You are on page 1of 16

1.

Sự ra đời của triết học Mác (vào những năm 40 thế kỉ XIX) là một tất yếu lịch
sử vì nó là sự kết tinh có tính quy luật của quá trình phát triển lịch sử tư tưởng
triết học nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ
phát triển khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX.
Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý
luận của sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với những
điều kiện khách quan của nó.

2. Chức năng cơ bản của Triết học


Thứ nhất: Chức năng thế giới quan của triết học Mác – Lênin
– Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người
trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học Mác –
Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng
sản.

Thứ hai: Chức năng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin
– Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát
có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa là
lý luận về hệ thống phương pháp. Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực
tiễn.

3. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Các hình thức tồn tại của vật chất:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động và
vận động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian. Vì vậy, vận động,
không gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất 2.1. Vận động:
Theo quan điểm siêu hình, vận động là sự di chuyển vị trí cả vật thể trong
không gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện
tượng. Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến đổi nói
chung. Xét về bản chất, vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuốc
tính cố hữu của vật chất, vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi
mà nó tồn tại vĩnh viễn. Nguồn gốc vận động là do bản thân sự vật hiện tượng quy
định. Các hình thức cơ bản của vận động bao gồm: vận động cơ học, vật lý, hóa
học, sinh học và xã hội. 2.2 Không gian và thời gian Vật chất luôn vận động
và phát triển, sự vận động ấy không ở đâu khác. “Ngoài không gian và thời
gian”. Không gian và thời gian là một thuộc tính khách quan của vật chất, gắn liền
với sự vận động của vật chất. Mọi sự vật tồn tại khách quan đều có vị trí, có hình
thức kết cấu, có độ dài ngắn, ngang dọc, cao thấp của nó, tất cả những thuộc tính
đó được gọi là không gian. Mọi sự vật đều ở trong trạng thái không ngừng biến
đổi, mà mọi sự biến đổi diễn ra đều có quá trình, có độ dài của sự diễn biến,
nhanh, chậm kế tiếp nhau, tất cả những thuộc tính đó được gọi là thời gian. Như
vậy, không gian và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân vật
chất. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng
tính, kết cấu, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ
dài diễn biến, sự kế tiếp nhau của quá trình. Không gian và thời gian là hai thuộc
tính khác nhau nhưng không thể tách rời nhau của vật chất vận động

4. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức


1. Quan điểm của triết học Mac – Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức:
1.1. Nguồn gốc của ý thức:
1.1.a. Nguồn gốc tự nhiên:
Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên củaý
thức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng nguồn
gốc và bản chất của ý thức.
1.1.b. Nguồn gốc xã hội:
Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng,
không thể thiếu được, song chưa đủ điều kiện quyết định cho sự ra đời cùng với
quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã
hội, ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ thuộc và xã hội, và ngay
từ đầu đã mang tính chất xã hội.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và pháttriển
của ý thức là lao động , là thực tiển xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

1.2 Bản chất của ý thức.


Ý thức là cái phản ảnh thế giới khách quan, nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ
quan, là thực tại chủ quan, không có tính vật chất. Ý thức là hình ảnh phi cảm tính
của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính. Nếu coi ý thức cũng là một hiện
tượng vật chất thì sẽ lẫn lộn giữa vật chất và ý thức , làm mất ý nghĩa của sự đối
lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mất đi sự đối lập giữa chủ
nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Tuy nhiên, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động máy móc của sự vật. Ý
thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý
thức phản ảnh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế
giới.

5. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ với
hoạt động của bản thân
Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế
giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong
mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Cơ sở của mối liên hệ này là tính
thống nhất vật chất của thế giới
Ý nghĩa phương pháp luận:
1. Quan điểm toàn diện:
- Trong nhận thức, trong học tập:
+Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả các mặt,các
mối liên hệ, kể cả những mắt khâu trung gian trong những điều kiệnkhông gian,
thời gian nhất định. V. I. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu đượcsự vật, cần phải nhìn
bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mốiliên hệ và “quan hệ gián
tiếp” của sự vật đó” [1]+ Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra
những mối liên hệcơ bản, chủ yếu, tức là xem xét một cách có trọng tâm, trọng
điểm, nhờ đónắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng.+ Ba là, sau khi nắm
bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đốichiếu với các mối liên hệ
còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại
và trong một hoàn cảnh lịch sử nhấtđịnh, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh
được một số hữu hạn những mốiliên hệ. Do đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện
tượng chỉ là tương đối,không trọn vẹn, đầy đủ.Ý thức được điều này sẽ giúp ta
tránh được tuyệt đối hóa những tri thức đãcó, tránh xem đó là những chân lý
luôn luôn đúng. Để nhận thức được sựvật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những
mối liên hệ.+ Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiên diện, một chiều
(Không thấyđược trọng tâm, trọng điểm, đánh giá tràn lan các mối liên hệ, không
thấyđâu là chủ yếu, chỉ thấy một mặt mà không thấy nhiều mặt, chỉ thấy một
mốiliên hệ mà không thấy các mối liên hệ khác).+ Năm là, chống lại cách xem xét
cào bằng, dàn trải (coi mọi mối liên hệ nhưnhau), có nghĩa là chống lại chủ nghĩa
chiết trung về mối liên hệ.Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từ tri thức về
nhiều mặt, nhiều mốiliên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan
trọng nhất của sựvật, hiện tượng. Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn
trải, liệt kê.+ Sáu là, chống lại thuật ngụy biện (quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu,
quy cáikhông cơ bản thành cái cơ bản, bằng lý lẽ, lập luận tưởng rằng có lý,
nhưngthực chất là vô lý).- Trong hoạt động thực tiễn:+ Một là, chú trọng đến mọi
mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí củatừng mối liên hệ đang chi phối đối
tượng.
+ Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ,
toàndiện, phương tiện thích hợp, chọn lĩnh vực nào là chủ yếu để biến đổi
nhữngmối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó
vớinhững sự vật khác, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tấtnhiên,
quan trọng... Ví dụ: Trong Công tác quản lý thì phải phân cấp quản lý như nhà
nước (bộban ngành), cơ quan (phòng, ban) …+ Ba là, nắm vững sự chuyển hóa
của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra cácbiện pháp bổ sung nhằm phát huy hay
hạn chế sự tác động của chúng, và lèolái sự vận động, phát triển của đối tượng
đúng quy luật và hợp lợi ích củachúng ta.+ Bốn là, khi giải quyết một vấn đề cần
xem xét các yếu tố cấu thành liên hệmật thiết, phải xem xét yếu tố lịch sử hình
thành trong mối tương quan vớihiện tại. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập
với quan điểm phiến diện nhưng nó cũngxa lạ với cách xem xét dàn trải, liệt kê
chung chung. Nó đòi hỏi phải biết kết hợpnhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa “chính
sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”.Quan điểm toàn diện cũng khác với
chủ nghĩa chiết trung và chủ nghĩa nguỵ biện.Ví dụ như trong thực tiễn xây dựng,
triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng sảnViệt Nam vừa coi trọng đổi mới toàn
diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…,vừa nhấn mạnh đổi mới kinh tế là
trọng tâm

6. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi
xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên
cơ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả.
Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không
bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc và nguyên nhân nhưng có
tác động đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết
quả được gọi là hoàn cảnh.
Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối liên
hệ qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò
thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên
nhân.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
- Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau.
Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ
khác là kết quả và ngược lại.
- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình
sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Và quá trình này tiếp tục mãi
không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không
có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng

Ý nghĩa:
- Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan và tính phổ biên, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không
phải con người có thể nhận thức ngay được nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức
khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế
giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
- Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng
nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó
xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
của chúng ta cần phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân
khách quan,... Đồng thời phải nắm bắt được chiều hướng tác động của các nguyên
nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực
đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Ví dụ: một bạn A nào đó có tính côn đồ, có nhiều nn tạo ra: di truyền, giáo dục, mtrg
ko..
7. Cặp phạm trù nội dung và và hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận
dụng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
Khái niệm: Nội dung là cặp phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nênsự
vật, hiện tượng.
Khái niệm: Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và pháttriển
của sự vật hiện tượng ấy. Nó còn là hệ thống các mối liên hệ tương đốibền vừng
giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng. Hình thức khôngchỉ được thể
hiện bên ngoài mà còn thể hiện cái cấu trúc bên trong của sự vật,hiện tượng
Ý nghĩa pp luận
3.1. Không tách rời nội dung với hình thứcNội dung và hình thức luôn gắn bó
chặt chẽ với nhau nên không được tách rờinội dung và hình thức, cần chống lại thái
cực tuyệt đối hoá nội dung, xemthường hình thức và ngược lại.Ví dụ: Khi xây
dựng con người, chúng ta không nên chỉ trau chuốt cho ngoạihình, diện mạo bên
ngoài mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng cho con ngườimột tâm hồn, một ý thức
đẹp, rèn luyện đức tính, nhân cách.3.2. Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét
đoán sự vậtVì nội dung quyết định hình thức nên cần căn cứ vào nội dung của nó
trước khi xétđoạn một sự vật. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để
thay đổi trướchết nội dung của nó.3.3. Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung
và hình thứcHình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển nội dung nên
cần theo dõi kĩ đểkịp thời can thiệp vào sự phát triển của sự vật theo hướng có lợi
nhất. Để phát triển sựvật, cần tạo điều kiện cho hình thức để phù hợp với nội dung
và ngược lại, nếu sự vậtphát triển theo chiều hướng có hại thì cần tìm cách để hình
thức không phù hợp vớinội dung.3.4. Cần sáng tạo, lựa chọn các hình thức của sự
vậtVì một nội dung có thể có nhiều hình thức và ngược lại. Nên cần sử dụng một
cáchsáng tạo mọi loại hình thức có thể có ( mới và cũ), kể cả phải cải biến những
hìnhthức cũ vốn có để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ thực
tiễn.Đồng thời cũng cần tránh việc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ hoặc
chủquan, nóng vội thay đổi hình thức một cách tuỳ tiện
8. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận
dụng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
1.khả năng là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành đốitượng,khi
nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xuhướng. Vì thế khả năng
là tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hìnhthành của hiện thực mới, là cái có
thể có, nhưng ngay lúc này còn chưacó. Một cách đơn giản hơn,Khả năng là cái
chưa có nhưng nhất địnhsẽ có, sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng.
2. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự bao gồm tất cảnhững sự vật, hiện
tượng vật chất đang tồn tại khách quan trongthực tế và những hiện tượng chủ
quan đang tồn tại trong ý thức.VD1:hiện thực:VN đang là 1 nước đang phát triển,
Khả năng:trong tương lai VN có thể trở thành 1 nước phát triển nếuphát huy đc
những tiềm lực sẵn cóVD2:hiện thực:chúng ta học triết nhưng ko hiểu bài lắm, tuy
nhiên khả năng trong tương lai chúng ta sẽ hiểu bài và làm bài đc điểm số cao
nếunhư chúng ta nỗ lực chăm chỉ học tập

ý nghĩa phương pháp luận

1. Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra kếhoạch, phương
hướng hành động vì hiện thực là cái tồn tại thực sự,còn khả năng là cái hiện chưa
có, nên nếu chỉ dựa vào cái còn ởdạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng. Lenin
cho rằng: Chủnghĩa Mác dựa vào hiện thực, chứ không dựa vào khả năng đểvạch
ra đường lối chính trị của mình và chủ nghĩa Mác căn cứ vàosự thật chứ không
phải dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển
của sự vật, hiện tượng trongtương lai nên khi đề ra kế hoạch, phải tính đến mọi khả
năng để kếhoạch đó sát với thực tiễn.2. phát triển là quá trình mà trong đó khả
năng chuyển hóa thành hiệnthực, còn hiện thực này trong quá trình phát triển của
mình lại sinhra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện thíchhợp lại
chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; dovậy, sau khi đã xác định
được các khả năng phát triển của sự vật,hiện tượng, thì mới nên tiến hành lựa chọn
và thực hiện khả năng3. trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý
là trongmột sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, dovậy cần
tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợpcho từng trường hợp có
thể xảy ra.4. cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiệntượng
có thể tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả năng vốncó, thì khi có điều
kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện tượng sẽ xuấthiện thêm một số khả năng mới dẫn
đến sự xuất hiện một sự vật,hiện tượng mới, phức tạp hơn. Bởi vậy, trong hoạt
động nhận thứcvà hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số hiện
có,trước hết là chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúngdễ chuyển hóa
thành hiện thực hơn.

5. khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điềukiện cần thiết
nên cần tạo điều kiện đó để nó chuyển hóa thànhhiện thực. Cần tránh sai lầm, hoặc
tuyệt đối hóa vai trò của nhân tốchủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá
trình biến đổi khảnăng thành hiện thực.
9. Quy luật mâu thuẫn. Liên hệ xem xét vấn đề mâu thuẫn hiện nay ở Việt
Nam và thế giới
Lý thuyết về quy luật mâu thuẫn.1. Các khái niệm.-Đối lập, mặt đối lập là phạm
trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự
nhiên, xã hội và tư duy; chính những mặt đối lập này nằm trong sự liên hệ tác
động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
Ví dụ: Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta còn vấp phải những
khó khăn trở ngại. Bênh cạnh những cá nhân luôn phấn đấu vươn lên thì vẫncòn đó
những người biếng nhác ù ì, những thành phần bất hảo. Bên cạnh những người có
điều kiện học tập thì còn đó những học sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để giải
quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà nước cần ban hành rộng rãi hơn, hoàn thiện
hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hợp lí, đảm bảo nghiêm trị và cải
tạo tốt tội phạm. Về phía dân, mỗi người cần tự đấu tranh với chính mình, chống
lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong học tập cũng như lao động

10. Vai trò của sản xuất vật chất. Liên hệ với vấn đề sản xuất vật chất ở Việt
Nam hiện nay.
Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới
tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người.*Vai trò của sản xuất vật chất
- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Vai trò
của sản xuất vật chất được thể hiện, trước hết, sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp
tạo ra “tư liệu sinh hoạt của con người” nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của
con người nói chung cũng như từng cá thể người nói riêng.Ví dụ : Cuộc sống con
người tiến hóa từ thời cổ đại đến hiện nay thông qua quá trình sảnxuất vật chất mà
tồn tại được. Con người phải sản xuất vật chất như nông – lâm – ngư – công
nghiệp, xây dựng,… trồng trọt, chăn nuôi giúp cung cấp lương thực , thực phẩm
chocon người tồn tại và phát triển đi lên. Nếu không có sản xuất vật chất thì con
người khôngcó gì ăn, có có nước uống thì không thể sống được.
- Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người. Hoạt động
sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với
người, từ đó hình thành nên các quan hệ xã hội khác - quan hệ giữa người với
người về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo... Sản xuất vật chất đã tạo ra các
điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con người và duy trì,
phát triển phương thức sản xuất tinh thần của xã hội. Nhờ sự sản xuất ra của cải vật
chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra
toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thầncủa xã hội với tất cả sự phong phú,
phức tạp của nó. - Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân
con người. Nhờ hoạt động sản xuất vật chất mà con người hình thành nên ngôn
ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức.. .Sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản,
quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người.
Nhờ lao động sản xuất mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự
nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trịvật chất và tinh thần, đồng thời sáng
Ví dụ: một nhà thơ viết một bài thơ. Rồi đăng tải của cải vật chất là bài thơ này lên
mạng xã hội. Để tất cả mọi người trên thế giới đều có thể sử dụng nguồn của cải
vật chất này.Vậy thì, của cải vật chất mà nhà thơ tạo ra đó không cần phải thông
qua sản xuất công nghiệp hoặc sản xuất nông nghiệp.*Kết luận: Nguyên lý về
vai trò của sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người
có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Để nhận thức và cải tạo xã hội, phải xuất
phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã hội. Xét đến cùng, không thể
dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần; để phát triển xã hội phải bắt đầu từ
phát triển đời sống kinh tế - vật chất

11. Lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành LLSX. Liên hệ với LLSX ở
nước ta hiện nay
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức
mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển of con
người.
(Gồm: người lđ và tư liệu sx(tư liệu lđ(công cụ lđ và phương tiện lđ) và đối tượng
lđ)) Ví dụ: Người nông dân khi sx lương thực, sau 1 khoảng tg thu hoạch và đem
đi bán -> người lđ (người nông dân), cày quốc (công cụ lđ), đường xá, xe cộ
(phương tiện lđ), đất (đối tượng lđ)
12. Quan hệ sản xuất và các yếu tố cấu thành QHSX. Liên hệ với vấn đề
QHSX nước ta hiện nay
Quan hệ sản xuất: là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người vớingười
trong quá trình sản xuất vật chất. Đây chính là một quan hệ vật chất quantrọng
nhất - quan hệ kinh tế, trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người. Kết
cấu của quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệvề phân
phối sản phẩm lao động
Các yếu tố: bao gồm: Lực lượng sản xuất, quyền sở hữu sản xuất, lao động và công
nghệ sản xuất.
Ví dụ: Một hệ thống kinh tế tư bản có quyền sở hữu sản xuất thuộc về các cá
nhân hoặc công ty tư nhân, trong khi người lao động phải bán sức lao động của
mình cho chủ sở hữu để kiếm sống. Trong khi đó, trong một hệ thống kinh tế xã
hội chủ nghĩa, sản xuất được điều hành bởi nhà nước và người lao động được
trả lương bằng tiền lương.

