You are on page 1of 24

TÂM LÝ HỌC THẦN KINH (neuro psychology)

 Sự tiến hóa vận động tương quan với sự phát triển của vỏ não.
 Con người phát triển từ trên xuống dưới
 Con người khác động vật => tiến hóa về tầng nhận thức => NÃO BỘ QUUYẾT ĐỊNH SỰ
PHÁT TRIỂN ĐÓ.
I. Lịch sử tâm lý học thần kinh
- Thế kỉ 20, thuật ngữ được sử dụng đầu tiên bởi một thầy thuốc người Canada (William Osler)
 Tiếp cận mới nghiên cứu về não bộ
- 1949, nhà tâm lý Donald O.Hebb đặt tựa cho một học thuyết não bộ SỰ TỔ CHỨC CỦA
HÀNH VI – HỌC THUYẾT VỀ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH.
- 1957, thuật ngữ “ Tâm lý học thần kinh” trở thành tên gọi 1 phân ngành thuộc khoa học thần
kinh.
 Hiểu biết về não bộ là nền tảng để hiểu biết về hành vi của con người
II. Định nghĩa
- Tâm lý học thần kinh là môn học nghiên cứu về mối liên hệ giữa chức năng của não người và
hành vi
- Thông tin được lấy từ nhiều nguồn: giải phẫu học, sinh học, lý sinh học, tập tính học, dược lý
học, sinh lý học, tâm sinh lý học, triết học
- Chú trọng sự phát triển của ngành khoa học về hành vi con người dựa vào chức năng của não
III. Phân biệt tâm lý học thần kinh với các ngành tâm lý khác
- Tâm lý học thần kinh # Tâm lý học: TLH nghiên cứu chung về hành vi nhiều hơn
- Tâm lý học thần kinh # Tâm lý học xã hội:
+ TLHTK: tổn thương não, rối loạn chức năng não (sau khi tổn thương não, hoặc sau sanh…)
thường đi kèm với rối loạn vận động, ngôn ngữ => tổn thương “phần cứng”
+ TLHXH: do môi trường, mối quan hệ tác động vào là chủ yếu, biểu hiện từ từ, thường có yếu
tố nền tảng: gia đình lộn xộn, bị bỏ rơi, thiếu thốn chăm sóc, lạm dụng, cư xử tệ => tổn thương
“phần mềm”
- Tâm lý học thần kinh # Thần kinh học: thần kinh học chẩn đoán các bệnh lý của hệ thần kinh
được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa ( bác sĩ thần kinh ) để tìm ra hướng điều trị
- Tâm lý học thần kinh # Khoa học thần kinh: KHTK chuyên nghiên cứu về nền tảng phân tử
của chức năng hệ thần kinh ( các nhà khoa học thần kinh ) => đối tượng: động vật chủ yếu
IV. Phương pháp trị liệu
- Tâm lý thần kinh trị liệu: những phương pháp huấn luyện kĩ năng đặc biệt, giáo dục đặc biệt,
hoạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu
- Tâm lý xã hội trị liệu: hành vi liệu pháp, tham vấn, phân tâm, chơi liệu pháp…
- Đôi khi có sự phối hợp giữa tâm lý thần kinh và tâm lý xã hội:
+ Trẻ bại não khó diễn tả ngôn ngữ (tâm lý thần kinh trị liệu), không được người khác hiểu: ấm
ức, khó chịu. (tâm lý xã hội trị liệu)
+ Trẻ chậm phát triển tâm thần, chậm hiểu, kỹ năng xã hội kém (tâm lý thần kinh trị liệu), dễ bị
người khác lạm dụng -> bức bối, nổi nóng (tâm lý xã hội trị liệu)
V. Lịch sử về quan điểm não bộ ảnh hưởng đến hành vi
- Thuyết thể đích (Humoral theories) xuất phát từ y học Hy Lạp
- Các từ như thể dịch máu, dịch đen, dịch mật vân xuất hiện nhiều trong y văn
- Người Hy lạp cổ viết những tài liệu đầu tiên về mối quan hệ giữa não bộ và hành vi
- Triết gia Heraclitus ở TK thứ 6 TCN cho rằng tâm trí là một khoảng không to lớn với các
đường ranh giới mà chúng ta chẳng bao giờ với tới được.
- Triết gia Pythagoras là người đầu tiên cho rằng não bộ là trung tâm lý trí của con người và
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
- Hyppoorates (thầy thuốc người Hy Lạp – cha đẻ ngành y học hiện đại) cho rằng bệnh lý là do
mất cân bằng giữa các thể dịch , không có sự phân chia giữa rối loạn của cơ thể và rối loạn
của linh hồn
+ Ông là người đầu tiên ghi nhận rằng liệt xảy ra ở bên đối diện với bên đầu bị chấn thương
+ Ông cũng cho rằng nguồn cội mọi cảm xúc con người: vui, buồn, yêu, ghét, giận, sợ… đều
xuất phát từ não bộ.
+ Ông cũng cho rằng động kinh không phải do thần linh gây ra (vào thời đó bệnh lý này được
cho là “bệnh do thần thánh”, bị nhập bởi thần linh # Hyppo cho rằng bệnh lý này có nguyên
nhân y học rõ ràng.
- Plato trong cuốn Cộng Hòa (The Republic) đã gợi ý rằng linh hồn có 3 phần: Lòng ham
muốn, lý trí và tính khí.
 Ảnh hưởng đến mô hình phân tâm của Frued sau này, đó là mô hình cấu trúc hay bộ máy
tinh thần gồm 3 thành phần: cái nó, cái tôi, và cái siêu tôi
- Aristole tin tưởng một cách sai lầm rằng: trái tim là nguồn gốc của tất cả các quá trình tâm
thần (Vì trái tim ấm áp, và hoạt động nên là nơi trú ngụ của linh hồn; Vì não không có máu nên
nó có chức năng như một “máy tản nhiệt” làm hạ nhiệt máu nóng đi từ trái tim đi lên)
 Học thuyết ấy được gọi là giả thuyết về trái tim, trái tim là nơi chốn của cảm xúc như yêu
thương, giận dữ, cho đến nay vẫn còn xuất hiện trong cách nói chuyện của con người để
diễn tả cảm xúc đau khổ “trái tim tan vỡ”
- Học thuyết về não thất (Cell Doctrine)
+ Theo học thuyết về não thất, khoang rỗng trong não là nơi linh hồn trú ngụ, và nối kết với các
sợi thần kinh dẫn đến mắt và tai
+ Ngày nay, người ta biết rằng học thuyết về não thất là sai hoàn toàn, “ não thất là các
khoang mà dịch não tủy lưu thông , dịch này bảo vệ não bộ và là nơi các chất thải của não
đi ra”
+ Não thất không có chức năng tư duy => dịch não tủy được ví von như “nước tiểu của não”
- Galen cho rằng não bộ là một khối chất nhầy lớn, từ não một hệ thống bơm đầy thần khí
qua các sợi thần kinh (SS bộ não với một thành tựu kĩ thuật thời ông – hệ thống ống dẫn nước
dựa vào nguyên lý thủy lực học)
+ Ông cũng cho rằng tất cả các chức năng của cơ thể bao gồm chức năng của não và các bộ
phận khác tùy thuộc vào sự cân bằng thể dịch: máu, dịch nhầy, mật vàng có liên quan đến 4
yếu tố: đất, khí, lửa, nước.
- Người ta vẫn dùng các từ như “good humor” hoặc “ bad humor” để chỉ trạng thái tinh thần vui
vẻ, thân thiện hay giận dữ
- Các thuật ngữ như Melancholic có nghĩa là buồn rầu vẫn được dùng và Choleric có nghĩa là dễ
bị kích thích vẫn có trong các từ điển hiện đại.
VI. Các khám phá về giải phẫu học và vai trò của linh hồn
- Trong suốt TK 13, các nhà khoa học bắt đầu thực hiện các bước đi khác với học thuyết về não
thất trước đây
- Albetus Magnus (thầy tu dòng Đa Minh người Đức) đã giả thuyết rằng: hành vi là sự phối hợp
của các cấu trúc não bao gồm: vỏ não, não giữa, tiểu não.
- Adrea Vesalis:
+ Chứng minh cái nhìn của Galen sai
+ Nhấn mạnh toàn thể bộ não có chức năng trung gian đối với các quá trình tâm thần
- TK 17, các nhà khoa học tìm kiếm bộ phận đơn độc của não bộ là nơi chốn của các quá trình
tâm thần.
- Rene Descartes:
+ Học thuyết hai mặt (Dualism) về cơ thể và tâm trí tách rời nhau nhưng có sự tương tác với
nhau
+ Các quá trình tinh thần nằm ở một vùng giải phẫu nhỏ bé ở trong não gọi là tuyến tùng
+ Tuyến tùng nằm ở trung tâm của não, cấu trúc 2 nửa đối xứng, là vị trí hợp lý nhất cho các
khả năng tâm thần (gần não thất) => “dòng chảy tinh thần” ảnh hưởng đến nó.
VII. Lịch sử về quan điểm não bộ ảnh hưởng đến hành vi
- Bộ môn não tướng học (Phrenology) xuất hiện vào thế kỉ thứ 19:
+ Hình thể của hộp sọ bên ngoài có ảnh hưởng đến tính tình của con người.
+ Có 35 chức năng cao cấp của não có liên quan đến những sơ đồ trên hộp sọ: lòng độ lượng
tính kín đáo, đa tình…
- Nhà sinh lý học người Pháp Pierre Flourens đã đánh đổ học thuyết này. Ông lấy đi phần não
của động vật thực nghiệm mà vẫn không làm thay đổi hành vi, từ đó ông phát hiện ra đề tài thú
vị đó là tính tương đương: phối hợp tất cả các vùng của não để tạo ra một chức năng nào đó
 Tính định vị và tính tương đương:
- Có tầm quan trọng trong các chức năng cao cấp như nhận thức và cảm xúc vì hay chồng lấp lên
nhau.
- Tính định vị: một vùng não sẽ có chức năng riêng biệt
- Tính tương đương: phối hợp các vùng với nhau để tạo ra một chức năng nào đó
VD: Hành động để đi đến một điểm đích nào đó cần có sự phối hợp của nhiều vùng não: não
trán – hoạch định, vỏ não – vận động + điều khiển động tác theo ý muốn, hạch – điều khiển
trương lực cơ
- Nhờ vào các phương tiện khoa học chẩn đoán hình ảnh ngày càng hiện đại như CT, MRI,
FMRI, PET… => hiểu rõ hơn về chức năng của não bộ
VIII. Quan điểm về mối liên quan giữa não bộ và hành vi
- Quan điểm cứng: não được xem là yếu tố quyết định đối với toàn bộ hành vi được quan sát
- Quan điểm mềm: Não bị ảnh hưởng mạnh bởi kinh nghiệm
- Quan điểm trung gian: Hành vi là điểm cuối cùng của dòng tương tác giữa chức năng của não
và kinh nghiệm => phổ biến, có giá trị
GIỚI THIỆU VỀ NÃO BỘ
I. Khái niệm
Não bộ là cơ quan mà qua đó tất cả đời sống tinh thần của chúng ta được thực hiện: suy nghĩ,
học tập, trí nhớ, giải quyết vấn đề, biểu lộ cảm xúc, giao tiếp với người khác

