You are on page 1of 41

TRỊ LIỆU PHÂN TÂM

PGS.TS. Trần Thu Hương


Bộ môn Tâm lý học Lâm sàng, Khoa Tâm lý học
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Khái niệm
• Trị liệu phân tâm hay trị liệu tâm động học là một dạng thực hành lâm
sàng dựa trên lý thuyết và các nguyên tắc phân tâm
• Sử dụng các lý thuyết do Sigmund Freud phát minh và sau đó được các nhà
phân tâm trên thế giới phát triển và đào sâu trong thế kỷ 20
• Tập trung làm tăng sự hiểu biết về bản thân, sự bừng hiểu (insight) sâu bên
trong các vấn đề cảm xúc và những xung đột được che dấu dưới những khó
khăn hiện tại.
• Giúp khám phá các suy nghĩ và cảm xúc vô thức
• Giúp hiểu các khía cạnh của mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ (mối
quan hệ này có thể có liên quan đến những xung đột cảm xúc ẩn dấu bên
trong),
• Giải thích các cơ chế phòng vệ vốn gây cản trở cho sự nhận thức cảm xúc
• Xem xét những vấn đề liên quan đến cảm giác về bản thân và sự tự đánh giá
Khái niệm
• Thông thường, các phiên trị liệu hay diễn ra khoảng 1-4 lần/tuần.
• Mục tiêu:
• Tập trung giúp thân chủ khám phá những trải nghiệm bên trong họ,
• Nhấn mạnh những trải nghiệm này như thể nó hiện hữu và diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày, nó vượt ra khỏi các sự kiện/biến cố có ý nghĩa và có tầm ảnh
hưởng cũng như các mối quan hệ trong quá khứ, và được thể hiện trong mối
quan hệ trị liệu.
• Các lý thuyết phân tâm nhằm đến làm rõ, trong khuôn khổ mối quan
hệ chuyển dịch, những nguyên nhân và cơ chế vô thức của sự đau khổ
tâm trí (được biểu hiện bằng những hành vi triệu chứng: hysteria, lo hãi
phobia, trầm cảm …)
Khái niệm
• Trị liệu phân tâm cho rằng tâm trí con người vận hành dựa trên những
xung đột liên quan tới sự phát triển cá nhân
• Đối với mỗi cá nhân, những trải nghiệm thời thơ ấu, được đưa vào vô thức và
được nhận ra, bị biến đổi trong suốt cuộc đời của đứa trẻ và người trưởng
thành
• Mối quan hệ bố mẹ/con, vốn sống cá nhân của những trải nghiệm thời thơ ấu
và thanh thiếu niên với môi trường xung quanh, sự phát triển tâm lý và tính
dục, ít nhiều có sự xung đột lẫn nhau
• Khi nói tới thời thơ ấu, thời thanh thiếu niên và cuộc sống hiện tại, cá nhân ý
thức rằng những ham muốn xung đột của bản thân có liên quan đến những
vấn đề trên.
• Phân tâm học cho phép chủ thể hiểu hơn những xung đột này, đưa ra cho chủ
thể một ý nghĩa mới và giúp chủ thể tránh lặp lại chúng trong cuộc sống dưới
dạng các triệu chứng tâm trí.
Khái niệm
• Chữa trị phân tâm (cure psychanalytique) cổ điển đánh dấu sự tiến triển
trong các luận điểm phân tâm học
• Ban đầu được dựa trên chữa trị bằng lời nói, từ giữa những năm 1880.
• Từ 189, S. Freud chi chép những khía cạnh đầu tiên của chuyển dịch, sau đó
được ông xây dựng một tổng quan chi tiết vào năm 1912
• Sau đó, ông nói tới cơ chế chuyển dịch ngược
• Phân tâm học được xem là một khoa học về trị liệu và là một phương
pháp thực hành: “Nhưng nếu sự thay đổi tiếp tục diễn ra, thì sự ý thức
trong suốt quá trình chữa trị lại bị đứt quãng”
• Từ 1920, hình thành phân tâm học trẻ em => kỹ thuật trị liệu được mở
rộng và có những lý giải mới nhưng không đặt ra vấn đề về sự biến đổi
của các kỹ thuật sẵn có.
Khái niệm

