You are on page 1of 90

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Tác giả: NGUYỄN NGỌC BÍCH

LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan
tâm vấn đề con người, đặc biệt nhân cách con người. Muốn công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước ta thành công thì phải có con người đạo đức và con
người trí tuệ. Đó chính là nhân cách.

Nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu: Triết học, xã hội học, văn
học, nghệ thuật, kinh tế học, tâm lý học, y học... Ở đây trên quan điểm tâm lý
học, chúng tôi đề cập tới những vấn đề lý luận nhân cách.

Do nhu cầu đào tạo học viên cao học tâm lý học và sinh viên học tâm lý
học, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách mang tính giáo trình này nhằm
phục vụ các đối tượng trên. Sách còn có ý đồ phục vụ cho những ai yêu mến
tâm lý học và có nhu cầu sử dụng nó vào công tác thực tiễn của mình.

Nội dung cuốn sách này có 6 chương.

Chương I đề cập tới những tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân


cách. Những tư tưởng ở đây chủ yếu là tư tưởng Trung Hoa cổ đại trong các
học thuyết kinh dịch, học thuyết Khổng Mạnh v.v... về đạo đức nhân cách.

Chương II đề cập đến tâm lí học phương Tây về nhân cách. Ở đây,
chúng tôi không có điều kiện đề cập đến tất cả các trường phái hiện nay có
quan hệ về nhân cách. Chúng tôi chỉ đề cập tới các trường phái chính và một
ít những quan điểm nhân cách nổi bật hiện nay. Ví dụ như sự thống hợp nhân
cách của Vitkin; nhân cách hướng nội, hướng ngoại của Eysench; các kiểu
nhân cách của Rorschach; Thuyết hiện sinh, thuyết tương tác nhận thức của
Piaget; quan niệm nhân cách theo xu hướng Mác xít của Lucien Seve.

Chương III, đề cập tới xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô (cũ).
Chúng tôi không nêu lên tất cả các xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên
Xô, mà chỉ nêu lên các xu hướng lớn mang tính cách đặc trưng của các tác
giả có tên tuổi ở Liên Xô (cũ).

Chương IV, đề cập tới một số vấn đề về tư tưởng của Mác, Lênin, Hồ
Chí Minh về nhân cách - đây cũng là cơ sở phương pháp luận để xây dựng
khoa học này.

Chương V, khái niệm và cấu trúc nhân cách và một số thuộc tính nhân
cách.

Chương này phân loại một số quan niệm về nhân cách, cũng như các
loại cấu trúc nhân cách, trên cơ sở đó xây dựng mô hình nhân cách phù hợp.
Đặc biệt trong chương này có đề cập tới một số thuộc tính nhân cách như giá
trị và năng lực trong nhân cách. Chúng tôi không có ý định nêu tất cả các
thuộc tính nhân cách, chỉ đề cập tới vấn đề Tài (năng lực). Đây cũng là vấn đề
còn ít được bàn đến. Đất nước ta đang cần những người có đức có tài để
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, vấn đề
Tài (năng lực) cần phải được quan tâm thích đáng trong tâm lý học nhân
cách.

Chương VI, bàn về nhân cách trong tâm lý học xã hội.

Cá nhân trở thành nhân cách khi cá nhân đó hoạt động trong mối quan
hệ xã hội, trong nhóm xã hội nhất định. Vì vậy, nhân cách cũng được tâm lý
học xã hội coi là đối tượng nghiên cứu của mình. Theo đó, tâm lý học xã hội
nên quan tâm đến vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội. Đó chính là những
vấn đề nhân cách trong tâm lý học xã hội.
Cuối cùng là những lời tâm đắc của cổ nhân đối với người đời - Âu đó
cũng là thay lời kết luận của cuốn sách này.

Tập sách này cũng còn nhiều vấn đề để bàn luận, xin được những ý
kiến đóng góp chân thành để có thể hoàn thiện hơn trong những năm đến.

Nguyễn Ngọc Bích

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHÂN CÁCH THEO QUAN NIỆM


PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

I - CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG


1. Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây

Do hai nguồn văn hóa khác nhau nên triết học phương Đông khác biệt
triết học phương Tây.

- Xét về thế giới quan:

Phương Tây cho rằng người và trời khác biệt lẫn nhau.

Phương Đông cho rằng có sự hợp nhất giữa trời và người.

+ Lão Tử cho rằng: "Người phỏng theo đất, đất phỏng theo trời, trời
phỏng theo đạo, đạo phỏng theo tự nhiên".

Như vậy trời - đất - người thông nhau bằng một đạo.

+ Khổng Tử cho rằng người và trời thống nhất với nhau.

+ Triết học Trung Quốc lấy nhân sinh làm hạt nhân, triết học phương
Tây dựa vào siêu hình học và nhận thức luận.

Khổng Tử nói: "Chưa biết sự sống làm sao biết được cái chết".

Triết học Trung Quốc coi trọng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
Xây dựng giá trị đạt được "Thành đức, thành nhân, thành phật, thành
thánh".

- Về tinh thần của triết học:

Trung Quốc lấy đạo đức làm tinh thần, lấy chân thực bên trong làm mục
đích, lấy nghệ thuật làm tinh thần, lấy việc theo đuổi trạng thái làm cảm hứng.

Trung Quốc coi trọng chủ thể đạo đức chứ không coi trọng chủ thể lí
tính. Từ đó xem xét nghệ thuật mang màu sắc lãng mạn, chuyển tính và tâm
vào vật - giữa người và vật không còn khác biết nhiều nữa mà vật đã thấm
đượm tâm người.

Nếu như phương Đông người là động vật đạo đức thì phương Tây
người là động vật duy lí.

- Phương pháp triết học:

+ Triết học Trung Quốc lấy trực giác trực quan, thể nghiệm làm phương
pháp luận.

+ Triết học phương Tây lấy phân tích logic trừu tượng và diễn dịch suy
lý làm phương pháp luận.

2. Những tư tưởng triết học phương Đông

2.1. Tư tưởng nhất nguyên lưỡng cực động

Quan niệm cơ bản của nguyên lý nhất nguyên lưỡng cực động là "đạo
học": Hai mà một, một mà hai.

Đó là "tư tưởng động" luôn luôn biến đổi từ cực này sang cực khác
(không thể nói ra được, không thể dùng một từ nào để định được).

Người phương Tây trắng ra trắng, đen ra đen.


Người phương Đông không xác định rõ ràng cái nào tốt cái nào là xấu
hẳn: không chịu sự phân tích, không hệ thống hóa, không duy tâm, không duy
vật, duy linh duy thực.

a) Thể hiện cách hành văn và lập luận của phương Đông

Cách diễn đạt của người phương Đông mập mờ, hư hư, thực thực
thiếu sự rõ ràng dứt khoát.

Khổng Tử trong khi giảng giải đạo lý cho học trò cũng tùy theo từng học
trò từng lúc mà có cách giải thích khác nhau, uyển chuyển vô cùng. Đó là
những tư tưởng siêu hình của Phật và Lão. Chính Khổng Tử cũng nhận xét
Lão Tử như con rồng. Có nghĩa là uyển chuyển vô cùng. Tư tưởng của Lão
Tử không thể định nghĩa một chiều.

- Người phương Đông: "Ý tại ngôn ngoại" (ý ngoài lời), "thư bất tận
ngôn" (sách không nói hết lời).