* 10 điều thú vị của não bộ:


- Não của con người có khoảng 100-100 tỉ neuron
- Mỗi neuron có thể kết nối với 10 000 neuron khác
- Nếu mỗi neuron liên kết với một neuron khác thì não của chúng ta sẽ có đường kính khoảng
12,5 dặm tức là lớn hơn đường kính thành phố London
 Mỗi neuron chỉ liên kết với một bộ phận nhỏ của neuron khác, có khuynh hướng liên kết với
những neuron nằm gần, các kết nối xa thường là ngoại lệ
- Các neuron chiếm khoảng 10% các tế bào của não bộ. Các tế bào khác gọi là tế bào thần kinh
đệm, có chức năng hỗ trợ và dinh dưỡng
- Não chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể người
- Các neuron cũng có thể tái sinh. VD: vùng hồi răng
- Trung bình mỗi giây chúng ta mất khoảng 1 neuron
- Trè sinh đôi cùng trứng không có bộ não giống nhau về giải phẫu
- Người tự kỉ thường có não lớn hơn so với tiêu chuẩn
- Nam giới có bộ não lớn hơn nữ giới, nhưng não của nữ giới lại có nhiều nếp gấp hơn
*Tham khảo thêm bài não bộ trong giáo trình “ Giải phẩu và sinh lý hoạt đỗng thần kinh
cấp cao”
II. Sự phát triển của não
- Sự gia tăng các đuôi gai và các quá trình sợi trục
- Sự Myeline hóa sợi trục làm gia tăng tốc độ và hiệu quả dẫn truyền
III. Hoạt động của não bộ
- Nguyện tắc điểm đến điểm: thông tin được vận hành theo kiểu máy Fax, một điểm gửi và một
điểm nhận (1 chiều)
- Thông tin vận hành 2 chiều vừa gửi vừa nhận như hệ thống điện thoại
IV. Những yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của não
- Hệ thống di truyền bị lỗi do nhiễm sắc thể hay gen bất thường=> làm bất thường cấu trúc não
=> trẻ sinh ra bị chậm phát triển, động kinh. VD: hội chứng xơ củ
- Sai sót trong quá trình lập trình gen do di truyền hay tác động của môi trường, độc chất (thuốc
lá, thuốc phiện…), mẹ bị nhiễm virus khi mang thai => Trẻ sinh ra bị khuyết tật trì tuệ, tự kỉ,
rối loạn hành động kém chú ý
- Các tổn thương ngay trước khi sinh hoặc sau sinh => nhiễm trùng thần kinh, ngạt, bại não
Khu vực liên quan đến lý luận, trí thông minh và đạo đức được cho là ở phần trước của thùy
trán, vùng vỏ não trán trước.
Vùng Wernicker có nhiệm vụ giải thích những ý nghĩa phức tạp của nhiều
cảm khác khác nhau đã trải qua, gọi là vùng giải thích tổng quát hay vùng hiểu
biết, nếu tổn thương vùng này, bệnh nhân có thể nghe hoặc đọc nhưng không
hiểu ý nghĩa.
Một khu vực vỏ não chuyên biệt liên quan rất nhiều đến khả năng nói, hầu hết các thành phần
của ngôn ngữ đều nằm ở bán cầu trái, tổn thương khu vực Broca có thể gây ra tình trạng rối
loạn vận ngôn, đôi khi biết mình muốn nói gì, nhưng không thể nói thành lời.
V. Sự phục hồi sau tổn thương
- Não dễ bị tổn thương nhưng cũng có khuynh hướng phục hồi mạnh
- Khi một con đường bị tắc nghẽn thì sẽ có một con đường khác để thay thế
VI. Tuổi tác và sự phục hồi
- Có quan điểm cho rằng “Sang thương xảy ra ở giai đoạn sớm thì có triển vọng phục hồi tốt
hơn do tính linh hoạt của các neuron”
- Quan điểm khác lại cho rằng “Sự phát triển là quan trọng, các điểm mốc phát triển.” VD: nếu lé
sớm mà không điều trị sẽ dẫn đến mù vỏ não.
- Thời gian sau tổn thương là quan trọng: càng tác động sớm,phục hồi chức năng sớm thì khả
năng phục hồi càng cao.
VII. Phân loại các sai sót trong quá trình phát triển thể chất ở bào thai
- Dị dạng (Malformation): Là một khiếm khuyết nội tại trong quá trình phát triển mà ở đó có
một sự ngừng lại xảy ra ở một giai đoạn bình thường của quá trình phát triển.
+ Dị dạng có thể xảy ra đơn thuần hay đa dị dạng. Nguy cơ xuất hiển ở các trẻ khác là 3-5%, có
thể do yếu tố di truyền.
VD: Môi thường đóng vào lúc 35 ngày tuổi trong thai kì, nếu có sự ngưng xảy ra trong sự đóng
lại bình thường => sứt môi. Chẻ vòm, thông liên thất, thoái vị tủy, màng tủy là các ví dụ
- Loạn sản (Dysplasia): là sự tổ chức bất thường của các tế bào ở trong các mô. Loạn sản có
thể có tính di truyền hoặc không
VD: Hội chứng Marfan là loạn sản mô liên kết có tính di truyền => ảnh hưởng lên nhiều cơ
quan: tim mạch, cơ, xương…
- Phá vỡ (Disruption): Sự phá vỡ được gây ra bởi sự hủy hoại, hay cản trở một cấu trúc mà
trước đây phát triển theo cách bình thường. Các yếu tố gây ra như: quái thai, tai biến mạch máu
não, nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ… => Sự phá vỡ bắt đầu có sự hình thành cơ quan bình
thường => không di truyền
+ Phá vỡ có thể bắt chước các dị dạng. Tuy nhiên,
 Dị dạng có bản chất di truyền mạnh => nguy cơ xảy ra tiếp theo ở các đối
tượng trong gia đình là cao hơn
 Phá vỡ không có yếu tố di truyền nên nguy cơ xảy ra kế tiếp là ít. Cần xác
định nguyên nhân gây ra phá vỡ để giúp phòng ngừa.
- Biến dạng (Deformation): là một bất thường về hình dạng hay chức năng xảy ra do lực bên
ngoài tác động lên phần cơ thể mà trước đó phát triển bình thường. Không có yếu tố di truyền
xảy ra. Khi ngoại lực được lấy đi thì sự phục hồi chính xác của phần cơ thể đó có thể xảy ra.
Trong đó, chèn ép bên trong tử cung là dễ gặp nhất. Nguyên nhân bên ngoài do nằm lâu ở một
tư thế có thể gặp như chứng sọ méo
***Sọ méo: Chứng sọ méo cũng có thể gặp ở dị dạng đóng khớp hàn sọ sớm (Craniosynotosis,
Malformation) => Cần phân biệt hai loại này do cách chữa khác nhau
VIII. Não bộ và kinh nghiệm
- Khi được nuôi trong môi trường an toàn và có kích thích phong phú thì đuôi gai và các khớp
thần kinh ở các động vật sẽ phát triển hơn
- Sự hình thành các khớp thần kinh được điều khiển bởi gen, nhưng khi đã gắn vào vị trí, các
khớp thần kinh cần có kích thích từ môi trường thích hợp để hoạt hóa và vi điều chỉnh tạo thành
những con đường mòn
- Các hoạt hóa xảy ra trong một khoảng tgian nhất định
VD: sự phát triển ở 2 mắt, gắn bó cảm xúc, trôi chảy ngon ngữ, rất cần trong năm đầu đời. Nếu
trẻ không được âu yếm, mỉm cười, nói chuyện => chậm phát triển lại
- Sau khi các khớp thần kinh đã gắn chặt nhau => kinh nghiệm làm việc trong suốt cuộc sống
- Kinh nghiệm làm thay đổi não bộ
IX. Các loại hóa chất dẫn truyền thần kinh
- Có khoảng 100 chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào việc điều khiển các hành vi và đáp ứng
phức tạp của chúng ta
- Hiện nay người ta biết chắc được khoảng 50 chất dẫn truyền thần kinh => còn nhiều chất vẫn
đang nghiên cứu tiếp
X. Định dạng hóa chất dẫn truyền thần kinh
Có 4 tiêu chuẩn để định dạng các hóa chất dẫn truyền thần kinh
- Hóa chất phải được tổng hợp ở trong các neuron, nếu không thì phải hiện diện ở trong nó
- Khi neuron được hoạt hóa thì các hóa chất này phải được phóng thích ra và tạo ra một đáp ứng
ở tế bào đích
- Đáp ứng tương tự phải được thấy khi hóa chất được đưa vào tế bào đích trong thực nghiệm
- Phải có một cơ chế để phá hủy hóa chất này từ vị trí hoạt động của nó sau khi công việc đã
được thực hiện
XI. Các chất dẫn truyền thần kinh
- Achetycholine là hóa chất dẫn truyền thần kinh đầu tiên được xác định ở hệ thần kinh trung
ương. Tất cả các sợi trục của neuron vận động xuất phát từ tủy sống đều chứa Achetycholine
- Phân loại hóa chất dẫn truyền thần kinh gồm 3 nhóm:
1) Các chất dẫn truyền có phân tử nhỏ: Achetycholine, Dopamine, Norepinephrine,
Serotorine, Glutamate, Gamma-Amino, Butync Acid (GABA), Glycine, Histamine
2) Các chất dẫn truyền peptide
 Opioids: Enkephaline, Dynorphin
 Neurohypothyseals: Vasopressin, Oxytocin
 Secretines: Gastric Inhinitory peptide, growth hormone releasing peptide
 Insulins: insulin, insulin growth factor
 Gastrins: gastrin, Cholescystokinin
 Somatotastins: Pancreatic polypeptide
3) Các chất dẫn truyền dạng gas: NO, CO
XII. Chức năng của những hóa chất dẫn truyền thần kinh
- Neuron và các chất dẫn truyền chủ yếu của nó có liên quan đến vài loại chức năng hành vi nào
đó
HỆ THỐNG HOẠT HÓA ĐI LÊN: ở vùng thấp của não hướng lên vùng cao. Bao gồm: Hệ
Cholinergic, hệ Adrenergic, hệ Dopaminergic, hệ Serrtonergic
 Hệ Cholinergic: Hóa chất dẫn truyền thần kinh là Acetylcholine => Duy trì sự tỉnh thức
của não + vai trò quan trọng trong trí nhớ (bằng khả năng duy trì kích thích các neuron).
Sự chết của các neuron có chứa Acetycholine được cho là có liên quan đến bệnh mất trí
nhớ Alzheimer
*Tìm hiểu thêm về các bệnh động kinh, Down, não ứ dịch tủy, bại não
 Hệ Adrenergic: Hóa chất dẫn truyền là Noradrenaline: Hoạt động để duy trì trương lực
cảm xúc (khí sắc), giảm adrenaline được cho là có liên quan đến trầm cảm, tăng
adrenaline được cho là có liên quan đến hưng cảm
 Hệ Dopaminergic: hóa chất dẫn truyền thần kinh là Dopamin. Hoạt động để duy trì hành
vi vận động bình thường. Mất Dopamin liên quan đến bệnh Parkinson (các cơ bị cứng
đờ và vận động khó khăn). Gia tăng Dopamin có thể liên quan đến hoang tưởng, tâm
thần phân liệt (thuốc chống loạn thần có tác dụng làm giảm dopamin và giảm triệu
chứng loạn thần , tuy nhiên có thể gây rối loạn vận động như loạn trương lực cơ)
Các thuốc làm tăng dopamin như: Amphetamin có thể gây ra triệu chứng loạn thần như
hoang tưởng, ảo giác.
 Hệ Seratonergic: hóa chất dẫn truyền là Seratorin. Gia tăng hoạt động của hệ Seratorin
có thể gây ra ám ảnh cưỡng chế và tâm thần phân liệt, ngược lại giảm hoạt động của hệ
này có thể gây ra trầm cảm.