• S. Freud không ngừng thực hành phương pháp chữa trị phân tâm cổ
điển, mặc dù ông đã xem xét thích ứng nó theo một công thức nổi
tiếng:
• Cần trộn lẫn những yêu cầu của tâm lý trị liệu với những khái niệm chắt lọc
của phân tâm (đồng vàng trộn lẫn)
• Cần phải xem xét sự tiến triển có thể có của phân tâm học hơn là tham chiếu
nó cho một liệu pháp phục tùng phân tâm
• Theo Pierre Fedida, trị liệu tâm lý thông thường nhất là “phân tâm học phức
hợp”
Khái niệm
• Các mối quan hệ giữa phân tâm và trị liệu tâm lý, thường gọi là trị liệu
tâm lý phân tâm, là chủ đề được tranh luận nhiều
• Trong một thời gian dài được gọi là trị liệu theo hơi hướng phân tâm,
thuật ngữ này cho thấy sự thiếu rõ ràng của nó
• Tập hợp các phương pháp chữa trị dựa trên lý thuyết phân tâm, nhưng phân
lý ra khỏi “kiểu chữa trị”
• Những biến đổi hình thức của khung chữa trị được thể hiện ở số phiên trị liệu
hàng tuần (từ 1 đến 2 buổi), ở quan điểm: mặt đối mặt nhưng không nằm trên
divan.
• Các thành tố không phải của phân tâm có thể được đưa vào: lời khuyên
• Hỏi chuyện đối khi mang tính bán cấu trúc (chữa trị phân tâm là kiểu hỏi
chuyện phi cấu trúc).
Khái niệm
• Trong một thời gian dài được gọi là trị liệu theo hơi hướng phân tâm,
thuật ngữ này cho thấy sự thiếu rõ ràng của nó
• Việc trả phí được thực hiện qua một bên thứ ba (Bảo hiểm xã hội), nếu việc
chữa trị được thực hiện bởi một bác sĩ
• Về mặt truyền thống, trị liệu tâm lý phân tâm được chấp nhận dựa nhiều trên
việc tái cấu trúc – hồi tưởng, và ít dựa trên sự phân tích chuyển dịch như trong
chữa trị phân tâm
• Trị liệu tâm lý phân tâm sử dụng chuyển dịch nhưng không làm sáng tỏ nó
• Các nguyên tắc trị liệu thuộc về phân tâm học cổ điển: liên tưởng tự do, sự
trung lập của nhà trị liệu …
• Được thực hành bởi nhà tâm lý hoặc nhà tâm thần học được đào tạo bài bản;
đôi khi hãn hữu được thực hiện bởi nhà tâm lý phân tâm
Khái niệm

• Như vậy, liệu pháp tâm lý phân tâm được đặc trưng bởi những kỹ thuật
được sử dụng trong chữa trị phân tâm:
• Luận giải tập trung vào cái “tại đây và ngay bây giờ” >< tái cấu trúc quá khứ
(chữa trị), thông qua: Liên tưởng tự do; Cái mà thân chủ liên hệ từ những trải
nghiệm chủ quan dựa trên hành vi không lời (một phương thức giao tiếp chi
phối trong những rối loạn nhân cách nghiêm trọng); Chuyển dịch ngược
• Luận giải về chuyển dịch: nhấn mạnh đến mối liên hệ có tính suy diễn giữa
hiện thực bên ngoài của thân chủ và sự phát triển chuyển dịch trong các
phiên chữa trị.
• Tính trung tính của kỹ thuật (khó duy trì được trong trị liệu cho những bệnh
nhân có các rối loạn nhân cách nghiêm trọng)
Khái niệm
• Liệu pháp tâm lý phân tâm:
• Được lũy tích dựa trên thời gian chữa trị, đem đến sự thay đổi định tính trong
bản chất của quá trình chữa trị và cho phép thực hiện các mục tiêu khác nhau
• “Sự thay đổi cấu trúc căn bản, sự tích hợp của một xung đột vô thức bị dồn nén
hoặc bị phân ly khỏi cái tôi ý thức” – quan điểm phân tâm học
• Một mục tiêu hẹp hơn nhằm “tổ chức lại một phần cấu trúc tâm trí trong bối cảnh
có một sự thay đổi nghiêm trọng ở khía cạnh các triệu chứng” – quan điểm trị liệu
tâm lý phân tâm
• Những mục tiêu này hướng đến sự thay đổi mang tính cấu trúc, mối quan hệ
giữa kỹ thuật và tâm bệnh lý, những tác động của kỹ thuật can thiệp, sự giao
tiếp không lời, sự khớp nối giữ các quá trình phân tâm và ứng dụng của nó
trong trị liệu
Khái niệm

