You are on page 1of 4

2.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa


2.1. Khái niệm và quá trình ra đời
- Khái niệm: dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có
trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân
là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng;
được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Quá trình ra đời: Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà
nước XHCN đầu tiên trên thế giới (1917), nền dân chủ XHCN chính thức được xác
lập.
2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.2.1 Bản chất chính trị (nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản")
Sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn bộ
xã hội chủ yếu để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có
giai cấp công nhân.
 dân chủ XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân rộng
rãi và tính dân tộc sâu sắc.
2.2.2 Bản chất kinh tế
Kinh tế XHCN là:
 Sự kế thừa và phát triển từ mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong xuyên
suốt lịch sử.
 Chắt lọc và đào thải ra những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm... của các
chế độ kinh tế trước, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, tấn công... đối
với đa số nhân dân.
2.2.3 Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội
 Nền dân chủ XHCN dựa vào lý luận của hệ tư tưởng Mác – Lênin – hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý
thức xã hội khác trong xã hội từ văn học, nghệ thuật đến tôn giáo...
 Kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc, tiếp thu
những giá trị tư tưởng – văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội.
 Đời sống tư tưởng văn hoá của nền dân chủ XHCN phong phú, đa dạng, toàn
diện.
 Trở thành một nhân tố tất yếu quan trọng hàng đầu, thành mục tiêu và cũng
chính là động lực cho quá trình xây dựng CNXH.
2.3 Những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ
tư sản
2.3.1 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư
sản trên lĩnh vực chính trị
a) Nguyên lý "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" & bản chất giai cấp
- “quyền lực thuộc về nhân dân” trong chế độ dân chủ tư sản chỉ đánh dấu sự
chuyển quyền lực từ tay một người sang tay một số người đông hơn trong xã hội -
là giai cấp tư sản
>< quyền lực trong dân chủ XHCN thuộc về toàn thể nhân dân lao động.

- DCTS mang bản chất giai cấp thống trị xã hội (GCTS) >< Dân chủ XHCN mang
bản chất giai cấp lãnh đạo xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của GCCN, thông qua đội
tiên phong là Đảng Cộng Sản.

b) Thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền & vai trò,
cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Dân chủ tư sản thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền tư
sản >< dân chủ XHCN thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp
quyền XHCN.

- Pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN:


 Thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra
các cơ quan quyền lực (quốc hội, chính phủ...).
 Chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể
duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của quốc hội, chính phủ
hoặc tổ chức ra quốc hội và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của
pháp luật.
 Thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân

><

Pháp luật trong nhà nước pháp quyền tư sản:


 Chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những
người giàu, là giai cấp tư sản.
 Chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản (bỏ qua quyền lợi của người lao động
bị áp bức bóc lột).

c) Tính chất quan hệ giữa các tổ chức và quan hệ xã hội


- Dân chủ tư sản là nền dân chủ có tính giả dối về quyền lực chính trị và về quyền
làm chủ của đa số nhân dân >< dân chủ XHCN là nền dân chủ thực chất và triệt để.

- Giai cấp tư sản tìm cách hạn chế, cắt xén và tước đoạt dân chủ của số đông người
lao động >< dân chủ XHCN tạo điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thực hiện quyền làm chủ của mình.

2.3.2 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư
sản trên lĩnh vực kinh tế
- Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ XHCN đều bị quy định bởi trình độ
phát triển của kinh tế.

- Muốn tạo ra sự hài hòa về lợi ích căn bản giữa giai cấp cầm quyền và đông đảo
quần chúng lao động thì trước hết phải tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất  Chủ nghĩa tư bản không thể thực hiện thì trong CNXH
đang được từng bước thực hiện.

- Cơ sở kinh tế: chế độ dân chủ tư sản là chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất chủ yếu >< dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu các tư liệu sản xuất
chủ yếu.

- Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự quản lý của nhà nước luôn
mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản .
 Mục đích: Đảm bảo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị
của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa.

><

Nền kinh tế thị trường XHCN, sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế.
 Mục đích: Bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2.3.3 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư
sản trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
- Trong nền dân chủ tư sản, dân chủ không phải là mục tiêu.
Mà chủ yếu là một phương thức, phương tiện để duy trì, quản lý xã hội tư sản, bảo
vệ quyền lợi, quyền lực thống trị của giai cấp tư sản.
 Các thể chế và phương thức dân chủ có những hạn chế, có tính hình thức, đặc
biệt là đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
><

- Nền dân chủ XHCN coi dân chủ là thuộc tỉnh bản chất của CNXH.
Vì mục đích tự thân của CNXH là:
 Giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại tự do,
bình đẳng
 Tạo mọi điều kiện để con người phát triển toàn diện, trở thành người làm
chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ chính bản thân mình.
 Dân chủ là mục tiêu của CNXH, chủ nghĩa cộng sản.

You might also like