- Hay dùng phương pháp tượng trưng, ngụ ngôn; Thể hiện các nét vẽ
trong dịch học vào thi, nhạc, họa.

b) Đồng thanh tương ứng

Theo người phương Đông sự hiểu biết do người khác đưa đến là sự
hiểu biết không thật - Đọc một cuốn sách, một bài thơ không phải dễ hiểu
cuốn sách hoặc bài thơ đó, nó gợi lên những ý tưởng đã ấp ủ từ lâu trong
lòng. Tức là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Một câu nói có
người không hiểu gì cả, có người hiểu nhiều vấn đề, có sự rung chuyển lạ
thường.

- Người đệ tử đến tìm thầy để học thì phải biết chờ đợi, nhẫn nại. Mình
đợi thầy và thầy cũng đợi mình. Thầy đợi trò đến lúc trò rất cần và đủ độ nhẫn
nại mới dạy. Sách phương Đông không giải thích rõ ràng. Họ chỉ khêu gợi
chứ không truyền bá tư tưởng.
c) Ba giai đoạn trong lịch trình diễn biến của tâm thức theo triết học phương
Đông

- Giai đoạn 1: chưa có ta. Giai đoạn nhất nguyên.

Sống theo thiên tính, ngoại cảnh, lẫn lộn giữa lý và tình, giữa nội tâm và
ngoại giới. Sống vô tâm, bắt chước người xung quanh. Đây là thời kỳ của dân
tộc bán khai, thần thoại ấu trĩ, giai đoạn trẻ thơ.

- Giai đoạn 2: Sự trưởng thành của cái ta. Giai đoạn nhị nguyên.

Cá tính con người dần dần xuất hiện. Tính bắt chước giảm đần. Phân
biệt rạch ròi thiện ác, trắng đen, vinh nhục. Có tâm hồn độc đáo, sáng kiến và
phê bình sâu sắc. Óc khoa học đóng vai trò quan trọng như phương Tây ngày
nay.

- Giai đoạn 3: Siêu thoát nhị nguyên.

Giai đoạn này không cần đến lý trí nữa, cảm thấy mình không còn cách
biệt với vũ trụ, hợp nhất các mâu thuẫn. Đó là giai đoạn thoát cái tiểu ngã để
nhập vào cái toàn thể.

Câu chuyện vườn Eden cho ta biết về diễn biến của tâm thức

Lúc ban đầu loài người sống chung với loài vật và thiên nhiên. ADAM
và EVA sống trần truồng không phân biệt giới tính. Hai người tượng trưng cho
âm - dương.

Nhưng EVA ném trái thiện ác rồi đem cho AĐAM ăn. Từ khi ăn trái thiện
ác hai người biết xấu hổ và lấy lá che, Chúa trời quở mắng. Những muốn trở
về trời thì phải trở về tâm vô sai biệt của ban đầu.

2.2. Tư tưởng tam nguyên

Tư tưởng này thể hiện rõ trong thái cực đồ.


a) Thái cực đồ

- Phần âm màu đen

- Phần dương màu trắng. Bao trong một cái vòng tròn. Cái đó gọi là
đạo. Đây là nguyên lý chỉ huy và điều hòa hai lực lượng mâu thuẫn kia.

+ Phần dương không hoàn toàn là dương, phần âm không hoàn toàn là
âm. Có điểm nhỏ dương trong âm và điểm âm trong dương. Nó là mầm mống
mạnh mẽ. Nó là hạt giống, có tiềm lực phi thường. Nó là nguyên nhân mâu
thuẫn nội tại. Không có một vật nào trên đời mà thuần tốt hoặc thuần xấu,
thuần hại hoặc thuần lợi. Đó là do mâu thuẫn nội tại.

+ Được gọi là âm khi âm lấn phần dương, gọi là dương khi nào dương
lấn âm. Nếu sự lấn át lên cực độ thì liền biến tức khắc. Đó là luật "phản
phục".

+ Âm dương vừa mâu thuẫn vừa tương đồng; không cái nào phụ thuộc
cái nào.

+ Nguyên lý tối cao hợp nhất gọi là đạo điều hòa và chi phối hai lực
lượng kia, làm cho âm dương không rời nhau.

Con người là một "tiểu kiền khôn" (tức là từng đốt nhỏ). Thực thể con
người là sản vật của nguyên lý âm dương. Nhờ cáo đạo mà thấy rõ nguyên lý
tích cực và tiêu cực vừa mâu thuẫn vừa đồng đẳng về giá trị; luôn luôn có luật
quân bình trong mọi vật; luật quân bình ấy là đạo hay gọi là thường đạo, trung
đạo hay trung dung.

b) Các cặp mâu thuẫn

- Mâu thuẫn nhưng nương tựa nhau: Mâu thuẫn nhưng nương tựa
nhau để tồn tại. Sáng nương tối mà có, thiện nương ác mà có.

- Mâu thuẫn nào cũng chứa đựng lẫn nhau. Trong âm có dương, trong
dương có âm.
- Chuyển hóa lẫn nhau: Cái này biến thành cái kia, âm biến thành
dương và dương biến thành âm.

- Quan hệ ngang nhau: Không cái nào hơn cái nào, không cái nào trọng
hơn cái nào.

- Các cặp mâu thuẫn bị cái thứ ba khống chế làm cho nó không tách rời
nhau mà thống nhất với nhau (tam nguyên).

- Sự tác động hai chiều là nguyên nhân của mọi sinh hóa.

Hai yếu tố mâu thuẫn đùn đẩy nhau tác động lẫn nhau tạo nên sự biến hóa.

+ Tối cũng cần mà sáng cũng cần.

+ Nắng cũng cần mà mưa cũng cần.

+ Mạnh cũng cần mà yếu cũng cần.

+ Tội ác, cái xấu cũng cần để cho người ta thấy cái tốt.

- Chân lý không thể chứng minh, chỉ có thể khêu gợi mà thôi. "Nói là
không biết, biết thì không nói".

Điều này đã ăn sâu vào lối sống của người phương Đông.

Họ sống kín đáo, tế nhị, khêu gợi, thi vị.

Uống trà thành "trà đạo", chơi hoa biến thành "hoa đạo".

Những cơ sở triết học này đã chi phối tâm lý người phương Đông. Vì
vậy, việc nghiên cứu tâm lý người phương Đông phải chú ý đến những quan
niệm triết học cổ xưa của người phương Đông đã ảnh hưởng đến ngày nay
như thế nào để chúng ta có quan điểm đúng đắn trong việc nghiên cứu tâm lý
người phương Đông ngày nay, đặc biệt là tâm lý người Việt Nam.
II – CÁC TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VỀ NHÂN CÁCH
1. Thiên địa nhân hợp nhất

“Thiên - địa - nhân” hợp nhất là trời, đất, người hợp thành một. Về cơ
bản con người mang những thuộc tính của vũ trụ.

Về một sinh học, năng lượng vũ trụ của trời đi xuyên qua luân xa 7
(bách hội) rồi xuống tủy sống, còn năng lượng của đất qua luân xa 1 lên phía
trên, theo đường tủy sống.

Theo triết học phương Đông trời được xem là dương và đất là âm. Nhờ
có năng lượng âm dương của trời đất mà con người có năng lượng để tồn tại
duy trì cuộc sống. Như vậy, có sự giao hòa giữa năng lượng của Trời - Người
và Đất, thể hiện nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất.

