You are on page 1of 7

NỘI DUNG

1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Biểu hiện của mối quan hệ
giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Vì sao nói đây là mối quan hệ không thể
tách rời ?

1.1 Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ?
a. Bản chất của nền dân chủ XHCN:

*Về chính trị:

Nền dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, tạo điều kiện để nhân
dân tham gia ngày càng đông đảo và có ý nghĩa quyết định vào công việc quản lý nhà nước,
quản lý xã hội. Đó là nền dân chủ mang bản chất giai cấp nhân dân, vì lợi ích của đại đa số
nhân dân và là nền dân chủ có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.

*Về kinh tế:

Được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Đó là
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất,
thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của nhân dân lao động,
đảm bảo mọi người dân điều được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển chung của
xã hội.

*Về văn hóa – tư tưởng:

Mọi công dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ,
biến thành những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và các quan hệ xã hội. Những giá trị
dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật, thành hệ
thống chính trị, thành nguyên tắc, mục tiêu và động lực của sự phát triển.

*Về xã hội:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi
ích của toàn xã hội. Ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội
của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

b. Bản chất của nhà nước XHCN:

*Về chính trị:


Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi
ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống
trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo
vệ và duy trì địa vị của mình. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị
của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất
cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước XHCN là đại diện
cho ý chí chung của nhân dân lao động.

*Về kinh tế:

Bản chất của nhà nước XHCN là chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ
nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Việc chăm lo cho lợi ích của
đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước XHCN.

*Về văn hóa, xã hội:

Nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin
và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc
riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai
cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.

1.2 Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Vì sao nói đây là
mối quan hệ không thể tách rời.

Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN:

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội dân chủ XHCN, người dân có đầy đủ các điều kiện cho
việc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn một cách công bằng, bình đẳng
những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia
một cách trực tiếp hoặc giản tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác và phát huy
một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm
chủ của người dân. Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý,
phân định một cách rõ ràng quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân
thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả
các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ.

Nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện
những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Nó cũng là công cụ sắc bén nhất trong
cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có
hiệu quả việc xây dựng xã hội mới. Chính vì thế Nhà nước như là “trụ cột”, “một công cụ
chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
=> Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN là mối quan hệ không thể tách
rời.

2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những thành tựu và hạn chế quyền làm
chủ của người dân hiện nay. Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để phát huy
quyền làm chủ của sinh viên và người dân nói chung.

- Những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay:

a. Thành tựu:

 Đã tạo dựng được về cơ bản cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi nhất quán nguyên tắc
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Quyền dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động bầu cử, ứng cử; tham gia vào quản lý
nhà nước của nhân dân tiếp tục được củng cố và có những bước tiến quan trọng.
+ Dân chủ trong kinh tế được phát huy mạnh mẽ, thể hiện ở việc cắt giảm nhiều điều
kiện đầu tư, kinh doanh bất hợp lý, bảo đảm cho người dân thực hiện quyền tự do
kinh doanh, chủ động tham gia quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
 Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến
pháp năm 2013, gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với
xã hội.
+ Chú trọng thực hiện dân chủ cả trực tiếp và đại diện, nhất là ở cơ sở, bảo đảm công
khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền
các cấp tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những bức xúc
và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
 Chế độ dân chủ đại diện được phát huy; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng được nâng cao; cải cách hành chính
đạt nhiều kết quả tích cực.

b. Hạn chế:

 Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương châm chưa thực sự thường xuyên. Công tác
sơ kết, tổng kết việc thực hiện chưa được chú trọng. Một số văn bản pháp luật liên
quan đến dân chủ ở cơ sở chậm được xây dựng và hoàn thiện .
 Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ
cương, có tình trạng lợi dụng theo hướng tiêu cực, chống đối, xuyên tạc, gây mất an
ninh, trật tự, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi
phạm; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân nhiều nơi chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi.
 Một số bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực
sự tôn trọng, coi nhẹ ý kiến, kiến nghị của nhân dân, giải quyết chưa kịp thời các
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, trong phát huy quyền làm chủ của
nhân dân.

- Là sinh viên đại học UEH, để phát huy quyền làm chủ của sinh viên và người dân nói
chung mỗi chúng ta cần:

 Việc quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên là không ngừng nỗ lực học tập và rèn
luyện để phát huy trở thành một công dân gương mẫu, có ích cho xã hội.
 Quan tâm đến đời sống chính trị và xã hội, đồng thời nghiêm túc thực hiện những
chính sách về quyền làm chủ của sinh viên (ví dụ: tham gia bầu cử).
 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tuyên truyền những điều tốt đẹp để xây dựng
một dân tộc tốt đẹp, một đất nước văn minh.
 Dám đấu tranh, phê phán những hành vi đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.

