You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN

Họ tên SV : NGUYỄN VĂN ĐỨC TRUNG


MSSV : 31221021062
Lớp : FNC09
Mã lớp học phần : 23D1PHI51002317
Tên học phần : Triết học Mác LêNin
Giảng viên : Ngô Quang Huy

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2023


Đề: Anh (chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận
dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

1. Cơ sở lý luận
1.1. Phép biện chứng duy vật

- Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biện chứng duy vật
là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy.

- Những đặc trưng của phép biện chứng duy vật:

+ Phép biện chứng duy vật của Mác LêNin được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật
khoa học, là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ
trước đây.

+ Trong phép biện chứng, ta nhận thấy rằng có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật
biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật). Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật
của Mác LêNin không dừng ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải
tạo thế giới.

Tóm lại, phép biện chứng duy vật là một phương pháp luận cơ bản trong triết học và khoa học xã
hội, giúp giải thích các quá trình phát triển của thế giới vật chất và xã hội. Nó giúp ta hiểu rõ hơn
về các quy luật tự nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững xã hội.

1.2. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan
tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

- Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng
khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp

1
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý
này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản gồm:

• Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
• Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
• Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Hai nguyên lý cơ bản này cho phép chúng ta hiểu được quá trình phát triển và biến đổi của thế
giới vật chất và xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển bền vững của xã hội.

1.3. Nội dung và vai trò của nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng
duy vật
1.3.1. Nội dung

- Mọi sự vật và hiện tượng đều phát triển và thay đổi theo một quá trình không ngừng. Điều này
bao gồm cả sự phát triển của tất cả các mặt của vật, từ bên trong và bên ngoài, từ tính chất, tình
trạng và hành vi.

- Nguyên lý này nhấn mạnh rằng sự phát triển không phải là một quá trình tuyến tính, mà là một
quá trình đồng thời có sự tiến bộ và lùi lại. Điều này có nghĩa là sự phát triển không chỉ có những
bước tiến vượt bậc, mà còn có những rơi vào trạng thái trì trệ hoặc thậm chí đi ngược lại. Tuy
nhiên, những điều này vẫn được coi là một phần của sự phát triển tổng thể.

- Nguyên lý về sự phát triển cũng khẳng định rằng sự phát triển của một sự vật không chỉ phụ
thuộc vào các yếu tố nội tại, mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường xã hội
và tự nhiên. Những yếu tố này có thể tạo ra sự đột phá trong sự phát triển của một sự vật, hoặc có
thể gây ra sự gián đoạn hoặc suy giảm trong quá trình phát triển.

1.3.2. Vai trò

Vai trò của nguyên lý này trong phép biện chứng duy vật là giúp chúng ta hiểu được sự phát triển
và biến đổi của thế giới vật chất và xã hội được áp dụng để phân tích và giải thích các hiện tượng
xã hội, lịch sử, như sự phát triển của kinh tế, chính trị và văn hóa. Nó cũng được sử dụng để dự
đoán xu hướng phát triển của các sự vật trong tương lai.

2
Cụ thể, nguyên lý phát triển cho rằng thế giới đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi liên
tục, thông qua các giai đoạn khác nhau và được dẫn dắt bởi các mâu thuẫn và sự chuyển đổi giữa
các giai đoạn. Quá trình phát triển này là một quá trình liên tục và không ngừng nghỉ.

Vì vậy, nguyên lý phát triển cung cấp cho chúng ta một phương thức phân tích và đánh giá các sự
kiện và hiện tượng xã hội theo một quy luật phát triển tổng thể, giúp ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi
và phát triển của các xã hội và nền kinh tế.

Hơn nữa, nguyên lý phát triển còn đưa ra khái niệm về phát triển bền vững, cho thấy rằng sự phát
triển không thể chỉ xoay quanh việc tăng trưởng kinh tế mà còn phải bảo đảm sự cân bằng về môi
trường, văn hóa và xã hội. Do đó, nguyên lý phát triển cũng là cơ sở cho việc xây dựng các chính
sách và chiến lược phát triển bền vững cho các quốc gia.

