You are on page 1of 10

ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHCB – TRIẾT HỌC MAC-LENIN


TỔNG HỢP CÂU HỎI KIỂM TRA HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LENIN
Biên soạn: Nguyễn Đắc Nhân -D16

Câu 1: Phân tích về mối liên hệ phổ biến.


Phép biện chứng duy vật được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống các nguyên lí,
những phạm trừu và những quy luật phổ biến phản ánh đúng hiện thực. Ph.Ăngghen
đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của
tư duy”.Trong thế giới có vô vàn các sự vật hiện tượng, vậy các sự vật hiện tượng này
liệu có mối liên hệ quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực nào với nhau hay
không? Trong lịch sử triết học, để trả lời câu hỏi đó, người ta có những quan điểm
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng tồn
tại trong thế giới một cách đôc lập, tách biệt và không có sự phụ thuộc, ràng buộc,
quy định lẫn nhau. Nếu có thì sự quy định chỉ là bên ngoài hoặc chỉ là ngẫu nhiên.
Chẳng hạn giới vô cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập
không thâm nhập lẫn nhau; hay tổng số đơn giản những con người riêng lẻ tạo thành
xã hội đứng yên không vận động…
Ngược lại, những người theo quan điểm biện chứng cho rằng sự vật, hiện
tượng tồn tại trong thế giới khách quan trước tiên là cho bản thân mình, sau là tồn tại
cho các sự hiện hiện tượng xung quanh, bên cạnh nó. Chẳng hạn như sự gia tăng dân
số sẽ tác đông mạnh mẽ đến đến nền kinh tế, xả hội, giáo dục, y tế,…. Hay môi
trường chịu sự tác động của con người và ngược lại môi trường cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống con người.
Như vậy, dựa trên phép biện chứng duy vật, triết học Mác Le-nin đã đề ra
nguyên lí mối liên hệ phổ biến. Nguyên lí này là một trong hai nguyên lí cơ bản của
phép biện chứng duy vật. Trong đó, mối liên hệ là một phạm trù triết học nhằm chỉ
sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của một sự vật hiện tượng,
hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Quy luật mối liên hệ phổ biến thể hiện qua
bốn nội dung.

Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 1


ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
1. Nội dung 1: Tất cả các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan
đều có mối liên hệ với nhau. Không có một sự vật, hiện tượng nào có thể
tồn tại một cách tách rời, cô lập lẫn nhau mà chúng tồn tại thành thể thống
nhất. Trong thể thống nhất, mỗi sự vật hiện tượng tồn tại bẳng cách vận
động phát triển. Ví dụ như Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều khoa: Y, Nha, Dược, Cử Nhân,… Mỗi khoa có nhiệm vụ riêng nhưng
các khoa này không hoạt động một cách độc lập tác rời mà chịu sự quản lí
chung của trường, có mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy
đào tạo. Bên cạnh đó, mỗi khoa luôn phải đổi mới, phát triển không ngừng,
nâng cao trình độ nhằm mục tiêu đào tạo sinh viên ngày càng tốt hơn.
VD khác: trong một clb có rất nhiều ban như sự kiện, truyền thông ,nội
dung… mỗi ban không làm việc độc lập mà hỗ trợ nhau và chịu sự quản lý
chung của chủ nhiệm câu lạc bộ, đồng thời trong nội bộ từng ban cũng phải
tìm tòi, thay đổi để phát triển và đáp ứng yêu cầu những yêu cầu cao hơn.
Trong đời sống xã hội, hoạt động xã rác của con người gây ô nhiễm đến
môi trường, đồng thời môi trường ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực đến chính
bản thân con người.
2. Nội dung 2: Mối liên hệ này không diễn ra ở một sự vật hiện tượng mà diễn
ra ở mọi sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội gồm 3
lĩnh vực:
+ Đời sống tự nhiên: Mối liên hệ giữa động vật-thực vật, mối liên hệ
giữa các cơ thể sống với sự biến đổi của môi trường,…
+ Đời sống xã hội: Mối liên hệ giữa con người với con người, giữa tập
đoàn người này với tập đoàn người khác, quốc gia này với quốc gia
khác.
+ Đời sống tư duy: quá trình tư duy nó diễn ra qua các giai đoạn khác
nhau của quá trình nhận thức: Trực quan sinh động  Tư duy trừu
tượng  Thực tiễn.
3. Nội dung 3: Mối liên hệ khác nhau thì có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng. Xét các mối liên hệ trong nhà
trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thì mối liên hệ giữa giảng
viên và sinh viên là mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ giữa nhà trường với
sinh viên là mối liên hệ gián tiếp.
4. Nội dung 4: Cùng một sự vật, hiện tượng, khi diễn ra ở không gian, thời
gian khác nhau thì có mối liên hệ khác nhau, vị trí, vai trò chức năng của nó
cũng khác nhau dẫn đến mối liên hệ đa dạng, phong phú. Điều này được thể
hiện rõ qua tinh thần yêu nước ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau. Nếu
như thời phong kiến yêu nước là trung thành với vua, thì yêu nước trong
thời kí kháng chiến là trung với Đảng. Trong thời bình, lòng yêu nước phải
được thể hiện bằng viện ra sức học tập, xây dựng đất nước.