Trong đời sống xã hội người ta luôn nói: thiên thời, địa lợi nhân hòa để
nói lên sự hợp nhất của ba yếu tố trời đất và con người.

Về trời ảnh hưởng đến con người và xã hội loài người được thấy một
cách rõ ràng. Trời có các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, nhiều ngôi sao, đặc
biệt 5 ngôi sao: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý
con người. Chính mặt trời, mặt trăng, các hành tinh đã có ảnh hưởng đến thời
tiết, nhiệt độ, tâm lý con người.

Về đất, người ta hay nói đến địa linh. Đó là những vùng đất ảnh hưởng
một phần đến bệnh tật, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm, tính cách, năng lực của
con người và cộng đồng người. Ở Việt Nam một số người cho rằng những
vùng như chùa Hương, Tam Đảo; Núi Tản Viên, Côn Sơn, Ngũ Hành Sơn, núi
Yên Tử, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây... là những địa linh.

Tồn tại trong không gian và thời gian có lưỡng nghi gọi là âm và dương.
Âm đương giao hoà nhau, biến hóa không cùng trong vũ trụ. Từ đó sinh ra
vạn vật.
Âm dương đóng vai trò xoay chuyển không bao giờ ngừng.

Chúng cùng tồn tại, nhưng độc lập với nhau, tương phản nhưng hòa
đồng, hòa nhập vào nhau, mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau để sinh hóa
vô cùng.

Âm - dương dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình lẫn thế giới vô
hình (tư duy, tâm linh, tâm hồn), chúng có trong vạn vật dù có nhìn thấy hay
không nhìn thấy.

Triết học phương Đông cho trời là dương và đất là âm, đàn ông là
dương, đàn bà là âm. Đối với đàn ông mặt trước là âm mặt sau là dương và
đàn bà thì ngược lại. Trong cơ thể con người nơi nào cao là dương, nơi nào
thấp là âm. Trên dương dưới âm, thịt âm, xương dương.

Âm dương còn thể hiện trong môi trường. Cái gì nhẹ, lỏng, mềm, nhiều
nước là âm và trái lại là dương. Những lực hướng tâm đi xuống là dương,
những lực nhẹ bốc lên, thoát ra, mở rộng là âm.

Tất cả mọi vật đều có âm có dương. Không có vật nào tuyệt đối dương
hoặc tuyệt đối âm. Quả đất so với mặt trời là âm, nhưng so với trăng lại là
dương.

Những vật có hình thể theo phương thẳng đứng, lực li tâm chiếm ưu
thế đều là âm, các hình có phương nằm ngang, lực hướng tâm có ưu thế là
dương.

Màu nào cho ta cảm giác nóng, ấm áp hơn là dương, mát lạnh là âm.
Mùi vị cũng có âm dương. Ví dụ: vị chua là cực âm, vị cay là cực dương.

Âm dương không những là hai mặt đối lập nhưng dựa vào nhau và
phân loại theo một quy luật nhất định. Vạn vật và con người không có cái gì là
không có âm dương. Âm dương vừa dựa vào nhau vừa lợi dụng lẫn nhau.
Không có âm thì không có dương. Âm dương ở thế cân bằng động, cái này
giảm thì cái kia tăng; hết ngày lại đêm, hết nóng lại lạnh, âm dương chuyển
hóa cho nhau. Âm tiến đến cùng cực sinh dương, dương tiến đến cùng cực
sinh âm.

Con người không chỉ bị chi phối của quy luật âm dương mà còn bị chi
phối của quy luật ngũ hành.

Học thuyết cổ đại phương Đông cho rằng thế giới là do năm loại vật
chất cơ bản nhất tạo thành: mộc, thổ, hỏa kim, thủy. Sự phát triển về biến hóa
của các sự vật và hiện tượng (trong đó có con người) trong tự nhiên đều là
kết quả 5 loại vật chất khác nhau vận động và tác động lẫn nhau. Học thuyết
ngũ hành được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống.

Đặc tính của ngũ hành:

Mộc có đặc tính mọc lên và phát triển.

Hỏa có đặc tính nóng, hướng lên trên.

Thổ có đặc tính nuôi lớn, phát dục.

Kim có đặc tính thanh tĩnh, thu sát.

Thủy có đặc tính lạnh lẽo, lắng xuống dưới.

Sự phối hợp giữa âm dương và ngũ hành tạo ra đặc tính riêng:

- Dương mộc là cây của đại ngàn, cứng rắn làm trụ cột.

- Âm mộc là cây cỏ; có vẻ đẹp kiều diễm, tính yếu mềm.

- Dương hỏa là hỏa của mặt trời, chiếu sáng muôn nơi, vạn vật, tính
mãnh liệt.

- Âm hỏa là lửa của nến, chiếu sáng trong nhà, tính mềm yếu, có đức
hy sinh vì người.
- Dương thổ là đất trên thành, cứng, hướng dương, dưỡng dục cho vạn
vật có đặc tính là cao thượng.

- Âm thổ là đất của ruộng vườn, có chức năng nuôi dưỡng cây cối và
ngăn nước, mềm mại và ẩm ướt, ở thấp, hướng về âm, đưa lại hạnh phúc
cho mọi người.

- Dương kim là kim loại của mũi kiếm, tính cứng khỏe, sát phạt, có đặc
tính cương trực.

- Âm kim là ngọc quý dùng để trang trí, sáng trong, ấm, có đặc tính là
nhu nhược.

- Dương thủy là nước của sông, hồ, biển chảy khắp nơi không ngừng,
tính mạnh mẽ, thông suốt.

- Âm thủy là nước mưa có khả năng biến thành khí, yên tĩnh, mềm yếu
có khả năng nuôi nấng vạn vật.

Con người là tiểu vũ trụ, là một sinh vật - vô cùng phức tạp vừa đối lập
vừa thống nhất. Con người chứa trong nó nhiều thông tin tự có và thu nhận từ
bên ngoài. Và đồng thời có khả năng thu nhận thông tin và phát thông tin.
Chức năng này chịu ảnh hưởng của âm dương ngũ hành. Giữa người và vũ
trụ có sự cảm ứng qua lại. Đó là quan hệ giữa khí âm dương ngũ hành của
trời đất tương sinh tương khắc, tương chế, tương hóa với con người.

Âm dương ngũ hành là loại vật chất vô cùng tinh vi chúng ta chưa thể
biết về nó. Người xưa muốn biết tác dụng của âm dương ngũ hành đã dùng
cách sắp xếp thiên can địa chí của giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người -
Nó là thứ giao biến của đời người, chứa chất nhiều kịch tính phong phú,
mang tính chất dự báo cho tương lai con người và cộng đồng.

Âm dương cũng thể hiện trong tâm lý con người.


Người ta chia ra 3 loại người: loại người âm, loại người dương và trung
tính. Người âm tạng thì các đặc điểm về âm trội hơn, người dương tạng thì
các đặc điểm về dương trội hơn. Có thể dựa vào vẻ mặt, hình dáng, giọng
nói, dáng điệu, cử chỉ và tính tình để chia ra các loại người đó.

