You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---***---

BÀI TẬP LỚN


MÔN: TRIẾT
ĐỀ TÀI: HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
LỚP: POHE THẨM ĐỊNH GIÁ 65 NHÓM 2

STT Họ và tên Đánh giá


1 Nguyễn Thị Ngọc Uyên 100%
2 Lê Thùy Dương 100%
3 Đinh Trung Duy 100%
4 Nguyễn Thu Thảo 100%
5 Triệu Đình Mạnh 100%
6 Nguyễn Ngọc Linh 97%
7 Lê Minh Khuê 100%
8 Bùi Hương Thái Hưng 100%
ĐỀ TÀI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và bài học cá nhân sau
khi học Triết học Mác – Lênin.

HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

A. LÝ THUYẾT
*Khái niệm nguyên lý:
- Nguyên lý triết học là những luận điểm - định đề khái quát nhất được hình thành
nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ con người. Người ta chỉ còn phải
tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không thì sẽ mắc sai lầm cả trong nhận thức lẫn hành
động.

I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


1. Khái niệm:
- Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
- Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với
nhau
- Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở
các đối tượng vật chất, mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh
thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng.
- Cô lập (tách rời): là trạng thái của các đối tượng và sự thay đổi của đối tượng này
không làm ảnh hưởng đến đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
 Mối quan hệ giữa cô lập và liên hệ:
- Đều trong trạng thái vừa cô lập, vừa liên hệ với nhau.
- Liên hệ với nhau ở khía cạnh này và không liên hệ với nhau ở khía cạnh khác.
- Có những biến đổi khiến đối tượng khác thay đổi lẫn không làm đối tượng khác
thay đổi.
- Liên hệ và cô lập thống nhất với nhau.
 Nội dung
- Quan điểm siêu hình: Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau,
không quy định ràng buộc lẫn nhau.
- Quan điểm biện chứng: Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại
độc lập, vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau.

Như vậy theo quan điểm biện chứng, tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế
giới, luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau,
không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ.

2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến


a. Tính khách quan
- Có mối liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan.
- Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người, con người chỉ
nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
b. Tính phổ biến
- Bất kì đâu trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng.
- Mọi thứ đều có mối liên hệ, qua lại, quy định và chuyển hóa với mọi thứ khác
xung quanh.
c. Tính đa dạng, phong phú
Sự liên hệ của các các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những
mối liên hệ cụ thể khác nhau.
Các mối liên hệ đó giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng.

3. Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến


Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức
và thực tiễn:
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần nhận thức và nhìn bao
quát tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố, thuộc tính, mối liên hệ của đối tượng đó.
- Thứ hai, trong các mối liên hệ, trước tiên cần rút ra những mối liên hệ tất yếu tức
là xem xét một cách có trọng tâm, trọng điểm, nhờ đó hiểu được bản chất của sự
vật, hiện tượng.
- Thứ ba, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đối
chiếu với các mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.
- Thứ tư, cần tránh quan điểm phiến diện, một chiều, tránh rơi vào thuật ngụy biện
và chủ nghĩa chiết trung.

