You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
---------------⁂---------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT
ĐỐI LẬP. VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT MÂU
THUẪN CỤ THỂ TRONG CUỘC SỐNG

GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ HỒNG HOA


MÃ HP: 231BDG100105
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT Họ và Tên MSSV Mức độ hoàn thành công việc
1 Nguyễn An Khánh Ngọc 100%
K214100773
2 Lê Thị Huyền 100%
K224010018
3 Phan Gia Vĩ 100%
K224010077
4 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 100%
K224020205
5 Trần Minh Tuệ 100%
K224030410
6 Nguyễn Xuân Phương Thuỷ 100%
K224030452

Hồ Chí Minh, Ngày 03 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài..........................................................1
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................2
4. Ý nghĩa đề tài.......................................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG....................................................................................................3
I. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.........................................3
1. Khái niệm.............................................................................................................3
2. Phân loại mâu thuẫn.............................................................................................3
3. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động phát triển ........................................4
4. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.........................5
5. Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................................6
II. Vận dụng quy luật này để phân tích một mâu thuẫn cụ thể trong cuộc sống....7
1. Xác định Mâu thuẫn cụ thể..................................................................................7
2. Áp dụng Quy luật Thống nhất..............................................................................7
2.1 Xác định Mục tiêu Thống nhất.......................................................................7
2.2 Các mặt thống nhất........................................................................................7
2.3 Đề xuất Giải pháp Thống nhất......................................................................8
3. Các mặt đối lập.....................................................................................................8
4. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập........................................................................9
PHẦN 3. KẾT LUẬN.................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................11
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế -
Luật - ĐHQG TP.HCM đã đưa học phần Triết học Mác Lênin vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn -
cô Nguyễn Thị Hồng Hoa. Chính cô là người đã tận tình truyền đạt những kiến thức
hay và quý báu cho các thành viên trong nhóm trong suốt thời gian qua. Trong thời
gian tham dự lớp học của cô, nhóm đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và
rất cần thiết vì đó là nền tảng cho quá trình học tập, làm việc với những môn lý luận
sau này của nhóm. Đồng thời, các kiến thức liên quan đến thế giới quan, phương
pháp luận, … cũng được cô truyền tải rất trực quan, thú vị thông qua những ví dụ cụ
thể, dễ hiểu. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, những kiến thức và kỹ năng về môn
học này của nhóm vẫn còn nhiều hạn chế và còn nhiều điều chưa kịp tiếp thu một
cách hoàn chỉnh nhất vì một vài lý do khách quan. Do đó, bài tiểu luận của nhóm có
lẽ sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong cô thông cảm xem xét và góp ý giúp
bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, nhóm 1 xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến cô vì đã hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình thực hiện tiểu luận
về chủ đề "Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Vận dụng quy luật
này để phân tích một mâu thuẫn cụ thể trong cuộc sống"!
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải nhiều mâu thuẫn và xung đột giữa
các yếu tố đối lập. Có thể là giữa cái đúng và cái sai, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
chung, giữa tự do cá nhân và sự kiểm soát xã hội. Tuy nhiên, trong sự đa dạng và
phức tạp của thế giới, tồn tại một quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập. Quy luật này là một nguyên tắc cơ bản trong tự nhiên và xã hội, có sự hiện diện
rõ ràng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt
nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản và quan
trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận
động và phát triển.
Theo quan điểm này, mọi sự tồn tại và sự phát triển đều xuất phát từ sự đối
nghịch, đối lập giữa hai mặt của một hiện tượng. Hai mặt đối lập không chỉ tồn tại
song song mà còn tác động lẫn nhau, tạo thành một quá trình đấu tranh không ngừng
để đạt được sự thống nhất mới, cao cấp hơn.
Việc áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong cuộc
sống không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển và tiến bộ, mà còn nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng và sự tương tác giữa các yếu tố đối lập. Chỉ khi
chúng ta có cái nhìn tổng thể và khả năng thấu hiểu đa chiều, chúng ta mới có thể
tiến xa hơn trong việc giải quyết mâu thuẫn và xây dựng một xã hội hài hòa và phát
triển. Vì vậy với phạm vi một bài tiểu luận, nhóm xin chọn đề tài “Quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Vận dụng quy luật này để phân tích một
mâu thuẫn cụ thể trong cuộc sống”.

