You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI THI GIỮA KỲ


Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Học kỳ I năm học 2021-2022

Họ và tên sinh viên: …Trần Khắc Hòa................…. Ngày thi: …7/10/2021…

Ngày sinh: ……14/08/1998……………………… Ca thi: …………………

Mã sinh viên: ……2014110105…………………… Phòng thi: ………………

Lớp tín chỉ:…………TRI116( GĐ1 – HK1).6 …… Tổng số trang: ………

Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi

Bằng số Bằng chữ

GV chấm thi 1:

GV chấm thi 2:

PHẦN BÀI LÀM

So sánh sự khác nhau giữa bản chất của nhà nước Xã hội chủ nghĩa với các hình thức
nhà nước trước đó. Liên hệ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay

Bài làm

Trong lịch sử thế giới có các kiểu nhà nước sau:

+ Kiểu nhà nước chủ nô

+ Kiểu nhà nước phong kiến


+ Kiểu nhà nước tư sản

+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

1. Bản chất của nhà nước chủ nô

- Tính giai cấp

Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô
đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình
đẳng giữa chủ nô với lu lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác

Trong chế độ nô lệ luôn lệ không phải là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải
hàng hóa cho chủ lô mà hầu hết là làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính
của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô) về địa vị xã hội họ tự do hơn
so với nô lệ tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức bóc lột của chủ nô.

-Tính xã hội

Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính
xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông, xây
dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế thương
mại ở Hy Lạp.

2. Bản chất của nhà nước phong kiến

- Tính giai cấp:

Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến là công cụ để thực hiện và bảo
vệ quyền, lợi ích địa vị thống trị của giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến trong xã hội
trên cả 3 lĩnh vực : Kinh tế, chính trị, xã hội

-Tính xã hội

Là tổ chức quyền lực chung của xã hội là đại diện chính thức của toàn xã hội nên nhà
nước phong kiến có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội
thay vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội tiến hành nhằm phát triển
một số hoạt động kinh tế xã hội.

3. Bản chất của nhà nước tư sản


- Về bản chất : nhà nước tư bản do chính những điều kiện nội tại của Xã hội Tư

sản quyết định , đó chính là cơ sở kinh tế , cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng

+ Cơ sở kinh tế của nhà nước tư bản : là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên

chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất được thực hiện thông qua hình thức bóc

lột giá trị thặng dư .

+ Cơ sở xã hội của nhà nước tư bản : là một kết cấu xã hội phức tạp trong đó có

hai giai cấp cơ bản , cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng với nhau là giai

cấp tư sản và giai cấp tư bản

4. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa


Về chính trị : Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, nó đại
diện cho ý chí chung và lợi ích của nhân dân lao động

Về kinh tế: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế - xã hội chủ
nghĩa đó là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu, do đó không
còn tồn tại quan hệ bóc lột

Về văn hóa xã hội: Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng dựa trên nền tảng tinh
thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ
của nhân loại , đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc

5. Nhận xét

Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng
đều là những kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất. Các nhà nước đó đều là "nhà nước theo đúng nghĩa", là công cụ để bảo
vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với
đông đảo quần chúng nhân dân lao động

So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà
nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử.
Tính ưu việt được thể hiện qua các phương diện:
+ Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai
cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Trong xã
hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị. Tuy
nhiên, sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của
các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu
số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và
duy trì địa vị của mình. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị
của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải
phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội
chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động.

+ Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh
tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột
khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu
số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước
xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế,
vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà
nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa
số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

+ Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh
thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ
của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các
giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc
tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.

=> Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài
người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh
đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng
dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà
nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên
chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Liên hệ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay

*Liên hệ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Việt Nam đang vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam , nhận thức của Đảng và nhân dân ta về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ. Qua từng thời kỳ bắt đàu từ định hướng
đến định tính rồi phát triển thành định hình định lượng có mục tiêu rõ ràng qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã nêu ra những nội dung khái
quát liên quan đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chúng ta có thể rút ra được một số đặc điểm

cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:

+Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước

của dân, do dân, vì dân.

+ Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và

pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối

thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế

phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt

động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.

+ Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền
con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của

nhân dân được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi

miễn những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự

nghiêm minh của pháp luật.

+ Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung

dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng

bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

 Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt

Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của một

nhà nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự khác biệt so

với các nhà nước pháp quyền khác: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà

nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ

nghĩa xã hội.

Liên hệ bản thân

Là một sinh viên thế hệ trẻ của đất nước được trau dồi những kiến thức về Đảng về tư
tưởng của Hồ chủ tịch vĩ đại cùng với kiến thức về chủ nghĩa xã hội khoa học. Bản
thân em luôn tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để sau này xây dựng
đất nước giàu đẹp tiếp tục con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa của các thế hệ cha
anh đi trước đã xây dựng không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân và học hỏi từ
bạn bè quốc tế những điều tốt đẹp , tăng cường truyền bá hình ảnh một Việt Nam giàu
đẹp đến bạn bè thế giới.
Đồng thời, trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, bản thân em cũng như mỗi bạn
sinh viên cần hết sức tỉnh táo khi tham gia vào trang thông tin mạng xã hội, đặc biệt là
những thông tin xấu độc, cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn của kẻ xấu, không
ủng hộ, không chia sẻ các thông tin có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và
chế độ, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận
điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như
ngoài xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những
hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở cuộc bầu cử. Nói cách
khác, mỗi chúng ta phải tự nhận thức rõ trách nhiệm của mình, tỉnh táo tiếp nhận
những thông tin đúng, chính thống, giữ vững niềm tin và hành động đúng đắn, tránh
rơi vào luận điệu xuyên tạc, sai trái của những tổ chức, cá nhân phản động, góp phần
giữ vững ổn định, đóng góp vào thành công của cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu
HĐND các cấp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

You might also like