You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ THI TRỰC TUYẾN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊ-NIN

CHỦ ĐỀ 1: Vì sao sự ra đời của triết học Mác - Lê-nin là một tất yếu lịch sử và là
một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học?

I. Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một tất yếu lịch sử, vì:
1. Điều kiện kinh tế-xã hội khách quan:
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp.
- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng
chính trị - xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết
học Mác.
- Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết
học Mác.
2. Tiền đề khách quan (tiền đề về khoa học xã hội và nhân văn):
- Mác-Ănghen kế thừa toàn bộ những giá trị tư tưởng nhân loại trực tiếp nhất: triết
học cổ điển Đức (Hêghen); kinh tế chính trị học cổ điển Anh (tiêu biểu là: Adam
Smith (A.Xmit) và David Ricardo (Đ. Ricacđô)); và chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp (tiêu biểu là: Saint Simon (Xanh Ximông) và Charles Fourier (Sáclơ
Phuriê)).
3. Tiền đề khoa học tự nhiên: kế thừa sự phát triển của khoa học tự nhiên
cuối TK XVIII- đầu TK XIX, đặc biệt là 3 phát minh:
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Học thuyết tiến hóa của Đácuyn.
- Học thuyết tế bào.
II. Nhân tố chủ quan:
1. Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng C.Mác và Ăngghen đều tích cực tham gia
hoạt động thực tiễn, họ có trí tuệ uyên bác, học tập không ngừng.
2. Trái tim nhân hậu, yêu thương người lao động, hiểu sâu sắc cuộc sống khốn
khổ của giai cấp công nhân trong nền sản xuất TBCN -> đứng trên lợi ích của
giai cấp công nhân.
3. Muốn xây dựng 1 hệ thống lí luận để cung cấp cho giai cấp công nhân 1 công
cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới.
 Sự ra đời của triết học MLN là tất yếu.
III. Ý 2: T32. c,
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ
nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện
chứng duy tâm, sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, đó là
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2. C.Mác và Ph. Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện
chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử -
nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học. (phát kiến vĩ
đại thứ nhất).
3. C.Mác và Ph. Ăngghen đã sáng tạo ra một triết học chân chính khoa học,
với những đặc tính mới của triết học duy vật biện chứng.

CHỦ ĐỀ 2: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Vai trò của triết học Mác -
Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

I. Vai trò của triết học (nói chung) trong đời sống xã hội:
Triết học có vai trò thế giới quan: cung cấp cách quan niệm về thế giới cho
con người. Hay cụ thể là cung cấp...
- Thế giới quan:
Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức,
quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con
người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan
quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người.
II. Vai trò của triết học Mác - Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn
của con người: T47 phần 3
- Chức năng thế giới quan.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng
định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là
“cặp kính” triết học để con người xem xét, nhận thức thế giới, xét đoán mọi sự vật,
hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp cho con người cơ sở khoa học đi sâu
nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của
cuộc sống.
Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành
quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó giúp con người xác định
thái độ và cả cách thức hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa nhất định, thế giới
quan cũng đóng một vai trò của phương pháp luận. Giữa thế giới quan và phương
pháp luận trong triết học Mác - Lênin có sự thống nhất hữu cơ.
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng
tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh
quan tích cực. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự
trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để
đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản
chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý
luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.
- Chức năng phương pháp luận.
Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy
vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương
pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm,
phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển
tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.
Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là “đơn thuốc vạn năng” có
thể giải quyết được mọi vấn đề. Để đem lại hiệu quả trong nhận thức và hành
động, cùng với tri thức triết học, con người cần phải có tri thức khoa học cụ thể
và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội. Trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn không được xem thường hoặc tuyệt đối hoá phương pháp luận triết học.
Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ
mất phương hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu
tuyệt đối hoá vai trò của phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo
điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện
chứng giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và
phương pháp tư duy siêu hình gây ra.
VD: nhìn nhận nhiều mặt hơn (không có người phụ nữ xấu,..có những
bài học đúng đắn:

CHỦ ĐỀ 3: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong phép biện chứng
duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm này?

I. Ý 1 (nguyên lí về mối liên hệ phổ biến):


“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong
một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa
hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối
tượng kia thay đổi. Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối
tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối
tượng khác, không làm chúng thay đổi.
Mối liên hệ là mối liên hệ phổ biến khi chúng tồn tại ở mọi sự vật, hiện
tượng, quá trình trong thế giới (trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy)
1. Tính khách quan:
- Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, không phụ thuộc vào ý thức, con người chỉ
nhận thức sự vật thông qua những mối liên hệ vốn có của nó.
2. Tính phổ biến:
- Bất kì nơi đâu trong tự nhiên, xã hội và cả trong tư duy đều có vô vàn các mối liên
hệ. Không một sự vật hiện tượng nào có thể tồn tại bên ngoài các mối liên hệ với
thế giới.
3. Tính đa dạng, phong phú:
- Mỗi sự vật hiện tượng có vô vàn các mối liên hệ với nhau. Với cùng 1 mối liên hệ
ở những điều kiện khác nhau thì nó lại có tính chất, vị trí, và vai trò khác nhau đối
với sự tồn tại, vận động của sự vật.

