You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ BÀI:
Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động
lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động
nhận thức và thực tiễn của bản thân.

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Xuân Thanh


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khánh Nguyên
Mã số sinh viên: 31221024659
Lớp – Khoá: ADC03-K48
Mã lớp học phần: 23D1PHI51002303

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
NỘI DUNG..........................................................................................................................3
PHẦN A: CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHẠM TRÙ LIÊN QUAN
1. Phép biện chứng duy vật...................................................................................3
2. Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng..........................................3
PHẦN B: NGUỒN GỐC VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
3. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển .......................................................3
4. Động lực của sự vận động và phát triển...........................................................5
5. Ý nghĩa của phương pháp luận.........................................................................6

PHẦN C: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN VÀO CUỘC SỐNG


HẰNG NGÀY VÀ VÀO VIỆC HỌC TẬP...................................................................
1. Trong việc học tập.................................................................................................7
2. Trong đời sống hằng ngày....................................................................................8

NGUỒN THAM KHẢO..................................................................................................... 8


LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... 8

LỜI MỞ ĐẦU
2
Phép biện chứng duy vật là học thuyết khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát
triển của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy, do C.Mác - Ph.Ăngghen xây dựng và được Lênin tiếp tục
phát triển. Phép biện chứng duy vật là công cụ, chìa khóa giúp con người mở rộng cánh cửa tri thức, hiểu
đúng về thế giới, từ đó cải biến thế giới để xã hội loài người ngày càng phát triển.
Trong đó, hạt nhân của phép biện chứng duy vật chính là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập. Bởi nó chỉ ra vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của pép biện chứng duy vật – nguồn gốc và động
lực của sự vận động và phát triển.
Và trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về nguồn gốc, động lực của sự vận động và
phát triển dựa trên cơ sở là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Từ đó, nhận ra sự
những điều mới lạ và rút ra nhiều bài học hiệu quả; Cuối cùng, áp dụng sự hiểu biết mới vào các hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân nói riêng và cá nhân nói chung. Trong quá trình nghiên cứu, vì
những lí do khách quan và chủ quan nên không tránh khỏi có những sai sót. Em mong thầy thông cảm và
bỏ qua ạ!
NỘI DUNG
A. CÁC KHÁI NIỆM, PHẠM TRÙ LIÊN QUAN
1. Phép biện chứng duy vật
Thế giới luôn biến đổi không ngừng và khi con người nhận thức được điều đó, họ đã định nghĩa và áp
dụng thế nào vào thực tiễn? Để bàn luận về vấn đề này. V. I. Lênin đã đưa ra một định nghĩa về phép
biện chứng duy vật như thế này: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức
toàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người,
nhận thức này phản ánh chất luôn phát triển không ngừng.”
Ngoài ra, Ph.Ăngghen còn định nghĩa rằng: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là một môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
2. Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Vận động được xem như là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, còn phát triền chính là một khuynh
hướng của sự vận động.
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến
chất mới ở trình độ cao hơn. Và chỉ vận động với khuynh hướng đi lên mới được gọi là phát triển.
B. NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN.
1. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là mâu thuẫn trong bản thân mỗi sự vật. Khái niệm mâu thuẫn
dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc
giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng
Hay nói cách khác, đó chính là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đầu tiên chúng ta
cùng tìm hiểu một số khái niệm mà quy luật này đề cập đến:
 Mâu thuẫn biện chứng: là khái niệm dùng để chỉ sự liên kết, tác động nhau theo cách vừa thống
nhất vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vưà chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Với