TÓM TẮT
- Các neuron truyền thông với nhau bằng cách phóng thích các hóa chất ở đầu tận cùng của
chúng
- Đầu tận cùng tạo thành một khớp nối bao gồm màng tiền khớp, khoảng không (khe khớp),
màng hậu khớp
- Có 4 bước trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh: tổng hợp, phóng thích, hoạt động
và tái hấp thụ
- Hiểu được hoạt động của hóa chất dẫn truyền thần kinh giúp hiểu được hành vi bình thường và
cũng giúp hiểu được cơ chế mà thuốc có ảnh hưởng đến hành vi
- Nhiều bệnh lý và tình trạng của hệ thần kinh có thể có nguồn gốc từ sự bất thường của các hóa
chất dẫn truyền thần kinh, điều trị các bệnh lý này sẽ dễ dàng hơn nếu biết rõ về chức năng của
các hóa chất dẫn truyền thần kinh
Các bệnh lý và rối loạn sức khỏe tâm thần có liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh
- Tâm thần phân liệt: rối loạn nặng, ảnh hưởng đến tư duy, cảm xúc, hành vi và chức năng sinh
hoạt của bệnh nhân
Có nhiều thay đổi trong cấu trúc của não như:
o Thể tích não bị giảm đi
o Mất chất xám ở vùng trán và tiểu não
o Gia tăng kích thước của não thất

o Giảm độ dày của vỏ não


o Thay đổi cấu trúc của thể chai
o Hóa chất thần kinh: Dopamin
o Nội tiết tố thần kinh: Cortisol ở trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận
- Suy kém về tâm lý thần kinh:
+ Chú ý chọn lọc và duy trì chú ý kém hơn so với người bình thường
+ Tốc độ xử lý khó khăn
+ Thị giác - vận động và chức năng vận động suy kém
+ Chức năng điều hành: hoạch định, linh hoạt, hành vi hướng đến mục đích suy kém (liên quan
đến thùy trán)
- Trầm cảm:
+ Hóa học thần kinh
+ Rối loạn của trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận khi hoạt hóa đáp ứng với stress
+ Mất cân bằng của hệ thống nội tiết thần kinh, tăng tiết cortisol ảnh hưởng đến quá trình điều
chỉnh khí sắc, ngon miệng, sự thức tỉnh
o Cortisol bị phóng thích khi cá thể bị stress nặng, nồng độ quá mức sẽ có ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển của não
o Một khi đã nhạy cảm với cortisol, não sẽ phản ứng quá mức với stress lần sau, vì thế làm
gia tặng nhạy cảm với tâm bệnh lý trong đó có trầm cảm
o Seratorin có vai trò quan trọng trong trầm cảm, các thuốc làm gia tăng nồng độ
seratonin có hiệu quả trong điều trị trầm cảm.
Cấu trúc và chức năng não bộ của người trầm cảm
- Trầm cảm có liên quan đến mức hoạt hóa thấp của bán cầu não trái
- Bán cầu não trái có liên quan đến nhiều hơn với xử lý cảm xúc tích cực, khi bán cầu trái kém
hoạt hóa, bán cầu phải sẽ hoạt động nhiều hơn và tạo ra cảm xúc tiêu cực (Pliszka, 2003)
- Kiểu bán cầu trái kém hoạt hóa cũng thấy ở trẻ nhú nhi và trẻ biết đi có mẹ bị trầm cảm
(Dawson và cộng sự, 1997) (Do di truyền, hay do ảnh hưởng từ người mẹ??)
- Rối loạn lo âu:
o Yếu tố di truyền
o Môi trường chia sẻ
o Tinh khí: ức chế hành vi
o Yếu tố sinh học thần kinh: Kích thích chu trình HPA (hạ đồi – tuyến yên – thượng thận)
o Các nghiên cứu về rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) cho thấy lo âu ảnh hưởng đến
hóa chất thần kinh đến nối kết giữa các neuron cấu trúc não và chức năng não
Panic attack

Panic attack chỉ những cơn hoảng loạn khiến bạn tự nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hoặc
thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực.

1. Cơn hoảng loạn panic attack là gì?


Panic attack là cơn hoảng loạn xảy ra một cách bất ngờ khi không có một mối đe dọa hoặc mối nguy
hiểm nào rõ ràng xuất hiện. Trong một số trường hợp, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng của cơn hoảng
loạn với triệu chứng của cơn đau tim.