Như vậy, từ cơ sở nội dung của quy luật mối liên hệ phổ biến, ta có thể rút
ra ý nghĩa phương pháp luận đối với quy luật này. Trước tiên, trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn khi xem xét và đánh giá một sự vật hiện tượng, chúng ta cần phải có
quan điểm toàn diện. Điều đó nghĩa là khi xem xét phải biết phân biệt từng mối liên
Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 2
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
hệ, thấy rõ được vai trò, vị trí của từng mối liên hệ và nhận thức được tất cả các mối
liên hệ gồm cả vô hạn và hữu hạn. Bên cạnh đó, trong hoạt động thực tiễn và nhận
thức khi xem xét đánh giá bất kì sự vật hiện tượng nào đều phải có quan điểm lịch sự
cụ thể, vì mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có mối liên hệ khác nhau trong không gian và
thời gian khác nhau. Do đó, khi tác động đến sự vật, hiện tượng thì chúng ta cần phải
xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đặt sự vật hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất,
tránh xem xét một mặt, một bộ phận, từng phần. Điều này đã được đút kết qua truyện
ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”

Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá
trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho
nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả
phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để
trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay
làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.

Câu 2: Phân tích nguyên lí về sự phát triển.

Phép biện chứng duy vật được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống các nguyên lí,
những phảm trù và những quy luật phổ biến phản ánh đúng hiện thực. Ph.Ăngghen đã
định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy”. Trong thế tồn tại rất nhiều sự vật hiện tượng, vậy các sự vật hiện tượng này tồn
tại một cách thụ động, đứng yên vĩnh cửu hay có một chiều hướng thay đổi như thế
nào? Trong lịch sử triết học, để trả lời câu hỏi đó, người ta có những quan điểm khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự
tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của
sự vật. Hoặc nếu có sự thay đổi về chất thì cũng là chỉ diễn ra theo một vòng khép
kín, tức là không có sự hình thành ra cái mới với những chất mới.
Tuy nhiên, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật,
hiện tượng phát triển theo hướng tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
quá trình vận động phát triển diễn ra theo con đường xoắn ốc và sau mỗi chu kì phát
triển thì sự vật gần như lập lại trạng thái ban đầu ở trình độ tiên tiến hơn. Từ đó, Mac-
lenin đã đề ra nguyên lí về sự phát triển của sự vật hiện tượng, đây là một trong hai
nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong đó, sự phát triển là một phạm
trừu triết học, dùng để chỉ sự vẫn động phát triển đi lên của sự vật hiện tượng theo
hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn để từ đó rút ra các đặc điểm của sự phát triển: phát triển đi lên, có tính kế thừa và
sự vật hiện tượng mới ra đòi thay thế sự vật hiện tượng cũ. Quy luật về sự phát triển
được thể hiện qua nội dung:

