You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


Tiểu luận: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên
tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc
này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản
thân Anh (Chị).

Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Văn Mưa


Mã lớp học phần : 22D1PHI51002306
Sinh viên thực hiện : Hồ Yến Nhi
Mã số sinh viên : 31211025251
Lớp - Khoá : IBC04 - K47 (chiều thứ Ba)

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2022


- PHẦN NỘI DUNG -

1. Cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện
chứng duy vật
1.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến về sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người. Theo
Ph.Ăngghen: "Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những
sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau
của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng".
Là cơ sở của nhận thức lý luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng
để nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện thực,
đưa lại chìa khoá để nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và
có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa
ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên
cứu và đồng thời còn là điểm xuất phát để đánh giá những kết quả đạt được.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản,
quan trọng của phép biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật
biện chứng. Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy
định, tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các
mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là
thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và khác
nhau đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất
là vật chất mà thôi. Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật chất cũng chỉ là sự
phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất
là bộ óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài.

1
Theo triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vốn có
của bản thân chúng, đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến và tính phổ biến ấy
được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
Xét về mặt không gian, mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song
chúng tồn tại không phải trong trạng biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật hiện
tượng khác. Ngược lại, trong sự tồn tại của mình thì chúng tác động lẫn nhau và nhận
sự tác động của các sự vật hiện tượng khác. Chúng vừa phụ thuộc nhau, chế ước nhau,
làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển. Đó chính là hai mặt của quá trình tồn tại và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Ăngghen đã khẳng định: "Tất cả thế giới mà chúng ta
có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể liên hệ khăng
khít với nhau và việc các vật thể ấy có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các
vật thể này tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động".
Trong đời sống xã hội ngày nay không có một quốc gia, dân tộc nào mà không có
mối quan hệ, liên hệ với quốc gia, dân tộc khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Đây
chính là sự tồn tại, phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc. Trên thế giới đã và đang xuất
hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Các quốc gia
dân tộc ngày càng phụ thuộc, tác động lẫn nhau trên con đường phát triển của mình.
Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng thì mỗi sự vật hiện
tượng đều được tạo thành bởi nhiều nhân tố, nhiều bộ phận khác nhau và các nhân tố,
bộ phận đó không tồn tại riêng lẻ mà chúng được tổ chức sắp xếp theo một logic nhất
định, trật tự nhất định để tạo thành chỉnh thể. Mỗi biện pháp, yếu tố trong đó mà có vai
trò vị trí riêng của mình, lại vừa tạo điều kiện cho các bộ phận, yếu tố khác. Nghĩa là
giữa chúng có sự ảnh hưởng, ràng buộc tác động lẫn nhau, sự biến đổi bộ phận nào đó
trong cấu trúc của sự vật hiện tượng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận khác và đối với cả
chỉnh thể sự vật, hiện tượng.
Xét về mặt thời gian, mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chung
trong sự tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kỳ khác
nhau và các giai đoạn đó không tách rời nhau, có liên hệ làm tiền đề cho nhau, sự kết
thúc của giai đoạn này làm mở đầu cho giai đoạn khác tiếp theo. Điều này thể hiện rõ
trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai (hiện tại chẳng qua là bước tiếp
theo của quá khứ và là bàn đạp cho tương lai).

2
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến
vốn có của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính
phong phú, đa dạng và phức tạp của mối liên hệ qua lại đó. Khi nghiên cứu hiện thực
khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tùy tính chất phức
tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay
gián tiếp… khái quát lại có những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong - bên
ngoài, chủ yếu - thứ yếu, chung - riêng, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản chất,
ngẫu nhiên - tất nhiên. Trong đó có những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, chủ yếu,
bản chất và tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Triết học Mác-xít đồng thời cũng thừa nhận rằng các
mối liên hệ khác nhau có khả năng chuyển hoá cho nhau, thay đổi vị trí của nhau và
điều đó diễn ra có thể là sự thay đổi phạm vi bao quát sự vật, hiện tượng hoặc có thể
do kết quả vận động khách quan của sự vật hiện tượng đó.
1.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng
buộc lẫn nhau. Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những
mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chi phối một cách tổng quát quá
trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong thế giới.
Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện,
phản ánh mối liên hệ chủ yếu để rút ra những mặt, những mối liên hệ tất yếu của sự
vật, hiện tượng đó; nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại bởi chỉ có như
vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ nhất sự tồn tại khách quan với nhiều
thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của các khách thể nhận thức.
Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ gắn với nhu cầu thực tiễn; không viển
vông, ảo tưởng bởi mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người rất
đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh, chỉ phản ánh được mối liên hệ nào đó phù hợp với nhu
cầu của con người nên nhận thức về sự vật, hiện tượng cũng mang tính tương đối,
không đầy đủ, không trọn vẹn. Nắm được điều đó, sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá
những tri thức đã có, xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối mà không bổ sung,
không phát triển.
Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ đồng bộ; không cục bộ, phiến diện; nghĩa