Nếu không được điều trị, cơn hoảng loạn panic attack sẽ khiến cho bạn sợ hãi những nơi công cộng do
các cơn hoảng loạn tái đi tái lại ở những nơi này. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn
hoảng loạn. Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể bị rối loạn hoảng loạn là:

 Bạn thường xuyên trải qua các cơn hoảng loạn.

 Bạn phải thay đổi lối sống hoặc hành vi do sợ phải trải qua một cơn hoảng loạn nữa.

 Bạn có một nỗi sợ hãi dai dẳng là bạn có thể sẽ gặp thêm một cơn hoảng loạn khác.

Cơn hoảng loạn panic attack sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn tới phản ứng “chiến đấu hay
bỏ chạy” hay còn được gọi là “fight or flight response”. Các triệu chứng của tình trạng này có thể xuất
hiện dần dần và đạt đỉnh điểm sau khoảng 10 phút. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng trong số
các triệu chứng sau đây: Run rẩy, Khó thở, Bốc hỏa, Ớn lạnh, Thở gấp, Khó nuốt, Đau ngực, Buồn nôn,
Đau bụng, Đổ mồ hôi, Thở hụt hơi, Tim đập nhanh, Ngứa ran hoặc tê, Cảm thấy muốn xỉu, Cảm thấy
cái chết như sắp đến với bạn

Các cơn hoảng loạn này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có các triệu chứng tương tự như
các tình trạng nguy hiểm khác như đau tim. Nếu gặp các triệu chứng trên, phải đi khám càng sớm càng tốt
để loại trừ các khả năng mình mắc các bệnh nguy hiểm.

2. Nguyên nhân nào gây ra cơn hoảng loạn panic attack?


Nguyên nhân chính xác gây ra cơn hoảng loạn panic attack đến nay vẫn chưa rõ ràng. Trong một số
trường hợp, các cơn hoảng loạn panic attack có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như là:
Rối loạn hoảng sợ, Sợ không gian rộng hoặc các nỗi sợ khác, Rối loạn lo âu toàn thể,Rối loạn căng thẳng
sau sang chấn.

Tình trạng căng thẳng cũng có thể góp phần làm xuất hiện cơn hoảng loạn. Ngoài ra, cũng dễ bị các
cơn hoảng loạn panic attack hơn nếu có các yếu tố sau:Mất người thân, Từng bị lạm dụng thời thơ ấu, Có
thành viên trong gia đình cũng gặp các cơn hoảng loạn, Trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống như
có con, Phải làm việc hoặc sống trong tình trạng căng thẳng cao độ, Từng trải qua một sự việc đau buồn
nào đó như tai nạn giao thông nghiêm trọng.

BỆNH HOANG TƯỞNG


1. Bệnh hoang tưởng là gì?
Bệnh hoang tưởng còn được gọi là bệnh tâm thần hoang tưởng hay thần kinh hoang tưởng. Bệnh có tên
tiếng Anh là Paranoid Personality Disorder.
Theo cách suy nghĩ của người bệnh, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự
sai lệch này của bệnh nhân nặng nề đến mức bạn không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng
chứng cứ được.
Quá trình hình thành chứng hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các chứng rối loạn tâm thần.
Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động
tâm thần khác.
Một số dạng hoang tưởng như:
- Hoang tưởng ghen tuông.
- Hoang tưởng tự cao.
- Hoang tưởng bị hại.
- Hoang tưởng do rượu.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hoang tưởng
Những biểu hiện của bệnh hoang tưởng thường không rõ ràng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao
gồm:
- Lo ngại mọi người có hành động bí mật gì đó, nghi ngờ hành động của những người khác.
- Miễn cưỡng khi tâm sự với người khác hoặc tiết lộ thông tin cá nhân do sợ thông tin đó có thể chống lại
mình.
- Khó tha thứ và giữ hận thù.
- Nhạy cảm và dễ có những suy nghĩ tiêu cực.
- Không có khả năng làm việc cùng người khác.
- Nóng tính, dễ tấn công người khác, dễ giận dữ.
- Có những nỗi nghi ngờ không giải thích được.
- Tách rời xã hội.
- Hay tranh luận, bướng bỉnh.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng
Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng có thể xuất phát từ định kiến hay ám ảnh, từ ảo giác hay là hiện
tượng duy nhất của một bệnh loạn thần còn sót lại (hoang tưởng di chứng).
Hoang tưởng cũng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau như: tâm thần phân liệt, loạn thần cấp tính,
các rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm) có triệu chứng loạn thần, loạn thần thực tổn...
Sự hình thành và tiến triển của bệnh hoang tưởng:
- Hoang tưởng suy đoán thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh, ảnh hưởng rất
nhiều đến các hoạt động tâm thần khác.
- Hoang tưởng kết tinh: hoang tưởng hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững vàng, cố
định.
- Tri giác hoang tưởng: người bệnh nhìn thấy những sự vật, những người xung quanh có một cái gì đặc
biệt khác thường liên quan đến số phận họ.
- Suy đoán hoang tưởng: dần dần người bệnh tìm thấy cái gì đặc biệt khác thường đó có ý nghĩa ngày
càng rõ ràng và giải thích nó theo suy đoán của mình.
- Hoang tưởng tan biến: hoang tưởng có thể biến đi một cách tự phát hay do điều trị hoặc tan rã trong trí
tuệ sa sút.
- Khí sắc hoang tưởng: người bệnh lo lắng, chờ đợi một cái gì bất thường sẽ đến với mình, một mối nguy
hiểm đang đe doạ tính mạng và cuộc đời họ, mà họ không tự giải thích được.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoang tưởng, chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt.
- Tăng kích hoạt hệ miễn dịch, chẳng hạn như do viêm hoặc bệnh tự miễn.
- Có cha lớn tuổi.
- Mắc một số biến chứng khi sinh, chẳng hạn như suy dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với chất độc hay virus có
thể tác động đến sự phát triển của não.
- Dùng thuốc hướng thần (thần kinh hoặc tâm thần) trong độ tuổi thiếu niên và thanh niên.
4. Tác hại và biến chứng của bệnh hoang tưởng
- Hoang tưởng khiến cho người bệnh luôn lo ngại, nghi kị những người xung quanh, làm rạn nứt các mối
quan hệ xã hội cũng như có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Bệnh hoang tưởng khiến cho người bệnh gặp hạn chế lớn trong công việc do không thể làm việc nhóm.
- Bệnh hoang tưởng khiến cho người bệnh trở nên nóng nảy, dễ giận dữ và tấn công người khác. Trong
trường hợp xấu nhất người bị bệnh hoang tưởng có thể trở thành sát nhân giết người.
- Bệnh hoang tưởng nếu nặng hơn có thể khiến cho người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có ý
nghĩ tự sát.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hoang tưởng diễn tiến nặng hơn và
tránh các tình huống phải cấp cứu. Hãy nhìn nhận hoang tưởng là một căn bệnh bạn cần phải chữa, không
nên vì tâm lý sợ bị coi là "kẻ tâm thần" mà dấu bệnh và từ chối điều trị.
5. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hoang tưởng
Chẩn đoán bệnh
Nếu nghi ngờ một người mắc bệnh hoang tưởng, bác sĩ sẽ tiến hành khám và làm một số xét nghiệm để
giúp loại trừ khả năng mắc các tình trạng có triệu chứng tương tự nghiện rượu và ma túy. Bác sĩ cũng có
thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tâm thần của người bệnh bằng cách quan sát sự xuất hiện, thái độ và hỏi về
những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, sử dụng chất và khả năng bạo lực hoặc tự tử. Họ cũng sẽ
thảo luận về tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình.
Phương pháp điều trị bệnh hoang tưởng
Điều trị rối loạn ảo giác thường liên quan đến cả dược lý trị liệu và tâm lý trị liệu. Do tính chất mãn tính
của tình trạng này, các chiến lược điều trị nên được điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân của bệnh nhân và tập
trung vào việc duy trì chức năng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dược lý trị liệu:
Thuốc chống rối loạn thần kinh có thể được sử dụng trong điều trị rối loạn hoang tưởng. Thuốc chống
trầm cảm đã được sử dụng thành công trong điều trị rối loạn hoang tưởng.
- Tâm lý trị liệu:
Các can thiệp về giáo dục và xã hội có thể bao gồm đào tạo kỹ năng xã hội, hướng dẫn cách giảm thiểu
các yếu tố nguy cơ, bao gồm: suy giảm cảm giác, cách ly, căng thẳng và bạo lực. Cung cấp hướng dẫn
thực tế và hỗ trợ trong việc đối phó với các vấn đề xuất phát từ rối loạn hoang tưởng.
Phương pháp điều trị nhận thức có thể sẽ được chỉ định cho một số bệnh nhân. Trong hình thức trị liệu
này, nhà trị liệu sử dụng các câu hỏi tương tác và các thử nghiệm hành vi để giúp bệnh nhân xác định các
suy nghĩ có vấn đề và sau đó thay thế chúng bằng tư duy thay thế, thích ứng hơn. Việc thảo luận về bản
chất phi thực tế của niềm tin hoang tưởng với bệnh nhân nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Lưu ý
rằng phương pháp này chỉ được thực hiện sau khi mối quan hệ giữa chuyên gia với bệnh nhân đã được
thiết lập.

