You are on page 1of 2

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Hảy trình bày tóm tắt hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Từ hai nguyên lý ấy rút ra những nguyên tắc chung nhất nào. Lấy
ví dụ trong ngành học của bạn hay trong quá trình học tập của bản thân để
minh họa những nguyên tắc ấy.

Trả lời: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó,
các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng
nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật
chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người cũng chỉ là thuộc tính của dạng vật
chất có tổ chức cao và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh
hiện thực khách quan vào não người.
- Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện
tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan
hệ quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và bản chất của sự vật, hiện
tượng thể hiện qua mối liên hệ đó. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các
sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của
sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ
phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác
nhau.
- Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. Các tính
chất đó của mối liên hệ phổ biến phản ánh tính chất của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới đa dạng.
- Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra
nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn (xem nguyên tắc toàn diện ở
cuối chương).
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.
- Khái niệm sự phát triển: Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nguồn gốc của
sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng và
giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự phát triển; phát triển vừa diễn ra dần
dần, vừa nhảy vọt đi theo đường xoáy ốc, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng
cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những
bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
- Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc
phát triển trong nhận thức và thực tiễn (xem nguyên tắc phát triển ở cuối
chương).
Vd:

2. Trình bày tóm tắt 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Hãy chứng
minh rắng: 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật tác động đồng thời
đến quá trình học tập của Bạn. Hãy giải thích: Tại sao phép biện chứng duy vật
chỉ có 3 quy luật cơ bản?

3. Trình bày khái niệm, kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội. Hãy phân tích
quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện trong khái niệm và kết cấu ấy.
Hãy trình bày quan điểm của Bạn về việc Việt nam bỏ qua giai đoạn phát triển
TBCN, tiến thẳng lên CNXH. (bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN có tuân theo
quy luật hay không ? Trình bày những căn cứ lý luận và thực tiễn của việc “bỏ
qua”)

4. Thế nào là LLSX, QHSX. Hãy trình bày ý kiến của Bạn về việc phát triển
LLSX, hoàn thiện QHSX trong ngành Bạn đang học. Hãy chứng minh rằng: Các
quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và quy luật CSHT
quyết định KTTT hoạt động, làm cho lịch sử loài người vận động trải qua 5 hình
thái KT-XH từ thấp đến cao. Theo bạn quy luật đấu tranh giai cấp có hoạt động
trong tất cả các hình thái KT-XH không ? Giải thích tại sao

You might also like