3
là trong thực tiễn, phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện
khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật,
hiện tượng. Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then
chốt để tập trung lực lượng giải quyết, tránh dàn trải. Nguyên tắc toàn diện dự báo
được khả năng vận động, phát triển; tránh trì trệ, bảo thủ.

2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn cuộc sống của bản thân
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng chúng ta rút
ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng cũng như
trong hoạt động thực tiễn. Việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên là vấn đề quan
trọng trong tình hình hiện nay, giúp sinh viên có tư duy khoa học trong quá trình học
tập và làm việc sau này. Cần xác định, hiểu rõ nội dung phương pháp luận biện chứng
duy vật; xác định vấn đề cần giải quyết để chọn đúng phương pháp, gắn kết chặt chẽ
giữa lý luận và thực tiễn; là cơ sở quan trọng để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức
và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách đúng đắn.
2.1. Về mặt nhận thức
Khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với
những sự vật, hiện tượng khác và cần phải phát hiện ra những mối liên hệ giữa các bộ
phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn khác nhau của bản thân sự vật. Lênin đã
khẳng định: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất
cả các mặt của mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó". Để nhận thức đúng được sự vật,
hiện tượng cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi
thời kỳ, giai đoạn, thế hệ thì con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu
hạn các mối liên hệ. Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không
đầy đủ và cần phải được hỏi chúng ta phải phát hiện ra không chỉ là mối liên hệ của nó
mà còn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trò, vị trí của mỗi loại liên hệ đối với
sự phát triển của sự vật. Cần chống cả lại khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều,
cũng như đánh giá ngang bằng vị trí của các loại quan hệ.
Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện chứng
giúp ta có cái nhìn toàn diện, phân biệt đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân cái sai, và khẳng
định, phát triển tri thức đúng đắn; tự học, tự nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi,
4
đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra. Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc
đúng đắn; không còn phải học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và
sáng tạo ra tri thức mới. Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ.
2.2. Về mặt thực tiễn
Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự
vật, hiện tượng đặt trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu
tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật,
hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy, cần phải xác định, sử dụng đồng
bộ các phương pháp, các biện pháp, phương tiện để giải quyết sự vật. Mặt khác, quan
điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn đều
và chính sách có trọng tâm, trọng điểm. Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết
lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải
quyết những vấn đề khác. Rèn luyện để bản thân có quan điểm toàn diện trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động thực tế, sinh viên phải sử dụng đồng bộ
các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào đối tượng nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất. Mặt khác, chúng ta cần giúp cho sinh viên có thể nhận diện và phê
phán quan điểm phiến diện, quan điểm chiết trung, ngụy biện.
Ví dụ như việc đánh giá một người với những mặt khác nhau phản ánh trong con
người họ; không thể chỉ quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá
tính cách hay thái độ, năng lực của họ; cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để
phán xét cả con người và cách sống của họ. Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan
sát tổng thể, từ những phản ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ với người
khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và
đánh giá trên từng khía cạnh kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm toàn diện.
Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng,
không phải là những phù phiếm của nhận định.

--- Hết ---

Cảm ơn Thầy đã xem bài tiểu luận của em ạ.


Kính chúc Thầy và gia đình luôn có nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống!

5
- TÀI LIỆU THAM KHẢO -

📌 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội.

📌 Bộ môn Nguyên lý cơ bản của của chủ nghĩa Mác - Lênin thuộc Khoa Lý luận
chính trị Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2019), Tài liệu hướng dẫn ôn tập
môn học Triết học Mác - Lênin.

📌 Ban Triết học - Xã hội học Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (2005), Triết
học Mác - Lênin (Hệ thống câu hỏi - đáp án gợi mở và hướng dẫn viết tiểu luận),
NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

📌 1Library - Phân tích những nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận biện chứng
duy vật
https://1library.org/document/y83jk22q-phan-tich-nguyen-tac-phuong-luan-bien-
chung.html#fulltext-content

📌 Luật Minh Khuê - Phân tích một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép
biện chứng duy vật
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-mot-so-nguyen-tac-phuong-phap-luan-co-ban-cua-
phep-bien-chung-duy-vat.aspx

You might also like