II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN


1. Khái niệm
- Phát triển là gì? Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa
tốt đến hoàn hảo về mọi mặt, quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để
đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình
thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình thay đổi diễn ra theo
đường xoắn ốc không phải đường thẳng và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn. Là cả 1 quá trình dài tích lũy kinh
nghiệm.
 Phân biệt tiến hóa và tiến bộ
 Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình thức của
tồn tại từ đơn giản đến phức tạp.
 Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
 Nội dung
Theo quan niệm Mác Lênin:
- Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật,
hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và
phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn)
- Triết học Mác-Lênin luôn coi trọng sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng. Việc đặt sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển là một nguyên lý
quan trọng của triết học Mác-Lênin. Liên hệ tức là vận động, mà không vận động
thì không có sự phát triển. Nhưng vận động và phát triển là hai khái niệm khác
nhau. Khái niệm vận động khái quát mọi sự biến đổi nói chung, không tính đến xu
hướng và kết quả của những biến đổi ấy như thế nào. Sự vận động diễn ra không
ngừng trong thế giới và có nhiều xu hướng.
Theo quan điểm siêu hình:
- Trái ngược với quan niệm Mác lênin, Quan niệm siêu hình phủ nhận sự phát
triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật hiện tượng. Phát triển là sự tăng giảm
thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về chất của vật. Sự phát triển là quá
trình liên tục không trải qua những bước quanh co, phức tạp và nguồn gốc của sự
phát triển đó nằm ngoài sự vật.
2. Tính chất
a. Tính khách quan
- Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách
khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức
của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn được hay không.
Ví dụ:
Trong tự nhiên:
Sự phát triển cơ thể mỗi người là do sự giải quyết mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị
hóa.
Nếu như người Hy Lạp cổ đại coi hươu cao cổ là sự kết hợp giữa lạc đà và báo hoa
mai cùng những phép lai tưởng tượng thì đây chính là tính chất khách quan giữa sự
thật hiển nhiên và ý thức của con người.
b. Tính phổ biến
- Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện
thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
- Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì
một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
c. Tính kế thừa
- Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít
nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng
đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó,
cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.
- Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.
d. Tính phong phú đa dạng của sự phát triển
- Sự phát triển có muôn hình muôn vẻ, muôn vạn khác nhau
- Sự phong phú được thể hiện khác nhau ở từng phương diện
+) Giới tự nhiên: sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự
biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày
càng cao hơn
+) Xã hội: Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải
tạo xã hội ngày càng lớn của con người.
+) Tư duy: Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc,
toàn diện, đúng đắn hơn

3. Ý nghĩa
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được
bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ
nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng
biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo
được khuynh hướng phát triển trong tương lai.
- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức,
phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
- Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều
kiện mới.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng
nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (...),
trong sự biến đổi của nó”.
B. VẬN DỤNG THỰC TẾ
I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
- Tính khách quan:
VD: Trong tự nhiên: (trong cơ thể động vật) Mối liên hệ giữa các cơ quan: tuần
hoàn, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa…. vốn có sẵn từ khi con người xuất hiện trên Trái
Đất.
- Tính phổ biến:
VD:
Trong XH: Rất nhiều mối liên hệ chằng chịt vào nhau: sản xuất - lưu thông - phân
phối - tiêu dùng
Trong tự nhiên: mối liên hệ giữa hạt giống trong đất được cung cấp đủ nước thì hạt
sẽ nảy mầm.
Trong tư duy: Khi làm bài kiểm tra Toán ta vẫn phải vận dụng kiến thức Tiếng
Việt để đọc đề, phân tích đề phục vụ cho quá trình giải toán.
- Tính đa dạng, phong phú
VD: Bác nông dân này đang trồng lúa. Giả sử, bác đó thấy lúa đang bị sâu hại và
quyết định phun thuốc trừ sâu để diệt sâu. Nếu như bác đó chỉ nhìn mối liên hệ một
cách phiến diện trước mắt là phun thuốc thì sâu sẽ chết và mùa màng bội thu mà
không quan tâm nó có các mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng xung quanh mà
phun với số lượng lớn. Thì tất nhiên sẽ khiến cá chết, ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm đất, đồng thời khiến lúa nhiễm thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.

1. Trong tư duy: mỗi người sẽ có những tư duy và quan điểm khác nhau nên sẽ không
có quan điểm nào đúng hay sai hoàn toàn mà còn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, sự
việc tính chất tại thời điểm đó. Ví dụ như so sánh đồ vest và đồ bơi cái nào đẹp
hơn, đa số mọi người sẽ cho rằng đồ vest là đẹp hơn vì nó sang trọng và lịch sự,
nhưng cái chính là hoàn cảnh, là bạn đang ở buổi họp hay bãi biển, thì mới nói cái
nào là phù hợp, là cái đó đúng. Vậy nên, khi xem xét một quan điểm, sự vật hay
hiện tượng, ta cần đánh giá chúng qua nhiều khía cạnh và có cái nhìn thật bao quát.
2. Trong tự nhiên: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí
CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra
khí O2.