1. Nội dung 1: Động lực của sự phát triển nằm nội tại bên trong bản thân mỗi
sự vật hiện tượng chứ không phải bên ngoài sự vật hiện tượng. Trong lịch sử phát
triển xã hội, con người luôn muốn ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao chất lượng
Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 3
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
cuộc sống về cả vật chất và tinh thần, đó chính là động lực từ bên trong dẫn đến sự
vận động phát triển của xã hội loài người. Hay cụ thể hơn, ước muốn trở thành học
sinh giỏi là động cơ quan trọng nhất, là động lực để mỗi học sinh không ngừng phấn
đấu tiến bộ hơn trong học tập hàng ngày.
2. Nội dung 2: Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế giớ muốn phát triển thì
phải trái qua một quá trình phủ định. Điều đó có nghĩa là mỗi sự vật hiện tượng phải
phủ định yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với sự tồn tại và phát triển của
sự vật hiện tượng đó trong tương lai. Xã hội muốn tiến bộ, chuyển lên một hình thái
xã hội cao hơn thì buộc phải phủ định những yếu tố kiềm hãm sự phát triển của xã
hội cũ, đấu tranh phủ định các yếu tố tiêu cực, không còn phù hợp trong điều kiện và
hoàn cảnh sống mới.
3. Nội dung 3: Bất kì một sự vật hiện tượng nào muốn phát triển thì đều phải
kế thừa sự vật hiện tượng ra đời trước nó. Đời sống văn minh tiến bộ của chúng ta
ngày nay dù có phát triển đến mức nào nữa thì cũng mang tính kế thừa những di sản
mà thời đại trước để lại. Việc phát triển không ngừng công cụ lao động cũng phải kế
thừa từ những tiền đề trước. Con người ngày nay tiến bộ hơn, thông minh hơn nhưng
con cái cũng là sự kế thừa, tiếp nối những đặc tính di truyền có lợi từ bố mẹ.
4. Nội dung 4: Mỗi sự vật hiện tượng thể hiện sự phát triển rất khác nhau trong
đời sống xả hội. Phương thức phát triển của mỗi sự vật hiện tượng là riêng biệt, phụ
thuộc vào cách thức mà sự vật, hiện tượng đó tồn tại.
+ Trong tự nhiên: Sự phát triển là sự thích nghi của cơ thể sống với sự biến đổi
của môi trường
+ Trong xã hội: Sự phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên , cải tạo
của chính bản thân mỗi con người và tiến tới giải phóng mỗi con người.
+ Trong tư duy: Sự phát triển ở khả năng nhận thức toàn diện, chính xác về thế
giới hiện thực.

Từ nội dung trên, ta có thể rút ra phương pháp luận đối với nguyên lí sự phát
triển. Khi xem xét đánh gái một sự vật hiện tượng cần đặt sự vật hiện tượng cần phải
có quan điểm phát triển. Điều có nghĩa là đặt sự vật hiện tượng trong sự phát triển.
Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt sự vật
hiện tượng đang tồn tại mà còn phải thấy được sự phát triển của sự vật hiện tượng ở
tương lai, dự báo được cả những biến đổi mang tính thụt lùi. Bên cạnh đó,khi nghiên
cứu bất kì sự vật hiện tượng nào đều phải biết phân chia sự vật hiện tượng ra thành
các giai đoạn và theo trình tự thời gian.

Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan
điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người.
Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng
- nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng
chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.

Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá trình
phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên
Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 4
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm
chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở
thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm
nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.

