You are on page 1of 17

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT....................................................

1. Phép biện chứng...................................................................................................................2

II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật...................................................................2

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.......................................................................................2

2. Nguyên lý về sự phát triển....................................................................................................3

III. 6 CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BCDV...................................................................................4

1. Cái riêng và cái chung..........................................................................................................4

2. Nguyên nhân và kết quả.......................................................................................................5

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên.......................................................................................................6

4.Nội dung và hình thức...........................................................................................................7

5.Bản chất và hiện tượng..........................................................................................................8

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật....................................................................9

A. Một số lý luận chung về quy luật................................................................................................9

1. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại Khái
niệm “chất” và “lượng”..........................................................................................................10

a. Định nghĩa lượng chất........................................................................................................10

b. Mối quan hệ giữa lượng và chất.........................................................................................10

c. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất..........................................10

d. Ý nghĩa phương pháp luận.................................................................................................11

2. Quy luật mâu thuẫn............................................................................................................11

3. Quy luật phủ định của phủ định.........................................................................................12

V. Lý luận nhận thức.....................................................................................................................12


CHƯƠNG 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật


II. Các nguyên lý cơ bản (2 nguyên lý)
III. Các cặp phạm trù (6 cặp phạm trù)
IV. Các quy luật cơ bản (3 quy luật)
V. Lý luận nhận thức

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.Phép biện chứng

• Biện chứng (dialektica) trong triết học Mác dùng với nghĩa đối lập với siêu hình, hàm ý
nói lên mối liên hệ tương tác, chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng.
• Biện chứng khách quan: Là biện chứng của thế giới vật chất
• Phép biện chứng: Triết học nghiên cứu những tính chất biện chứng chung nhất của thế
giới, được khái quát thành học thuyết khoa học được gọi là phép biện chứng.
• Các dạng tồn tại của phép biện chứng

 Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Triết học Trung Hoa với “Âm-Dương”, Phật
giáo với “Vô ngã” “Vô Thường”. Hy Lạp với Hêraclit, Arixtốt.
 Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Mở đầu là Can-tơ và hoàn thiện ở Hêghen. Là
hệ thống lý luận hoàn chỉnh nhưng được xây dựng trên nền tảng duy tâm, thần bí. “Biện
chứng lộn đầu xuống đất”
 Phép biện chứng duy vật (phép biện chứng hiện đại) là môn khoa học về những quy
luật phổ biến của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng của Mác

II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

• NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


• NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ: Dùng để chỉ sự quy định, sự tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng, hay giữa các mặt, các bộ phận của sự vật ở trong thế giới.

Câu hỏi: các sự vật trong thế giới tồn tại biệt lập tách rời hay có mối liên hệ hữu cơ với nhau?

 Quan điểm siêu hình: Các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại
bên cạnh cái kia, không có sự liên hệ
 Quan điểm biện chứng: các sv trong thế giới vc vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác
động lẫn nhau

2
 TẤT CẢ ĐỀU TỒN TẠI TRONG SỰ RÀNG BUỘC, TƯƠNG TÁC VÀ BIẾN ĐỔI

Tính chất của mối liên hệ

 Tính khách quan


+ thuộc tính vốn có của sv không phụ thuộc vào ý chí con người
+ sv đều là các hình thức tồn tại của vc
 Tính phổ biến
+ liên hệ tồn tại ở tất cả các sv, hiện tượng, lĩnh vực
+ liên hệ tồn tại tỏng mọi ko gian và time
+ liên hệ tồn tại trong mọi thành phần, bộ phận của sv
 Tính đa dạng
+ không gian: bên trong và bên ngoài
+ thời gian: chủ yếu và thứ yếu
+ cách tác động: trực tiếp và gián tiếp

 Tính khách quan: Bởi các sự vật, hiện tượng đa dạng nhưng chúng đều là các dạng tồn
tại của vật chất, sự vật có tính thống nhất vật chất.
 Tính phổ biến: Bất kỳ sự vật nào, ở không gian nào, lĩnh vực nào cũng đều có mối liên
hệ với sự vật khác, các bộ phận trong cấu trúc của sự vật cũng có mối liên hệ.
 Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật có nhiều mối liên hệ, mỗi mối liên hệ có vai trò
riêng trong tồn tại của sự vật

Sự phân chia các mối liên hệ chỉ là tương đối, chúng có thể chuyển hóa cho nhau tùy thuộc
vào phạm vi bao quát và sự vận động của chính bản thân sự vật.

