You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----- *** -----

TIỂU LUẬN
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Họ và tên SV: Nguyễn Trúc Mai


MSSV: 31221022826
STT: 10
Khóa: 48 - Lớp: NHC01
Giảng viên phụ trách: Bùi Xuân Thanh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2023


1. Lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự
vận động và phát triển:
Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển được vạch ra dựa trên quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
 Khái niệm mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng:
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau những là điều kiện, tiền để tồn tại của nhau trong một sự vật, trong một quan
hệ.
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyên hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc a các sự vật, hiện tượng
với nhau.
Khác với mâu thuẫn logic (là mâu thuẫn của các tư tưởng sai lầm), mẫu thuẫn biện
chứng có tính chất: khách quan, phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Tính khách quan,
phổ biến của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực trong
thế giới đều chứa đựng trong mình các mặt đối lập, chúng tạo thành mẫu thuẫn vốn có của
sự vật, hiện tượng đó tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con
người. Tính đa dạng, phong phủ của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ, mỗi sự vật, hiện tượng,
quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong
những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại
những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau.
 Quá trình vận động của mâu thuẫn:
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.
Thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy
định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn
tại của chính mình.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các
mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc
vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Trong quan hệ giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự
thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời. Quá trình thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa
các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt
đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động qua lại dẫn
đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể
hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn
xung đột với nhau gay gắt và điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau,
mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá
trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng
luôn luôn vận động và phát triển. Như vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các
mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động tượng và phát triển trong thế giới.
 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:
Thứ nhất, vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, cho nên, trong hoạt
động thực tiễn phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn; từ đó nhận thức và giải
quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể. Muốn phát
hiện mâu thuẫn, cần tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất bên trong sự vật,
hiện tượng.
Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn, cần phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp. Đối với
từng loại mâu thuẫn cụ thể, cần có giải pháp giải quyết cụ thể, phù hợp.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hoà, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn; song cũng không nóng vội, chủ
quan, tuyệt đối hóa đấu tranh của hai mặt đối lập mà bỏ qua sự thống nhất vốn có của
chúng. Trong thực tiễn, cần chủ động, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo trong giải quyết
từng mâu thuẫn cụ thể trong những điều kiện cụ thể, nhất là có thể và cần phải biết khai
thác và vận dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp kết hợp
biện chứng các mặt đối lập.

2. Vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản
thân:

You might also like