ẢO TƯỞNG
1. Ảo tưởng là gì?
Ảo tưởng (tên tiếng Anh là Illusion) là một tri giác không chính xác về một sự vật, hiện tượng. Thuật ngữ
này cũng được dùng rộng rãi cho niềm tin hay nhận thức không chính xác. Tuy nhiên, trong ứng dụng
khoa học, ảo tưởng là tình trạng không rõ ràng về cảm giác.
Nói cách khác, ảo tưởng là một tri giác xảy ra khi có kích thích cảm giác nhưng được nhận thức sai và
giải thích sai, chẳng hạn như nghe tiếng gió mà nghĩ là tiếng ai đó khóc. Con người đôi khi có thể trải
nghiệm một ảo tưởng nào đó. Tuy nhiên, ảo tưởng xảy ra phổ biến ở những người mắc các bệnh lý về tâm
thần như: bệnh tâm thần phân liệt, bệnh hoang tưởng hoặc bệnh ảo giác.
2. Phân loại ảo tưởng
Các ảo tưởng có thể xảy ra ở bất kì 5 loại giác quan nào. Một số ví dụ gồm có:
 Ảo tưởng thị giác, được nhìn thấy khi một hình ảnh được xây dựng theo cách nào đó khiến nó dẫn
thông tin sai lên não. Ví dụ, hai người với hai chiều cao khác nhau đứng trên một sàn nhà không
bằng phẳng được phủ bởi những điểm mốc có thể được thấy như là đang đứng trên sàn phẳng và
như vậy thấy hai người có chiều cao bằng nhau.
 Ảo tưởng thính giác, xảy ra khi một người nghe được những âm thanh không thật sự được tạo ra
hay những âm thanh không giống với tiếng thật của nó. Một ví dụ điển hình là giai điệu Shepard,
nghe như giai điệu đang đi lên liên tục hay đi xuống nhưng thật ra là không có.
 Ảo tưởng xúc giác, xảy ra khi não nhận kích thích sờ chạm nhưng nó không thực sự tồn tại, hay nó
không hiện diện như cách mà não nhận được. Hội chứng Phantom, một trải nghiệm cảm giác về
chi đã bị đứt, là một ví dụ của ảo tưởng xúc giác.
 Ảo tưởng khứu giác và vị giác, không phổ biến như các loại ảo tưởng khác. Tuy nhiên, một số
người có thể cảm nhận được mùi khác với những người khác, đặc biệt khi được nhận thông tin
mâu thuẫn về kích mùi. Hiện tượng tương tự có thể xảy ra với vị giác.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng ảo tưởng
Giống như các ảo giác, ảo tưởng không nhất thiết là một dấu hiệu của tình trạng tâm thần, và bất kì ai
cũng có thể trải nghiệm qua chúng. Ảo tưởng khác ảo giác ở chỗ ảo giác xảy ra mà không cần có kích
thích ngoại lai.
- Nguyên nhân thực tổn:
 Chấn thương sọ não
 Nhiễm trùng nhiễm độc thần kinh
 Các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não…)
 Các bệnh nội tiết, cơ thể có ảnh hưởng đến hoạt động của não
- Các nguyên nhân tâm lý:
 Căng thẳng tâm lý, stress, gia đình, xã hội
 Quá trình đô thị hóa nhanh, thảm họa …
 Rối loạn ở thanh thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi
- Các nguyên nhân cấu tạo thể chất nhân cách bất thường:
 Chậm phát triển tâm thần
 Nhân cách bệnh
- Các nguyên nhân chưa rõ ràng:
Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo
thể chất …) nên khó xác định được nguyên nhân chủ yếu