3
nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá
trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Các mặt đối lặp: là khái niệm chỉ các bộ phận, các thuộc tính,...các khuynh hướng biến đổi trái
ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập
tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh"
của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình
vận động, phát triển của sự vật.
1.a) Thống nhất giữa các mặt đối lập
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm để chỉ sự liên hệ của các mặt đối lập, được diễn tả như sau:
 Thứ nhất, các mặt đối lập có mối quan hệ nương tượng với nhau, cần đến nhau. Tức là các mặt đối
lập làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại, không có mặt này thì sẽ không có mặt kia
 Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau. Tức là không có mặt nào chiếm ưu
thế, chi phối đến sự tồn tại của mặt kia và ngược lại không có mặt nào phải chịu sự chi phối của
mặt còn lại.
 Thứ ba, giữa các mặt đối lập tồn tại sự tương đồng, đồng nhất. Bởi trong các mặt đối lập sẽ còn
tồn tại những yếu tố giống nhau.
Chình vì ba mối liên hệ trên trên mà giữa các mặt đối lập có sự tồn tại thống nhất. Tuy nhiên, việc tồn tại
thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện
1.b) Đấu tranh giữa các mặt đối lập
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn "đấu tranh" với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập
là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh
của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các
mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể hiểu mỗi loại mâu thuẫn sẽ có hình thức đấu tranh khác nhau;Và sự mâu thuẫn
của mỗi sự vật, hiện tượng không hề giống nhau, phụ thuộc vào đặc diểm của các mặt đối lập, vào điều
kiện mà trong đó các mặt đối lập tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc vào trình độ tổ chức của sự vật,
hiện tượng mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. Chính vì vậy mà để hình thức đấu tranh phù hợp, ta phải phân
biệt được mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đang được đề cập là loại mâu thuẫn gì:
 Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn được chia thành mâu
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
 Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện
tượng. Nó quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ quá trình hình thành cho đến tiêu
vong.
 Mâu thuẫn không cơ bản: là mâu thuẫn đặc trưng cho phương diện nào đó, chỉ quy định sự
vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của
mấu thuẫn cơ bản.
 Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi
giai đoạn nhất định, ta chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
4
 Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn luôn nổi lên đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật,
hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá
trình phát triển. Chính vì vậy sự chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng từ hình thức này sang
hình thức khác trong mỗi giai đoạn phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
 Như vậy, giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở
cùng giai đoạn.
 Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của sự
vật, hiện tượng.
 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ranh giới của mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là
tương đối. Có thể trong hoàn cảnh, điều kiện này, mâu thuẫn là mâu thuẩn tchủ yếu; Nhưng khi
được đặt vào hoàn cảnh hay điều kiện khác, đó chỉ là mâu thuẫn thuứ yếu và ngược lại.
 Căn cứ vào mối quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn được chia
thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài.
 Mâu thuẫn bên trong: là mâu thuẫn hình thành từ sự tác động qua lại giữa các mặt, các
khuynh hướng,…đối lập nằm trong mỗi sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, mâu thuẫn bên trong
có vai trò quyết định trực tiếp quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau.