(lấy ví dụ riêng)

II. Ý nghĩa:
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận
thức và thực tiễn như sau.
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên
hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống
nhất của “mối tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với các sự vật khác”
(V.I.Lênin).
- Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
- Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp;
trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ
của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
- Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét
dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện
(đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ
nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một
mối liên hệ phổ biến).

CHỦ ĐỀ 4: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển trong phép biện chứng
duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm này?

I. Ý 1:

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động
nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh
hướng đi lên thì thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong không gian và thời gian,
nếu thóat ly chúng thì không thể có phát triển.

1. Tính khách quan:


- Sự phát triển của thế giới là khách quan_không phụ thuộc vào ý thức, nguồn gốc
của sự phát triển do các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản nhất là quy luật
mâu thuẫn.
2. Tính phổ biến:
- Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình và
giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.
3. Tính phong phú, đa dạng.
- ở những điều kiện khác nhau, sự phát triển diễn ra không giống nhau. khi chịu sự
tác động của các yếu tố bên ngoài, sự phát triển diễn ra theo những hướng khác
nhau, muôn vẻ.
II. Ý 2:
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm
được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì
phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Nguyên tắc này yêu cầu.
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng
biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo
được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức,
phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
- Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa
các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện
mới.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên
cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến
đổi của nó” .

CHỦ ĐỀ 5: Phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
này?

Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho
thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ những thay đổi
về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và
phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết
hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần
tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc.
I.

Nội dung quy luật được vạch ra thông qua việc làm rõ các khái niệm, phạm trù
có liên quan.
Chất Lượng
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ - Lượng là phạm trù triết học
những thuộc tính khách quan vốn có của dùng để chỉ thuộc tính khách
sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu
cơ của những thuộc tính, các yếu tố cấu quan vốn có của sự vật, hiện
thành sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, tượng biểu thị các mặt số
hiện tượng là nó chứ không phải là cái lượng, quy mô, trình độ, nhịp
khác.
điệu… của các quá trình vận
- Chất của sự vật, hiện tượng được xác
định bởi: Các thuộc tính, các yếu tố của động và phát triển của sự vật,
nó và phương thức liên kết các yếu tố hiện tượng.
cấu thành sự vật.
- Mỗi sự vật, hiện tượng có
- Mỗi sự vật, hiện tượng có thể có vô
vàn chất tương ứng với vô vàn các mối nhiều loại lượng và có thể có
liên hệ của nó với cái khác. vô vàn lượng tương ứng với
vô vàn chất của nó.

- Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, là giới
hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự
vật, hiện tượng.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của
sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
- CHẤT MỚI RA ĐỜI TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY
CỦA LƯỢNG: Sau khi chất mới ra đời, nó quy định quy mô, mức độ và nhịp
độ phát triển của lượng của sự vật, hiện tượng khác với khi còn là chất cũ.
Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ
biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
II. Ý 2:
- Cần phải tìm hiểu cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa Lượng và Chất.
- Cần tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác
động của chất mới nhằm làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
- Cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng “tả khuynh”, chủ quan, duy ý chí chỉ muốn
thực hiện bước nhảy về chất; mặt khác, cần chống tư tưởng “hữu khuynh” - bảo thủ,
chờ đợi, không thực hiện bước nhảy về chất khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng;
cần phải nâng cao tính chủ động, thúc đẩy quá trình chuyển hoá từ lượng đến chất
một cách hiệu quả nhất.
- Cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp.
CHỦ ĐỀ 6: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương
pháp luận của quy luật này?

CHỦ ĐỀ 7: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn, cấp độ của quá
trình nhận thức?

CHỦ ĐỀ 8: Chân lý là gì? Các đặc tính cơ bản và tiêu chuẩn của chân lý?
CHỦ ĐỀ 9: Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người?

CHỦ ĐỀ 10: Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Vì sao nói sự phát triển của các hình
thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên?

CHỦ ĐỀ 11: Đấu tranh giai cấp là gì? Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát
triển chủ yếu của xã hội có giai cấp?

CHỦ ĐỀ 12: Phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng cơ bản của nhà
nước.

CHỦ ĐỀ 13: Cách mạng xã hội là gì? Vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội?
CHỦ ĐỀ 14: Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan niệm của triết học Mác -
Lê-nin.

CHỦ ĐỀ 15: Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. Ý
nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “Lấy dân làm gốc”.

You might also like