• Khái niệm Tái cấu trúc trong phân tâm học thông thường và chính xác
là một cấu trúc (construction) dựa trên mối quan hệ phân tích
• Khi những thân chủ chấp thuận can thiệp/chữa trị trên ghế divan có vẻ khá
thấu tình đạt lý so với những thân chủ bị rối loạn nghiêm trọng khi luôn tỏ ra
nguy hiểm với những mưu toan tự gây hại bản thân, các nhà trị liệu tâm lý hay
các nhà phân tâm bắt buộc phải sử dụng một phương thức làm việc có chiến
lược, tập trung vào nỗ lực đưa ra một ý nghĩa nào đó cho sự tương tác tức
thời, mà không chỉ là “chiến lược” tập trung vào các mục tiêu dài hạn.
Khái niệm

• Trị liệu phân tâm là sự ứng dụng tiếp cận phân tâm vào tìm kiếm sự cải
thiện triệu chứng; một thay đổi sẽ diễn ra bên ngoài sự thay đổi cấu
trúc toàn thể
• Thông qua triệu chứng, có thể hiểu được trạng thái đau khổ (như trạng thái
trầm cảm, vấn đề gây ra sự đau khổ nào đó: xung đột mối quan hệ)
• Phương pháp phân tâm mặt đối mặt không nhất phải là một phương
pháp trị liệu, nó rất phù hợp được đề xuất trong chữa trị cho thân chủ
có sự đau khổ mang tính triệu chứng.
Khái niệm
• Phương thức thay đổi của thân chủ trong trị liệu tâm lý phân tâm được
quan sát trực tiếp khi thân chủ được dẫn dắt biểu đạt các tổ chức nội
tâm biến đổi.
• Không phải kỹ thuật cho phép phân biệt sự khác nhau giữa trị liệu phân tâm
và chữa trị phân tâm, mà chính sự tương tác giữa kỹ thuật và phản ứng của
thân chủ, sự tương tác giữa nhân cách của nhà trị liệu và kỹ thuật, cũng như
nhân cách của thân chủ và sự tương tác với nhà trị liệu.
• Liên quan đến mối quan hệ giữa kỹ thuật và tâm bệnh lý
• Không dễ đánh giá nếu sự khác biệt giữa các kỹ thuật được xác định bởi tổ
chức nội tâm của thân chủ, bởi những mục tiêu triệu chứng có tính ưu tiên
được cho là có ở một số thân chủ, hoặc bởi kỹ thuật can thiệp trực tiếp mà
nhà trị liệu lựa chọn để chữa trị các triệu chứng.
Khái niệm

• Một số nhà phân tích thích chữa trị trên divan cho những thân chủ có
rối loạn nhân cách nghiêm trọng, đồng tình với việc cần thiết phải tích
hợp 3 nguồn lý giải:
• Liên tưởng tự do
• Giao tiếp phi ngôn ngữ
• Chuyển dịch ngược
=> Duy trì mối liên hệ giữa hiện thực bên ngoài của thân chủ và vấn đề
chuyển dịch, giữa những chuyển động chuyển dịch ngay tức thì và tái cấu
trúc quá khứ.
Triết lý trị liệu
Khi những xung đột vô thức được thân chủ nhận diện thì rối loạn sẽ
dần biến mất
Giải mã các manh mối bên ngoài để giải tỏa các cảm xúc bị giấu bên
trong
Đưa ra ánh sáng những vấn đề được che giấu dưới dạng các triệu
chứng => nhận diện ý nghĩa của triệu chứng với sự hỗ trợ của các kỹ
thuật phân tâm

23/07/2023 15
Những dấu hiệu của sự thay đổi trong trị liệu phân tâm
Sự cởi mở của thân chủ trong bộc lộ và khám phá bản thân
Phát hiện các hình mẫu quan hệ có ý nghĩa và nhận thức tồn tại trong
các chức năng hiện tại của thân chủ
Tìm ra cách thức tháo gỡ những ảnh hưởng của quá khứ đối với các
vấn đề hiện tại
Tìm ra cách ứng phó mới