3. Trong xã hội: Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cùng
với những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ).
Chính vì thế nên cung và cầu tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó tạo nên
quá trình vận động, phát triển không ngừng cả cung và cầu trên thị trường

II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN


1. Trong tư duy: Khi nhìn vào một sinh viên bị điểm kém thì 1 viễn cảnh trong đầu ta
sẽ nghĩ rằng người đó là một người không có ý thức, năng lực yếu, nhận thức kém
và không có tương lai nhưng nếu ta áp dụng nguyên lý về sự phát triển vào đây thì
ta có thể thấy rằng người đó vì điểm kém nên sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ ,
học hỏi nhiều hơn, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn rồi dần dần kết quả sẽ được
năng cao nhận thức cũng ngày càng tốt hơn có tư duy tốt, thêm nhiều kỹ năng mềm
nên có và rồi ra trường sẽ được nhiều công ty săn đón.

2. Trong tự nhiên: Dịch bệnh covid-19 bùng phát trên toàn thế giới đe dọa đến tính
mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Dù con người liên tục tìm ra các loại
vacxin phòng bệnh nhưng như nguyên lý phát triển của triết học Mác - Lênin thì
con virus covid -19 luôn luôn tiến hóa không ngừng, càng ngày càng lây lan nhanh,
càng ngày càng gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người và phá vỡ các lớp
phòng thủ mà vacxin mang lại cho cơ thể của con người.

3. Trong xã hội: Sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử: nhà
nước chủ nô ra đời đầu tiên trong lịch sử dựa trên cơ sở tan rã của thị tộc, bộ lạc
gắn liền với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sau
khi mâu thuẫn chủ nô được đẩy lên cao trào, nô lệ đã đứng lên phản kháng, đấu
tranh dẫn đến sự chuyển hóa từ chiếm hữu nô lệ sang sản xuất phong kiến, tư sản,
và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa.
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính chất của nguyên lý về sự phát triển là gì?


A. Tính khác quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng phong phú.
B. Tính lịch sử, tính đa dạng và phong phú.
C. Tính liên tục, tính phổ biến và tính khách quan.
D. Tính hòa hoãn, tính khách quan và tính đa dạng, phong phú.
Đáp án: A
Giải thích: Tính chất của nguyên lý về sự phát triển là Tính khác quan, tính phổ
biến, tính kế thừa và tính đa dạng phong phú.

Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng với tính kế thừa.
A. Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít
nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính còn hợp lý của cái cũ.
B. Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy.
C. Sự phát triển có muôn hình muôn vẻ , muôn vạn khác nhau.
D. Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã
hội ngày càng lớn của con người.
Đáp án: A
Giải thích: Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại,
cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính còn hợp lý của cái cũ; đồng
thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ.
Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như
vậy.

Câu 3: Phát triển chính là quá trình thực hiện bởi:


A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Sự vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật.
C. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ.
D, Sự tích lũy dần về lượng từ trong sự vật cũ.
Đáp án D