Người ta nhận thấy người dương tạng dễ bị kích thích nhiệt tình sôi nổi.
Người âm tạng khí chất lãnh đạm, trầm tĩnh. Ngoài ra có loại người bình tạng,
loại người này cân bằng về mặt tâm lý. Đó là loại người tối ưu về thể tạng
cũng như tâm lý. Để nhận biết người dương và người âm thì căn cứ vào thể
tạng.

Người dương tạng thân hình to khỏe, da nóng, sắc mặt tươi tắn, giọng
nói to.

Người âm tạng thì ướt, mát, sắc mặt xanh, giọng nói nhỏ, tròng đen
mắt hướng lên cao.

Sở dĩ có người dương tạng hay âm tạng là do chịu ảnh hưởng của di


truyền bố mẹ và sự ăn uống hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày, khí hậu và cách
sống của từng người. Tính cách của con người cũng chịu ảnh hưởng của ngũ
hành. Mỗi hành có đặc điểm về tính cách khác nhau. Người ta dựa vào 4 tiêu
chí: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh để biết ngũ hành của một
người.

Người mệnh kim ăn nói nghĩa khí, nếu kim vượng thì tính cách cương
trực.

Người mệnh hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, hay
thích nói lý luận. Nhưng nếu hỏa nhiều, hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ
hỏng việc.

Người mệnh thổ là người trọng chữ tín, nói là làm.

Nhưng thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, để bỏ mất thời
cơ.
Người mệnh mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng bao dung nhưng mộc
vượng thì tính cách bất khuất. Loại người này thích hợp với nghề nghiệp
quân sự và công an.

Người mệnh thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt, như
nước chảy. Người mệnh thủy là người trí tuệ, thông minh ham học. Nếu thủy
vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây ra tai họa.

Đặc tính của ngũ hành là tương sinh, tương khắc. Trong con người
cùng có năm chất khí đó nên cũng có tương sinh, tương khắc.

Tương sinh:

Kim sinh thủy

Thủy sinh mộc

Mộc sinh hỏa

Hỏa sinh thổ

Thổ sinh kim.

Tương khắc:

Kim khắc mộc

Thủy khắc hỏa

Mộc khắc thổ

Hỏa khắc kim

Thổ khắc thủy.

Nếu trong đời một người ngũ hành tương sinh nhiều sẽ tốt tương khắc
nhiều sẽ xấu. Đồng thời dựa vào số lượng hành trong 4 tiêu chí để biết được
tính tình và con đường đời của người đó.
Như vậy, để dự đoán được tâm lý con người và hoạt động của con
người sẽ diễn ra như thế nào cần phải xác định cho được thành phần các
hành trong mỗi người.

Ví dụ: Người sinh giờ mão, ngày 7 tháng 3 năm 1964 có thể đối ra can
chi: quí mão, đinh dậu, mậu thìn, giáp dần.

Từ đó đối ra âm dương ngũ hành:

Giờ - Quý Mão: âm thuỷ + mộc

Ngày - Đinh Dậu: âm hỏa + kim

Tháng - Mậu Thìn: dương thổ + thổ

Năm - Giáp Thìn: dương mộc + thổ.

Dựa vào tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành xem xét mà
biết sự tương hợp hay không tương hợp tâm lý của vợ chồng, những người
trong gia đình hay một nhóm xã hội hay không.

Cách biết một phần nhân cách con người của người phương Đông xưa
dựa vào âm dương ngũ hành là một tiêu chí cần được nghiên cứu nghiêm túc
để có thể vận dụng trong tâm lý học nhân cách.

2/ Người phương Đông không có triết học theo nghĩa thông thường mà
chỉ có đạo học

Người phương Đông theo nhất nguyên luận - từ trước đến nay ta quen
cách nghĩ nhị nguyên. Nhị nguyên là phân chia các vật trong đời ra làm hai
phần biệt lập nhau, mâu thuẫn nhau để tiêu diệt lẫn nhau: Thiện – ác, tâm –
vật, tĩnh - động.

Theo tư tưởng phương Đông nhất nguyên luận quan niệm sự vật nào
cũng có 2 bề: bề mặt và bề trái. Hơn nữa cả hai là một không thể tách rời
nhau. Nho hay Lão đều quan niệm như vậy.
Tư tưởng phương Đông thiên về đạo học hơn triết học.

3/ Người phương Đông trọng phẩm hơn là lượng.

Văn minh lượng lấy tiến bộ làm lý tưởng. Đó là văn minh phương Tây
hiện đại.

- Người phương Đông lấy "Tận Thiện" làm lý tưởng.

Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan
tâm nhiều đến "phẩm". Do đó nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay
suy đồi, nhân cách con người thoái hóa, không bằng ngày xưa.

Những công trình văn hóa, mỹ nghệ, thơ văn, mỗi ngày bị mai một đi
cùng với văn minh lượng, tôn sùng tiến bộ vật chất. Tại sao trong thời đại văn
minh mà thấy cái gì cũng sa sút.

Người xưa do khoa học kỹ thuật lạc hậu nên sống nghèo nhưng các giá
trị văn hóa, tinh thần, mỹ thuật, văn chương, lý luận, tôn giáo, đã đến tận
thiện, tận mỹ.

Ngày nay về mặt lượng thì thấy có tăng, nhưng phẩm thì sa sút.

4/ Nhân cách người phương Đông thích sự im lặng hơn là nói ra

Chân lý là vô cùng và vô cùng uyển chuyển nên nói ra không hết ý.

"Ý tại ngôn ngoại" ý ở ngoài lời nói.

Người phương Đông dùng tượng trưng qua chữ hình tượng trong kinh
dịch, trong nhạc, họa, ngụ ngôn...

5/ Các quy luật vũ trụ chi phối cá nhân và cộng đồng

a. Tử vi và Độn giáp có những quy luật sâu xa chi phối con đường phát triển
của cá nhân.
- Tử vi cho ta biết con đường phát triển bên trong của từng con người.

- Độn giáp cho biết con đường phát triển bên ngoài của các cá nhân.

Đây là loại quy luật mang tính khả năng, trong quan hệ bổ sung, ngẫu
nhiêu và tất yếu; mang tính chủ quan và khách quan. Ý chí chủ quan của con
người góp phần quyết định.

b. Vũ trụ còn có những quy luật chi phối cộng đồng.

Nhưng những quy luật này còn mang tính khả năng, tính khách quan
kết hợp với chủ quan.

Hiểu được mệnh của cá nhân và cộng đồng - còn phải hiểu đến thân -
cái tạo nên ý chí.

6/ Con người là tiểu vũ trụ

Con người về cơ bản mang những đặc tính của vũ trụ.

Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người.

Giữa con người và vũ trụ có quan hệ nhau:

Con người - Vũ trụ

Tâm linh - Tâm linh

Vật lý - Vật lý

Trong con người có đại ngã và tiểu ngã.

- Đại ngã: là cái một - đạo thấm vào người. Đó là cái không tôi hay gọi
là cái nó - cái vô thức.

- Tiểu ngã là cái tôi: cái tiểu ngã là phụ, đại ngã có vai trò chính.
+ Con người thường hay quên cái đại ngã của mình, mà ra quá mức
vào tiểu ngã. Đó là nguyên nhân làm suy đồi đạo lý làm người.

Con người sống lành mạnh phải biết dung hòa giữa đại ngã và tiểu
ngã.

Con người nhận biết được tiểu ngã qua cảm giác và tư duy.