23/07/2023 16
Các kỹ thuật trị liệu
Liên tưởng tự do => mô tả tổ chức tâm trí của thân chủ theo một logic
mới => tìm ra những sự kiện hụt hẫng, xâm kích, gây cản trở việc xuất
hiện trở lại ký ức đau khổ của thân chủ

Phân tích giấc mơ: phân tích những ý nghĩa liên kết nhau về nguyên
nhân và có ý nghĩa của các giấc mơ => phát hiện các ý nghĩ gây rối, xung
năng vô thức ở trạng thái đầy đe dọa và ham muốn được thỏa mãn

Phân tích chuyển dịch và chuyển dịch ngược

Phân tích các cơ chế phòng vệ

23/07/2023 17
Những ứng dụng của phân tâm học vào trị liệu tâm lý
Liệu pháp tâm động học: mở rộng phạm vi thân chủ, áp dụng mô hình
siêu phân tích tâm lý ra khỏi khuôn khổ chữa trị phân tâm cổ điển =>
Vẫn tập trung vào phân tích chuyển dịch

Tâm kịch phân tâm cá nhân: được phát minh năm 1946 bởi Moreno,
bao gồm một nhà phân tâm dẫn dắt hoạt động, thân chủ và nhiều nhà
phân tích (đồng trị liệu). Nhà phân tâm không tham gia hoạt động trong
phiên trị liệu. Đòi hỏi nhiều thời gian (dựng cảnh, xây dựng lời thoại giữa
thân chủ và người dẫn dắt; thời gian đóng vai – diễn tư thế, liên tưởng tự
do và những vấn đề được chuyển tiếp; thời gian lý giải trong bối cảnh
thân chủ đang đóng vai) => thực hiện đối với những cá nhân bị ứng chế
hoặc đau khổ bởi những khó khăn trong hình thành biểu tượng, lý giải
(phân tâm) và chuyển dịch trội.
23/07/2023 18
Những ứng dụng của phân tâm học vào trị liệu tâm lý
Tâm kịch phân tích nhóm: phân biệt với tâm kịch trong nhóm hoặc thân
chủ ở trong nhóm với hai-ba người đồng trị liệu. Có cùng nguyên tắc với
tâm kịch phân tâm cá nhân. Có cặp đôi trị liệu: nhà trị liệu nam và nhà trị
liệu nữ, thân chủ cũng có thể là những người đồng trị liệu. Tập trung vào
các đồng trị liệu. Vai trò của thân củ được xác định như những chỉ dẫn cụ
thể: lắng nghe người khác, nhạy cảm với những vấn đề khác, tham gia
vào cảnh mà họ không xây dựng.

23/07/2023 19
KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG TỰ DO

Sự khác biệt giữa liên tưởng tự do và tính kết hợp


(associativity):
• Liên tưởng tự do là kỹ thuật do S. Freud thiết kế, như một
phương thức nhằm tới “tìm hiểu quá trình tâm trí gần như
không thể tiếp cận được bằng những phương cách khác”.
• Tính kết hợp tham chiếu cho những chuỗi liên tưởng diễn ra
trong quá trình chữa trị, dưới sự bảo hộ của nguyên tắc căn
bản và trong tình huống phân tâm
KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG TỰ DO

Phương thức liên tưởng tự do


• Trực tiếp dựa vào nguyên tắc quyết định luận diễn ra trong
chuỗi tư duy không tự nguyện
• Nhắc tới khả năng ý thức về một chủ đề cần phải nhận thức
trong chính bản thân thân chủ và nói ra thành lời dưới dạng
các biểu tượng tâm trí, bề ngoài mang tính võ đoán và
không có mục tiêu xác định
• Tồn tại một mối liên hệ quyết định luận giữa các biểu tượng
nảy sinh trong ý thức với “nhóm vô thức”, “tính phức hợp”,
đối tượng của tìm kiếm
KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG TỰ DO