Câu 3: Phân tích quy luật phủ định của phủ định.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống các nguyên lí,
những phảm trù và những quy luật phổ biến phản ánh đúng hiện thực. Ph.Ăngghen đã
định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy”. Trong thế giới hiện tượng, vật chất các sự vật luôn luôn biến chuyển thay đổi,
sinh ra, tồn tại và mất đi. Sự vật cũ mất đi được thay bằng những sự vật, hiện tượng
mới, sự thay thế đó được gọi là sự phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Nó vạch ra ra khuynh hướng (chiều hướng) phát triển của các sự
vật hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan, bao gồm cả con người và xã hội
loài người. Trong đó, phủ định là một phạm trừu triết học dùng để chỉ sự bác bỏ, phủ
định giữa các mặt của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với
nhau. Quy luật phủ định của phủ định bao gồm 4 nội dung cơ bản:
1. Nội dung 1: Quy luật phủ định cảu phủ định đã đề ra chiều hướng vận động
phát triển, tiến lên của sự vật hiện tượng trong thế giới. Con đường ấy diễn ra quanh
co, phức tạp và Lê nin gọi đó là con đường xoắn ốc. Theo triết học Mac-Lenin, phủ
định là sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Nhưng theo quy luật về sự phát triển, cái
mới sẽ trở thành cái cũ khi được thay thế bởi cái mới hơn, quá trình này diễn ra liên
tục, thường xuyên đối với sự vật hiện tượng. Sau thời kì phong kiến, xã hội tư bản
chủ nghĩa đã phủ định chế độ phong kiến nhưng sau này, theo chiều hướng phát triển
của hình thái xã hội, chủ nghĩa xã hội lại phủ định chủ nghĩa tư bản và trở thanh cái
mới hơn. Trong cuộc sống, lớp DCQ 2016 là lớp mới so với DCQ 2015 nhưng năm
sau sẽ có lớp DCQ 2017 là lớp mới hơn so với D16.
2. Nội dung 2: Phủ định mang tính chất chu kì, nghĩa là sự lặp đi lặp lại của một
sự vật hiện tượng nào đó. Như theo quy luật hết ngày lại đến đêm, một n8am trải qua
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
3. Nội dung 3: Muốn thực hiện một chu kì phủ định, sự vật hiện tượng phải trải
qua ít nhất hai lần phủ định.
+ Phủ định lần 1: Tạo ra cái đối lập với ban đầu. SV (A)  SV(-A). VD như hạt
lúa sẽ cho ra cây lúa.
+ Phủ định lần 2: SV(-A)  SV(A). cây lúa sẽ lại cho hạt lúa (số lượng hạt lớn
gấp 100 lần)
4. Nội dung 4: Qua hai lần phủ định, sự vật hiện tượng gần như lập lại trạng thái
ban đầu như ở một cơ sở mới hơn, chất lượng cao hơn. Từ 5kg hạt lúa qua hai lần
phủ định sẽ cho ra 500kg hạt lúa
Như vậy, quy luật phủ định cảu phủ định là sự tổng hợp các yếu tố tích cực đã
được phát triển từ giai đoạn trước, từ cái khẳng định ban đầu và phủ định lần 1, trải
qua các gia đoạn phủ định tạo đạt đến cái caao hơn về chất. Quy luật phủ định của

Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 5


ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
phủ định khái quá đường đi lên của sự vật, hiện tượng không phải là con đường thẳng
đứng mà theo dường xoắn ốc.
Từ đó, ta có thể rút ra phương pháp luận. Quy luật phủ định của phủ định cho
chúng ta cơ sở để nhận thức ra sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ chắc chắn sẽ thay thế
cái cũ, chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời có nguồn gốc từ cái cũ, có tính kế thừa
cái cũ theo hướng tích cực, phủ định hạn chế, có tính chõn lọc. Do đó trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, chúng ra không nên phủ định sạch trơn. Bên cạnh đó, trong
hoạt động nhận thức thực tiễn cần phát hiện, tôn trọng cái mới và có niềm tin vào sự
phát triển của cái mới trong tương lai, mặc dù cái mới ra đời lúc ban đầu chưa được
hoàn thiện, chúng ra cần bồi dưỡng, phát huy những yếu tố tích cực của cái mới.
Ngược lại, trong quá trình đấu tranh với cái cũ cũng phải biết sàn lọc, giữ lại những
mặt tích cực có giá tri của cái cũ. Đồng thời tạo cái cũ cho phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh sống mới.
Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá trình
phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên
thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm
chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở
thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm
nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.

Câu 4: Phân tích mối quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã
hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất
vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo Ph.Ăngghen, "điểm
khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm
chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất". Phương thức sản xuất, bao gồm quan
hệ sản xuất vật chất và lực lực sản xuất, là một đặc trưng cơ bản của sản xuất vật
chất. Do vậy, quy luật mối quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là một trong các quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, nó vạch rõ các quy luật khác mà nó chi phối. Để phân tích quy luật này, ta
cần làm rõ các nôi dung sau:
Phương thức sản xuất là một phạm trừu triết học dung để chỉ cách thức mà
con người sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất trong nhiều giai đoạn lịch sử nhất
định, hay là sự thống nhất giữa hai mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, phản
ánh trình đô phát triển của mỗi quốc gia.
Quan hệ sản xuất là một phạm trừu triết học dùng để chỉ mối quan hệ giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất, bao gồm các mặt:
+ Quan hệ về quyền sở hữu của con người đối với tư liệu sản xuất.
+ Quan hệ tổ chức quản lí và phân công lao động.
+ Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.
Lực lượng sản xuất là một phạm trừu triết học dung để chỉ mối quan hệ giữa
con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, bao gồm:
Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 6
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN

Lực lượng sản xuất

Người lao động Tư liệu sản xuất

Tư liệu lao động Đối tượng lao động

Công cụ lao động Sẵn có

Phương tiện hỗ trợ Nhân tạo

Người lao động: Con người ở đây là người lao động, nữ có độ tuổi từ 15-55
tuổi, nam từ 15-60 tuổi, có khả năng sử dụng công cụ lao động, có trình độ chuyên
môn và tay nghề cao, có khả nẳng kết hợp chặt chẽ giữa tư liệu sản xuất và công cụ
lao động và có sức khỏe để lao động.
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì yếu tố người lao dộng đóng vai trò
quyết định trong quá trình sản xuất vật chất vì con người trực tiếp tham gia vào hoạt
động sản xuất vật chất, con người quyết định các nhân tố khác. Tuy nhiên, công cụ
lao động là nhân tố quan trọng nhất vì công cụ lao động phản ánh trình độ chinh phục
giới tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại khác nhau. Nhờ
có công cụ lao động mà con người có thể khám phá, chinh phục được giới tự nhiên.
Nhờ công cụ lao động con người bắt giới tự nhiên phải phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống con người.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất vật chất và quan hệ sản
xuất. Triết học Mac-Lenin đã khẳng định rằng quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, đồng thời chúng là hai mặt thống nhất của
phương thức sản xuất, do đó chúng không thể tách rời nhau. Trong đó, Lực lượng
sản xuất đóng vai trò nội dung quy định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất
hình thức biểu hiện của nội dung trong việc vận dụng cặp phạm trừu nội dung – hình
thức. Cặp phạm trừu này cho rằng nội dung quy định hình thức còn hình thức thì tồn
tại độc lâp.
Như vậy, lực lượng sản xuất quy định quan hệ sản xuất về mặt nội dung.
Điều này có nghĩa là nội dung của lực lượng sản xuất như thế nào thì nội dung của
quan hệ sản xuất phải như thế ấy, có như vậy mới đảm bảo được sự phù hợp. Nếu nội
dung của lực lượng sản xuất là thô sơ, mang tính chất cá nhân thì quan hệ sản xuất
phải là đơn giản, mang tính cá thể.
Tuy nhiên, dù lực lượng sản xuất quy định quan hệ sản xuất về mặt sở hữu,
biến đổi thì sự vận động của quan hệ sản xuất ngược lại cũng tác động đến lực lượng
sản xuất vì quan hệ sản xuất chỉ là hình thức có tính độc lập tương đối. Sự tác động

Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 7


ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
này sẽ là tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất nếu như quan hệ sản
xuất phản ánh đúng lực lượng sản xuất. Còn nếu quan hệ sản xuất phản ánh sai lực
lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Như vậy, quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất chỉ
mang tính chất tương đối. Nếu như quan hệ sản xuất phản ánh đúng lực lượng sản
xuất thì sẽ tạo nên tính ổn định cho một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Tuy nhiên,
theo nguyên lí về sự phát triển, tính chất chung của lực lượng sản xuất mà đặc biệt là
công cụ lao động là luôn vận động phát triển, quan hệ sản xuất hình thành sau nên
biến đổi sau, từ đó dẫn đến mâu thuẫn là tất yếu. Sự phát triển của mâu thuẫn này dẫn
đến mâu thuẫn xã hội mà trong đó là sự mâu thuẫn giữa tư liệu sản xuất và đối tượng
lao động. Giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến sẽ tiến hành đầu tranh với
nhau dẫn đến cuộc cách mạng xã hội. Điều đó dẫn đến sự kết thức của một xã hội cũ,
lạc hậu và hình thành xã hội mới tiên tiến hơn, tốt đẹp hơn.