 Sự phân chia giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ mang tính tương đối.
 Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản đối lập nhau trong mỗi quan hệ giữa các giai cấp ở một
giai đoạn lịch sử nhất định, ta sẽ phân biệt được mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
 Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng
xã hội…có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được. Ví dụ như giữa giai cấp bóc
lột và bị bóc lột, giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
 Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu
hướng xã hội,...có lợi ích cơ bản không đối lập nhau. Vì vậy, mâu thuẫn này chỉ mang tính tạm
thời, cục bộ.
Sau khi đã hiểu rõ và nhận biết được các loại mâu thuẫn, ta thấy được dựa vào hoàn cảnh và điều kiện
xác định khác nhau mà mâu thuận có thể được quy thành những loại khác nhau. Việc phân loại này
không mang tính tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối.
Đúc kết: Trong sự vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh với
nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hoá thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các sự vật hiện
tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của
mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng
2. Động lực của sự vận động và phát triển
Nếu mâu thuẫn chỉ mới là nguồn gốc của sự vận động và phát triển thì quá trình giải quyết mâu thuẫn
chính là động lực trực tiếp của sự vận động và phát triển.
Điều này có nghĩa là mâu thuẫn tự nó không thể là động lực của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn
thật chất chỉ là nguồn gốc của sự vận động và phát triển bởi nó giải thích được nguyên nhân cốt yếu của
sự vận động, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng.
5
Việc con người tìm cách giải quyết mâu thuẫn mới là hành động thúc đẩy hay kìm hảm sự phát triển. Bởi
khi các mặt đối lập đã đạt đến trình độ “chín muồi”, đòi hỏi con người phải đưa ra lựa chọn giải quyết;
Từ đó, quyết định sự vận động sẽ tiếp diễn theo chiều hướng đi lên hay ngược lại. Như vậy, bất kì sự
mâu thuẫn nào khi đã đạt đến cực điểm đều đòi hỏi việc giải quyết mâu thuẫn. Và chỉ khi mâu thuẫn
được giải quyết một cách kịp thời, triệt để, không khoan nhượng, hướng đén mặt tích cực, tiến bộ,…thì
lúc này sự vận động mới có khuynh hướng phát triển.
Đặc biệt, giữa các mặt đối lập, “sự thống nhất” là tương đối, tạm thời; Còn “ sự đấu tranh” chính là cái
tuyệt đối của quá trình vận động và phát triển. Chúng ta có thể hiểu rằng quá trình hình thành, phát triển
và giải quyết mâu thuẫn được diễn ra theo trình tự như sau:
 Sự vật, hiện tượng đồng nhất (sự thống nhất), tuy nhiên vẫn có cái khác nhau về bề ngoài hay về
bản chất => Mâu thuẫn được hình thành.
 Các mặt đối lập xung đột với nhau – các mặt đối lập trở nên gay gắt với nhau, thể hiện rõ sự bài
trừ, triệt tiêu => Sự thống nhất chỉ tồn tại tạm thời, mâu thuẫn trở nên gay gắt, đòi hỏi được giải
quyết.
 Các mặt đối lập đấu tranh, phá vỡ sự thống nhất dẫn đến sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng =>
Mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất mới được hình thành thay thế sự thống nhất cũ.
Tóm lại, với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có tính tương đối,
tạm thời. Tạm thời, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng.
Còn sự đấu tranh của mối quan hệ có tính tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về chất
của các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự
vật và hiện tượng trong thế giới vật chất.Như vậy, động lực của sự vận động và phát triển là việc mâu
thuẫn đạt đến cao độ và được giải quyết để hình thành một sự vật, hiện tượng mới có trình độ cao hơn.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp ta thừa nhận tính khách quan của
mâu thuẫn; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, phù hợp bới điều kiện khách quan cụ thể.
