You are on page 1of 5

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Biểu hiện của mối quan
hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Vì sao nói đây là mối quan hệ không thể
tách rời ?
Trước khi phân tích bản chất nền dân chủ XHCN, chúng ta sẽ nêu rõ tính chất của dân
chủ. Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân
dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.
Do vậy, có thể thấy tính chất của dân chủ là thuộc lĩnh vực chính trị, nhà nước, là hình thức tổ
chức xã hội và mang tính toàn dân. Mặt khác, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
hoàn thiện nhất, có sự thống nhất hữu cơ giữa dân chủ và xã hội chủ nghĩa: được thiết lập qua
sự đấu tranh cho dân chủ và sự cần thiết của việc thực hiện đân chủ nếu muốn duy trì sự tồn tại
và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Có thể thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ dân
chủ; vì vậy, dù bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua nhiều khía cạnh hơn,
nhưng vẫn có thể thấy tính dân chủ luôn thường trực trong nhưng khía cạnh ấy. Cụ thể, về
chính trị, nền dân chủ mới này xác định rõ quyền lực thực sự phụ thuộc vào nhân dân, đảm bảo
tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Nhân dân được khuyến khích tham gia quản lý
nhà Nước, quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động. Ngoài ra, nền kinh tế được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu của toàn xã hội để đảm bảo người dân được hưởng thụ những thành quả của nền
xã hội với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Và đưa các giá trị và chuẩn mực của
dân chủ trở thành những nguyên tác phổ biến trong hoạt động và các quan hệ xã hội. Cuối
cùng, mọi người trong xã hội nhận thức được giữa những lợi cá nhân phải hài hoà với lợi ích xã
hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và
nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ngoài bản chất vốn có của
nhà Nước: tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân
dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, nhà Nước xã hội chủ nghĩa còn có bản chất thể hiện qua nhiều phương
diện khác. Về mặt chính trị, thay vì sự thống trị của các giai cấp bóc lột thì chế độ nhà Nước
này ưu việt hơn ở chỗ mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi
ích chung của quần chúng nhân dân lao động; nói cách khác. nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại
biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động. Về kinh tế, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc
lột mà chăm lo cho lợi ích của nhân dân lao động qua quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất. Về
kinh tế - xã hội, cộng đồng được phổ biến tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; ngoài
ra, sư phân hoá được thu hẹp và tién tới sự bình đẳng.
Biểu hiện của mối quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vầ nhà nước xã hội chủ
nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa điều hành dựa trên cơ sở dân chủ xã hội chủ ghĩa. Chỉ vì
vậy, ngừoi dân mới có thể có quyền bình đẳng, có quyền lợi trong việc tham gia quả lý nhà
nước, và phát triển bản thân đồng thời phát triển xã hội, nhà Nước. Tương tự, đây là một hình
thức tối ưu cho việc kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự tha hoá. Trái lại, nếu các
nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa cũng sẽ không thực hiện được. Ngoài ra, qua các hành vi như nêu rõ quyền và nghĩa vụ
của một công dân cũng là một trong những biểu hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ.
Ngoài sự liên kết giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa được
thể hiện qua các biểu hiện. Điều đáng lưu ý là dân chủ mang bản chất giai cấp, phản ánh lợi ích
của giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất xã hội. Ngoài ra, như chúng ta được biết, nhà nước chỉ tồn
tại khi xuất hiện sự phân chia giai cấp trong xã hội. Như vậy, có thể nhận thấy dân chủ và nhà
nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm của Mac – Lenin đã khẳng định dân chủ là
một hình thức hoặc hình thái của Nhà nước. Vì Nhà Nước và Pháp luật có mối quan hệ thống
nhất với nhau nên dân chủ và pháp luật tồn tại trong sự thống nhất biện chứng. Xét về mặt định
nghĩa, dân chủ và sự kỷ cương của pháp luật có vẻ mâu thuẫn nhau; nhưng thực chất, không bài
trừ và phủ định nhau. Trái lại, để tạo tiền đề dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát triển thì phải
đảm bảo về mặt pháp luật, hạn chế, ngăn chặn những hành vi trái với dân chủ.