Câu 4: Phạm Nhật Vượng bắt đầu con đường kinh doanh tại Ukraina bằng việc sản
xuất mì ăn liền tuy nhiên với con mắt đặc biệt ông đã bán cho người khác và về
Việt Nam đầu tư kinh doanh từ năm 2000. Ban đầu ông chỉ đầu tư về “bất động
sản nhưng sau đó ông đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như “khách sạn-du lịch, vui chơi
giải trí, giáo dục, y tế, thương mại điện tử, ô tô…”, mặc dù thời điểm ông trở về
Việt Nam là thời điểm kinh tế nước ta đang khó khăn nhưng ông vẫn thích nghi
được và càng ngày càng thành công do đó nay ông đã trở thành tỷ phú giàu nhất
việt nam. Nhận thấy được xu hướng toàn cầu ông đã loại bỏ sản xuất xe ô tô xăng
và chuyển sang sản xuất xe ô tô điện mặc dù ban đầu đang thua lỗ nhưng doanh thu
đang dần tăng lên và được dự đoán sẽ đem lại lợi nhuận to lớn cho ông Vượng.
Câu chuyện trên thể hiện tính chất nào của nguyên lý về sự phát triển?
A. Tính phong phú đa dạng, tính khách quan, tính kế thừa.
B. Tính kế thừa, tính phổ biến, tính phong phú đa dạng.
C. Tính phổ biến, tính kế thừa.
D. Tính khách quan, tính phong phú đa dạng.
Đáp án B
Giải thích:
Tính phong phú và đa dạng:
- Mặc dù thời điểm ông trở về Việt Nam là thời điểm kinh tế nước ta đang khó
khăn nhưng ông vẫn thích nghi được và càng ngày càng thành công do đó nay ông
đã trở thành tỷ phú giàu nhất việt nam thể hiện Giới tự nhiên: sự phát triển biểu
hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng
tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn.
Tính kế thừa:
- Nhận thấy được xu hướng toàn cầu ông đã loại bỏ sản xuất xe ô tô xăng và
chuyển sang sản xuất xe ô tô điện thể hiện sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ
sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính
còn hợp lý của cái cũ.
Tính phổ biến:
- Ban đầu ông chỉ đầu tư về “bất động sản nhưng sau đó ông đầu tư thêm nhiều
lĩnh vực như ‘’ khách sạn - du lịch, vui chơi giải trí, giáo dục, y tế, thương mại
điện tử, ô tô …” thể hiện sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã
hội và tư duy.

Câu 5: Mối liên hệ phổ biến là:

A. Chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu
tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.

B. Dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.

C. Là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan
phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển

D. là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định
làm đối tượng kia thay đổi.

Đáp án: B

Câu 6: “Bất kì đâu trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ
đa dạng”. Nội dung trên thể hiện tính chất nào của mối liên hệ phát triển?

A. Tính phổ biến

B. Tính đa dạng phong phú

C. Tính khách quan

D. Tính kế thừa

Đáp án: A

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến?

A. Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần nhận thức và nhìn bao quát tất
cả các mặt, bộ phận, yếu tố, thuộc tính, mối liên hệ của đối tượng đó.

B. Sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đối chiếu
với các mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.
C. Phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó
phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.

D. Cần tránh quan điểm phiến diện, một chiều, tránh rơi vào thuật ngụy biện và
chủ nghĩa chiết trung.

Đáp án: C

Giải thích: Vì C là ý nghĩa của mối liên hệ phát triển

Câu 8: Có ý kiến cho rằng “Mỗi ngày luôn phải làm mới bản thân, học tập thêm
nhiều thứ mới mẻ từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để không bị tụt hậu. Và khi
học tập thêm nhiều thứ mới, tư duy mở thì mới không bị bảo thủ, cố chấp giữ
nguyên ý nghĩ ban đầu về một thứ.” Ý kiến trên là nội dung của

A. Nguyên lý về sự phổ biến

B. Tính kế thừa

C. Tính đa dạng phong phú

D. Nguyên lý về sự phát triển

Đáp án: D

Giải thích: Do phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao , từ chưa
tốt đến hoàn hảo về mọi mặt nên “ luôn phải làm mới bản thân, học tập thêm nhiều
thứ mới mẻ” là quá trình phát triển bản thân khiến bản thân hoàn hảo và tốt đẹp
hơn.

Câu 9: Tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì?


A. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục.
B. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, tính phong phú.
C. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên
D. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng - phong phú.
Đáp án: D

Câu 10: Đâu là quan điểm phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến?
A. Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm
giác con người.
B. Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và
mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng.
C. Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên
đối với các sự vật.
D. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng của mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế
giới.
Đáp án: D
Giải thích
B sai bởi vì đó là qđ về mối liên hệ phát triển.
C sai bởi vì đây là quan điểm siêu hình.
A sai bởi vì đây cũng là quan điểm siêu hình.