Nhưng đại ngã khó nhận biết được. Có những phương pháp tiếp cận
của cận sinh học, cận tâm lý học, cận vật lý để tìm hiểu đại ngã.

Các cấu trúc của tiểu ngã và đại ngã của nhân thế theo Raymond
Reaut (Pháp) (xem hình 1, 2, 3, 4, 5)

Con người cũng là một hệ thống mở, con người liên hệ với vũ trụ bao
la, nên con ngừời cần biết được các thông tin của vũ trụ.

Nhịp sinh học của con người và Trái Đất; ảnh hưởng của mặt trăng và
vũ trụ. Trong con người có 365 kinh lạc và 365 khớp, phù hợp 365 ngày trong
1 năm.

- Quy luật con số: chi phối con số 2 và 5 (2 mắt, 2 chân, 2 tai, 5 ngón
tay).

7/ Đời sống tâm lý con người phải cân bằng, không thái quá

- Trong cuộc sống xác thịt và tâm linh phải hài hòa. Có nghĩa là âm
dương phải điều hòa.

Tâm linh là dương

Xác thịt là âm.

- Âm dương biến đổi theo quy luật: Âm phát triển cực đại sang dương.
Dương phát triển cực đại sang âm. Như vậy mọi sự thái quá sẽ chuyển từ
cực này sang cực kia, không tạo nên sự cân bằng.
- Mọi sự thái quá sẽ gây cực đoan. Ăn uống không điều độ sẽ tạo con
người có khuôn mặt khác đi.

- Sự tiến hóa là một quá trình vận động của âm - dương biến đổi nhau:

Âm sinh - Âm tướng

Dương sinh - Dương tướng

Âm cực - sinh dương.

Dương cực - sinh âm.

Ông cha ta nói: "Không ai giàu (quá) 3 họ, không ai khó (quá) 3 đời.

Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh. Đó là quy luật của sự tiến hóa.

Theo cổ nhân:

+ Thời kỳ dương thịnh từ năm 2196 (trước công nguyên) đến năm 504
khoảng 2700 năm.

+ Thời kỳ âm thịnh từ năm 504 đến năm 3204 (2700 năm).

Sự sống chết là quá trình âm tụ và dương tán.

Ra đi (cuộc sống) là âm tụ

Trở về (cái chết) là dương tán.

Bước ra đi là đại ngã tụ thêm tiểu ngã.

Bước trở về là tiểu ngã tan ra để trở lại đại ngã.

- Con đường tiến hóa của con người là từ đại ngã đến tiểu ngã rồi từ
Tiểu ngã đến đại ngã. Tức là con đường đi từ tiên thiên đến hậu thiên (cõi
trần) rồi sau đó đi từ hậu thiên đến tiên thiên (cõi trời).
8/ Sự sáng tạo của nhân cách (con người) là tạo nên ý thức thuần khiết
hay còn gọi là minh triết.

Sự minh triết nhờ siêu thiền định.

Ý thức thuần khiết là cội nguồn của mọi sáng tạo hài hòa cũng như
trong bông hoa chất nhựa làm cho cây phát triển là không màu - thuần khiết.
Bằng sự thuần khiết của ý thức con người sẽ được sự hỗ trợ của tự nhiên để
hành động. Sự thanh thản trong tâm hồn con người sẽ có những tư tưởng
hoạt động có hiệu lực và làm việc sẽ có kết quả hơn.

Trong trạng thái đó con người sẽ phát ra những sóng sinh động và hài
hòa với môi trường xung quanh.

9) Sự ổn định trong một thời điểm và sự biến đổi theo thời gian của
nhân cách

- Xét về một thời điểm của ngũ hành:

Các yếu tố tương sinh

+ Thổ sinh kim

+ Kim sinh thủy

+ Thủy sinh mộc

+ Mộc sinh hỏa

+ Hỏa sinh thổ.

Các yếu tố tương khắc:

+ Kim khắc Mộc

+ Mộc khắc Thổ

+ Thổ khắc Thủy


+ Thủy khắc Hỏa

+ Hỏa khắc Kim.

Xét về các thời điểm khác nhau:

- Mộc: Sinh thành

- Hỏa : Trưởng thịnh

- Thổ: (Hoá)

- Kim: Thân Suy

- Thủy: Tàng Huỷ

10/ Đặc điểm nhân cách của con người theo ngũ hành

a) Người mộc.

- Mộc vượng: Người có mộc vượng thì năng động, liều lĩnh, can đảm,
hay nổi giận, hay nói. Trong chiêm bao (giấc mơ) thường thấy cảnh đánh
nhau, thấy cây xanh tươi, thấy rừng và các vật màu sáng.

- Mộc suy: Thụ động, nhu nhược, không dám hành động, bi quan, chủ
bại. Trong mơ thường thấy bị rượt bắt, bị đánh đập không chống lại nổi, thấy
cây lá úa.

b) Người Hỏa:

- Hỏa vượng: sôi nổi, nóng nảy, cuồng nhiệt, hay cười vô cớ. Trong giấc
mơ thấy màu sắc đỏ tươi như máu, thấy lửa, các vật màu đỏ rực.

- Hỏa suy: Tinh thần bất ổn, hay lo lắng, thiếu sáng suốt. Trong giấc mơ
thấy vật tái xanh, trắng bệch hay đỏ bầm.

c) Người Thổ:
- Thổ vượng: vô tư, hay hát, trong giấc mơ thấy cảnh vật màu vàng
tươi.

- Thổ suy: ưu tư, hay nghĩ ngợi, hay thương nhớ. Trong giấc mơ thấy
cảnh vàng tía.

d) Người Kim:

- Kim vượng: hay trầm tĩnh, biết chịu đựng, kiên nhẫn, ôn hòa. Trong
giấc mơ thấy vật trắng bóng.

- Kim suy: Loại người hay buồn rầu, hay khóc. Trong giấc mơ thường
thấy màu trắng bệch hay thấy bay bổng lên.

c) Người Thuỷ:

- Thủy vượng: có ý chí mạnh.

- Thủy suy: Hay sợ hãi, hay rên rỉ. Trong giấc mơ thường thấy lạnh lẽo,
thấy nước hay cảnh vật màu đen.

III – NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NHÂN CÁCH DƯỚI DẠNG TRƯỜNG
SINH HỌC – VẬT LÝ
1. Khái quát về những biểu hiện của nhân cách

Thể hiện qua hình dạng và độ sáng của năng lượng tỏa ra của con
người. Năng lượng này tỏa ra một màu vàng trên đầu và trên vải lan ra khỏi
cơ thể một khoảng từ 3 đến 8 inso.

- Tư tưởng càng thanh cao thì càng sáng.

- Tính cách ích kỷ giống như những cái mộc

- Tư tưởng hiếu kỳ cao độ có dạng xoắn, màu vàng


- Sự tức giận, kéo dài có hình mũi tên nhọn, màu đỏ.

- Tiếng cười hồn nhiên của trẻ em là đường cong màu hồng

- Sự ghen tuông có hình con rắn và màu nâu sạm.

- Tiếng cười thân ái có làn sóng tròn đẹp, màu vàng hoặc xanh.

- Tiếng cười bỉ ổi giống như tiếng nổ, không biên giới rõ ràng và có màu
xám bẩn.

- Thái độ nhăn mặt có hình mũi tên đỏ bầm hẳn lên trên.