2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những thành tựu và hạn chế quyền
làm chủ của người dân hiện nay. Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để phát huy
quyền làm chủ của sinh viên và người dân nói chung.
Những thành tựu của quyền làm chủ của người dân hiện nay:
- Nhà nước pháp quyền đã thành công tạo dựng cơ sở pháp ký mà trong đó lấy nhân
dân làm trọng tâm, khẳng định các quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Thể
hiện rõ qua điều 2 của Hiến Pháp “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
Và “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Ngoài ra, thông qua hiến pháp, có thể thấy quyền
lực nhà nước được phân công rõ ràng cũng như chặt chẽ hơn.
- Có thể thấy, so với các chế độ chính trị cũ trên toàn thế giới, hiện này quyền dân chủ
đã được lan truyền cho nhiều người hơn, không phân biệt giới tính, tầng lớp,… So
với trước thế kỷ 20, phụ nữ không có quyền bầu cử.
- Ngoài việc bộ máy nhà nước được kiểm soát chặt chẽ; hiện nay, cả bộ máy nhà nước
và luật pháp luôn được quan tâm đổi mới song song với việc khuyến khích người dân
tham gia vào quản lí bộ máy nhà nước và luôn cập nhâp những tay đổi về luật pháp
một cách nhanh chóng.
- Các quốc gia quanh thế giới có xu hướng bảo vệ hoà bình, tránh mâu thuẫn, khuyến
khích thị trường mở, phát triển kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy sự thành lập các quyền
con người, quyền của người lao động. Có thể thấy trên thế giới chúng ta đã có những
tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên Hợp Quốc, … để đảm bảo
các khía cạnh trên được thực hiện và thúc đẩy. Xét riêng về Việt Nam thì sau khi gia
nhập Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước
quốc tế về quyền con người của LHQ. Hiện tại, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9
công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của
ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản
Những hạn chế của quyền làm chủ của người dân hiện nay
- Pháp luật còn có phần lỏng lẻo, chưa đảm bảo hoàn toàn lợi ích của cá thể: Thứ nhất,
chúng ta hãy xét văn bản pháp luật Việt Nam nói chung. Có những điều luật mâu
thuẫn, chồng chéo nhau và không rõ ràng gây khó khăn, cản trở đối với người thi
hành. Các xung đột, chồng chéo này cũng là những cản trở đối với việc thực hiện
pháp luật, làm giảm niềm tin vào pháp luật, tạo cơ hội phát sinh các hiện tượng
nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.
- Trong công tác tổ chức cán bộ, còn chậm chưa được đổi mới, chưa lắng nghe ý kiến
của nhân dân về tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, đánh giá cán bộ. Chưa thực hành dân
chủ trong công tác tổ chức cán bộ. Chưa minh bạch những khâu trong công tác cán
bộ để nhân dân thực hiện, theo dõi, giám sát và triển khai. Thể hiện qua đợt đại dịch
COVID – 19 khi một số các quuyết định, chỉ thị đã mâu thuẫn với mong ước của dân
chúng và gây ra một số không đồng tình giữa dân chúng và bộ máy pháp quyền.
- Hệ thống pháp quyền còn lỏng lẻo, xảy ra nhiều tệ nạn tiêu cực trong xã hội. Cụ thể
tình trạng tham nhũng, lạm quyền vẫn còn phổ biến: Theo thống kê của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế, xếp hạng tham nhũng của Việt Nam đã tăng 15 bậc so với năm
2014. Động cơ cho các cá nhân thực nhiện các hành vi tham nhũng là lợi ích của cá
nhân, tuy nhiên đồng thời sẽ làm biến chất lợi ích của xã hội vì nó khiến các cá nhân
khác mất đi động cơ để tạo ra lợi ích và khiến xã hội, nền kinh tế bị thoái hoá.
- Cần có sự phổ biến rộng hơn giữa các đội ngũ cán bộ, Đảng viên cũng như nhân dân
về những giá trị của nền dân chủ.
Là sinh viên UEH, để phát huy quyền làm chủ của sinh viên em sẽ:
- Tìm hiểu, học tập những giá trị của dân chủ.
- Tôn trọng ý kiến của người khác, các cộng đồng và những tập thể khác nhau.
- Tích cực tham gia đống góp ý kiến, cũng như tiếp nhận ý kiến của ngừoi khác để xây
dựng môi trường học tập, rèn luyện tích cực.
Để phát huy quyền làm chủ của người dân nói chung
- Tích cực tuyên truyền những giá trị của dân chủ.
- Tìm hiểu các vấn đề về kinh tế, chính trị,… để có thể đóng góp, phát triển đất nước
- Hiểu rõ vai trò của Đảng cũng như tình hình chính trị của nước ta để tránh tình trạng
cực đoan khi tham gia đóng góp cho bộ máy chính quyền tại Viện Nam

3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đăc điểm của nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam ? Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà
nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do,
bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt động của nhà nước pháp quyền,
các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên
tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó đồng nghĩa, mọi. nhân
dân phải hiểu biết, tuân thủ pháp luật. Ngoiaf ra, hệ thống nhà nước, pháp luật cũng đảm bảo
tính minh bạch, chặt chẽ.
Các đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam:
- Theo Hiến Pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Các quan
hệ xã hội được điều chỉnh tối ưu bởi pháp luật
- Có sự phân công, phối hợp chặt chẽ của quyền lực nhà nước, đảm bảo sự thống nhất
giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ra lãnh đạo Nhà nước pháp quyền, nhưng đảm bảo
có sự kiểu soát của nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
- Tôn trọng quyền con người, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Nhân dân
được đảm bảo có quyền dân chủ, đồng thời thực hiện pháp luật một cách chặt ché,
nghiêm túc.
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự
phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là
thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Là sinh viên Đại học UEH, em sẽ:
- Rèn luyện, phổ cập kiến thức về luật, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà Nước cũng như khuyến khích bạn bè, người thân.
- Phê phán, ngăn chặn những hành vi trái pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng xã hội, cộng đồng.
- Luôn luôn đề cao những mối nguy từ thế lực thù địch, có cảnh giác với các nguy cơ
chiến tranh.

Tài liệu tham khảo


Giáo trình CNXHKH (Bộ GD-ĐT 2021)

https://nhandan.vn/nhung-thanh-tuu-van-de-dat-ra-va-dinh-huong-hoan-thien-post708189.html

https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/thanh-tuu-ve-bao-dam-quyen-con-
nguoi-tai-viet-nam-trong-tien-trinh-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-18098

https://hoatieu.vn/phap-luat/nhung-thanh-tuu-va-han-che-quyen-lam-chu-cua-nguoi-dan-hien-
nay-221035#mcetoc_1h18j2t1ouf

https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202202/nhung-han-che-chu-yeu-va-giai-phap-khac-
phuc-nham-nang-cao-chat-luong-xay-dung-phap-luat-o-nuoc-ta-hien-nay-310649/

You might also like