Qua quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình đô phát triển của lực
lượng sản xuất, ta có thể rút ra các phương pháp luận. Xét về mặt cá nhân, quy luận
trên là quy luật cơ bản của toàn bộ hệ thống quy luật xã hội. Do vậy, khi phân tích
một hình thái xã hội xã hội nào đó thì ta cần dựa trên quy luật để chỉ ra nguyên nhân
làm biến đổi hình thái xã hội. Quy luật này cũng được vận dụng như cơ sở tiền đề để
giải thích các quy luật khác trong xã hội. Xét về hoạt động nhận thức thực tiễn,
chúng ta cần phải vận dụng quy luật này một cách đúng đắng khi xây dựng và phát
triển một phương thức cụ thể. Đồng thời khắc phục tình trạng chủ quan duy ý chí.
Xét trong điều kiện thực tiễn của nước ta, khi mà lực lượng sản xuất đã tồn tại ở
những trình độ và tính chất khác nhau, để tạo ra địa bàn,điều kiện cho lực lượng sản
xuất phát huy mọi khả năng của mình, nhằm mục tiêu “dân giàu nươc mạnh”, Đảng
và nhà nước ta đã khẳng định : quyết tâm đổi mới, đồng thời khắc phục tình trạng chủ
quan duy ý chí trong tư duy con người. Trong việc xây dựng phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lí của nhà nước định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.

Câu 5. Phân tích sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất trong đời
sống xã hội.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất
xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con
người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó
sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo Ph.Ăngghen,
"điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật
may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất".
Như vậy, sản xuất vật chất là một phạm trừu triết học dùng để chỉ quá trình mà
con người sử dụng công cụ, tác động vào giới tự nhiên, nhằm biến đổi giới tự nhiên
theo nhu cầu, mục đích của con người, cũng như xã hội loài người mà trên hết là tạo
ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân của con người cũng như xã hội.
Xem xét hoạt động sản xuất vật chất, ta thấy hoạt động sản xuất vật chất có
những đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất có tính lịch sử xã
Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 8
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
hội.Thật vậy, sản phẩm con người thời nay sử dụng là của quá khứ để lại. Hoạt động
sản xuất vật chất không mang tính chất cá nhân, mà là hoạt động của tập đoàn người.
Công cụ lao động mà người lao động sử dụng cũng là sản phẩm, kết quả của xã hội
trong quá khứ để lại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau con người sẽ có công cụ sản
xuấ khác nhau. Hơn thế, trong hoạt động sản xuất vật chất con người không thể tách
mình ra khỏi cộng đồng xã hội. Thứ hai, quá trình sản xuất vật chất mang tính thực
tế khách quan. Hoạt động sản xuất vật chất cũng nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu
cầu của con người, xã hội loài người. Ngày nay, có rất nhiều hoạt động nhưng hoạt
động sản xuất vẫn là hoạt động cơ bản đầu tiên. Thứ ba, quá trình sản xuất vật chất
mang tích mục đích vì con người sản xuất vật chất nhằm tạo ra của cải đáp ứng nhu
cầu cơ bản của con người. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã biến
đổi thế giớ tự nhiên, bắt thế giới tự nhiên phục vụ cho con người, hay nói cách khác
thong qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã biến đổi thế giới tự nhiên và biến
đổi chính con người, xã hội loài người.
Từ những đặc trưng của hoạt động lao động sản xuất vật chất, ta có thể thấy
sản xuất vật chất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật
chất là cơ sở cho sự phát sinh, phát triển của con người, xã hội loài người. Bởi vì con
người muốn tồn tại thì pải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như “ăn, mặc, ở” mà các
nhu cầu này không có sẵn trong giới tự nhiên nên không cách nào khác, con người
phải thực hiện hoạt động sản xuất vật chất nhằm cải biến các đối tượng trong tự nhiên
thành những sản phẩm theo nhu cầu của con người. Nói cách khác, nếu không có
hoạt động sản xuất vật chất thì sẽ không tồn tại con người, xã hội loài người. Thứ
hai, nhờ có hoạt động sản xuất là cở sở làm phát sinh, phát triển các mối quan hệ xã
hội. Thực tiễn đã cho thấy các mối quan hệ xã hội đều được hình thành thông qua
hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động sản xuất vật chất tạo mối quan hệ tình cảm,
mối quan hệ giao lưu buôn bán, mối quan hệ đạo đức,… Thứ ba, nhờ có hoạt động
sản xuất vật chất là cơ sở nền tang cho sự hình thành, biến đổi lịch sử-xã hội. Thật
vậy, lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế
xã hội, mà 5 hình thái kinh tế xã hội này có nguồn gốc thì chính hoạt động sản xuất
vật chất, đồng thời chính hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi hình thái
xã hội loài người.
Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sự nền vật chất. Nhờ hoạt
động sản xuất vật chất, thong qua phương thức sản xuất mà chúng ta có thể phân biệt
được các thời đại kinh tế. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất và phương thức sản
xuất mà con người có thể phân biệt được thời đại kinh tế đó thuộc hình thái xã hội
nào.