Ý nghĩa phương pháp luận

• Quan điểm toàn diện:

- Mặt nhận thức cần xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của chính sự vật đó cũng như
mối liên hệ với các sự vật khác.

- Hoạt động thực tiễn cần biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như các mối
liên hệ với sự vật khác.

• Quan điểm lịch sử-cụ thể: nhận thức sự vật cần phải chú ý tới điều kiện hoàn cảnh lịch
sử cụ thể, môi trường cụ thể sự vật đó tồn tại, phát triển.

“Chân lý sẽ là sai lầm nếu như nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó”

3
2. Nguyên lý về sự phát triển

 Phát triển là quá trình biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện
(Phát triển khác với vận động và tăng trưởng)
 Định nghĩa phát triển
- Phát triển: chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Vận động và phát triển: Vận động không xét tới xu hướng, nó có thể tiến lên, thụt
lùi, vòng tròn. Phát triển là một dạng của vận động theo chiều đi lên
 Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật bởi những lý do sau:
- Thứ nhất: Mối quan hệ giữa môi trường và sự vật mới. sự vật mới có kết cấu thích
ứng hơn với môi trường, diệt vong sự vật cũ là tất yếu.
VD: Xuất hiện biến dị trong loài…-
- Thứ hai: Mối quan hệ giữa sự vật cũ và sự vật mới, sự vật mới được thai nghén
trong sự vật cũ, phủ định nhân tố lạc hậu, hấp thụ nhân tố phù hợp với môi trường
VD: Trong thế giới vô cơ, biến đổi phân giải các chất từ đơn giản tới phức tạp. Động
vật từ đơn bào tới đa bào, XH từ nguyên thủy….
 Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: Nguyên nhân nằm trong chính bản thân sự vật, do giải quyết
những mâu thuẫn nội tại của nó. Sự phát triển của sự vật là tự thân phát triển.
- Tính phổ biến: Phát triển xảy ra ở mọi lĩnh vực, tự nhiên, xã hội và tư duy, ý thức
của con người.
- Tính đa dạng: mỗi sự vật có quá trình phát triển riêng do điều kiện khác nhau.
- Sự phát triển bao hàm trong nó sự thụt lùi, quanh co phức tạp không theo đường
thẳng
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn phản ánh đúng hiện thực phải có quan điểm phát triển, nghiên cứu sự vật phải
xem xét nó trong trạng thái vận động biến đổi, chứ không phải cố định bất biến.
- Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm bảo thủ, định kiến, tuyệt đối hoá một sự
vật trong một hoàn cảnh nhất định.
- Không chỉ nắm bắt sự vật ở hiện tại, mà còn thấy được xu hướng vận động tương lai
của nó, cả những bước thụt lùi quanh co phức tạp

III. 6 CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BCDV

❖ CÁI RIÊNG CÁI CHUNG


❖ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
❖ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
❖ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
❖ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
❖ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

4
- Trong quá trình tư duy con người phải xây dựng các khái niệm nhất định.
- Định nghĩa khái niệm: Là hình thức của tư duy phản ánh những mặt, những thuộc
tính chung quan trọng nhất của một lớp sự vật hiện tượng nhất định.
VD: Người, động vật, cây cối, sắt, kim loại...
- Đinh nghĩa phạm trù: là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, thuộc tính
phổ biến của các sự vật, hiện tượng thuộc một phạm vi nhất định của hiện thực.
VD: Phạm trù triết học như “mâu thuẫn, vận động, vật chất, ý thức.v.v..
- Bản chất của phạm trù
+ Kết quả nhận thức của con người
+ Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Vận động, phát triển và chuyển hóa lẫn nhau