- Tiếng cười ích kỷ có dạng những vũng bùn sôi sùng sục.

- Tư tưởng sùng ái có dạng đóa hoa màu xanh lá cây hay hình tháp có đỉnh
hướng lên trên.

Các năng lượng tỏa sáng có thể giao thoa nhau: khi gặp 2 người yêu
nhau thì vòng tỏa sáng sẽ thành vòng cung nối hai quả tim với nhau.

Các hình tư tưởng khác nhau sẽ có thời gian sống khác nhau.

Khoa học về tư tưởng là một khoa học lớn về nhân cách.

Tương lai thế kỷ sau khoa học này sẽ được phát triển.

- Cơ thể có khả năng tự phát sáng như tinh tú.

2. Trường sinh học và nhân cách

Người ta nhận thức mỗi con người có những dạng trường sinh học
khác nhau. Điều dễ phụ thuộc vào sự phòng vệ của nhân cách chống lại bên
ngoài.

- Dạng con nhím: Trường sinh học có nhiều gai nhọn, sắc. Một người
ngoại cảm có cảm giác các đầu gai đâm vào ngón tay mình.
- Dạng rút lui: Một phần trường sinh học rời bỏ trong thân thể giây lát
dưới dạng một đám mây (màu xanh nhạt) trong lúc đó thì mặt không đờ đẫn,
bề ngoài làm ra vẻ lắng nghe.

- Dạng vía lệch ra bên cạnh: Trường sinh học lệch một phần ra ngoài
cơ thể vật lý trong một thời gian khá lâu có khi đến mấy năm. Trong thực tiễn
hiện tượng này gọi là mất linh hay mất vía.

- Dạng khước từ miệng: Xuất hiện nhiều năng lượng màu vàng ở đầu
và tắc nghẽn trầm trọng ở cổ. Trường sinh học suy yếu hẳn ở phía dưới cơ
thể và xuất hiện hiện tượng nhọc nhằn bất động.

- Dạng hút vào chủ thể để phòng vệ, hút năng lượng trường sinh học
của người xung quanh.

- Dạng dao quắm: Chủ thể đang đối đầu với một người hay một nhóm
người khác, hình thành một con dao quắm nơi đỉnh đầu của chủ thể, có thể
phóng đến đối thủ và tóm lấy đầu đối thủ.

- Dạng vòi: Các vòi của chủ thể vươn tới luân xa 3 của đối thủ để đoạt
lấy nguyên khí và lôi nó ra ngoài.

- Dạng ác khẩu “những mũi tên mềm”: Trường sinh học của chủ thể làm
bắn nhiều mũi tên trong không gian gây đau đớn cho đối phương qua ác
khẩu, làm nhiễu trường sinh học của đối phương. Các mũi tên này chọc tức
đối phương, đồng thời giải tỏa cơn giận của chủ thể.

- Dạng phối hợp: Chủ thể bắn các mũi tên mềm ở phía trên thân thể để
làm bẽ mặt đối phương, đồng thời né tránh cảm giác của bản thân mình dồn
về phía dưới.

- Dạng cuồng loạn (hysteris): Chủ thể phản ứng lại các mũi tên của đối
phương bằng cách làm cho nó bùng lên sự thịnh nộ của mình để nhiễu
trường sinh học của đối phương. Qua sự thịnh nộ này nhiều tia chớp đủ màu
hỗn loạn tỏa ra.
- Dạng ngăn biên giới: Chủ thể tự rút lui ra khỏi tình huống bị đối
phương tấn công bằng cách củng cố biên giới của mình.

Dạng phô trương quyền lực, ý chí, chủ thể tuyên bố quyền tối thượng
của mình làm cho đối phương sợ.

3. Nhân cách và vấn đề khai mở luân xa

- Luân xa là nơi tập trung tiếp xúc nguồn năng lượng con người và vũ
trụ.

- Trong con người có:

+ 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt.

+ Giao thoa 14 sóng tạo ra trung huyệt.

+ Giao thoa 7 hoặc nhỏ hơn 7 huyệt tạo thành châm cứu.

Có 6 luân xa được khai thác hiện nay là:

+ Luân xa 6 nằm giữa trán liên quan tới vỏ não, làm tăng cường năng
lượng hệ thần kinh và hoạt động chân tay.

+ Luân xa 5: ở cột sống ngang vai liên quan đến cơ bắp.

+ Luân xa 4: ở cột sống ngay tim. Nó giúp con người thanh thản bình
tĩnh, dễ dàng thông cảm với người khác.

+ Luân xa 3: ngang thân, liên quan tới gan thận, dạ dày.

+ Luân xa 2: đốt sống cuối cùng liên quan tới bài tiết sinh lý.

4. Hào quang và nhân cách

a) Các vầng hào quang là năng lượng mang tích tổng hào quang thể của vật
chất.
Năm 1939 Kirlian đã chụp được hào quang của cỏ cây và con người.
Người ta thấy có 7 vầng hào quang bao bọc cơ thể sống.

Hào quang có thể cao 2,5m, dày 1m bao quanh thân người.

Nếu quan sát kỹ sẽ thấy rõ hào quang 1, 3, 5, 7.

Các hào quang có cấu trúc vật chất và mật độ khác nhau, nhưng chúng
luôn luôn chuyển động và tạo nên sóng đứng và vật chất mịn.

Mỗi vầng hào quang thể hiện hình thái cơ thể sống và tâm lý con người.

* Vầng hào quang 1 (cảm giác thể chất).

- Bao sát thân thể khoảng 2,5 cm có màu xanh nhạt hoặc xanh xám.

- Tạo nên cảm giác thể chất và hoạt động thể chất.

* Vầng hào quang 2 (cảm xúc).

- Cách da 2,5 - 7,5 cm, màu từ sáng chói đến xám xỉn nhưng chứa tất
cả các màu cầu vồng.

- Đặc trưng tạo nên cảm xúc, cảm nghĩ.

* Vầng thứ 3 (tâm thần)

- Cách da 7,5 - 20,5 cm.

- Màu vàng chói

- Thể hiện đời sống tư duy

* Vầng thứ 4 (tinh tú).

- Cách da 15 - 25 cm

- Màu hồng
- Thể hiện tình cảm yêu đương.

* Vầng thứ 5 (hình thái bổ sung).

- Cách da 15 - 60 cm

- Màu trong suốt trên nền xanh: vầng hình trái xoan.

- Thể hiện thái độ, lời nói trách nhiệm.

* Vầng thứ 6 (thượng giới).

- Cách da 60 - 82 cm

- Màu phấn là chủ yếu

- Thể hiện trí tưởng tượng, suy đoán, vượt giới hạn hữu hình.

* Vầng thứ 7 (nhân quả).

- Kích thước tùy bản thể.

- Gồm những sợi tơ vàng - bạc lấp lánh; có vỏ dày 0,6-12 cm giao tiếp
và phòng vệ năng lượng với môi trường, có tần số rung động lớn.

- Chứa đựng sơ đồ cuộc sống trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.

- Đặc trưng thể hiện bản thể vật chất và tâm linh.

Như vậy, trường hào quang của con người có 7 vầng, luôn biểu hiện
cảm giác, cảm xúc, tư duy, trí nhớ, tính cách, trạng thái sức khỏe con người.

b) Mối tương tác của hào quang:

Đặc trưng của tương tác hào quang là không phụ thuộc vào không gian
ba chiều và thời gian tuyến tính.