2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài


Mục đích của đề tài: Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất cả các
phạm trù và quy luật khác của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu quy luật này

1
giúp mọi người hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phá
bản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật phát
triển.
Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ được nội dung quy luật thống nhất và đối lập,
thông qua đó xác định một mâu thuẫn cụ thể trong cuộc sống và vận dụng tính chất
của quy luật để làm rõ mâu thuẫn đó.
Giới hạn của đề tài: Đề tài làm rõ nội dung quy luật thống nhất và đối lập cũng
như giúp sinh viên hiểu hơn vận dụng quy luật. Tuy nhiên, đề tài không thể bao quát
toàn bộ các mâu thuẫn có thể tồn tại trong cuộc sống, mà chỉ tập trung vào một
trường hợp cụ thể để tạo ra sự sâu sắc và chi tiết trong phân tích.

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Lý luận dựa trên nghiên của chủ
nghĩa C. Mác Lênin.

4. Ý nghĩa đề tài:

Đề tài làm rõ bản chất, nguyên nhân hay nguồn gốc và động lực của sự vận
động và phát triển của quy luật thống nhất và đối lập. Đồng thời, giúp sinh viên
xây dựng khả năng phân tích và suy luận mâu thuẫn trong cuộc sống dựa trên quy
luật này.

2
PHẦN 2: NỘI DUNG

I. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

1. Khái niệm
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực và vô cùng đa dạng. Sự đa
dạng đó phụ thuộc vào các đặc điểm như đặc điểm của các mặt đối lập; điều kiện
mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập triển khai; trình độ tổ chức
của sự vật, hiện tượng mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. Mỗi loại mâu thuẫn có đặc
điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng.

2. Phân loại mâu thuẫn


Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng đã chia thành
2 loại mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản: Tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng;
quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
Mâu thuẫn không cơ bản: Đặc trưng cho một phương tiện nào đó; chỉ quy định
sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng; chịu sự chi
phối của mâu thuẫn cơ bản.
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn và phát triển của sự vật, hiện
tượng trong mỗi giai đoạn nhất định được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu: Luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự
vật, hiện tượng; có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai
đoạn đó của quá trình phát triển; giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để
giải quyết các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn.
Mâu thuẫn thứ yếu: Không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng.
=> Ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối
3
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng có mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong: Là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng,... đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực
tiếp quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn bên ngoài: Xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau; phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.
Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đều là mâu thuẫn giữa các mặt, các bộ
phận, yếu tố bên trong cấu thành sự vật, hiện tượng nên có thể gọi chúng là mâu
thuẫn bên trong. Song, những mối liên hệ và quan hệ của các đối tượng trên với
các đối tượng khác thuộc môi trường tồn tại của nó, những mâu thuẫn loại này
được gọi là các mâu thuẫn bên ngoài.
=>Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối.
Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ
giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng: Là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoạn người, lực
lượng, xu hướng xã hội,... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa
được. Mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị,....
Mâu thuẫn không đối kháng: Là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn
người, lực lượng, xu hướng xã hội,... có lợi ích cơ bản không đối lập nhau
=>Mâu thuẫn cục bộ, tạm thời

3. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động phát triển:
Nguyên nhân chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là:
- Sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa các
mặt đối lập trong chúng
4
- Có hai loại tác động dẫn đến vận động: tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng (bên ngoài) và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật,
hiện tượng (bên trong).
- Chỉ có sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập (bên trong) mới làm cho sự vật,
hiện tượng phát triển.
Tổng kết: Mọi sự vật là một chỉnh thể (một thể thống nhất) bao gồm những mặt,
những yếu tố khác nhau liên kết với nhau tạo thành trong đó có những mặt, những
yếu tố có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Cứ hai
mặt đối lập hình thành nên một mâu thuẫn. Mặt đối lập này vừa thống nhất vừa đấu
tranh với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập đến một mức độ nhất định thì mâu
thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
Như vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn của sự vật là nguồn
gốc của sự phát triển.

4. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện ở việc:
+ Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề
cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia.
+ Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự
đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
+ Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt
đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Sự đồng nhất của các mặt đối
lập luôn bao hàm sự khác nhau, đối lập.
Ví dụ, trong sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ
có một quá trình thì sinh vật sẽ chết; trong hoạt động kinh tế, sản xuất và tiêu dùng

5
là hai mặt đối lập, nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng, ngược
lại nếu không có tiêu dùng thì không có động lực cho sản xuất…
Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập và sự tác động đó cũng
không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu
thuẫn.
Thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện,
nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật,
hiện tượng. Đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương
đối của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng. Đấu tranh giữa các mặt
đối lập phát triển làm mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc và khi đến một mức độ
nhất định, trong điều kiện nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết, sự vật, hiện
tượng chuyển hóa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có mặt đối lập mới, có
mâu thuẫn mới, có quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Khái quát lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh
hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực bên trong
của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.

5. Ý nghĩa phương pháp luận


Thứ nhất, phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện
tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan.
Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự
vật, hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận
thức và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển
của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn
và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn và
đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.

6
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi
giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

II. Vận dụng quy luật này để phân tích một mâu thuẫn cụ thể trong cuộc sống
Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích
một mâu thuẫn cụ thể trong cuộc sống: Làm thế nào để cân bằng giữa công việc và
cuộc sống cá nhân dựa vào quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

1. Xác định Mâu thuẫn cụ thể


Ví dụ như xung đột giữa yêu cầu công việc cao và nhu cầu cá nhân về thời
gian nghỉ ngơi và gia đình cụ thể như một người làm việc trong một môi trường
công việc đòi hỏi nhiều giờ làm việc, thậm chí còn làm việc quá giờ, gây áp lực và
ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng cuộc sống cá nhân.

2. Áp dụng Quy luật Thống nhất


2.1 Xác định Mục tiêu Thống nhất
Mục tiêu chung đó là tìm ra sự thống nhất giữa công việc và cuộc sống cá nhân
mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc.
2.2 Các mặt thống nhất
Tìm kiếm sự cân bằng: Chúng ta cần thống nhất trong mục tiêu để cả hai mặt
đối lập đều hướng tới một kết quả chung đó là tạo ra sự hài lòng và thịnh vượng
trong công việc và cuộc sống cá nhân. Ngoài ra cần phải thống nhất trong quản lý
thời gian như phân chia thời gian hiệu quả giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Sự Phát triển Cá nhân và Sự Nghiệp: Chúng ta cần thống nhất về phát triển cá
nhân và sự nghiệp vì đôi khi chính bản thân ta cần thời gian để học hỏi, xây dựng
phát triển sở thích cá nhân và công việc cũng như cung cấp cơ hội để nâng cao kỹ
năng và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Quản lý giao tiếp và Cam kết: Chúng ta cần thống nhất về việc quản lý trong
việc giao tiếp giữa người với người với nhau cụ thể là việc giao tiếp hiệu quả giữa

7
gia đình và đồng nghiệp đây chính là chìa khóa để họ thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau
và có sự cam kết giữa công việc và gia đình cũng là yếu tố quan trọng để duy trì sự
cân bằng trong cuộc sống
2.3 Đề xuất Giải pháp Thống nhất
Lên kế hoạch: Hãy lên kế hoạch cho công việc và cuộc sống cá nhân của bạn.
Điều này giúp bạn quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả hơn và đảm bảo
rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ hoạt động nào quan trọng.
Đặt mục tiêu: Hãy đặt mục tiêu cho công việc và cuộc sống cá nhân của
bạn.Điều này giúp bạn tập trung vào những điều quan trọng nhất và đạt được
những thành tựu đáng kể.
Tập trung vào chất lượng: Hãy tập trung vào chất lượng công việc và cuộc
sống cá nhân của bạn. Điều này giúp bạn đạt được sự cân bằng giữa công việc và
cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả hơn.
Chia sẻ nhu cầu và mong đợi: Giao tiếp mở cửa với cấp trên và đồng nghiệp để
hiểu và chia sẻ những nguyện vọng và hạn chế của bản thân mình. Bàn luận với
quản lý để thảo luận về khả năng làm giảm áp lực công việc hoặc thỏa thuận về thời
gian làm việc linh hoạt để giúp bản thân mình cân bằng được công việc và cuộc
sống cá nhân.