ẢO GIÁC
1. Ảo giác là gì?
Ảo giác (tên tiếng Anh là Hallucinations) là tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng nhưng không
hề có thực. Nó có thể gây ảnh hưởng đến cả năm giác quan. Ví dụ, bạn có thể nghe một giọng nói mà
không một ai gần đó có thể nghe hay thấy những hình ảnh mà chúng không có thực.
2. Các loại ảo giác chính: liên quan đến 5 giác quan
Ảo giác thị giác
Ảo thị bao gồm việc nhìn thấy những thứ không tồn tại. Các ảo giác có thể là về sự vật, hình ảnh, con
người, hay ánh sáng. Ví dụ, bạn có thể thấy một người mà người đó không tồn tại trong căn phòng hay
ánh sáng nhấp nháy mà không ai thấy được.
Ảo giác khứu giác
Ảo khứu liên quan đến khứu giác của bạn. Bạn có thể ngửi thấy một mùi khó chịu khi đang thức dậy giữa
đêm hay cảm thấy người bạn có mùi hôi mặc dù thực tế không có. Loại ảo giác này cũng có thể liên quan
đến mùi mà bạn thích, như mùi hoa.
Ảo giác vị giác
Ảo giác vị giác cũng tương tự như ảo khứu, nhưng chúng liên quan đến cảm giác vị giác thay vì khứu
giác. Những vị này thường kì lạ và khó chịu. Ảo giác vị giác (thường là vị kim loại) thường là triệu chứng
tương đối thường gặp của người bị bệnh động kinh.
Ảo giác âm thanh
Ảo thanh là một trong các loại thường gặp nhất của ảo giác. Bạn có thể nghe tiếng ai đó đang nói chuyện
với bạn hoặc bảo bạn làm một số chuyện nhất định. Giọng nói có thể giận dữ, trung lập, hay ấm áp. Các
ví dụ khác của loại ảo giác này gồm có âm thanh nghe được, như tiếng ai đó đang đi bộ trên gác mái hay
tiếng nhấp chuột lặp lại hay tiếng ồn.
Ảo giác xúc giác
Ảo giác xúc giác liên quan đến cảm giác sờ chạm hay di chuyển của cơ thể. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy
những con bọ đang bò trên da hay cảm thấy rằng các nội tạng đang di chuyển. Bạn cũng có thể cảm thấy
bàn tay ai đó đang chạm vào người bạn.
Ảo giác tạm thời
Giống như tên gọi, ảo giác tạm thời không mạn tính. Ví dụ, triệu chứng có thể xuất hiện nếu một mối
quan hệ nào đó của bạn vừa kết thúc hay nếu ai đó là người thân yêu của bạn vừa qua đời. Bạn có thể
nghe giọng nói của người đó trong một khoảnh khắc hay nhanh chóng nhìn thấy hình ảnh của anh ta hoặc
cô ta. Loại ảo giác này đặc biệt biến mất khi nỗi đau mất mát của bạn nhạt dần.
3. Các yếu tố gây ra ảo giác
3.1. Bệnh tiểu đường
Bạn có thể bắt đầu bị ảo giác khi lượng đường trong máu tăng lên rất cao trong một thời gian dài.
3.2. Tâm thần phân liệt
Khoảng một nửa số người bị tâm thần phân liệt nghe thấy giọng nói trong đầu. Ngoài triệu chứng phổ
biến này, một số người khác có ảo giác thị giác. Các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu điều gì gây ra ảo giác,
nhưng có thể là do sự kết hợp của những thay đổi trong não bộ, di truyền và môi trường. Thuốc chống
loạn thần có thể giúp giảm bớt ảo giác ở người bị tâm thần phân liệt.
3.3. Bệnh Parkinson
Hơn một nửa số người mắc chứng Parkinson có ảo giác thị giác hoặc ảo tưởng. Các chuyên gia không
rõ vì sao bị ảo giác, có thể là do những thay đổi trong não sau quá trình điều trị hoặc do chính căn bệnh
gây ra. Triệu chứng này đôi khi sẽ đi kèm với các loại sa sút trí tuệ khác như thể Lewy. Bác sĩ có thể kê
đơn thuốc chống loạn thần để giúp kiểm soát những cơn ảo giác của bệnh nhân.
3.4. Bệnh Alzheimer
Những thay đổi xảy ra với não khi mắc bệnh Alzheimer có thể dẫn đến ảo giác. Người bệnh cũng có thể
cảm thấy hoang tưởng hoặc nghĩ rằng mọi người đang có ý làm hại họ. Thuốc điều trị bệnh Alzheimer có
thể giúp ích bằng cách thay đổi hoạt động của các chất hóa học trong não.
3.5. Đau nửa đầu
Người bị đau nửa đầu đôi khi sẽ thấy ánh hào quang với những tia sáng lóe lên, có những điểm mù không
thể nhìn thấy hoặc những thay đổi khác về thị lực. Bạn cũng có thể cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở tay và
mặt. Những triệu chứng này thường xảy ra khoảng 1 giờ trước khi đau đầu. Các chuyên gia cho rằng hào
quang có thể giống như một làn sóng điện hoặc chất hóa học xuyên qua phần thị giác của não. Bác sĩ có
thể kê đơn thuốc để điều trị và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
3.6. U não
Rối loạn tâm thần là một triệu chứng phổ biến khi bị u não. Các khối u não có thể dẫn đến chứng hay
quên, các vấn đề về khả năng nói hoặc thay đổi tâm trạng. U não cũng có thể gây ra ảo giác thị giác, khiến
người bệnh nhìn thấy những thứ không tồn tại ở đó hoặc hành động khác với những gì bạn thường làm.
Để điều trị khối u, bệnh nhân cần làm phẫu thuật hoặc xạ trị.
3.7. Hội chứng ảo giác Charles Bonnet
Đây là một căn bệnh gây ra ảo giác thị giác ở những người bị mất thị lực. Các bác sĩ cho rằng nguyên
nhân có thể là do não vẫn tiếp tục xử lý hình ảnh mặc dù bạn không thể nhìn thấy. Ảo giác sẽ biến mất khi
thị giác quay trở lại bình thường. Nếu bị mù vĩnh viễn, bạn có thể tìm hiểu một số cách để ngăn chặn ảo
giác, chẳng hạn như dùng thuốc chống loạn thần.
3.8. Rối loạn giấc ngủ
Một số tình trạng giấc ngủ sẽ gây ra ảo giác, thường là ảo giác thị giác xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc thức
dậy. Loại ảo giác này rất giống những giấc mơ, nhưng có vẻ thực hơn.
3.9. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể gây ra ảo giác thính giác, mặc dù khá hiếm gặp. Bạn có thể
nghe thấy một hoặc nhiều giọng nói; hay chỉ đơn giản là bạn bị ù tai. Bạn cũng có thể cảm thấy hoang
tưởng và nghi ngờ người khác. Tình trạng này có thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý, chẳng hạn như liệu
pháp trò chuyện và dùng thuốc.
3.10. Sốt
Đôi khi trẻ em sẽ bị ảo giác nếu đang sốt cao. Ảo giác thường biến mất trong vòng vài phút. Hạ sốt
bằng ibuprofen hoặc acetaminophen, truyền nước và nghỉ ngơi,... sẽ ngăn những cơn ảo giác lại.
3.11. Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh nghiêm trọng - như viêm màng não hay sốc nhiễm trùng, có thể gây
ra ảo giác. Khi không còn nhiễm trùng, ảo giác sẽ biến mất.
4. Các loại ảo giác khác
4.1 Tâm trạng hoặc bầu không khí
Điều này liên quan đến một sự kỳ lạ, bạn có một cảm giác kỳ lạ rằng thế giới xung quanh đang đe dọa
bạn. Những người mắc chứng ảo giác này thường cảm thấy căng thẳng và bối rối vì họ không thể hiểu
được những thay đổi về môi trường của họ, nhưng họ lại tin rằng có gì đó không ổn.
4.2. Nhận thức
Kiểu ảo giác này chủ yếu tập trung người bị ảnh hưởng hơn là điều kiện ảnh hưởng của thế giới bên
ngoài. Những gì người bệnh tin là có thật, nhưng họ làm cho tầm quan trọng của nó thành không có thực.
Sự tập trung cao độ này vượt xa những gì có ý nghĩa hợp lý hoặc liên quan đến cảm xúc của mỗi người.
4.3. Ký ức
Trong trường hợp này, người bị ảo giác là sẽ hồi tưởng lại nhưng không chính xác về những điều đã xảy
ra trong quá khứ.
4.4. Ý tưởng
Loại ảo giác này liên quan đến suy nghĩ phức tạp. Nó được hình thành đầy đủ những điều được xuất phát
từ hư không.
4.5. Nhận thức
Với loại ảo giác này, mọi người rất ý thức về một kinh nghiệm cụ thể. Họ không thể nghe, nhìn thấy, hoặc
cảm thấy điều đó xảy ra ở thế giới xung quanh. Đó là một ý tưởng cực kỳ sống động.
4.6. Một số ảo giác khác
Một số loại rối loạn ảo giác còn được xác định theo chủ đề của những ảo giác đã từng trải qua, chẳng hạn
như:
 Chứng lo cuồng bị khủng bố ngược đãi
Điều này dựa trên ý tưởng rằng một người hoặc đối tượng đang cố gắng làm tổn thương hoặc chống lại
bạn. Những người bị ảo giác này tin rằng họ đang bị theo dõi, đánh thuốc mê, vu khống, lừa dối... Một ví
dụ có thể bao gồm một người phụ nữ tin rằng ông chủ của mình đang đánh thuốc mê cho nhân viên bằng
cách thêm một chất gì đó vào trong máy làm mát nước khiến cho mọi người làm việc chăm chỉ hơn.
 Ngoại tình
Tình trạng này liên quan đến sự ghen tuông bất thường hoặc sự chiếm hữu đối với người khác. Với kiểu
ảo giác này, các cá nhân tin rằng đối tác của họ không chung thuỷ. Chẳng hạn, một người đàn ông mắc
chứng ảo giác này có thể tin rằng đối tác của mình gặp người yêu mỗi khi cô ấy sử dụng nhà vệ sinh ở nơi
công cộng, anh ta cũng nghĩ rằng cô ấy gửi tin nhắn bí mật cho người yêu thông qua người khác.
 Tình yêu
Đây là một tình yêu ám ảnh chiếm lấy tất cả những suy nghĩ khác hơn một ý tưởng rằng ai đó đang yêu
bạn
Ảo giác liên quan đến ngoại tình thường gặp ở người thích chiếm hữu người khác