1. Cái riêng và cái chung

 Định nghĩa cái riêng và cái chung


- Cái riêng là phạm trù triết học chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ
nhất định.
- VD: anh Nam, chị Nga, trường ĐH HN, cái nhà này.v.v..
- Cái chung: Chỉ những mặt, những thuộc tính chung lặp lại ở nhiều sự vật, hiện
tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
- VD: sinh viên, trường đại học, cái nhà.v.v..
- Cái đơn nhất: Chỉ những nét, những mặt chỉ có ở một sự vật và không được lặp lại ở
bất kỳ sự vật nào khác.
- VD: Khoa tiếng BĐN của ĐHHN là cái đơn nhất
- Mỗi sự vật là một cái riêng, ở nó vừa có cái chung vừa có cái đơn nhất.
 Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
- Thứ nhất: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng để biểu thị tồn tại
của mình.
- Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa tới cái chung
- Thứ ba: Cái chung là bộ phận của cái riêng, cái riêng là cái toàn bộ và phong phú
hơn cái chung. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng.
- Cái riêng = Cái chung + Cái đơn nhất
- Thứ tư: trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn
nhất có thể chuyển thành cái chung và ngược lại
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất
định
VD: Cây lúa trong phòng thí nghiệm là cái đơn nhất, cây lúa được người nông dân
trồng là cái chung.
 Ý nghĩa phương pháp luận

5
- Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải tìm ra cái
chung và trong thực tiễn phải dựa vào cái chung.
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của
mình. Vì vậy phải tìm cái chung qua cái riêng, không thể xuất phát từ ý muốn chủ
quan của con người.
- Cái chung tồn tại trong cái riêng, là bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động qua
lại với các bộ phận khác của cái riêng, nên bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng
trường hợp riêng rẽ cần cá biệt hoá nó.
- Đi từ cái riêng đến cái chung
VD:
+ Hiện tượng cọ sát hai hòn đá sinh ra lửa (Cái riêng)
Kết luận “ma sát là nguồn sinh ra nhiệt” (Cái chung)
+ Hiện tượng quả táo rơi (cái riêng)
Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (cái chung)

2. Nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là cái tạo ra một sự vật, gây nên một sự biến đổi, tạo ra một sự kiện. Kết
quả là một cái gì đó được gây nên bởi nguyên nhân, tất cả những gì đang diễn ra và đang
tồn tại.
a. Định nghĩa:
nguyên nhân: Là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi.
Kết quả: Là phạm trù triết học chỉ sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
 Tính chất của mối quan hệ nhân quả

- Nguyên nhân gây nên kết quả phải đi kèm với điều kiện, cùng một nguyên nhân nhất định:

+ Điều kiện khác nhau có thể gây nên kết quả khác nhau.

+ Điều kiện như nhau sẽ gây nên kết quả giống nhau.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.


- Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Có
sự nối tiếp về mặt thời gian và có quan hệ sản sinh.
- Một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện
VD: Mưa-lũ-sạt đất-cây đổ.... Xe máy..
- Một kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và vai trò khác nhau
đối sự hình thành kết quả. tác động riêng lẻ. VD: Vật nóng do cọ sát, nung...

6
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân, theo 2 hướng thúc đẩy hoặc cản
trở nguyên nhân. VD: Nhúng thanh sắt nóng vào nước lạnh...Giá cà phê tăng-sản
lượng tăng...
- Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.
VD: cọ sát sinh nhiệt-lửa-cháy-khói.v.v..

C. Ý nghĩa phương pháp luận

• Mọi hiện tượng đều có những nguyên nhân, Nhiệm vụ của khoa học đi tìm những nguyên
nhân chưa được phát hiện để hiểu đúng hiện tượng (Không có lửa sao có khói)
• Một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân. Có vai trò vị trí khác nhau trong việc hình
thành kết quả. Cần phân loại xác định nguyên nhân cơ bản, chủ yếu.
• Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân. Trong hoạt động thực tiễn cần tận dụng những
kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân nhằm đạt mục đích.