Câu 11: Chọn cụm từ thích hợp: “….là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.”
A. Phát triển
B. Tiến hoá
C. Vận động
D. Tiến bộ
Đáp án: A

Câu 12: Chọn nhận định theo quan điểm siêu hình của mối liên hệ phổ biến:
A. Cái chung tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng.
B. Cái chung không tồn tại một cách thực sự, trong hiện thực chỉ có cách sự vật
đơn thuần nhất là tồn tại.
C. Cái chung chỉ tồn tại trong danh nghĩa do chủ thể đang nhận thức gắn cho sự vật
như một thuật ngữ để biểu thị sự vật.
D. Khác.
Đáp án: A
BÀI HỌC CỦA CÁ NHÂN

BÀI LÀM 1: Nguyễn Thị Ngọc Uyên


Từ khái niệm, tính chất và ý nghĩa của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cá
nhân em đã rút ra được bài học và những triết lí sống cho bản thân mình.
I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Theo quan điểm biện chứng, tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới,
luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau,
không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ.
- Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của
Thế giới.
- Tính chất: tính phổ biến, tính khách quan, tính đa dạng và phong phú.
- Ý nghĩa: từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện
chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện. Cac nguyên tắc đó là:
+ Phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt.
+ Rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu.
+ Đối chiếu với các mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận
thức.
+ Tránh quan điểm phiến diện, một chiều
II. Vận dụng
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, em đã rút ra một vài bài
học cho chính bản thân mình – một sinh viên năm nhất Đại học khi18 tuổi mới
chấp chững vào cuộc sống:
 Trong tư duy:
- Liên tục tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Bởi những kiến thức đó có thể sẽ
được áp dụng vào cuộc sống và công việc sau này nhờ tính phổ biến của mối
liên hệ phổ biến.
- Khi đứng trước một nghiên cứu hay một vấn đề, cần đặt nó trong các mối
liên hệ để đưa ra quyết định chính xác, tránh cái nhìn phiến diện để rồi có
những quyết định nóng vội dẫn đến hậu quả khó lường.
- Trong học tập cũng như công việc, muốn thành công cần tìm ra được mấu
chốt, nội dung (mối liên hệ) chính để tiến hành.
 Trong xã hội:
- Luôn nỗ lực, phát triển bản thân bởi bản thân mình ràng buộc bởi nhiều mối
liên hệ và các cá thể khác. Chính vì vậy không chỉ sống vì bản thân mà còn
vì người khác.
- Mọi hoạt động, công việc đều có các mối liên hệ với nhau nên cần tạo dựng
mối quan hệ, hợp tác hữu nghị để giúp ích cho sự phát triển của mình.
 Trong tự nhiên:
- Bảo vệ cây xanh và các động vật hoang dã, bởi chúng có mối liên hệ mật
thiết với sự sống của con người, cung cấp nguồn sống quan trọng cho con
người.
VÍ DỤ:
1. Mỗi cá nhân đều có mối liên hệ phổ biến với nhiều cá nhân khác. Với một
sinh viên như em, em có mối liên hệ với gia đình, với bạn bè, thầy cô, xã
hội, quê hương,...Bản thân mỗi cá nhân cần luôn nỗ lực, cố gắng trau dồi
bản thân không chỉ để gặt hái thành công giúp cuộc sống ấm no trong tương
lai mà còn là trách nhiệm để phụng dưỡng bố mẹ và giúp quê hương phát
triển xứng vai với cường quốc 5 châu như Chủ tịch Hồ Chi Minh từng nói.
Chính vì vậy, bản thân em cần tránh cái nhìn phiến diện về cuộc đời để rồi
bỏ bê cuộc đời dẫn đến nhiều hệ luy sau này.
2. Các lâm tặc thường vì lợi ích trước mắt mà luôn chặt phá rừng bừa bãi dẫn
đến nhiều khu rừng kiệt quệ và cây xanh dần cạn kiệt. Vì vậy xói mòn, lũ lụt
đã gây ảnh hưởng lớn cho những hộ dân vùng núi và khiến môi trường ngày
càng ô nhiễm, nguồn lọc không khí, cung cấp O2 khan hiếm hơn. Điều này
là mối liên hệ phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp quan trọng đến môi trường
sống của con người và đòi hỏi mỗi cá nhận phải có ý thức về tầm quan trọng
của thiên nhiên với chúng ta.

You might also like