3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đăc điểm của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam ? Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

- Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền:


 Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản
chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.
 Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật. Đồng thời gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
 Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh
vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
 Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các
nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.

- Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:

 Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do
dân, vì dân. Quyền dân chủ của nhân dân luôn thực hành một cách rộng rãi.
 Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật.
 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp
nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
 Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
 Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có
sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền
lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

- Để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam mỗi sinh viên cần:

 Có nhận thức và tinh thần trách nhiệm với nghĩa vụ, bổn phận của mỗi công dân
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN.
 Nâng cao trách nhiệm xã hội của cá nhân đối với cộng đồng, xã hội và nhà nước.
 Thực thi, tuân thủ pháp luật mang tính tự giác.
 Thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần ngăn chặn suy thoái về lý tưởng,
đạo đức của những người xung quanh.
 Thực hiện quyền bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các
cấp, thái độ tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hiến pháp, pháp luật, tham
gia giám sát cơ quan công quyền, tham gia phản biện chính sách có liên quan tới
quốc kế dân sinh v.v…
LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt hành trình lịch sử cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và việc xây dựng
hoàn thiện một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam luôn là
mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, sự phát
triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đang đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo các quyền tự do và
bình đẳng của con người, của công dân cũng như yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây
dựng hệ thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, xét về cả phương
diện lý luận lẫn thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết. Vì vậy, để hiểu được tầm quan
trọng của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bài tiểu luận này, hi vọng
sẽ làm sáng tỏ được những vấn đề về: bản chất và mối quan hệ của nền dân chủ XHCN, nhà
nước XHCN; đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đồng thời nêu ra được
thực trạng vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở
đó em xin phép đưa ra một số giải pháp cá nhân với mong muốn góp phần nhỏ bé xây dựng
một xã hội văn mình, lành mạnh và phát triển hơn. Một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam vững mạnh và có thể sánh vai với các cường quốc lớn mạnh khác như Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn.
Cuối cùng, là sinh viên chưa có kinh nghiệm chuyên môn xuất sắc về lĩnh vực này nên chắc
hẳn bài làm sẽ còn nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
tích cực từ giảng viên để em có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn nữa và
có những nhận thức rõ ràng, đúng đắn hơn trong các lĩnh vực mới từ đó tạo tiền đề để mai
sau khi ra trường em có thể góp một phần nhỏ công sức của mình cho công cuộc xây dựng
một xã hội văn minh, một dân tộc phát triển và một đất nước hùng mạnh. Em xin chân thành
cảm ơn ạ!
KẾT LUẬN
Như vậy, bài tiểu luận đã giúp chúng ta đã tìm hiểu về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà
nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam, việc
phát triển nhà nước pháp quyền là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự đồng thuận và tham
gia của tất cả các bên liên quan. Việc đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong hệ thống
pháp luật và thực thi luật, cũng như bảo vệ quyền tự do và quyền lợi của công dân là những
mục tiêu quan trọng trong quá trình này. Để đạt được một xã hội dân chủ và phát triển,
chúng ta cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia dân chủ và xây dựng một hệ
thống pháp luật công bằng và hiệu quả. Đồng thời, cần đảm bảo rằng quyền tự do và quyền
lợi của tất cả các cá nhân và tầng lớp trong xã hội được tôn trọng và bảo vệ.
Với các thành tựu trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phát huy dân chủ,
quản lý xã hội bằng pháp luật, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vấn đề cần
quan tâm là phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền mang đặc thù Việt Nam giai đoạn hiện nay. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng, học thuyết về nhà
nước pháp quyền, Đảng ta đã không ngừng hình thành và phát triển lý luận về nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta với mục tiêu, phương hướng và những biện pháp cụ
thể. Bên cạnh những mặt tích cực Đảng và nhà nước cũng không ngừng cải thiện những vấn
đề tiêu cực xung quanh nhằm hướng đến một xã hội văn minh, trong sạch, một môi trường
lành mạnh, phát triển hướng đến quyền lợi của nhân dân. Để đóng góp vào công cuộc phát
triền đất nước, mỗi chúng ta hãy cùng góp sức, chung tay để cùng nhau hướng đến một
tương lai tươi đẹp hơn cho chính mình và cả những người xung quanh.

You might also like