You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KẾ TOÁN

Đề kết thúc học phần môn chủ nghĩa


xã hội – khoa học

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Sáng


Tên sinh viên: Võ Thị Lan Tiên
MSSV: 31221023876
Mã lớp HP: HP 23D1POL51002516
Lớp học:B2-108
Buổi học: Sáng thứ ba

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2023

1
Mục lục
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa ..................... 3
1.1. Nêu khái niệm và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa .................................. 3
1.1.1 Khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. ............................................................ 3
1.1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. ....................................................... 3
1.2. Nêu khái niệm và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa ....................................... 3
1.2.1. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa ................................................................. 3
1.2.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa ............................................................. 4
1.3. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Từ đó cho biết vì sao nói đây là mối quan hệ không thể tách rời? ........... 4
2. Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn về quyền làm chủ của người dân hiện nay ........... 5
2.1. Thành tựu trong thực tiễn về quyền làm chủ của người dân hiện nay ....................... 5
2.2. Hạn chế trong thực tiễn về quyền làm chủ của người dân hiện nay .......................... 5
2.3. Vai trò của sinh viên UEH trong phát huy quyền làm chủ: ....................................... 6
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam:............................................................................................................. 6
3.1. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền: .............................................................. 6
3.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghã Việt Nam: .............................. 7
3.3 Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghã Việt Nam: .......................................................................................................... 7
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 8

2
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1. Nêu khái niệm và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ nhân của nhà nước. dân chủ là
quyền lợi của nhân dân – quyền dân chủ được hiểu theo nghãi rộng. Quyền lợi của nhân dân
chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội.
Trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức nhà
nước, là chế độ dân chủ.
Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ.
1.1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ dân
chủ cho tất cả mọi người, mà là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bốc lột, là chế độ
dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời
sống xã hội, trong đó, dân chủ ở lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao
nhiêu, càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện qua nhưng nội dung sau đây
- Bản chất chính trị:
• Mang bản chất của giai cấp công nhân
• Do đảng Cộng sản lãnh đạo
• Thừa nhận chủ thể quyền lực của nhà nước là nhân dân, nhân dân xây dựng nhà nước
- Bản chất kinh tế
• Sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân thông qua nhà nước
• Chủ thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân
- Bản chất tư tưởng văn hóa xã hội
• Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác-Lênin (của giai cấp công nhân)
• Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc
• Con người được giải phóng và phát triển toàn diện
Với bản chất như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yến được thực hiện bằng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoặt động tự giác của nhân dân lao động
fuowis sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều
kiện là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất Đảng Cộng sản. Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa
và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại
trừ nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa
ra đời, tồn tại và phát triển.
1.2. Nêu khái niệm và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị và chính trị thuộc về
giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, đưa nhan dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đơi
sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa.
3
1.2.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mag bản chất giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích
phù hợp với lợi ích chung của nhân dân lao động. Giai cấp vô sản là lực lượng giữa địa vị
thông trị về chính trị - đó là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bốc lột nhằm giải
phóng giai cấp mình và giải phòng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cho nên, nhà
nước xã hội chủ nghĩa đại biểu cho ý chí của nhân dân lao động.
- Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của
xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là quan hệ công hữ về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, không còn
tồn tại quan hệ sản hệ bóc lột. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động là
mục tiêu cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Về văn hóa – xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên tẳng lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lenin vầ những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang
những bản sắc riêng của dân tộc.
1.3. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Từ đó cho biết vì sao nói đây là mối quan hệ không thể tách rời?
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước
xã hội chủ nghĩa.
• Lựa chọn một cách công bằng bình đẳng những người đại diện choquyền lợi chính
đáng của mình vào bộ máy nhà nước.
• Tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lýcủa nhà nước.
• Tính ưu việt của nền DCXHCN:
+ Kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước.
+ Ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước
+ Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của ngườidân.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ
của dân
• Theo V.LLênin, con đường vận động và phát triển của nhà nước xãhội chủ nghĩa là
ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhândân thực hiện và mở rộng dân chủ,
nhằm lôi cuốn ngày càng đôngđảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội.
• Thông qua hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn lực xã hộiđược tập hợp, tổ chức
và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân.Ngược lại, nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa
đánh mất bản chất củamình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
• Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế cóchức năng trực tiếp
nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiệnnhững yêu cầu dân chủ chân chính của
nhân dân.
Từ những phân tích trên có thể thấy để nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì phải dựa trên
những lý luận, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngược lại để nền dân chủ được
thực thi thì cần có nhà nước xã hội chủ nghĩa, cùng với đó nhà nước xã hội cũng chính là cơ
quan quyền lực của nhân dân, tập hợp được hết lực lượng trong nhân dân để thực hiện việc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