+ Tương tác vật lý trường điện tử


- Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

- Tương tác lên vật có từ tính, vật dẫn điện.

- Khác dấu thì hút, cùng dấu thì đẩy.

- Nguồn phát có thể cùng chiều thông tin

- Truyền dẫn bị tiêu hao

+ Tương tác hào quang

- Không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

- Tương tác lên bất kỳ vật gì đặc biệt là cơ thể sống.

- Như nhau thì cộng hưởng, khác nhau thì chinh phục

- Mọi nguồn phát đều thiếu thông tin.

- Ít bị tiêu hao.

c) Tác dụng của hào quang.

- Tạo khuôn mẫu cho cơ thể sống.

Một lá cây xuất hiện sau khi khuôn mẫu hào quang của nó xuất hiện,
định hình cho chiếc lá.

Những tư duy của con người phát ra định hình cho hình thái hành động
cho chủ nhân đó.

- Hình thành tư tưởng tình cảm.

Những rung động của trường năng lượng sinh học hình thành nên
những tình cảm, tư tưởng con người.

Những tác động của môi trường giao tiếp, học hỏi, nghiên cứu tác động
lâu ngày tạo nên tư tưởng tình cảm.
- Đồng hóa, cộng hưởng hào quang như:

Những tư tưởng lớn, cùng chí hướng, cùng lý tưởng dễ gặp nhau. Vì
từng năng lượng rung động cùng tần số và hiện tượng cộng hưởng dễ xuất
hiện.

Muốn cảm hóa người khác, trước hết phải có trường sinh học mạnh,
lấn át được hào quang người khác, hoặc chinh phục trường năng lượng đối
phương.

Những tư tưởng tốt đẹp sẽ tạo được những giao cảm, rung động hào
quang người khác.

- Phản ứng và phòng vệ năng lượng.

Tương tác trường năng lượng sinh học sẽ tạo ra phản ứng và phòng vệ
khi các trường hào quang không trùng hợp.

Bản thân chủ nhân của trường năng lượng sinh học phát những thông
tin không tốt lành sẽ tạo ra màu sắc hào quang u tối xám xịt, tạo những rung
động bất ngờ, gây tổn hại hào quang của chính mình và ảnh hưởng đến hào
quang của người khác.

d) Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang:

Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang rất lớn, có khi nó định hình và
thay đổi hào quang.

- Ảnh hưởng của thông tin tốt:

Những thông tin tốt như tình yêu thương sinh ra màu hồng sáng, tính
cần mẫn sinh ra màu sáng bạc và ý tưởng về sức khỏe tốt sẽ có màu hoàng
kim.
Những thông tin tốt sẽ giúp mở rộng hào quang thân thể, kết quả là con
người sẽ sống tốt hơn, thánh thiện hơn và có sức mạnh về tinh thần và vật
chất.

Những thông tin tốt sẽ có tương tác tích cực lên cơ thể sống xung
quanh.

Những thông tin tốt sẽ giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội.

- Ảnh hưởng của thông tin xấu:

Những tư tưởng hận thù, thành kiến sẽ có tác hại ghê gớm lên hào
quang của chính chủ nhân và có ảnh hưởng xấu lên cộng đồng.

Những ý nghĩ xấu lâu ngày tạo thành thành trì tác động lên thân thể
bên trong, gây nên bệnh tật.

Như vậy, giữa hào quang và nhân cách con người có mối tác động làm
cho hào quang con người sáng rõ. Hào quang là sự biểu hiện một khía cạnh
nào đó nhân cách con người.

IV – MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG


1. Tính thiện trong nhân cách người phương Đông.

Người phương Đông đề cao tính thiện. Mọi tu thân, xử thế, chính trị đều
hướng tới thiện.

- 423 lời Phật dạy được ghi trong Pháp cú kinh đều nói về tính thiện.

- 550 bài nói của Khổng Tử trong Luận ngữ đều đề cập tới tính thiện.

- 81 chương của Đạo đức kinh của Lão Tử phần lớn đều nói đến thiện.

Tính thiện trong việc tu thân:


Lão Tử nói: "Ta có 3 vật báu thường ôm giữ: Một là từ, hai là kiệm, ba
là không dám đứng trước thiên hạ."

Từ là từ bi hiền lành, rộng lòng thương kẻ khác là người mạnh. Mạnh là


thắng được mình. Như vậy, thì không có kẻ thù. Sức mạnh của người quân tử
là tự thắng vậy.

Kiệm: Biết chi tiêu hợp lý, không phung phí là người có tấm lòng rộng
mới làm nổi. Họ không thái quá, vì thái quá sẽ gây ra tội ác.

Không dám đứng trước thiên hạ: Có nghĩa là không tranh giành địa vị
để được ngồi cao. Còn việc có được vị trí trong xã hội hay không là phải được
sự công nhận của tự nhiên, chứ không do mình tranh dành mà có.

Biết đủ (ĐĐK):

"Không hoạ nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào to bằng muốn
được. Bởi vậy, biết đủ trong cái đủ thì luôn luôn đủ".

Đa số con người muốn được, muốn cái không phải của mình, muốn cái
quá sức của mình. Lòng tham đó làm cho người thiếu nhân cách. Vì vậy, phải
dứt bỏ lòng tham lam, phải biết đủ, biết dừng đúng lúc.

Sống giản dị, chất phác (ĐĐK): "Ăn ở giản dị và chất phác, ít riêng tây,
ít tham dục".

Giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm ngôn từ, trong quan hệ với mọi
người.

Thân và Danh (ĐĐK): "Thân và danh cái nào quý hơn? Ở đời những
người biết tự trọng thân mình thì danh lợi đối với họ không đáng giá. Cái giá
trị nhất của họ là đạo đức."

Biết người là trí, biết mình là sáng.


"Biết người là trí, biết mình là sáng". Thắng người là có sức, thắng
mình là mạnh. Biết đủ là giàu.

"Biết người là trí" - Đó là sự nhận biết, nhận thức thế giới, nhận biết
người khác. Nhận biết người khác chỉ cần lý trí là đủ

Còn biết mình là sáng, bởi vì biết mình phải tự cảm, tự thấu hiểu, tự xét
mình thường sai lầm. Biết mình là sáng vì phải có năng lực gạt bỏ cái tôi. Vì
thế biết mình phải cao hơn biết người.

Thắng người là sức, thắng mình là mạnh, thắng mình mới khó vì phải
đấu tranh với cái tôi của mình.

Biết đủ là giàu. Mức độ giàu nghèo tùy theo sự ham muốn. Muốn nhiều
đã có rồi muốn có nữa. Sự ham muốn đó vô vàn. Cho nên không biết thế nào
là đủ. Chỉ khi nào biết đủ mới giàu.

Mềm yếu - cứng mạnh.

"Người mới sinh ra mềm yếu. Khi chết thì cứng mạnh- Vạn vật cỏ cây
mới sinh ra thì mềm dịu, khi chết thì khô héo - nên cứng và mạnh là đường
chết, mềm và yếu là đường sống".

Trong quan hệ con người phải biết lúc cương lúc nhu.

Nhưng nhu thường là thành công. Ngay cả lúc đấu tranh cũng phải lựa
lời lần nói cho dịu mềm. Lấy mềm thắng cứng, lấy nhu thắng cương mới là lẽ
biết đời.