Phương thức liên tưởng tự do


• Liên tưởng được gọi là “tự do”, một cách trái ngược, được
thể hiện như yếu tố tiết lộ một vấn đề phức hợp, gián tiếp
nhưng mang tính cưỡng bức
• Tham chiếu vào việc đình trệ sự ức chế thường xuyên trong
tư duy: nó được hợp thức hóa bởi sự lỏng lẻo trong dòng tư
duy; nó cũng tạo ra sự tự do khi thân chủ được dẫn dắt thư
giãn và biểu đạt một suy nghĩ thoái lui (biến đổi dưới dạng
những suy nghĩ không muốn nói ra (mang tính chủ quan)
KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG TỰ DO
Phương thức liên tưởng tự do
• Thân chủ tự do nói tất cả những gì diễn ra trong trí óc, ngay
cả khi những điều đó gây cho họ cảm giác khó chịu hoặc
xấu hổ
• Nhà trị liệu cố gắng rút ra và làm rõ những suy nghĩ bị dồn
nén (nguyên nhân của rối nhiễu), mô tả tổ chức tâm trí của
thân chủ
• Ký ức không dễ hiện ra, có nhiều điểm bị quên => câu
chuyện của thân chủ trở nên méo mó, không theo một trình
tự thời gian nhất định => lời nói tự nhiên có tính liên tưởng
giúp Freud xây dựng giả thuyết về sự dồn nén các sự kiện
hụt hẫng, xâm kích, gây cản trở sự xuất hiện các ký ức đau
khổ của thân chủ
KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG TỰ DO