Như vậy, muốn phát triển mâu thuẫn phải tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất bên trong sự
vật, hiện tượng.
Thứ hai, việc phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét trong quá trình phát sinh, phát triển của
từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa
giữa chúng. Đối với từng loại mâu thuẫn cụ thể cần phân tích một cách cụ thể, kĩ càng; từ đó, đề ra giải
pháp giải quyết phù hợp.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều
hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn. Song cũng không được nóng vội, chủ quan, tuyệt đối hóa sự đấu tranh
giữa hai mặt mà xóa bỏ đi sự thống nhất vốn có của chúng. Trong thực tiễn, cần chủ động, mềm dẻo, linh
hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các mâu thuẫn cụ thể trong những điều kiện khác nhau. Đặc biệt,
có thể hoặc cần phải biết khai thác và vận dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện
pháp kết hợp biện chứng các mặt đối lập.
C. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC
MẶT ĐỐI LẬP VÀO ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN.
1. Trong việc học tập
6
Như đã đề cập ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động, phát triển. Hay nói
cách khác, bản chất của sự phát triển là tìm ra mâu thuẫn tồn tại trong cái thống nhất của sự vật, hiện
tượng; sau đó, chờ đến thời cơ “chín muồi” mà đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp.
Việc học tập căn bản cũng là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên của tri thức, là quá trình phát
triển bản thân, mở rộng vốn tri thức. Chính vì vậy mà giống như bao sự vật, hiện tượng khác, việc học
tập cũng chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.
Như vậy, muốn quá trình vận động của bản thân trong quá trình học tập mang khuynh hướng tích cực,
phát triển, mỗi sinh viên cần biết cách áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập mottj
cách phù hợp vào thực tiễn:
 Đầu tiên, sinh viên phải biết tôn trọng mâu thuẫn, cần nỗ lực tìm kiếm để phát hiện mâu thuẫn
trong quá trình học tập. Từ đó, phân tích một cách đầy đủ, cụ thể mâu thuẫn để nắm bắt bản chất
và khuynh hướng phát triển. Với sinh viên, việc tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ
những môn học của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai;
vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa và thực hiện kế hoạch đó để đạt
được mục tiêu của bản thân. Một ví dụ cụ thể là việc sinh viên lựa chọn chuyên ngành, nhất là đối
với các bạn sinh viên sau khi học xong năm nhất. Việc lựa chọn chuyên ngành có thể xem là một
việc khó khăn bởi đòi hỏi sinh viên phải hiểu rõ mong muốn phát triển của bản thân song cũng
phải nhận thức được năng lực của mình mà lựa chọn cho phù hợp. Thái độ tôn trọng mâu thuẫn ở
đây chính là chủ động tìm hiểu các thông tin về chuyên ngàng, chủ động liên lạc, xin lời khuyên
từ các giảng viên, các anh chị đi trước.
 Thứ hai, ta phải có thái độ không sợ mâu thuẫn, không tránh né mâu thuẫn mà cần phải tìm ra
cách giải quyết. Như vậy mới có thể phát triển, hoàn thiện bản thân. Để làm rõ cho điều này, ta có
thể lấy ví dụ về việc sinh viên không hiểu bài giảng. Thay vì việc phớt lờ, bỏ qua phần kiến thức
không hiểu đó, sinh viên nên chủ động nhờ giảng viên giải thích lại hay tự tìm tòi, nghiên cứu từ
các nguồn khác như sách, mạng internet, các diễn đàn học tập,…Ngoài ra, sinh viên không nên
ngại hay xấu hổ ciệc học lại, học cải thiện các môn mà bản thân chưa hoàn thành tốt.
 Thứ ba, việc biết vận dụng quy luật mâu thuẫn để liên tục tìm tòi, đổi mới bản thân cũng vô cùng
quan trọng đối với sinh viên. Nởi mâu thuẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta, chúng buộc bản
thân mỗi nguời không bao giờ mình đã đầy đủ, hoàn hảo về mặt tri thức mà phải hocj thêm cái
mới để giải quyết những vấn đề mới. Ngoài ra, mỗi khi tiếp thu tri thức mới, người học cũng cần
có ý thức tìm ra mâu thuẫn trong chính tri thức đó, để từ đó có thể mở rộng và phát triển, đào sâu