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên

a. Định nghĩa tất nhiên và ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ rõ 2 xu thế vận động và phát triển của sự vật

• Tính tất nhiên là chỉ quy luật phù hợp với sự phát triển khách quan của sự vật khách
quan, là sự nhất định phải xuất hiện không thể khác trong những điều kiện nhất định
• Tính ngẫu nhiên là chỉ xu thế không xác định của sự vật, có thể xuất hiện theo kiểu này,
cũng có thể xuất hiện theo kiểu khác trong quá trình vận động và phát triển.

CÂU HỎI: trong thế giới tồn tại tất nhiên hay ngẫu nhiên?

• Một số nhà triết học Cho rằng tự nhiên chỉ tồn tại ngẫu nhiên chứ không có tất nhiên.
Lịch sử là một đống các sự kiện hỗn tạp.
• Một số khác cho rằng trong tự nhiên chỉ tồn tại tất nhiên. Mỗi sự vật đều có nguyên nhân
của nó nên không có ngẫu nhiên. (thừa nhận số phận, mệnh trời sắp đặt sẵn)
• Phép biện chứng duy vật: Thế giới tồn tại cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Cả tất nhiên và
ngẫu nhiên đều có nguyên nhân của nó. Phân biệt nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

Sự biến đổi của sự vật có thể do bản thân sự vật đó gây ra cũng có thể do tác động của sự
vật khác.

• Nếu biến đổi của sự vật do những nguyên nhân bên trong gây ra thì biến đổi đó là tất yếu
đối với nó.
• Nếu do những nguyên nhân bên ngoài tác động tới sự vật thì sự biến đổi đó là ngẫu
nhiên đối với nó.

7
• Vì vậy việc xẩy ra với một sự vật hiện tượng nào đó được coi là tất nhiên hay ngẫu nhiên
là tùy thuộc ta xét nguyên nhân đó dưới góc độ nào.

VD: cây mục gặp bão…

KHÁI NIỆM TẤT NHIÊN

- Do những nguyên nhân cơ bản bên trong kết cấu vật chất quyết định
- Trong điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế

KHÁI NIỆM NGẪU NHIÊN

- Do những nguyên nhân bên ngoài quyết định


- Có thể xuất hiện hoặc không, có thể xh thế này hoặc thế khác
b. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Cái tất nhiên chi phối, quyết định phương hướng phát triển của sự vật, ngẫu nhiên
làm cho quá trình phát triển nhanh hay chậm.
- Cái tất nhiên nằm trong cái ngẫu nhiên, thông qua cái ngẫu nhiên để biệu hiện sự tồn
tại của mình. Không có tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý.
VD: Tai nạn GT, Sinh con trai/gái, ném đồng xu…
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau. VD: trao đổi sản phẩm thời
nguyên thuỷ, giống cây nào đó xúât hiện, bắt tù binh làm nô lệ thời nguyên thuỷ…
- Cùng một sự kiện nào đó xét trong mối quan hệ này là ngẫu nhiên, trong mối quan hệ
khác là tất nhiên.
VD: mưa đối với mỗi người là ngẫu nhiên, đối với bản thân mưa là tất nhiên do áp
thấp nhiệt đới...
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cái tất nhiên là cái trong điều kiện nhất định phải xảy ra và xảy ra đúng như thế, cho
nên trong thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên.
- Cái tất nhiên không tồn tại riêng biệt mà thông qua cái ngẫu nhiên để biểu hiện, vì
vậy phải từ cái ngẫu nhiên đi sâu vào cái tất nhiên.
- Cái ngẫu nhiên có thể ảnh hưởng làm cho tiến trình phát triển của sự vật có thể thay
đổi, vì vậy cần có phương án dự phòng. VD năm 1944 sỹ quan sơtauffenberg ý định
ám sát Hítle

4.Nội dung và hình thức

a. Định nghĩa nội dung và hình thức


Nội dung không phải là chính vật thể mà là trạng thái nội tại của vật thể, nội dung biểu
hiện như một quá trình.
Sư vật = Nội dung + Hình thức
Nội dung = tổng hợp các mặt, các yếu tố, các quá trình của sự vật