Phương thức liên tưởng tự do


• Đưa ra nguyên tắc cắt nghĩa các dữ kiện thu thập được, cấu
trúc lại những sự kiện bị dồn nén và được tổ chức một cách
điển hình xung quanh xung năng và xung động vô thức =>
giúp lý giải định khu thứ hai về bộ máy tâm trí (nhân cách)
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• Thích hợp khi làm sáng tỏ một đối tượng bí ẩn, khó hiểu:
một triệu chứng rối nhiễu, một lời nói lỡ, một hành động lỡ
và một giấc mơ (thông qua việc viết lại, kể lại)
• Kỹ thuật liên tưởng tự do ở đây mang tính tiêu điểm, nhằm
giải thích một đối tượng “vốn đã ở đấy”, đã từng tổn tại. Sản
phẩm liên tưởng diễn ra trong một thời gian hạn hẹp, tùy
theo một biểu tượng-mục tiêu xác định: không tồn tại sự
giao thoa mang tính tiên nghiệm giữa đối tượng được cắm
chốt này và sự nói ra của thân chủ
• Mô hình liên tưởng tự do này được kiểm soát bởi phương
thức luận giải giấc mơ: lấy giấy, bút để ghi lại những hồi ức
về giấc mơ, ngắt giấc mơ thành nhiều đoạn và lắp ghép
chúng thành nhóm theo một logic nhất định
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• Thời gian liên tưởng, hình thành một mạng lưới các biểu
tượng, diễn ra trước thời gian luận giải, nhưng khoảng cách
rất ngắn => xem xét các hành vi tâm trí có liên quan.
• Liệu có sự tương đồng nào giữa con đường liên tưởng và
việc hành thành nên giấc mơ?
• Hai quá trình này xoay quanh các cơ chế cô đặc, chuyển di
và tư duy biểu trưng đánh dấu sự luân chuyển nhanh chóng
của năng lượng tự do từ các quá trình liên tưởng.
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ
• Các giấc mơ thể hiện những ý nghĩ liên kết nhau về nguyên
nhân và có ý nghĩa => sự kiểm duyệt tâm lý ở vào trạng thái
ngủ và cho phép các ý nghĩ gây rối, các xung năng vô thức
đầy đe dọa được bộc lộ, các ham muốn vô thức được thỏa
mãn
• Ý nghĩa thực của chúng chỉ có thể được chỉ rõ trong quá
trình phân tâm => nhà trị liệu gắn kết nội dung bộc lộ ra bên
ngoài với nội dung ẩn tảng bên trong (ý nghĩ dồn nén)
• Các dấu hiệu vô thức thường được biểu hiện ra bên ngoài
nhiều hơn khi chủ thể ở trạng thái ngủ => giúp giải thích
những thiếu sót, nhứng khiếm khuyết, những ý nghĩ sai lệch
=> cho phép thân chủ “kiến tạo” lại quá trình phát triển tâm
tính dục và những vận động chuyển dịch – chuyển dịch
ngược
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ
• Như vậy, giấc mơ giống như một trạng thái tâm trí trong số
nhiều trạng thái tâm trí, được chủ thể tự phân tích theo
phương pháp liên tưởng tự do => xem xét sự vận hành chức
năng phổ biến của hoạt động mộng được khớp nối quanh 3
nguyên tắc:
• Giấc mơ luôn là sự hoàn thành của một ham muốn vô
thức bị dồn nén, ham muốn với bản chất tính dục và
có nguồn gốc ở thời thơ ấu
• Giấc mơ giả định một hoạt động ngôn ngữ có ý nghĩa
mập mờ và theo một quá trình cụ thể: cô đặc, chuyển
gi, nội dung ẩn tàng, nội dung hiện hữu …
• Giấc mơ cho thấy bản chất tâm lý nói chung của con
người dựa trên sự nổi trội của vô thức so với ý thức
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• Các giấc mơ được kể trong liên tưởng tự do tại tiến trình chữa
trị phân tâm giúp nhà trị liệu hiểu được các triệu chứng, các
câu chuyện và những huyễn tưởng của cá nhân => giấc mơ
thể hiện một cách huyễn tưởng những ham muốn vô thức,
vốn bị bỏ qua của người mơ
• Việc phân tích cho thấy đồng thời ham muốn hiện
tại và những dấu vết năng động của các trải
nghiệm và ham muốn trẻ thơ
• Các ham muốn khi xuất hiện phải đương đầu với
các cơ chế phòng vệ cái tôi => liên quan đến
những sức mạnh tâm trí tạo ra sự dồn nén các ham
muốn => gây ra sự khó chịu: lo hãi hoặc tội lỗi
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• “Tôi muốn ăn tối, nhưng tôi chẳng có gì khác ngoài một chút
cá hồi hun khói được dự trữ trong tủ. Tôi đang nghĩ đến việc
đi mua sắm, nhưng tôi lại nhớ ra rằng lúc đó là chiều chủ nhật,
tất cả các cửa hàng đều đóng cửa. Vì vậy tôi muốn gọi điện
cho một vài nơi bán hàng, nhưng điện thoại lại bị hỏng. Vì vậy
tôi phải từ bỏ mong muốn ăn bữa tối”
• Nữ bệnh nhân này lựa chọn không ăn tối nữa thay
vì nấu cho một trong những người bạn vốn được
chồng của cô ta/bà ta hết lời khen ngợi …
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• Những “giấc mơ điển hình”, thường tái diễn theo phương thức
định khuôn (diễn ra ở đa số): ngã, bị truy đuổi, mất một cái
rang, mơ thấy một người yêu quý mất … => Sự luận giải
thường đơn giản và nghèo nàn.
• Nhưng trong phần lớn trường hợn, việc hiểu ham muốn ẩn
tàng dẫn đến giả định về sự phá hủy các thành tố của giấc mơ
hiện hữu:
• Giấc mơ vận hành thông qua chuyển di, thông qua
những hình ảnh biểu trưng (figuration symbolique)
(thường dưới các nội dung tính dục), thông qua sự
cô đặc những nội dung có điểm tương đồng nhau
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ
• Các phương thức hình thành giấc mơ đặc trưng cho mọi hiện
tượng vô thức => Tìm hiểu giấc mơ giúp hiểu được các quá
trình tiên phát làm nảy sinh các suy nghĩ vô thức và hiểu được
những dồn nén hình thành nên đời sống tâm trí cá nhân.
• Freud xếp loại hoạt động của giấc mơ theo 6 chức năng:
• Chức năng cô đọng, ngưng kết (condensation):
Những chi tiết thường không đến từ một ý tưởng
đơn lẻ mà từ nhiều ý tưởng lộn xộn, đôi khi chẳng
liên quan đến nhau
• Chức năng kịch hóa: giấc mơ làm xuất hiện rõ ràng
những ý tưởng đôi khi rất trừu tượng
• Chuyển di: còn được gọi là “sự đảo ngược các giá trị”
=> chuyển đổi cường độ tâm trí các ý tưởng và
những biểu tượng về giá trị tưởng như vô hại
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• Freud xếp loại hoạt động của giấc mơ theo 6 chức năng:
• Sự biến đổi: trong hầu hết mọi tình huống, giấc mơ
chỉ là sự sao chép một cách phong phú những ký
ức gây nên cảm xúc mạnh. Tính phi lý trong nội
dung hiện hữu của giấc mơ sẽ liên đới đến một tình
cảm trái ngược, thù địch và coi thường (trong nội
dung ẩn tàng của ký ức)
• Bố cục của giấc mơ: Giấc mơ không bao giờ sáng
tạo, không độc đáo, không phê phán. Nó đưa ra
những chất liệu ẩn tàng để mô tả một biểu tượng
cảm giác
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH GIẤC MƠ