1.4. Quy luật mâu thuẫn biện chứng – nguồn gốc, động lực của sự vận động
và phát triển
1.4.1. Nội dung quy luật

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật
quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác LêNin, là hạt nhân của phép
biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, theo đó
nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản
thân mỗi sự vật, hiện tượng.

Theo quy luật này, mọi sự vật đều chứa đựng một mâu thuẫn, nói cách khác, một sự trái ngược
giữa các mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên,
xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết
học duy vật biện chứng của Ăngghen thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng
những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như trong kinh tế, có sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, hay trong chính trị có sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Quy luật mâu thuẫn biện chứng khẳng định rằng, mâu thuẫn không chỉ là một sự bất đồng giữa hai
yếu tố, mà còn là nguồn gốc của sự phát triển của mọi sự vật. Sự mâu thuẫn này sẽ dẫn đến sự đối
lập, đấu tranh và thống nhất giữa hai yếu tố. Khi một yếu tố chiến thắng, nó sẽ trở nên mạnh hơn
3
và phát triển hơn, trong khi yếu tố thua cuộc sẽ bị suy yếu hoặc thậm chí bị loại bỏ. Tuy nhiên, sự
phát triển này sẽ không kéo dài mãi mãi và sẽ gặp phải những mâu thuẫn mới.

Không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Khi mâu
thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu
thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất
hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của
các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu
mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.

Quy luật mâu thuẫn biện chứng được áp dụng rộng rãi trong phân tích các hiện tượng xã hội và
lịch sử, và được coi là cơ sở cho các lý thuyết đấu tranh giai cấp và các lý thuyết về vận động,
phát triển của mọi ngành khoa học xã hội.

1.4.2. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

- Hỗ trợ trong việc phát triển cá nhân: Việc nhận diện mâu thuẫn trong bản thân và đối mặt với
chúng giúp cho con người có thể trở nên tự tin và có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Hơn nữa,
việc tìm kiếm và giải quyết mâu thuẫn cũng giúp cho con người có thể phát triển những kỹ năng
và kinh nghiệm mới

- Giúp phân tích và đưa ra nhận định chính xác về thực tế: Giúp loại bỏ những quan điểm chủ
quan và đưa ra những nhận định có tính khách quan cao hơn từ đó đưa ra những quyết định và
hướng đi chính xác hơn.

- Hỗ trợ trong quá trình đưa ra quyết định: Quy luật mâu thuẫn biện chứng cung cấp cho người ra
quyết định một cách suy nghĩ sáng tạo và logic. Điều này giúp cho quá trình đưa ra quyết định trở
nên chính xác và bền vững hơn.

- Giúp phát triển xã hội: Phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn biện chứng được áp dụng rộng
rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống và xã hội. Việc sử dụng phương pháp này giúp cho
xã hội có thể phát triển bền vững và tích cực hơn. Bởi mâu thuẫn là động lực và cũng là nguồn
gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan phổ biến.

4
2. Vận dụng quy luật vào hoạt động của bản thân
2.1. Vận dụng vào hoạt động nhận thức

Mỗi cá nhân đều chứa đựng một mâu thuẫn bên trong, đó là mâu thuẫn giữa các khía cạnh khác
nhau của bản thân hay giữa những giá trị, niềm tin, quan điểm khác nhau mà chúng ta có. Mâu
thuẫn này có thể tạo ra những căng thẳng, bất đồng quan điểm và khó khăn trong việc phát triển
bản thân.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận mâu thuẫn này một cách tích cực, tôn trọng mâu thuẫn, phân tích đầy đủ
các mặt đối lập, thì có thể thấy đó là một cơ hội để phát triển bản thân. Bằng cách đối mặt và giải
quyết những mâu thuẫn bên trong, em có thể nâng cao nhận thức của mình và phát triển một cách
toàn diện hơn.

Ví dụ, trong việc chọn lựa nghề nghiệp, chúng ta có thể đối mặt với mâu thuẫn giữa đam mê và
thực tế, giữa tiền bạc và sự thỏa mãn tinh thần. Tuy nhiên, nếu ta hiểu rõ mâu thuẫn này và đối
mặt với nó một cách tích cực, ta có thể tìm được một cách giải quyết tốt nhất, đáp ứng được cả
nhu cầu về tài chính và sự thỏa mãn bản thân.

