You are on page 1of 6

THUYẾT TRÌNH NHÓM 2

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT &


2 NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1.1. Phép biện chứng
1.1.1. Khái niệm
 Phép biện chứng hay (biện chứng) là một phương pháp luận xuất hiện cả trong
nền triết học phương Đông và phương Tây ở thời kì cổ đại. Với nguồn gốc xuất
phát từ Hy Lạp cổ, nền tảng của phép biện chứng là các cuộc đối thoại giữa hai
hay nhiều người với những quan điểm, ý kiến khác nhau nhưng với một mục
đích chung là muốn thuyết phục mọi người đồng tình với ý kiến, quan điểm của
mình.
1.1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
 Gồm 3 hình thức cơ bản:
 Phép biện chứng chất phác cổ đại
 Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
 Phép biện chứng duy vật do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập.
1.2. Chủ nghĩa duy vật
 Chủ nghĩa duy vật là một bộ phận của triết học, một thế giới quan, với quan điểm
vật chất là nguyên tố cơ bản cấu thành sự vật bao gồm cả tinh thần và ý thức và
là kết quả của sự tương tác vật chất.
1.3. Phép biện chứng duy vật
 Phép biện chứng duy vật, phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy
vật biện chứng là một bộ phận của triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề
xướng và sau đó vận dụng và phát huy bởi V.I.Lê-nin; với cốt lõi là sự kết hợp
giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
 Ở giai đoạn này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã loại trừ được những tính thần bí,
những quan niệm duy tâm và phát huy những tính phù hợp của phép biện chứng
cổ điển Đức, đúc kết lại những gì căn bản của phép biện chứng mà Hêghen đã
phát triển.
 Theo Friedrich Engels:
‘’Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động
và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy’’.
 Theo V.I.Lênin:
‘’Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả
các mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó và ông cũng cho
rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của mối
quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.’’
2. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
2.1. Khái niệm nguyên lý
 Nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất phát đầu tiên) hay những luận điểm cơ
bản nhất có tính chất tổng quát của một học thuyết chi phối sự vận hành của tất
cả các đối tượng thuộc lĩnh vực quan tâm, nghiên cứu của nó.
2.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
 Khái niệm liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong
số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
 Khái niệm mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa
các đối tượng với nhau.
 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng

Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan Các sự vật, hiện tượng, quá
đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không quy trình khác nhau vừa tồn tại độc
định ràng buộc lẫn nhau, nếu có thì chỉ là lập, vừa liên hệ, quy định và
những quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên. chuyển hóa lẫn nhau.

 Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

 Tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại trong mối liên
hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại
cô lập, riêng lẻ, không liên hệ.
 Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không
chỉ giới hạn ở các đối tượng vật chất, mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa
các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng.
 Các tính chất
 Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với
con người, con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn
có của nó.
 Tính phổ biến: Ở bất kì nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư
duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí
khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng.
Mới liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở
mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra ở các mặt,
các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng.
 Tính đa dạng, phong phú:
. Mối liên hệ về mặt không gian và mối liên hệ về mặt thời gian
. Mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng
. Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp
. Mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên
. Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu
. Mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất

 Ý nghĩa:
Nội dung của nguyên tắc toàn diện:
+ Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ
của chỉnh thể đó, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó
+ Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc
tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
+ Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với các đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp,
trong không gian, thời gian nhất định.
+ Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt
này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt mà xem xét dàn trải,
không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ
nghĩa triết chung.

2.3. Nguyên lý về sự phát triển


1. Khái niệm phát triển
a. Quan điểm siêu hình:
- Sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự
thay đổi về mặt chất.
- Sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức
tạp.
b. Quan điểm biện chứng:
- Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất.
- Sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co,
phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi.
- Diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban
đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.

*Nguồn gốc của sự phát triển (theo quan điểm duy vật biện chứng): nằm trong bản thân
sự vật, do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định

Kết luận: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật.

2. Tính chất của sự phát triển:


a. Tính khách quan: biểu hiện ở nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong bản thân
sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
b. Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở bất cứ sự vật, hiện tượng
nào của thế giới khách quan.
c. Tính đa dạng, phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật,
hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng, lại có quá trình phát triển không giống
nhau.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:


- Khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó, con người phải đặt chúng ở trạng
thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
- Phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự phát triển.
- Phải thấy được khuynh hướng phát triển của sự vật để có những phương án dự
phòng chủ động, tránh bớt được vấp váp, rủi ro.
- Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh tin tưởng vào tương lai.
1. Phép biện chứng đã trải qua máy hình thức trong quá trình phát triển của
mình?
a. 2 hình thức cơ bản
b. 3 hình thức cơ bản
c. 4 hình thức cơ bản
d. 1 hình thức cơ bản

2. Phép biện chứng duy vật là ______


a. phép biện chứng được xác lập dựa trên lập trường duy vật
b. phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối
c. phép biện chứng do C. Mác và Ph. Ăng ghen sáng lập
d. phép biện chứng do C. Mác và Ph. Ăng ghen sáng lập, có sự thống nhất chặt
chẽ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng

3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm của Ănghen:” Phép biện chứng
duy vật chẳng qua chỉ là môn khoa học về ........... của sự vận động và phát triển
của tự nhiên, xã hội và tư duy.”
a. những quy luật phổ biến
b. Những sự tồn tại
c. Những quy tắc chung
d. Những nguyên lý

4. Phép biện chứng duy vật gồm những nội dung cơ bản là:
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
b. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, 3 quy luật cơ
bản
c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, 3 quy luật cơ
bản và 6 cặp phạm trù
d. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và 6 cặp phạm trù
5. Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều
____.
a. tồn tại trong sự tách rời tuyệt đối
b. tồn tại trong mối liên hệ phổ biến
c. không ngừng biến đổi, phát triển
d. tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và không ngừng biến đổi phát triển

6. Phát triển có tính____


a. khách quan, phổ biến
b. chủ quan, đa dạng, phong phú
c. chủ quan, phổ biến, đa đạng, phong phú
d. khách quan, phổ biến, đa dạng, phong phú

7. Câu thành ngữ “Rút dây động rừng” về cơ bản phản ánh nguyên lý nào của
phép biện chứng duy vật?
a. Về mối liên hệ phổ biến
b. Về sự phát triển
c. Phủ định biện chứng
d. Mâu thuẫn biện chứng

You might also like