• Freud xếp loại hoạt động của giấc mơ theo 6 chức năng:
• Sự ngụy trang: giấc mơ có thể tối nghĩa, hiện thực
bị bóp méo. Khi phân tích có thể nhận thấy những
liên tưởng tiết lộ các suy nghĩ có vẻ lạ lùng và khó
được chấp nhận => bị dồn nén. Sự thay thế các suy
nghĩ bị dồn nén dưới dạng các triệu chứng tâm
bệnh lý cho phép giúp chữa lành người bệnh.
Giấc mơ thứ nhất của Dora
• Giấc mơ lặp lại: giúp Freud giải mã được những vấn đề vô thức của Dora
• Nội dung hiện hữu của giấc mơ lý giải cho nội dung ẩn tàng của vô thức:
• Có một đám cháy trong một ngôi nhà. Bố tôi đứng trước giường của tôi và đánh thức tôi dậy.
Tôi nhanh chóng mặc quần áo. Mẹ tôi vẫn muốn cầm theo hộp trang sức của bà, nhưng bố tôi
nói rằng: “Tôi không muốn hai đứa con của tôi và tôi bị cháy thành than bởi cái hộp trang sức
của bà”. Chúng tôi nhanh chóng nhảy xuống và thoát ra ngoài, tôi tỉnh dậy.
• Bởi vì giấc mơ này được lặp đi lặp lại, Freud đã yêu cầu Dora nhớ lại lần đầu tiên có giấc
mơ này và theo đó, cả Freud và Dora đều nhận ra rằng giấc mơ này phản ánh một sự kiện
diễn ra ở bên hồ, khi ông K, một người bạn của gia đình, trạc tuổi bố của Dora, tuyên bố
với Dora về tình yêu của mình => Trước sự nguy hiểm của đám cháy, Dora đã viện đến sự
giúp đỡ của bố
• Muốn bố bảo vệ mình khỏi cái mà cô cho rằng là sự bạo hành của ham muốn mà người đàn
ông kia mang lại
• Giấc mơ mang cả hai đi xa hơn về thời thơ ấu của Dora: với lửa, một yếu tố khác được nhắc tới,
liên quan đến đám cháy => lời nhắc về nước: ký ức của Dora về thời thơ ấu, bố của Dora đánh
thức cô dậy để cứu cô ra khỏi một mối nguy khác, mối nguy làm ướt giường => sự liên kết giữa
vấn đề thủ dâm và việc đái dầm
• Thông qua giấc mơ, Dora kêu gọi sự giúp đỡ của bố, để cứu cô một lần nữa khỏi
sự kìm kẹp của ham muốn của Người Khác:
• Thời thơ ấu, qua bằng chứng về sự đái dầm, là sự kìm hãm khát vọng của mẹ
Giấc mơ thứ hai của Dora
• Dài hơn giấc mơ thứ nhất
• Freud đã cắt văn bản của giấc mơ thành những đoạn nhỏ => khuyến khích Dora
liên tưởng về các ý tưởng
• Nội dung hiện hữu của giấc mơ :
• Tôi đi bộ trong một thành phố xa lạ, tôi thấy những con phố và quảng trường xa lại
với tôi. Sau đó tôi bước vào ngôi nhà nơi tôi đang ở, tôi đi vào phòng, tôi tìm thất một
lá thư của mẹ. Mẹ viết rằng, vì tôi đã ra ngoài mà không nói gì với bố mẹ tôi, mẹ
không muốn nói với tôi rằng bố tôi đã ngã bệnh. “Bây giờ bố con đã chết, và nếu con
muốn, con có thể đến”. Do vậy, tôi đến nhà ga và có thể đã hỏi đến hàng trăm lần
rằng nhà ga ở đâu. Họ đều trả lời tôi: năm phút. Sau đó, tôi nhìn thấy trước mặt một
khu rừng rậm rạp, tôi chìm vào đó và hỏi một người đàn ông mà tôi gặp. Anh ta nói
với tôi: Còn hai giờ rưỡi nữa. Anh ta đề nghị đi cùng tôi. Tôi từ chối và tôi tiếp tục đi
một mình. Tôi nhìn thấy nhà ga trước mặt và tôi không thể đến đó được. Điều này đi
kèm với một cảm giác lo hãi khi trong một giấc mơ người ta không thể tiến về phía
trước. Sau đó, tôi về nhà, trong khi chờ đợi, tôi đã phải ở trong xe ô-tô, nhưng tôi
không biết gì về điều đó. Tôi bước vào phòng của người gác cổng và hỏi cô ấy về căn
hộ của chúng tôi. Người phụ nữ dọn phòng đã mở cửa cho tôi và trả lời: mẹ và những
người khác đã ở nghĩa trang”
Giấc mơ thứ hai của Dora