Như vậy, áp dụng quy luật mâu thuẫn phát triển nhận thức bản thân là một cách để giúp em hiểu
rõ hơn về bản thân, đối mặt với những mâu thuẫn bên trong và hoàn thiện bản thân qua từng ngày.

Em sẽ không sợ hãi, né tránh mâu thuẫn mà nỗ lực tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể
phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này. Tùy
theo từng mâu thuẫn mà nghĩ ra hướng giải quyết khác nhau. Không phải lúc nào cũng nhẫn nhịn
để cho qua mâu thuẫn vì không phải cứ im lặng là mâu thuẫn sẽ được giải quyết mà phải tìm cách
khắc phục phù hợp. Bởi mâu thuẫn có thể sẽ dần lớn lên nếu không được giải quyết phù hợp.

2.2. Vận dụng vào hoạt động thực tiễn

- Trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức: em sẽ vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi,
đổi mới và sáng tạo trong tri thức. Quy luật mâu thuẫn buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định
kiến để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc, thích nghi với cái mới còn
chưa quen thuộc nhưng ưu việt hơn những cái cũ. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng
cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại.

5
Quy luật này đòi hỏi bản thân em phải luôn học hỏi, mở rộng vốn kiến thức chứ không được ngủ
quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó. Điều đó sẽ giúp em thêm phần sáng tạo, cải thiện
bản thân tốt hơn qua từng ngày, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này.

- Trong quan hệ xã hội: Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích chung là một mâu thuẫn
thường gặp trong quan hệ xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này, em sẽ cần phải đưa ra những
quyết định và hành động phù hợp để đáp ứng được cả quyền lợi của bản thân và lợi ích chung của
cộng đồng. Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ
thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

- Trong công việc: Mâu thuẫn giữa nhu cầu cá nhân và yêu cầu công việc là một trong những mâu
thuẫn thường gặp trong công việc. Để giải quyết mâu thuẫn này, em sẽ cố gắng tham gia đàm
phán, tìm cách đạt được một sự cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và yêu cầu công việc.

KẾT LUẬN

Mâu thuẫn luôn tồn tại trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn
ấy có thể là mẫu thuẫn giữa các yếu tố nội tại trong bản thân sự vật hoặc giữa các yếu tố bên ngoài
sự vật với nhau. Triết học Mác LêNin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính
phổ biến. Nếu vận dụng được nhuần nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào nhận thức và thực tiễn sẽ
giúp ta hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, tư duy khoa học để khám phá bản
chất của sự vật và giải quyết đúng đắn, tận gốc các mâu thuẫn nảy sinh trong sự vận động và phát
triển của sự vật hiện tượng.

Mỗi chúng ta cần nắm rõ và hiểu rõ nội dụng, ý nghĩ, vai trò, cách vận hành và giải quyết mâu
thuẫn để có thể tự tin hơn trong cuộc sống và các mối quan hệ. Em tin khi chúng ta am hiểu về
quy luật mâu thuẫn này thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Là sinh viên, em cần
phải biết cách áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập vào học tập và lao động để hoàn thành mục tiêu của mình. Điều đó là nền tảng sự phát triển
của bản thân mỗi sinh viên và cũng quyết định thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống sau này.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lenin, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2022
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
3. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Triết học Mác – Lênin (tập II), Hà Nội, năm 1994
(xuất bản lần thứ ba)
4. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Triết học Mác – Lênin (tập III), Hà Nội, năm 1994
(xuất bản lần thứ ba)
5. Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, Nhập môn Marx, Nhà xuất bản Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2006
6. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%E1%BB%A7a_ph%C3%A9p
_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng_duy_v%E1%BA%ADt
7. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_th%E1%BB%91ng_nh%E1%BA%A5t_v%
C3%A0_%C4%91%E1%BA%A5u_tranh_gi%E1%BB%AFa_c%C3%A1c_m%E1%BA%B7t_%
C4%91%E1%BB%91i_l%E1%BA%ADp

You might also like