13. Quy luật QHSX phù hợp với LLSX


- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực
lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thứcphát triển”
của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển.-
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích,xu
hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúcđẩy
sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất. - Sự
tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo haichiều
hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Trạng
thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ
cao hơn. Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết
mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới
một nấc thang cao hơn. - Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện
khách quan và chủ quan quy định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất có những đặc điểm tác động riêng, Sự phù hợp
giữa quan hệ sảnxuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu
thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Phương thức sản xuất xã hội
chủ nghĩa dần dần loại trừ đối kháng xã hội. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa có thể bị “biến dạng” do
nhận thức và vận dụng không đúng quy luật. +Ví dụ: Khi xét trong các mối quan
hệ công việc tại công ty , thì quan hệ giữa chủ tịch với gám đốc , hoặc quan hệ
giữa giám đốc với các trưởng phòng… là những quan hệ trong tổ chức và quản lý
sản xuất. Rõ ràng, nếu những quan hệ này được tổ chức khoa học thì doanh thu của
công ty sẽ phát triển. Ngược lại, nếu những quan hệ này có vấn đề, hoạt động kinh
doanh của công ty sẽ gặp rắc rối

14. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cở sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những tiết chế
tương ứng, và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một cơ sở hạ
tầng nhất định
Mối quan hệ: Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó,
đâylà hai mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn
liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm
giải thích sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc về ý
thức, tư tưởng hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác
phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị - Thứ nhất vai trò quyết định của
cơ sở hạ tầng đối với kiến trúcthượng tầng thể hiện qua:+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ
hình thành nên một kiến trúc thượng tầngtương ứng với nó.+ Khi cơ sở hạ tầng
thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thayđổi theo. Quá trình thay đổi diễn
ra không chỉ trong giai đoạn thay đổitừ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình
thái kinh tế – xã hội khác,mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế
– xã hội
- Thứ hai tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạtầng:+ Tất cả
các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đếncơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, cócách thức tác động khác nhau.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ratheo hai
chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quyluật kinh tế khách
quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế pháttriển; nếu tác động ngược
lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãmphát triển xã hội.+ Tuy kiến trúc
thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triểnkinh tế, nhưng không làm
thay đổi được tiến trình phát triển khách quancủa xã hội
15. Nguồn gốc hình thành giai cấp. Liên hệ với vấn đề phân hóa giai cấp ở
Nước ta hiện nay
- Sự phân chia một xh thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế, tức là sự
xh của chế độ tư hữu

“Quy luật phân công lao động là cái làm cơ sở cho sự phân chia thành giai
cấp”(3). Ngoài ra, Ph. Ăng-ghen còn bổ sung, chiến tranh và cướp bóc đã đẩy
nhanh quá trình phân hóa giai cấp: “Nhưng điều đó hoàn toàn không loại trừ
việc sử dụng bạo lực, cướp bóc, mánh khóe và lừa bịp trong sự hình thành các
giai cấp, và không cản trở giai cấp thống trị, một khi đã nắm được chính
quyền sẽ củng cố địa vị của nó trên lưng các giai cấp lao động và biến việc
quản lý xã hội thành việc bóc lột quần chúng”