hơn về lĩnh vực mình đang nghiên cứu. Đồng thời, quy luật mâu thuẫn còn giúp chúng ta vượt qua
các định kiến, bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp với thời đại để tiếp thu những cái mới.
 Thứ tư, quy luật mâu thuẫn đòi hỏi sinh viên phải tiếp thu kiến thức một cáchcó hệ thống. Bởi lẽ,
kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta cần phải nhìn được sự tươngtác, tương hỗ giữa các kiến thức
của các lĩnh vực khác nhau để bổ sung lẫn nhau vàđồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.
Tương tự, sinh viên cần tìm hiểu sựtương tác qua lại giữa các môn học, ngành học, qua đó đánh
giá và chọn lọc đượcmột chỉnh thể những môn học phù hợp với bản thân. Cần biết vận dụng khả
năngtổng hợp, phân tích để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức cần thiết.
2. Trong đời sống hằng ngày
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không chỉ được áp dụng trong việc học tập mà còn
có giá trị trong đời sống hằng ngày của mỗi con người. Mỗi người sẽ có cách vận dụng quy luật này theo
7
cách phù hợp. Đối với bản thân tôi, khi đã nhận thực được tầm quan trọng của quy luật này, đã áp dụng
vào đời sống của bản thân như sau:
 Trong các mối quan hệ xã hội, bản thân tôi đã cởi mở, hòa đồng, thông cảm cho những mặt chưa
tốt của đối phương và cũng cố gắng hoàn thiện bản thân hơn. Khi bản thân cảm thấy các mối quan
hệ của bản thân có vấn đề, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân, mâu thuẫn đang tồn tại trong mối quan hệ
đó, từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp để mối quan hệ phát triển mộ cách tích cực và lành mạnh
cho cả hai bên. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mâu thuẫn là không thể giải quyết, tôi sẽ chủ động dừng
mối quan hệ để tránh những cảm xúc tiêu cực cho bản thân cũng như đối phương.
 Ngoài ra, khi hiểu được quy luật này, bản thân tôi cũng hiểu được rằng bản thân mỗi người luôn
có thể phát triển, trở thành “cái mới hơn” nếu có kế hoạch phát triển bản thân thích hợp. Đôi khi
sự phát triển đòi hỏi phải loại bỏ cái cũ, cái không còn phù hợp nên bản thân tôi luôn chuẩn bị tinh
thần cho sự đánh đổi, không để bản thân bị hoang mang trong quá trình giải quyết mâu thuẫn.
Đúc kết: Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn có những mặt đối lấp tồn tại song song trong sự thống nhất.
Cacs mặt đối lập tạo ra mâu thuẫn đòi hỏi được giải quyết để tạo ra một “cái mới”, Đó chính là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển. Việc tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn chính là động lực thúc đẩy mỗi
cá thể phát triển bản thân. Hiểu và áp dụng phù hợp quy luật này trong cuộc sống sẽ giúp mỗi chúng ta
tiến xa hơn trên con đường thành công của mỗi cá nhân.
NGUỒN KHAM KHẢO
1. Bài giảng “ Chủ nghĩa duy vật biện chứng”- TS. Bùi Xuân Thanh
2. Bài “ Phép biện chứng duy vật”- Chương 2, Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác-Leenin
(Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)
3. Mâu thuẫn là gì – Wikipedia tiếng việt
LỜI CẢM ƠN
Bước vào năm nhất đại học, tuy bỡ ngỡ và lạ lẫm, nhưng với sự tò mò và mong muốn tìm tòi những kiến
thức mới, đặc biệt là Triết học Mác-Lênin – môn học tuy quen thuộc nhưng cũng vô cùng xa lạ với cấp
trung học phổ thông và cũng là tiền đề cho quá trình tiếp thu kiến thức cho 4 năm học sau này. Thời gian
ban đầu tuy gặp khá nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy – thầy Bùi Xuân Thanh, môn học đã
trải qua dễ dàng hơn. Em thầm cảm thấy may mắn vì được học tập dưới sự giảng dạy của thầy, lắng nghe
những kinh nghiệm quý báu từ thầy.
Thông qua bài tiểu luận, em xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc, cảm ơn thầy vì đã luôn tận tâm và nhiệt
huyết giảng dạy cho em nói riêng, lớp ADC03 nói chung. Cảm thầy vì đã luôn giải đáp các thắc mắc của
chúng em qua những buổi học trực tiếp. Lời cuối cùng, em xin chúc thầy sức khoẻ dồi dào, hạnh phúc
bên gia đình và thành công trong sự nghiệp. Em mong sẽ được gặp lại thầy trong một ngày không xa tại
UEH!

You might also like