8
Hình thức = hệ thống các mối liên hệ, các yếu tố của sc + phương thức tồn tại của sv
- Các ví dụ Nội dung và hình thức
+ Nội dung của nguyên tử gồm số lượng các điện tích âm và dương, các hạt trung
hoà. Hình thức là cách sắp xếp, liên kết giữa hạt nhân và điện tử
+ Nội dung của tác phẩm văn học là phản ánh một hiện thực nào đó của tự nhiên hay
xã hội. Hình thức là kết cấu, văn phong, ngôn ngữ
- Cần phân biệt hình thức bên trong và hình thức bên ngoài
+ Tác phẩm nghệ thuật: hình thức bên trong là vị trí mối tương quan giữa các hoạ tiết,
bố cục bức tranh. Hình thức bề ngoài là chất liệu tạo thành bưc tranh đó (sơn dầu, sơn
mài.v.v..) hình chữ nhật hình tròn.
+ Cái bàn: chữ nhật, vuông, tròn là hình thức bề ngoài, không ảnh hưởng tới tới
những thuộc tính căn bản của nội dung cái bàn. Hình thức bên trong là cấu trúc, cách
thức liên kết chân bàn, thân bàn để có khả năng phục vụ nhu cầu học tập, ăn uống
- Hình thức bên trong là quan trọng nhất, hình thức bên ngoài chỉ biểu hiện những
mặt riêng biệt của nội dung.
Lưu ý sự phân định hình thức bên trong và hình thức bên ngoài cũng chỉ có ý nghĩa
tương đối.
b. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
• Nội dung quyết định hình thức
Nội dung như thế nào thì hình thức như thế đó. Nội dung biến đổi thì sớm hay muộn
hình thức biến đổi theo.
• Cùng một nội dung có thể có các hình thức khác nhau, cùng một hình thức có thể biểu đạt
các nội dung khác nhau: VD tác phẩm văn học
• Hình thức tác động tới nội dung.
Khi phù hợp thì nó thúc đẩy nội dung phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm. Sự phù hợp
hay không phù hợp là một quá trình...
VD: ĐHHN, PTSX phong kiến
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau cho nên trong hoạt động thực tiễn cần
chống lại khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức, tuyệt đối hóa một mặt
- Vì nội dung quyết định hình thức nên xét đoán về sự vật nào đó cần căn cứ trước hết
vào nội dung
- Khi hình thức còn phù hợp cần duy trì, khi hình thức không phù hợp cần phá bỏ hình
thức cũ xây dựng hình thức mới

5.Bản chất và hiện tượng

- Bản chất là hiện thực sâu xa của nó, không thay đổi theo cách nhìn hay môi trường.
Hiện tượng giúp ta nhận biết được sự vật qua giác quan.

Bản chất = Ẩn dấu bên trong sự vật + Ổn định sâu sắc + Quyết định sự tồn tại và phát triển

9
Hiện tượng = Biểu hiện ra bên ngoài + Thường xuyên biến đổi + Phong phú nhiều vẻ

a. Định nghĩa bản chất và hiện tượng


- Bản chất
+ tổng hợp những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sv
+ quy định sự vận động và phát triển của sv
- Hiện tượng
+ biểu hiện ra bên ngoài của bản chất

VD: Cày thủ công là hiện tượng; Bản chất là sản xuất nhỏ

b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

• Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng tương ứng, còn hiện tượng bao giờ cũng là
biểu hiện của bản chất. Khi bản chất thay đổi hiện tượng cũng thay đổi, bản chất mất hiện
tượng cũng biến mất theo.
VD: trong XH có giai cấp bất cứ nhà nước nào cũng là bộ máy trấn áp. Hiện tượng nhà nước
nào cũng có quân đội, cảnh sát, nhà tù.v.v..

• Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng

Hiện tượng có thể xuyên tạc bản chất do tác động của điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Mác nhận xét “nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau, thì tất thảy khoa
học đều thừa”

VD: Quan hệ giưa công nhân và nhà tư bản nhìn bề ngoài rất sòng phẳng, nhúng thanh thước
thẳng vào nước…

c. Ý nghĩa về phương pháp luận


- Hiện thực là cái tồn tại thực, còn khả năng là cái chưa có nên trong hoạt động thực
tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không phải khả năng
- Khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật ở tương lai nên cần phải tính
đến các khả năng để có kế hoạch hành động cho đúng.
- Khả năng nẩy sinh vừa do tác động của mặt bên trong sự vật vừa do sự tác động của
sự vật với điều kiện hoàn cảnh bên ngoài, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần xem
xét cả những mâu thuẫn nội tại của sự vật vừa xem xét những điều kiện bên ngoài để
dự đoán sự phát triển của nó.

10
IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

A. Một số lý luận chung về quy luật

 Định nghĩa quy luật

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa
các mặt của mỗi sự vật.

 Phân loại quy luật


- Dựa vào tính phổ biến
+ Quy luật riêng
+ Quy luật chung
+ Quy luật phổ biến
- Dựa vào lĩnh vực tác động
+ Quy luật tự nhiên
+ Quy luật xã hội
+ Quy luật tư duy
 Sự thay đổi sự vật này sang sự vật khác diễn ra như thế nào?
đi tìm cái chung, cái quy luật ẩn chứa đằng sau các hiện tượng này
- Sự thay đổi chuyển hóa từ sự vật này qua sự vật khác là một quá trình chuyển biến
- Sự vật có sự thay đổi dần các bộ phận trong cấu trúc của nó.
- Sự thay đổi đó tới một mức nhất định nào đó thì sự vật cũ sẽ bị thay thế bởi sự vật
mới.

1. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
Khái niệm “chất” và “lượng”

a. Định nghĩa lượng chất

- Sự vật = Chất của sv + Lượng của sv


- Chất = tính quy định khách quan vốn có của sv + tổng hợp các thuộc tính chỉ rõ vật
đó là gì
- Lượng = tính quy định của sv + thể hiện số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu

VD:
“CHẤT”: Sự thống nhất của các thuộc tính khách quan vốn có của “nước”: Không màu,
không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axit
“LƯỢNG”: Mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hyđro và 01 nguyên tử
Oxy, khối lượng riêng của nước

11
b. Mối quan hệ giữa lượng và chất

- Lượng được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể, có tính quy định về lượng
không thể biểu thị bằng đơn vị cụ thể.
- Lượng – chất quy định lẫn nhau, một chất nhất định tương ứng với một lượng nhất
định.
- Phân biệt giữa lượng và chất - tương đối, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể.
- Vận động của sự vật, chất và lượng biến đổi. Sự thay đổi về lượng ảnh hưởng tới sự
thay đổi về chất và ngược lại, sự thay đổi về chất tương ứng với sự thay đổi về lượng
của nó.
- Không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng làm thay đổi về chất

c. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

 Các khái niệm Độ, điểm nút, bước nhảy


- Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật.
- Điểm nút: là những điểm giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về
chất của sự vật
- Bước nhảy: là sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra
- Sự tác động của chất mới tới lượng: Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại,
làm thay đổi nhịp điệu vận động của sự vật
 Nội dung cơ bản của quy luật
- Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần về lượng
vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua
bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới.

d. Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong thực tiễn muốn tạo ra bước nhảy cần quan tâm tích lũy dần về mặt lượng, khắc
phục tư tưởng nóng vội, chủ quan.
- Nhận thức đúng đắn quy luật giúp chúng ta khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ
khi lượng đã tích lũy đủ cần mạnh dạn thực hiện bước nhảy.

2. Quy luật mâu thuẫn

- Tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn trong lịch sử


- Thái cực đồ
+ Hêraclít “Trong sự vận động của sự vật các mặt đối lập có xu hướng chuyển sang
mặt đối lập: nóng-lạnh, ướt-khô”
+ Hêghen: Chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn
thì nó mới vận động đươc.