4
2. Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn về quyền làm chủ của người dân hiện nay
2.1. Thành tựu trong thực tiễn về quyền làm chủ của người dân hiện nay
Trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ điều 19 đến điều 43
đã quy định một số quyền công dân để nói lên quyền hạn của mỗi người dân.
Công dân có quyền tự do ngôn luận trên báo chí điều này làm cho họ có tiếng nói trong xã
hội. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là công dân có quyền phát biểu ý kiến
về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố
cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ
chức, cá nhân khác. ( Luật Báo chí)
Ngoài ra, công dân còn có quyền tham gia bầu cử, ứng cử. Chứng minh công dân luôn chủ
động tìm cho mình một người phù hợp để lãnh đạo mà mình yên tâm, tin tưởng; và cũng sẽ
được đề cử để đảm nhận chức vụ đó nếu phù hợp.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã đẩy mạnh quyền được học tập của người dân, với mục tiêu xóa mù
chữ cho toàn bộ người dân. Được biết trước đây, để khắc phục tình trạng mù chữ ở nước ta,
chiến dịch chống nạn mù chữ chính thức được phát động từ ngày 8-9-1945 với các sắc lệnh
thành lập Nha Bình dân học vụ, quy định mở lớp học bình dân, yêu cầu bắt buộc về việc học
chữ quốc ngữ… Từ một đất nước có hơn 95% số dân mù chữ, đến nay, phong trào học tập
thường xuyên, suốt đời đã lan tỏa, góp phần xây dựng xã hội học tập
Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật, trong đó có những bộ luật
liên quan đến đảm bảo quyền con người, như: Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật
Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng… Bằng việc tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình
xây dựng luật pháp, nhân dân đã thực hiện các quyền tự do, dân chủ của mình; và các văn bản
pháp luật quan trọng đều thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” là xuyên suốt, nhất quán, được Đảng, Nhà nước, hệ
thống chính trị thực hiện triệt để, hiệu quả ngay từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Quan hệ giữa nhà nước và nhân dân có nhiều tiến bộ thể hiện đúng nhà nước ta là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước đổi mới tổ chức, hoạt động phát huy
được quyền làm chủ của nhân dân ở mọi mặt.
Qua những hoạt động dân chủ thì nhân dân cũng dần cảm nhận được bầu không khí dân chủ
hơn, cởi mở hơn trong xã hội, nhân dân càng làm tốt trong trách vai trò của mình hơn khi tích
cực tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, nhà nước và chính quyền, thể hiện tốt vai trò
giám sát cơ quan nhà nước.
2.2. Hạn chế trong thực tiễn về quyền làm chủ của người dân hiện nay
Trên thực tế hiện nay, năng lực làm chủ của đa số người dân vẫn còn hạn chế, nhiều trường
hợp người dân không biết được mình có những quyền gì. Ví dụ vẫn còn người dân không biết
điều kiện để được ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là gì, không đi bầu cử có bị
phạt hay không, không biết nhiều về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, của các cơ quan nhà
nước. Đỉnh điểm có những trường hợp người dân không hiểu quy định của pháp luật nên
khiếu kiện vượt cấp, tranh cấp đất đai dẫn đến án mạng (điển hình gần đây là tranh chấp ở
Đắc Nông), bắt giữ cán bộ, công chức địa phương, biểu tình đập phá…
Trường hợp khác là người dân thiếu kỹ năng, Ví dụ hình thức công khai là đưa lên trang thông
tin điện tử mà người dân không biết tin học thì làm như thế nào để nắm thông tin (hầu hết văn
bản của Đảng và Nhà nước hiện nay đều công bố bằng hình thức này). Mặt khác những văn