3. Các mặt đối lập


Thời gian làm việc và thời gian cá nhân: Công việc yêu cầu làm việc quá giờ,
có áp lực thời gian từ deadlines, cuộc họp, và yêu cầu công việc đột xuất. Trong khi
đó cuộc sống cá nhân có nhu cầu thời gian cho gia đình, bạn bè, giải trí và thư giãn.
Áp lực công việc và nhu cầu cá nhân: Áp lực về sự thành công trong công việc,
mục tiêu khó khăn, yêu cầu cao. Cuộc sống cá nhân có nhu cầu tìm kiếm sự thư
giãn, giảm căng thẳng và duy trì tâm lý thoải mái tích cực.
Mục tiêu cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp: Công việc thường có mục tiêu cụ
thể hàng ngày, hàng tuần cũng như mục tiêu dài hạn của tổ chức còn cuộc sống cá
nhân bao gồm những mục tiêu cá nhân, gia đình và sức khỏe.
8
Mối quan hệ xã hội và mối quan hệ nghề nghiệp: Công việc đòi hỏi các mối
quan hệ có sự tập trung và chuyên sâu, chú trọng vào kết quả công việc và nhiệm vụ
cụ thể. Trong khi đó, các mối quan hệ xã hội thường yêu cầu mức độ tận hưởng và
giao tiếp linh hoạt, thường xuyên.

4. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập


Công việc có thể đòi hỏi nhiều thời gian, làm tăng rủi ro bỏ lỡ những hoạt
động cá nhân quan trọng. Nếu làm việc từ xa hoặc có thời gian linh hoạt vẫn có thể
mắc các vấn đề về việc khó xác định ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Thời gian dành cho công việc tăng lên làm giảm thời gian cho bản thân, gia đình,
bạn bè hoặc thiếu thời gian để thực hiện sở thích và các hoạt động giải trí yêu thích
khác.
Những áp lực từ công việc dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi thậm chí là kiệt sức
do làm việc liên tục để đạt được những thành công trong sự nghiệp. Điều đó gây
mâu thuẫn với nhu cầu nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe và cần thời gian hồi phục cơ
thể của con người.
Một trong những vấn đề nữa là những mục tiêu cá nhân đôi khi không tương
ứng với mục tiêu nghề nghiệp và ngược lại. Điều đó đặt ra thách thức về việc hài
hòa giữa hai khía cạnh này. Việc tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể
giảm sự chú ý đến mục tiêu cá nhân và những đam mê riêng.
Đôi khi, việc dành thời gian cho mối quan hệ xã hội cá nhân có thể xung đột với nhu
cầu xây dựng và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp trong công việc. Đầu tư thời
gian và năng lượng vào việc phát triển mối quan hệ nghề nghiệp làm giảm thời gian
dành cho các mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra, quyết định chia sẻ thông tin cá nhân
trong mối quan hệ xã hội có thể vi phạm yêu cầu bảo mật và duy trì sự chuyên
nghiệp trong công việc.

9
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Mâu thuẫn luôn xuất hiện trong mọi vấn đề của xã hội đưa ra do chúng vừa tác
động theo cách thống nhất , vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi vừa loại trừ. Việc cân bằng
giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi luôn xảy ra vô vàn những mâu thuẫn khác
nhau và để giải quyết chúng cần phải tuân theo các quy luật , điều kiện khách quan.
Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự
vật hiện tượng, từ đó tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho các hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Sau đó phân tích mâu thuẫn từ việc xem xét quá trình phát
sinh, vị trí vai trò và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn. Cuối cùng cần phải nắm vững
các nguyên tắc giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hoà mâu
thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ vì còn phải phụ thuộc vào điều kiện và chín
muồi hay chưa. Với ví dụ trên đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan về quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bằng cách giải quyết mâu thuẫn theo
phương pháp luận trên và đã có thể giải quyết phần vào các vấn đề của mâu thuẫn từ
đó tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, nơi cá nhân không chỉ có thể đáp ứng
được yêu cầu công việc mà còn có thể duy trì một cuộc sống cá nhân hạnh phúc và
tròn đầy nghĩa vụ gia đình. Quy luật thống nhất và đấu tranh được coi là nguyên tắc
quản lý quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của người lao động cũng như
thành công của tổ chức.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ
không chuyên lý luận chính trị), NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.245 –
251.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho Ví dụ. Luật Minh Khuê.

https://luatminhkhue.vn/quy-luat-thong-nhat-va-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-lap.aspx

3. Một số vấn đề về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. (n.d.). Viện

Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.

https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Mốt -so-van-de-ve-quy-

luat-thong-nhat-va-dau-tranh-cua-cac-mat-doi-lap-137

11
12

You might also like