 Tôn giáo.
Ảo giác về loại này không nhất thiết phải được tạo thành niềm tin mãnh liệt nhưng nó lại rất nhiều trong
môi trường sống của người đó.
 Cảm giác tội lỗi hoặc không xứng đáng
Chủ đề này thường phổ biến ở những người bị trầm cảm.
 Phô trương
Trong ảo giác phô trương, các cá nhân cảm thấy rằng chính họ hay một số người cụ thể có tài năng, danh
tiếng, sự giàu có hoặc quyền lực phi thường (mặc dù thiếu bằng chứng về tất cả điều đó) đồng thời họ
cũng là người rất quan trọng và có giá trị với mọi người.
Ví dụ của loại ảo giác này sẽ là một phụ nữ tin rằng Chúa ban cho cô ấy sức mạnh để cứu vũ trụ và mỗi
ngày cô hoàn thành một số nhiệm vụ sẽ giúp cho hành tinh này được tồn tại.
 Somatic
Những người bị ảo giác này tin rằng họ đang trải qua cảm giác vật lý hoặc rối loạn chức năng cơ thể dưới
da, hoặc họ đang bị một tình trạng y tế nói chung. Chẳng hạn, một người đàn ông tin rằng có những ký
sinh trùng sống bên trong cơ thể anh ta làm cho anh ta cảm thấy đau đớn toàn cơ thể.
 Erotomanic
Tình trạng này là sự hoang tưởng hiếm gặp, được đặc trưng bởi ảo tưởng của một cá nhân về một người
khác đang say mê họ. Trong kiểu ảo giác này, một người tin rằng những người có tầm nhìn xã hội cao
hơn thì sẽ yêu họ. Ví dụ về kiểu ảo giác này sẽ là một người đàn ông tin rằng một nữ diễn viên yêu anh ta
và cô ấy giao tiếp với anh ta thông qua cử chỉ tay bí mật trong chương trình truyền hình của cô.
 Hỗn hợp
Khi ảo giác không rơi vào một thể loại duy nhất và không có chủ đề duy nhất nào thống trị, thì các ảo giác
này được coi là hỗn hợp. Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể coi rối loạn là “không xác định” khi
ảo giác không rơi vào một loại cụ thể.
NGHIỆN VÀ LỆ THUỘC
- Lạm dụng chất là kiểu sử dụng thuốc mà người ta sử dụng thuốc đó lâu dài và quá mức, chiếm
phần lớn trong đời sống của họ
- Một tình trạng tiến triển nhiều hơn của lạm dụng chất là lệ thuộc chất hay còn gọi cách khác là
nghiện
- Người nghiện là người lạm dụng chất và lệ thuộc chất
NHẠY CẢM
- Phản ứng ngược với dung nạp: gia tăng đáp ứng đối với những liều thuốc kế tiếp mà không có
tăng liều.
- Hội chứng cai nghiện: các triệu chứng xảy ra sau khi ngưng thuốc đột ngột, hội chứng cai
nghiện có thể gây nguy hiểm như co giật, thậm chí có thể gây tử vong
- Não của những người sử dụng nicotin có những vùng gia tăng hoạt động bao gồm: nhân
Accumben, hạnh nhân, đồi thị, và võ não trán trước
HỆ THỐNG CẢM GIÁC
- Các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm giác tiền đình và cảm giác
bán thể
- Năm giác quan đầu tiên là năm giác quan mà chúng ta dễ nhìn thấy, cảm thấy. Hai giác quan
sau thì cần phải chú ý hay có ai nói cho mình thì mới biết
**Tham khảo thêm trong giáo trình giải phẫu sinh lý hệ thần kinh
CÁC THỤ THỂ CẢM GIÁC
- Mỗi hệ thống cảm giác có những thụ thể khác nhau, được chuyên biệt hóa để đáp ứng với các
dạng năng lượng khác nhau
- Thụ thể ở võng mạc, thụ thể trong hệ thống thính giác, thụ thể cảm giác bản thể…
- Tất cả các hệ thống cảm giác hoạt động giống như một bộ phận lọc
CÁC TRƯỜNG CẢM NHẬN
- Mỗi thụ thể của cơ quan hay tế bào có một trường cảm nhận, phần này sẽ đáp ứng với một phần
đặc biệt của thế giới xung quanh
CÁC THỤ THỂ ĐÁP ỨNG NHANH VÀ CHẬM
- Các thụ thể dễ dàng hoạt hóa nhưng lại ngưng đáp ứng trong khoảng thời gian ngắn: là thụ thể
đáp ứng nhanh VD: thụ thể lông trên da
- Thụ thể nhạy cảm với áp lực là thụ thể đáp ứng chậm
- Thụ thể hình que trong hệ thống thị giác đáp ứng nhanh so với thụ thể hình nón
CÁC THỤ THỂ VỀ BẢN THÂN VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁC
- Các thụ thể đáp ứng với kích thích bên ngoài được gọi là ngoại thụ thể
- Các thụ thể đáp ứng với chính hoạt động của chúng ta được gọi là nội thụ thể
CÁC VÙNG ĐẠI DIỆN TRÊN NÃO
- Loài sóc có 4 vùng thị giác
- Loài khỉ có 14 vùng thị giác
- Con người có nhiều vùng thị giác hơn
- Càng nhiều vùng thị giác thì khả năng nhìn các đối tượng càng phong phú
TRI GIÁC
- Tri giác là kinh nghiệm chủ quan của việc diễn dịch các sự kiện
- Kích thích giống nhau thì có thể diễn dịch thành tri giác khác nhau
- Tri giác được ảnh hưởng bởi bối cảnh mà cảm giác được nhận vào
SỰ TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG VẬN ĐỘNG
- 3 nguyên lý chức năng của hệ thống vận động: nguyên lý chuỗi vận động, nguyên lý thứ bậc,
nguyên lý xử lý song song.
VẬN ĐỘNG ĐƯỢC MÃ HÓA BỞI CÁC TẾ BÀO CỦA VỎ NÃO
- Các tế bào vỏ não đóng vai trò trong việc hướng dẫn các cơ co thắt
- Các tế bào vỏ não định rõ đích điểm của vận động
- Các tế bào cũng tham gia vào việc tưởng tượng các vận động
VỎ NÃO VẬN ĐỘNG CHỨA MỘT TỪ ĐIỂN VỀ VẬN ĐỘNG
- Vỏ não vận động được tổ chức không chỉ điều khiển các hoạt động riêng lẻ mà là điều khiển cả
các vận động, cần có sự phối hợp của nhiều cơ bắp
HÀNH VI
- Phân loại về hành vi (Theo Lezak, 1995)
+ Xử lý thông tin hay chức năng trí tuệ, cảm nhận, trí nhớ, học tập, suy nghĩ, diễn đạt
+ Cảm xúc (cảm xúc, động cơ)
+ Chức năng điều hành và kiểm soát
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO VÀ HÀNH VI
- Nụ cười xã hội / Nụ cười bà mụ
- Sự phát triển của não giai đoạn dậy thì (ảnh hưởng bởi các hormone tuổi dậy thì)
NGUYÊN LÝ HỌC TẬP
- Nguyên lý phản xạ có điều kiện:
+ Điều kiện cổ điển (Pavlo)
+ Kích thích đôi VD: Dùng đồ chơi đặt gần mắt rồi dần dần đưa ra xa để kích thích phản xạ
mắt đối với những trẻ tự kỉ
 Tiểu não chi phối
- Nguyên lý khen thưởng
+ Điều kiện thao tác
+ Skinev
+ Củng cố: dương => phần thưởng, âm => lấy đi nhiệm vụ sau đó
Phần thưởng ngay lập tức, tích lũy -> VD: chiến lược makerting
Yếu tố củng cố hữu hình (phần thưởng hiện vật), vô hỉnh: lời khen…
- Bắt chước: được ghi nhận bởi neuron soi gương
VAI TRÒ CỦA VỎ NÃO TRÁN TRƯỚC VÀ VỎ NÃO PHÍA SAU
- Các thông tin cảm giác có thể hướng dẫn vận động bằng 2 cách:
+ Nối kết trực tiếp từ vỏ não thùy đỉnh (vùng cảm giác) và vỏ não vận động sơ khởi: các vận
động đơn giản
+ Các hệ thống cảm giác khác nhau gửi thông tin đến vỏ não trán trước
THÂN NÃO
- Có khoảng 26 đường dẫn truyền từ thân não xuống tủy sống
- Duy trì tư thế cân bằng và kiểm soát hệ thần kinh thực vật
- Vận động toàn cơ thể
- Hành vi chải chuốt, hành vi làm tổ, nuôi con
HẠCH NỀN
(tham khảo giáo trình GP trang 20)
- Điều hòa vận động, quyết định sức mạnh của mỗi vận động bằng cách thay đổi trương lực cơ
và tạo ra việc đồng bộ trong vận động
- Duy trì sự chú ý
- Có những chu trình thần kinh liên hệ giữa hạch nền và vùng trán
- Tổn thương ở hạch nền có thể gây ra các bệnh lý khác nhau
TIỂU NÃO
- Điều chỉnh tư thế và thăng bằng
- Học tập vận động, đo đạc thời gian vận động, duy trì vận động chính xác, đáp ứng phụ thuộc
bối cảnh và đáp ứng thích nghi
HẠNH NHÂN
- Liên quan đến vỏ não khứu giác, liên quan đến hành vi tấn công và sợ hãi, liên quan đến cơ chế
phần thưởng trong lạm dụng chất gây nghiện và trong rối loạn ăn uống, lo âu
NÃO TRUNG GIAN
- Đồi thị
- Hạ đồi
CHẤT TRẮNG CỦA NÃO
- Nối kết các vùng với nhau
- Chức năng hỗ trợ và dinh dưỡng
SỰ BẤT ĐỐI XỨNG CỦA NÃO BỘ
- Có sự khác biệt giữa vai trò của bán cầu não trái và bán cầu não phải
- Hai bán cầu não có chức năng đối lập với nhau nhưng lại bổ sung cho nhau
PHƯƠNG THỨC NHẬN THỨC ƯU THẾ
- Giáo sư Alpha: Tỉ mỉ, chi tiết, phân tích, nói và lý luận giỏi, ngăn nắp, chơi thể thao, vận động
trung bình => não trái
- Giáo sư Beta: Không chú ý đến chi tiết, bừa bãi, tư duy tổng hợp, làm cùng một lúc nhiều đề
tài, chơi thể thao, vận động giỏi => não phải
TEST WADA
- Tiêm Amobarbital vào động mạch cảnh nhằm giúp ngăn ngừa việc phẫu thuật làm hủy hoại
trung khu ngôn ngữ
CÁC GIẢ THUYẾT VỀ SỰ THUẬN TAY
- Đa số chúng ta thuận tay phải, tỷ lệ chiếm khoảng 90%, còn lại 10% là thuận tay trái, tuy nhiên
còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn nghiên cứu, giới hạn thuận tay trái từ 10-30%. Có người thuận
tay trái nhưng cũng có người thuận 2 tay
- Vùng ngôn ngữ thường nằm ở bán cầu não trái. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, Ở những người
thuận tay trái, vùng ngôn ngữ nằm ở bán cầu trái là khoảng 70%, còn những người thuận tay
phải là khoảng 15% và thuận hai tay là 15%
- Giả thuyết về môi trường:
1) Hành vi có lợi: cái khiên và thanh kiếm (khiên tay trái, kiếm tay phải), mẹ bế ẵm con (bế
con về phía trái ngực để con nghe tiếng nhịp tim mẹ => tăng sự gần gủi)
2) Giả thuyết về sự củng cố của môi trường: do có sự thiên lệch trong môi trường sống vì trong
thế giới đa số vật dụng, môi trường thiết kế dành cho người thuận tay phải
3) Giả thuyết tai nạn môi trường: Tỷ lệ trẻ sinh đôi thuận tay trái nhiều hơn 18% (gấp gần 2 lần
so với dân số chung)
Các giả thuyết về cấu trúc giải phẫu:
1) Sử dụng tay phải làm gia tăng sự trưởng thành và cuối cùng làm bán cầu não trái phát
triển hơn bán cầu não phải
2) Nhiều động vật có sự phát triển thiên lệch về bên trái: tim, kích thước buồng trứng,
bán cầu não…
GIẢ THUYẾT VỀ NỘI TIẾT TỐ (hormone)
- Hoạt động của nội tiết tố nam Testosterone có liên quan đến sự phát triển của não bộ
GIẢ THUYẾT VỀ GEN
- Gene trội là gene quy định thuận tay phải, gene lặn là gene quy định thuận tay trái
SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TÍNH TRONG TỔ CHỨC CỦA NÃO BỘ
*Sự khác biệt về giới tính trong hành vi:
+ Các kĩ năng vận động
+ Phân tích không gian
+ Khả năng tính toán
+ Khả năng ngôn ngữ (nữ giới tốt hơn nam giới và trẻ em gái nói sớm hơn trẻ em nam)
(Hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh, tự kỉ ở trẻ nam gấp 5 lần ở trẻ nữ nhưng nếu trẻ nữ bị
tự kỉ thường nặng hơn nam)
+ Sự gây hấn (aggestion/ sự gây hấn ở nam giới cao hơn nữ giới)
+ Tri giác (nữ giới có sự vượt trội về tất cả các tri giác trừ thị giác)
+ Gene hay kinh nghiệm
TRÍ NHỚ
- Quên: quên ở tuổi nhũ nhi, quên trong rối loạn quản lý, quên toàn thể thoáng qua, quên sau
shock điện
- Các nguyên nhân gây quên: học các điều mới, chấn động não, hạ đường huyết, động kinh, sử
dụng thuốc an thần: rượu, tuổi tác
- Quên thuận chiều và quên ngược chiều
+ Quên thuận chiều: không có khả năng hình thành nên trí nhớ mới kể từ sau khi bị tổn
thương não
+ Quên ngược chiều: không có khả năng tiếp cận với trí nhớ cũ từ sau khi bị tổn thương não
- Có 2 loại trí nhớ
+ Trí nhớ tường thuật (Explicit memory): tái hấp thụ thông tin có hướng và ý thức về các
kinh nghiệm trước đây: bạn ăn sáng bằng gì? Bạn đến trường như thế nào? Bạn đã nói chuyện
với ai kể từ sau khi thức dậy? Bạn cũng có thể mô tả được các sự kiện trong quá khứ, xác định
tên địa phương, tên các nhà lãnh đạo. Phân thành 2 loại:
 Trí nhớ theo từng giai đoạn: (Episodic Memory) hay còn gọi là trí nhớ tự
truyện (Autobiography) bao gồm các sự kiện đơn giản mà một người nhớ lại, đây
là hệ thống nhận thức thần kinh. Nó giúp con người nhớ lại các kinh nghiệm cá
nhân.
Cần 3 yếu tố:
1) cảm nhận về thời gian chủ quan
2) khả năng ý thức về thời gian chủ quan
3) Bản thân có thể du hành theo thời gian chủ quan đó
Trí nhớ tự truyện tùy thuộc vào sự trưởng thành do đó nó không có ở trẻ
nhỏ
 Trí nhớ ngữ nghĩa (Sematic memory): các kiến thức về thế giới bao gồm: kiến
thức văn học, lịch sử, các thông tin hàng ngày, đọc, viết
+ Trí nhớ không tường thuật: (Implicit Memory): là loại trí thức không có hướng và không
có ý thức. Khả năng sử dụng ngôn ngữ, và thực hiện các kĩ năng vận động : đi xe đạp, chơi thể
thao. Không phụ thuộc vào thùy thái dương. Trí nhớ tường thuật có nhiều loại: trí nhớ vận
động, trí nhớ được chuẩn bị, điều kiện cổ điển (do tiểu não phụ trách)
CẢM XÚC
- Có nhiều thành phần:
1) Sinh lý
2) Hành vi vận động khác biệt
3) Nhận thức tự kể lại
4) Các hành vi vô thức
- Chu trình của não đối với cảm xúc:
+ Hệ viền (Limbic System) và vỏ não trán trước
+ Hạnh nhân, hải mã, và vỏ não trán trước tất cả đều kết nối với hạ đồi, nhân vú, đồi thị trước,
hồi đai. Hạnh nhân và vỏ não trán trước giữ vai trò then chốt trong việc hiểu ra kinh nghiệm
cảm xúc
+ Giống như các tế bào của vỏ não trán trước, hạnh nhân nhận thông tin từ tất cả các hệ thống
cảm giác và cũng giống như các tế bào của vỏ não trán trước, hạnh nhân cần phải có các kích
thích phức tạp để được kích hoạt
+ Hạnh nhân tạo ra một hình ảnh phức tạp về thế giới cảm giác, hình ảnh này đặc biệt nhạy cảm
với các kích thích có thể là đe dọa hoặc nguy hiểm
- Hành vi cảm xúc được tạo ra như thế nào?
+ nửa mặt bên trái
+ Bán cầu não phải chuyên biệt trong việc tạo ra cảm xúc
+ Bán cầu não trái chuyên biệt trong việc tạo ra và hiểu được ngôn ngữ
Tri giác về các kích thích tương ứng: thị giác, thính giác
- Sang thương vỏ não vùng trênh hốc mắt tạo ra những thay đổi rõ nét về hành vi xã hội
- Các rối loạn: tâm thần phân liệt => đặc điểm: thay đổi ý nghĩa về tương tác xã hội, nguyên
nhân có thể là do rối loạn chức năng thùy trán
- Các giả thuyết chung về cảm xúc:
 Giả thuyết dấu ấn bản thể: cảm xúc là một sự thay đổi trong cơ thể và đáp ứng
của não với một sự kiện . Thay đổi về hành vi vận động và thần kinh thực vật
 Giả thuyết tương tác giữa nhận thức và cảm xúc: Cảm xúc được tiến hóa để gia
tăng khả năng sống còn của động vật. Sợ có thể do gen truyền qua thế hệ sau hay
do kinh nghiệm. Đối với con người ngày nay nỗi sợ bị ăn thịt rất hiếm, chúng ta
có thể đáp ứng không ý thức đồng thời cũng có cảm nhận chủ quan và diễn dịch
kinh nghiệm đó.
 Giả thuyết bất đối xứng về nhận thức: cảm xúc tổn thương bán cầu não trái, gây
ra phản ứng thảm họa, tổn thương bên phải gây ra sự thờ ơ
 Giả thuyết của Le Doux: do gen được mã hóa trong hạnh nhân, do học tập, ảnh
hưởng của bối cảnh tạo nên phản xạ có điều kiện
- Bất đối xứng trong xử lý cảm xúc:
+ Tạo ra hành vi cảm xúc
+ Ngôn ngữ mang hai kiểu thông tin: nội dung và độ trầm bỏng của giọng nói
+ Diễn dịch hành vi cảm xúc
HỘI CHỨNG KLUVER – BUCY
- Không biểu hiện sợ
- Hành vi không phân biệt được thức ăn, thích ăn những thức ăn mà trước đây nó chối từ
- Gia tăng các hoạt động tình dục đồng giới và khác giới
- Khuynh hướng tham gia và đáp ứng với mọi kích thích thị giác
- Khuynh hướng khám phá tất cả các vật thể thế giới bằng miệng
- Mất khả năng kết hợp các ấn tượng thị giác riêng biệt thành một mẫu toàn thể
- Ở người, viêm não, màng não cũng có thể dẫn đến hội chứng này
- Ở khỉ, muốn tạo ra hội chứng này cấn lấy đi vỏ não thái dương dưới và hạnh nhân ở cả hai bên
NGÔN NGỮ
- Khái niệm: khả năng quý giá nhất của chúng ta, việc sử dụng ngôn ngữ là kĩ năng phức tạo
nhất
- Ngôn ngữ khác với âm ngữ
- Các yếu tố khởi đầu của ngôn ngữ
- Ngôn ngữ như một khả năng tiến hóa gần đây
- Giả thuyết về ngôn ngữ:
+ Khả năng phân loại
+ Khả năng đặt tên cho phân loại
+ Khả năng tạo thành các chuỗi hành vi
+ Khả năng bắt chước
MỘT SỐ RỐI LOẠN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÂM LÝ THẦN KINH
- Tự kỉ
- Rối loạn tăng động kém chú ý
- Chậm phát triển tâm thần hay khuyết tật trí tuệ
- Các rối loạn về xử lý thị giác, không gian
- Rối loạn về xử lý thính giác và ngôn ngữ
- Các suy kém về trí nhớ
CÁC LOẠI TEST TÂM LÝ THẦN KINH
- Test về việc đạt được kĩ năng (Achievement Test) đo lường xem đối tượng đã có được lợi ích
như thế nào bởi học tập và kinh nghiệm
- Test nhân cách: đo lường các đặc tính như tình trạng cảm xúc, mối liên hệ giữa các cá thể đó
với người khác, động cơ
- Các tóm tắt về khả năng nghề nghiệp: đánh giá các ý kiến thái độ nhằm cho thấy sự quan tâm
của cá thể trong các lĩnh vực khác nhau về công việc hay nghề nghiệp
- Phỏng vấn cũng là một phần quan trọng để đánh giá tâm lý thần kinh: Lợi ích của việc nói
chuyện với bệnh nhân bao gồm việc hiểu biết về sự trình bày triệu chứng của bệnh nhân, ý thức
của bệnh nhân về triệu chứng của họ, xem xét tiền sử về học tập, hôn nhân, xã hội và phát triển
của bệnh nhân
- Test về hành vi – đáp ứng: Xem xét xem điều gì mà một cá thể thường xuyên và có thói quen
thực hiện, điều gì cá thể không làm được
- Test về trí tuệ: là đo lường phức tạp về khả năng thực hành, ngôn ngữ có liên quan đến việc đạt
được (kiến thức thực tế) và năng lực (ví dụ khả năng giải quyết vấn đề)
- Hơn 50% các test là dùng để chấn đoán:
+ Nếu có tổn thương nào được xác định rõ ràng bằng hình ảnh, test TLTK dùng để chẩn đoán
sâu và chính xác chức năng của não bộ hơn, giúp khẳng định chẩn đoán
+ Nếu tổn thương không thể xác định được bằng hình ảnh thì các test này giúp xác định chẩn
đoán qua các triệu chứng hành vi ADHD (tăng động giảm chú ý), autism (tự kỉ), rối loạn học
tập, chấn thương đầu nhẹ…

You might also like