12
 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)
- Nội dung của quy luật được phản ánh thông qua các phạm trù sau
+ Mặt đối lập: những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Mâu thuẫn biện chứng: các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
 Trong một mâu thuẫn biện chứng các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau.
- Thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, sự
tồn tại của mặt này phải lầy mặt kia làm tiền đề.
- Đấu tranh của các mặt đối lâp: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau (tác động ngược chiều)
- Sự đồng nhất của các mặt đối lập: các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên
giữa chúng có các nhân tố giống nhau.
 Quá trình vận động của mâu thuẫn

 Các loại mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của con người

❖ Mâu thuẫn bên trong và bên ngoài: (quan hệ giữa các mặt đối lập với sự vật cụ thể)

- Mâu thuẫn bên trong là tác động qua lại của các mặt đối lập trong sự vật. Bên ngoài là
tác động của các mặt thuộc các sự vật khác nhau.

VD: mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa là bên trong, giữa cơ thể và môi trường là bên
ngoài,

- Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định

❖ Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản: (ý nghĩa với sự tồn tại toàn của toàn bộ sự vật)

- Mâu thuẫn cơ bản quy định bản chất, sự phát triển ở các giai đoạn của sự vật. Mâu
thuẫn không cơ bản quy định sự phát triển ở một mặt nào đó của sự vật.

13
VD: XH tư bản mâu thuẫn VS và TS là cơ bản, giữa lao động trí óc và chân tay không cơ
bản.

❖ Mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu: (vai trò MT trong từng giai đoạn )

- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển nhất
định của sự vật.
- Mâu thuẫn thứ yếu không đóng vai trò quyết định, nó bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối

❖ Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng ( mâu thuẫn XH đặc thù chỉ tồn tại trong
XH có giai cấp)

- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp mà lợi ích không thể điều hòa
đươc (đối lập nhau) Tư sản và Vô sản
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn có thể điều hòa được (cơ bản nhất trí với
nhau) VD: Công nhân với nông dân, thành thị và nông thôn
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn của các sự vật, thông qua xem xét mâu
thuẫn biết được nguồn gốc sự phát triển của sự vật
- Trong việc giải quyết mâu thuẫn phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu
thuẫn, không giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa đủ điều kiện.

3. Quy luật phủ định của phủ định

- Sự phủ định tạo ra điều kiện – tiền đề phát triển


 Tính chất của phủ định biện chứng
- Tính khách quan
- Tính kế thừa
 Nội dung của quy luật phủ định
Khẳng định -> phủ định -> phủ định của phủ định
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Sự vận động phát triển của sự vật không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường xoáy
ốc
- Không phủ định sạch trơn

V. Lý luận nhận thức

- Quá trình đi tìm câu trả lời hình thành hệ thống lý luận nhận thức (nhận thức luận)
 Bản chất của nhận thức

Các nhà triết học xuất phát từ lập trường thế giới quan của mình đưa ra những quan điểm khác
nhau về vấn đề nhận thức

14
• Quan niệm của các nhà triết học trước Mác
- Chủ nghĩa duy tâm: Nhận thức chỉ là sự “hồi tưởng lại” của linh hồn. Nhận thức chỉ là phức
hợp của những cảm giác.v.v..

- CNDV trước Mác: coi nhận thức là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên
xi trạng thái bất động của sự vật.

- Quan điểm của chủ nghĩa DVBC về nhận thức


+ Thế giới vật chất luôn tồn tại khách quan
+ Nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người
+ Nhận thức là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích, tiêu chuẩn của chân lý

 Khái niệm thực tiễn


- Hoạt động vật chất cải biên tự nhiên và xã hội
- CÁC YẾU TỐ VẬT CHẤT CẤU THÀNH MỘT HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
+ chủ thể - con người
+ công cụ
+ khách thể
-> cái biến khách thể theo nhu cầu
 Thực tiễn và hình thức thực tiễn

Thực tiễn -> hoạt động vc có mục đích -> các hình thức cơ bản của thực tiễn -> hoạt động
sản xuất vc + hoạt động chính trị xã hội + thực nghiệm khoa học

 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức


- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
 Biện chứng của quá trình nhận thức
- Vai trò của thực tiễn với nhận thức
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn cuối cùng của chân lý
+ Chỉ có qua thực nghiệm mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức
- Nhận thức -> đáp ứng nhu cầu và cung cấp thông tin -> nhận thức sáng tạo ra tri thức
-> Đáp ứng nhu cầu thực tiễn và kiểm tra tri thức
 Các cấp độ nhận thức
- Nhận thức cảm tính
+ Cảm giác = phản ánh những thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài + thông qua từng giác
quan khi tiếp xúc với sv
+ Tri giác = phản ánh cái toàn bộ bề ngoài + thông qua các giác quan