5
bản như Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật...là những văn bản mang tính khoa học cao
nên người dân rất khó tiếp nhận hoặc nhận thức chưa đầy đủ, chính xác.
Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sự thuyết phục, chưa thực tế và linh hoạt. Các
thông tin cần thiết để dân biết, dân làm, dân bàn và dân kiểm tra thì chưa được triển khai triệt
để. Vẫn tồn tại ít nhiều tình trạng nói nhiều, làm ít, nói nhưng không làm.
Công tác kiểm tra giám sát của chính Đảng, Nhà nước còn hạn chế khi mà phần lớn những
vụ việc tham nhũng, tiêu cực đều cho nhân dân phát hiện tố cáo, báo chí nêu.
Còn xuất hiện tư tưởng độc đoán, gia trưởng, dân chủ hình thức, vô tổ chức, vô kỷ luật. Những
tư tưởng này khiến cho việc thực hiện dân chủ trì trệ không hiệu quả.
Nhà nước còn chậm khi thể chế hóa những chủ trương của Đảng về dân chủ thành pháp luật,
quy chế, nên các chủ trương đi vào đời sống nhân dân còn chậm. Khiến cho nhân dân nắm
bắt chậm những thông tin về chủ trương của Đảng.
Nhận thức về dân chủ trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhân dân còn nhiều hạn chế, thiếu
trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện dân chủ cơ sở.
Quá trình giải quyết dân chủ, tự do ngôn luận, lắng nghe ý kiến khác biệt, tư duy phản biện
trong xã hội với việc giữ vững kỷ luật còn nhiều bất cấp.
2.3. Vai trò của sinh viên UEH trong phát huy quyền làm chủ:
Là sinh viên UEH trước hết là phải tạo ra ý thức dân chủ cao, hiểu rõ về quyền lợi của mỗi
nhân dân từ đó phát huy quyền công dân của mình, hiểu rõ bản thân cần gì và làm gì để nâng
cao giá trị bản thân, lên tiếng cho quyền lợi của bản thân và lên tiếng để bảo vệ lẻ phải.
Nâng cao trình độ chuyên môn nhầm góp phần xây dựng xã hội dân chủ, thực hiện dân chủ ở
cơ sở là bước tiến mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, đưa
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vào cuộc sống ở cơ sở. Xây dựng và
thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên; không ngừng nâng cao năng lực quản
lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức; góp phần
đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao vai trò, uy tín của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các đoàn thể nhân dân.
Cuối cùng là tham gia các công tác xã hội với mục đích tuyên truyền cho người dân hiểu biết
và thực hiện tốt quyền dân chủ mình đag có. Bởi vì sinh viên chính là lực lượng kế thừa và
phát nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học
công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ
gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam:
3.1. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền:
Theo quan điểm chung, Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước tiến bộ, hợp lí, khoa học
trong việc thực hành dân chủ, trong việc tổ chức, vận hành của bộ máy nhà nước. Từ bản thân
nó có khả năng giải quyết các vấn đề: cơ chế phòng ngừa và khắc phục sự tùy tiện, lạm quyền
của bản bộ máy nhà nước; vấn đề tạo khả năng hữu hiệu bảo vệ quyền công dân, quyền con
người; vấn đề quan hệ hợp lí gx các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đamr hiệu quả,
hiệu lực ả mỗi quyền và hiệu quả chung của cả bộ máy; vấn đề bảo đảm tính tối cao của hiến
pháp và pháp luật, tính độc lập của tư pháp.

6
3.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghã Việt Nam:
- Xây dựng nhà nước do dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ so của HIến Pháp và pháp luật. Trong tất
cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt pử vị trí tối thượng để điều các quan hệ xã
hội
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng
giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo phù hợp với Điều 4, Hiến pháp 2013. Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân
dân:”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các hoạt động tổ chức, các cá nhân
được nhân dân ủy nhiệm
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con
người là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách
rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi nhiệm những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời
tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân
công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và
sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
3.3 Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghã Việt Nam:
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng,
một trong những nhân tố quyết định tương lai,xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không có thanh
niên, các nhiệm vụ trọng đại của đất nước thật khó hoàn thành.
Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, trong quá trình tìm đường cứu nước và
lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng và của dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp
người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội” và khẳng định, sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan
trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh.
Là một sinh viên là lực lượng trẻ nồng cốt còn là sinh viên trường UEH trước tiên phải thực
hiện thành công tư tưởng cả Bác đã đặt lên đôi vai thế hệ trẻ trong qua trình xây dựng nhà
nước pháp quyền. Tăng cường nâng cao bản thân để có thể tham gia vào các hoạt động chính
trị, tăng cường kiến thức pháp luật, và góp phần vào quyết định xã hội, uôn nâng cao nhận
thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị
Thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để
mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung
và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân
lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới
trong khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất
nước phải không ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền
tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

7
Tài liệu tham khảo

Tài liệu HDOT CNXHKH (UEH- 2023)

Giáo trình CNXHKH (Bộ GD-ĐT 2021)

Nguyễn Văn Bảy - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum, 2014
http://sotuphap.kontum.gov.vn/tin-tuc-hoat-dong/Quyen-lam-chu-cua-Nhan-dan-trong-
Hien-phap-nam-2013-290

Báo Công an nhân dân,


https://congan.danang.gov.vn/-/nhan-thuc-ung-ve-tu-do-ngon-luan-trong-thoi-ai-so

Theo TTXVN, 20121


https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/vie%CC%A3t-nam-da%CC%A3t-nhie%CC%80u-
tha%CC%80nh-tu%CC%A3u-ve%CC%80-quye%CC%80n-con-nguo%CC%80i-2168.html

PGS,TS. Mai Hải Oanh, Tạp chí Cộng sản, 2020

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/817155/phat-huy-dan-chu-
xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay.aspx

ThS. Nguyễn Thị Hiền, 2022


http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/vai-tro-cua-sinh-vien-trong-su-nghiep-xay-
dung-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay-478.html

You might also like