• Giấc mơ này sẽ không phân tích được nếu không có sự trợ giúp của người mơ
• Hình ảnh cánh rừng rậm rạp mà Dora chìm vào đó đoán ra chủ đề của giấc mơ, đi kèm với cái chết
của bố => hình ảnh cánh rừng được nhận diện cùng với một người đàn ông trẻ tuổi, xa lạ
• Sự khám phá ra cơ thể của người mẹ, cơ thể của người phụ nữ => câu hỏi về tính nữ của bản thân,
trong mắt nhìn của một người nam giới
• Thảo luận:
• Thử giải nghĩa những biểu tượng trong giấc mơ này???
KỸ THUẬT CHUYỂN DỊCH
• Giúp phát hiện ra tính chất mối quan hệ giữa người bệnh và
cha mẹ mình ở thời thơ ấu: hình mẫu tương tác xã hội được
lặp lại trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân, mặc dù có những biến
đổi về môi trường.
• Có những giá trị hỗ trợ trong chăm sóc và điều trị bệnh
• Thiết lập và phát triển mối quan hệ trị liệu giữa nhà tâm lý và
người bệnh => những dữ liệu giúp nhà phân tâm chỉ ra sự
giống nhau giữa mối quan hệ của người bệnh với nhà phân
tâm và với bố/mẹ mình
• Biểu lộ sự vờ có tình cảm với bố/mẹ (hoặc với nhà phân tâm) thay
thế, vốn không được biểu lộ ở thời thơ ấu
• Xả trừ khỏi cảm giác dồn nén và phát triển một mối quan hệ với
bố/mẹ thay thế => giảm bớt triệu chứng nhiễu tâm
KỸ THUẬT CHUYỂN DỊCH
• Hai nguy cơ mà nhà phân tâm có thể gặp phải trong quá trình
chữa trị phân tâm:
• Nhà phân tâm trong quá trình đối mặt với người bệnh có thể tìm cách tái
lập lại thứ gì đó có vẻ giống với một cuộc chữa trị không có chủ thể - giả
phân tâm
• Nhà phân tâm có thể không có được những công cụ khái niệm đủ để khám
phá những khả năng có thể có của hoạt động chữa trị khi đối mặt với
người bệnh.

• Trên thực tế, trong trị liệu phân tâm, sự trì hoãn vận động và
sự bãi bỏ nhận thức của nhà trị liệu cho phép người bị phân
tích tập trung vào thế giới bên trong, dẫn đến quan tâm đến
những hiện tượng về trật tự cảm nhận bản thể và các biểu
tượng huyễn tưởng, giống như trong cấu trúc của người có
trải nghiệm giấc mơ (người bệnh).
KỸ THUẬT CHUYỂN DỊCH

• Trong trị liệu phân tâm, do tư thế nằm, không thể nhìn thấy
nhà phân tích nên những trải nghiệm của người bệnh sẽ tập
trung vào những chủ đề ái kỷ và ơ-đíp như sự bất lực ban đầu
của trẻ bé, mối quan hệ với thuộc tính nữ, sự thiến, sự bỏ rơi
và sự loại trừ.
• Người bệnh thông báo cho nhà phân tâm về những trải
nghiệm này dưới hình thức kể chuyện, cho phép nhà phân tâm
có thể tự đồng nhất vào những trải nghiệm này và lấp đầy
những khoảng trống trong quá trình biểu trưng hóa và ngôn
từ hóa diễn ra ở một quá trình thực tế “cùng tư duy”
• Các huyễn tưởng phòng vệ về sự hợp nhất ái kỷ nảy sinh đáp
ứng các cảm giác về sự bất lực và bị loại trừ
KỸ THUẬT CHUYỂN DỊCH

• Như vậy, trong quá trình phân tích cơ bản, cần tính đến các
yếu tố:
• Mối quan hệ cụ thể
• Một quá trình được đặc trưng bởi sự thay đổi ở
người bệnh
• Khung kỹ thuật

You might also like