15
+ Biểu tượng = Tái hiện những nét đặc trưng nổi bật bề ngoài của sv + không còn tiếp
xúc trực tiếp
- Nhận thức lý tính
+ Khái niệm = phản ánh những thuộc tính chung, bản chất
+ phán đoán = liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định những thuộc tính
của sv
+ Suy luận = liên kết các phán đoán để rút ra tri thức mới về sv, hiện tượng
 Mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức
 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, lý tính với thực tiễn
- Khác nhau:
+ Nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động sự vật. Nhận thức lý
tính phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng
+ Nhận thức cảm tính đem lại hình ảnh bề ngoài, chưa sâu sắc về sự vật còn nhận
thức lý tính phản ánh mối liên hệ bên trong, bản chất của sự vật.
- Thống nhất:
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì
không có nhận thức lý tính.
+ Không có nhận thức lý tính thì nhận thức cảm tính không thể nắm bắt bản chất quy
luật của sự vật.
- Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) >< Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)
 Chân lý

- Khái niệm chân lý:

+ Là những tri thức phù hợp với sự vật mà nó phản ánh, được thực tiễn kiểm nghiệm.

+ Chân lý >< Sai lầm; Sai lầm khác với giả dối.
- Tính chất của chân lý:

+ Tính khách quan. Vì sự vật tồn tại khách quan nên tri thức phản ánh đúng về nó chỉ có một
và không phụ thuộc con người.

+ Tính cụ thể: Chân lý bao giờ cũng gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
+ Tính tuyệt đối. Tri thức hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh và sự vật khách quan.
+ Tính tương đối. Tri thức phù hợp nhưng chưa đầy đủ giữa nội dung phản ánh và sự vật khách
quan.

- Những sự trái ngược mang tính triết học của tác giả Oscar Brenifier & Jacques Després

+ Nhất thể và phức thể

16
+ Hữu hạn và vô hạn
+ Bản thể và bền ngoài
+Tự do và tất yếu
+ Lý trí và đam mê
+ Tự nhiên và văn hóa
+ Thời gian và vĩnh cửu
+ Thể xác và tinh thần
+ Nguyên nhân và hệ quả
+ Chủ động và bị động

 Lý trí:
- Khả năng biết suy nghĩ trước khi hành động
- Biết đặt ra các câu hỏi và phân tích tình hình
- Biết lường trước những hậu quả sau khi hành động
 Đam mê:
- Những thứ do trái tim và tinh thần sai khiến, không kiểm soát được hay cưỡng lại
được, đó là một lực hấp dẫn mang tính bản năng.
- Mỗi người hành động đều luôn có sự giao động giữa lý trí và đam mê. Chính sự đối
lập của lý trí và đam mê cho phép con người sáng tạo và phát minh.
 Bản thể
- Trái tim của đồ vật hay sinh vật là hiện thực sâu xa của nó là cái không thay đổi theo
cách hay hoàn cảnh
 Vẻ ngoài
- Là cái ta nhận biết một đồ vật hay một sinh vật khi ta nhìn nó, nghe nó, sờ nó.
 Thể xác
- Là bản thể vật chất của ta, được làm bằng xương bằng thịt, cuộc sống của thể xác có
hạn định. Ta không thể sống thiếu thể xác, chính vì lẽ đó ta có nghĩa vụ cho nó ăn,
bảo vệ nó
 Tinh thần
- Là bản thể phi vật chất, là cái làm cho ta thành người, tình thần mang lại cho ta lý trí,
lương tâm, cho phép ta hiểu biết, sáng tạo

Protogoras « Con người là thước đo vạn vât » có nghĩa là không có chân lý khách quan mà chỉ
có lòng tin hữu hạn của con người mà thôi. Ông cho rằng triết học là nghệ thuật thuyết phục
bằng ngôn từ.

17

You might also like