương).

Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam được thực hiện thông qua các
hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.
Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện
do nhân dân “ủy quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực
tiếp bầu ra.
Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng hành
động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội.
Định hướng phát huy dân chủ và liên hệ

Một là, cách tiếp cận và THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân.

Dân chủ XHCN trong công cuộc đổi mới giữ vị trí là bản chất của chế độ
XHCN mà Nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, Đại hội
XIII của Đảng khẳng định một trọng tâm cần phải quan tâm để thực hiện tốt hệ
thống các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển
mới là: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa,
quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”10.
Vì thế phải “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược
phát triển đất nước. Phát huy tính tích cực chính trị – xã hội, quyền và trách nhiệm
của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và  các tổ chức chính trị – xã hội, xây dựng đội
ngũ đảng viên, cán bộ, công chức; có cơ chế giải phóng mọi tiềm năng, sức mạnh,
khả năng sáng tạo, động viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế, quản lý phát
triển xã hội”11.  Đồng thời phải “… kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng
xã hội trật tự, kỷ cương”12 và “xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân
lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị – xã hội hoặc vi phạm
dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”13.

Hai là, THDC XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân là sự nghiệp của toàn
dân dưới sự  lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước XHCN.

Thực hiện phương hướng này, mới nâng cao năng lực THDC và đưa ý thức
về quyền làm chủ thấm sâu vào đời sống người dân. Qua đó, quá trình dân chủ
được thực hiện trong tất cả các cấp độ của hệ thống chính trị, từ trung ương đến cơ
sở, trong đó đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở và hoàn thiện được cơ chế dân
chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ thực chất; khắc phục tình trạng dân chủ
hình thức và dân chủ cực đoan; giáo dục, bồi dưỡng ý thức và hành động (hành vi)
dân chủ cho cả các  thiết chế nhà nước và xã hội (cơ quan, doanh nghiệp…), cũng
như cán bộ, công chức, viên chức và người dân; phê phán các quan niệm sai trái,
thù địch trong lĩnh vực dân chủ.

Ba là, tiếp tục tổng kết quá trình xây dựng dân chủ XHCN, THDC XHCN
và quyền làm chủ của Nhân dân trong công cuộc đổi mới.

Để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN trong giai đoạn hiện
nay, đòi hỏi phải hiện thực hóa được những giá trị dân chủ đang và sẽ được định
hình trong THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân. Để thực hiện được yêu
cầu đó đòi hỏi phải có những tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận nhằm bảo đảm
quá trình THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân được vận hành một cách
thực chất. Vì thế, chúng ta cần có những tổng kết thực tiễn THDC XHCN và quyền
làm chủ của Nhân dân, mặc dù đã được luật pháp thừa nhận và bảo vệ nhưng lại
khó thực thi được trên thực tế. Từ đó, làm sáng tỏ những vấn đề về dân chủ XHCN
nói chung, THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân nói riêng trong tình hình
đổi mới toàn diện.

You might also like