Câu 6. Phân tích con người và vai trò của con người trong triết học Mác.
Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến
hiện đại. Triết học Mác - Lênin nhằm giải quyết những nội dung liên quan đến con
người như bản chất con người là gì? Vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như
thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người ... Tất cả
những vấn đề trên, về thực chất là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục
đích vì con người - chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa
học của triết học Mác - Lênin. Kế thừa các quan điểm của trường phái triết học trước
Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 9
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MAC-LENIN
Mac, Triết học Mac-Lenin khẳng định con người là sự thống nhất giữa hai mặt sinh
học và xã hội.
Xét về mặt sinh học, con người là sản phẩm, kết quả của quá trình tiến hóa cảu
giới tự nhiên, con người là loài động vật bậc cao. Để tồn tại, con người cũng phải đáp
ứng những nhu cầu cơ bản như “ăn, mặc,ở” và các nhu cầu tâm lí xã hội khác. Cũng
như động vật, con người chịu sự chi phối của tự nhiên về mặt tự nhiên, biểu hiện qua
các quy luật trao đổi chất, quy luật di truyền biến dị, quy luật tái sản xuất, quy luật
sinh lão bệnh tử,… Vì vậy, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối lien hệ
mặt thiết với giới tự nhiên, đó là mối liên hệ sống còn.
Xét về mặt xã hội, nhờ có công cụ lao động và hoạt động sản xuất vật chất mà
con người tách mình ra khỏi giới động vật. Thông qua quá trình sản xuất vật chất, con
người có thể tác động, thay đổi giới tự nhiên theo nhu cầu, mục đích của mình. Con
người là một cá thể của xã hội, nên con người phải sống gắn bó với cộng động xã hội.
Nhờ hoạt động sản xuất vật chất mà đã hình thành nhà nước, hình thành các mối quan
hệ xã hội và dẫn đến sự sự ra đời của các tầng lớp giai cấp trong xã hội loại người.
Con người trong triết học Mác thứ nhất mang bản chất lịch sử xã hội, con người
mang tính chất xã hội, nghĩa là con người chịu sự tác động của mọi người xung
quanh, hay con người sinh ra và lớn lên trong xã hội nào thì sẽ mang bản chất của xã
hội ấy. Vì vậy, khi xem xét đánh giá bản chất con người, cần đặt con người trong
điều kiện, xa hội mà con người đó đang sống. Thứ hai, bản chất con người mang tính
hiện thực, có nghĩa là con người tồn tại trọng thế giới hiện thực, không có con người
chung chung. Do vậy, khi nghiên cứu con người, ta cần có quan điểm hiện thực cụ
thể, tránh nghiên cứu phiến diện. Thứ ba, con người là sự tổng hòa các mối quan hệ
xã hội, chịu sự xâm nhập, tác động, quy định, rang buộc bởi các mối quan hệ xã hội.
Tất cả các mối quan hệ ấy đều tác động đến bản chất con người, tùy theo góc độ tiếp
cận ta sẽ có những mối quan hệ xã hội khác nhau.
Như vậy, bản chất con người không phải sinh ra mà sinh thành, do sự hình thành
và phát triển, biến đổi của các quy luật xã hội mà cụ thể là quy luật giá trị kinh tế. Do
đó, muốn xây dựng bản chất con người theo hướng thiện thì phải xây dựng dời sống
xã hội nhân văn để con người nhận thức và tiếp thu được. Hay muốn thay đổi bản
chất con người thì phải thay đổi môi trường, hoàn cảnh mà người đó đang sinh sống.
Khi nghiên cứu về vấn đề con người, phải đặt con người trong điểu kiện lịch sử xã
hội nhất đinh, hoàn cảnh sống nhất định. Muốn giải phóng con người thì phải giải
phóng tất cả mối quan hệ đang kìm hãm sự phát triển của con người.

Nguyễn Đắc Nhân – DCQ2016 10

You might also like