16. Nguồn gốc và chức năng của Nhà nước. Liên hệ với vấn đề nhà nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Nguồn gốc của nhà nước
Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa
tươngđối về mặt của cải, xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và của
cảiNguyên nhân trực tiếp: Do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không điều
hòa được.=> Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan để “ làm dịu” sự xung đột
giai cấp, duy trìtrật tự xã hội trong vòng “ trật tự” mà ở đó, địa vị và lợi ích của
giai cấp thống trị đượcđảm bảo
d) Chức năng cơ bản của nhà nước
*Chức năng thống trị và chức năng xã hộiChức năng thống trị của nhà nước thể
hiện thông qua hệ thống chính sách và pháp luật dểđàn áp mọi sự phản kháng của
giai cấp bị trị và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.Chức năng xã hội của nhà
nước thể hiện ở chỗ nhân danh xã hội làm nhiệm vụ quản lýnhà nước về xã hội ,
điều hành các công việc chung của xã hội như: thủy lợi, giao thông,y tế, giáo dục,
bảo vệ môi trường,… để duy trì sự ổn định của xã hội trong “ trật tự” theoquan
điểm của giai cấp thống trị. (Giống việc chăn nuôi một bầy gia súc có no đủ thì
mớiyên lặng còn không thì gào khóc inh ỏi)Mối quan hệ của chức năng thống trị
và chức năng xã hội: Chức năng thống trị chính trịcủa nhà nước giữ vai trò quyết
định, chi phối và định hướng chức năng xã hội của nhànước. ( Giai cấp thống trị sử
dụng nhà nước như một công cụ để duy trì quyền thống trịcủa mình, bảo vệ địa vị
và lợi ích giai cấp mình). Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị ( Sự
thống trị chính trị chỉ kéo dàichừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội của
nó).=> Giữa chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội của nhà nước luôn
có mốiquan hệ hữu cơ với nhau.*Chức năng đối nội và chức năng đối ngoạiChức
năng đối nội của nhà nước là sự thực hiện đường lối đối nội nhằm duy trì trật tự
xãhội thông qua: chính sách xã hội, luật pháp, cơ quan truyền thông, văn hóa, giáo
dục,..được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục thông qua lăng kính giai cấp
của giai cấpthống trị.Chức năng đối ngoại của nhà nước là sự triển khai thực hiện
chính sách đối ngoại củagiai cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ với các thể
chế nhà nước khác dưới danh nghĩa là quốc gia, dân tộc, nhằm bảo vệ lãnh thổ
quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinhtế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo
dục,.. của mình.Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước là hai mặt
của một thực thểthống nhất, hỗ trợ và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện đường lối
đối nội và đường lốiđối ngoại của giai cấp cầm quyền. Có làm tốt chức năng đối
nội thì nhà nước mới có điềukiện để thực hiện tốt chức năng đối ngoại=> Sự phân
định các chức năng của nhà nước chỉ có ý nghĩa tương đối. Vì trong chứcnăng
thống trị chính trị và chức năng xã hội cũng bao hàm chức năng đối nội và
chứcnăng đối ngoại và ngược lại
17. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với
tự nhiên và giữa con người với nhau
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quaniểm, tư
tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ tồntại xã hội và
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

III. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ
HỘI

1. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.●Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã
hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội nào thìcó ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết
định nội dung, tính chất, đặc điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã
hội. Ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội.●Tồn tại xã hội
thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Khi tồn tại xã hội, nhất
là phương thức sản xuất, thay đổi thì những từ tưởng, quan điểm về chính trị, pháp
luật và triết học sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định. ●Tồn tại
xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các
khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý thức
xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại,
mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tếđược phản ánh,
bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy. Như vậy, sự phản ánh tồn tại
xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng.

2. Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.● Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn
tại xã hội. Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu
rồi, song ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này biểu
hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói
quen và nhất là tập quán

●Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. - Triết học Mác thừa nhận rằng, ý
thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại
xã hội. Thực tế là nhiều tư tưởng khoa học và triết học trong những điều kiện nhất
định có thể vượt trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa, hướng hoạt động thực tiễn
của con người vào mục đích nhất định ●Ý thức xã hội có tính kế thừa. - Tiến trình
phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan điểm lý
luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã có từ
các giai đoạn lịch sử trước đó
3. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội ảnh hưởng tới tồn tại xã
hội.Thông thường, trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có
những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các
hình thái ý thức xã hội khác. Điều này nói lên rằng, các hình thái ý thức xã hội
không chỉ chịu sự tác động quyết định của tồn tại xã hội, mà còn chịu sự tác động
lẫn nhau. Mối liên hệ và tác động lẫn nhau đó giữa các hình thái ý thức xã hội làm
cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải
thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật chất.

4. Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội: Sự tác động trở lại đối với
tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào
những điều kiện lịch sử cụ thể; vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các
hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sự xâm nhập của ý thức xã hội
vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng; và đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai
cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó.

→ Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của
ý thức xãhội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và
của đời sống tinh thầnxã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy
móc, tầm thường về mối quan hệgiữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

** Ý nghĩa phương pháp luận:- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện
thống nhất biện chứng của đời sốngxã hội. → Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới phải được tiếnhành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và
ý thức xã hội.- Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất
để thay đổi ý thứcxã hội

You might also like