Thích Ca:

+ Phải sống hợp đạo đức.

"Đời ta yên lặng, không oán, không phiền. Người đều thù oán, ta vẫn
thản nhiên". Mỗi con người được sống yên vui là nhờ tâm thiện, không thù,
không oán. Thù oán sẽ nối thù oán. Lòng nhân nhân lên lòng nhân.
+ Hãy tự thấy mình.

Tự thấy là quý, nên gọi vua người. Giữ ý rèn mình, tự bớt không thôi.
Tự thấy mình là điều kiện tiên quyết dẫn đến thiện. Thắng mình rất khó thực
hiện. Phải tự rèn mình, bỏ bớt dục vọng.

+ Phải sống thanh thản.

"Đời ta yên lặng, không nghĩ quanh co. Người đều lo sợ, ta vẫn không
lo". Chính là tâm chính thì không gì phải lo sợ.

+ Phải giữ tâm thiện. "Thương giữ tâm luôn, giữ đừng giận nóng. Tâm
ác phải trừ, nghĩ theo đạo đúng". Tâm có thiện thì mới sáng nhân lễ trí tín.

+ Biết nhận sự cuồng dại của mình là trí. "Người ngu chịu nhận ngu,
đáng vào bậc khôn giỏi. Kẻ ngu mà khoe khôn, ấy là ngu quá đỗi". Nếu người
không hiểu biết không nhận thức sai lầm của mình, còn người khôn thì nhận
biết được sai lầm của mình để sửa chữa. Đó là người có trí.

+ Hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn: "Chớ gần thói đê hèn, chớ theo
phương càn rỡ, chớ gây giống gian tà; chớ theo đòi làm dở"

+ Dứt bỏ tật xấu: không giận, không kiêu, tham yêu, tránh bỏ. Danh sắc
đều không; vô vi hết khổ.

Những thói xấu như tham lam, oán giận, kiêu căng, hám danh lợi, dục
vọng làm hại con người tạo nên thói hư tật xấu.

+ Chính ta là vị cứu tinh của ta: Tự ta sẽ làm tất cả.

Tự ta sẽ vươn lên, tự ta sẽ tìm con đường để đạt đến sự thành đạt. Tự


cứu lấy mình, tự hướng vào đạo thiện. Việc thành đạt là tại ta.

2. Tính nhân.

Đức nhân (luận ngữ) của Khổng Tử.


Phàn Trì hỏi về đức nhân.

Khổng Tử đáp: "Ăn ở đối đãi phải khiêm cùng, làm việc phải nghiêm
cẩn, giao thiệp với người phải trung thực. Dẫu nước di dịch, cũng không thể
bỏ điều ấy".

Cư xử với người phải cung tức là phải nhún nhường, kính trọng.

Khi làm việc phải nghiêm chỉnh, cẩn thận.

Quan hệ với mọi người phải lấy trung làm đầu.

Người nhân (luận ngữ).

Tử Cống hỏi: "Nếu ngươi thi ân cho nhân dân và cứu giúp đại chúng,
thì người ấy thế nào? Có thể gọi là người nhân được không?"

Khổng Tử đáp: "Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Phải gọi là bậc thánh
chứ - Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm được vậy".

Khổng Tử phân biệt thánh với nhân. Thánh cao hơn nhân. Được gọi
thánh phải trí sáng, tâm thiện, thi ân, cứu giúp đại chúng.

Người có đức:

Tử Trương hỏi: Làm thế nào để đi đâu cũng được dễ dàng?

Khổng Tử đáp: Lời nói trung thực, hành vi phải thân kính - như vậy dầu
đi đến nước Man; Mạnh cũng dễ dàng.

Khổng Tử nói: "Người có đức tất có lời nói hay, người có lời nói hay
chưa hẳn đã có đức".

Người có đức nói hay vì có lời đức độ của họ.

Khổng Tử quan niệm trong con người cần có 5 đức tính: Nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín. Nhưng nhân là cái gốc, đứng đầu các điều thiện của con người.
Nhân, Khổng Tử quan niệm phù hợp với từng trường hợp, từng người.
Nhân là gì? Khổng Tử trả lời cho từng người:

Đối với Nhan Tử: Tự mình trở lại theo lễ là nhân.

Đối với Phàn Trì: Yêu người là nhân.

Đối với Trọng Cung: Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải như
làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm
cho ai.

Đối với Tử Trương: Có thể làm được năm điều trong thiên hạ là nhân
vậy: là cung, khoan, tín, mẫu, huệ. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì
được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫu thì có công, huệ thì đủ
khiến được người.

Nhân còn có nghĩa rộng hơn là nhân ái - yêu người, yêu vật, đó là lòng
tự nhiên, bình thản.

Người có nhân thì sáng suốt, bình tĩnh.

Nhân là gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất. Khổng Tử lấy nhân để
làm chỗ dựa cho chính trị, học thuật, lễ nghi trong xã hội. Đối với từng người
nhân là cái gốc để giữ vững nhân cách. Nhân cũng có thể thấp cho ai cũng
làm được, nhưng cũng là cao vô cùng. Nhân là cái đích tu dưỡng của con
người. Ai đã tu dưỡng đến bậc nhân thì làm việc gì cũng thích hợp với trời
đất.

Nhân còn có nghĩa là trung, đó cũng là đạo đối với người, với nước và
đối với mình.

Nhân còn có nghĩa là hiếu đễ. Đó là lòng kính yêu cha mẹ, người lớn.
Tể Dư bị Khổng Tử mắng là bất nhân vì bất hiếu, không nhớ công ba mẹ
bồng bế ba năm mà muốn rút thời gian để tang cha mẹ từ ba năm xuống còn
một năm.
Nhân cũng gồm có nghĩa. Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không
hề mưu tính lợi cho mình, cũng không cần biết hậu quả ra sao.

Lễ cũng là một bộ phận của nhân. Lễ là ngọn, nhân là gốc. "Người


không có đức nhân thì lễ mà làm gì?"

Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân, Khổng Tử đáp: "Khắc kỉ (chế thắng tư
dục) mà trở về với lễ thì là nhân... Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, không
hợp lễ thì đừng nghe, không hợp lễ thì đừng nói, không hợp lễ thì đừng làm".

Muốn làm điều nghĩa phải dũng.

Khổng Tử nói: "Nhân giả tất hữu dũng" (Người có nhân tất phải có
dũng).

Nhân phải có trí vì nó sáng suốt thì mới lợi cho đức nhân mới biết cách
giúp người mà không làm hại cho người, cho mình.

Khổng Tử nói: Ham đức nhân mà không ham học thì bị sự che lấp làm
ngu muội... Phải sáng suốt mới biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng
ghét, đề bạt người chính trực, bỏ người cong queo.

Nhân còn liên quan với trực, tính thận trọng. Nhân gồm nhiều đức tính
như không một đức nào đủ là nhân được. Ví dụ trung thực chưa phải là nhân.
Như Tử Văn nước Sở ba lần làm Lệnh doãn mà không mừng, ba lần bị bãi
chức mà không hận, lại đem việc cũ bàn giao cho người thay mình, chỉ là
trung thực, chứ không chắc có gì để gọi được là nhân.

Nhân của Khổng Tử khác với thuyết kiêm ái của Mặc Tử. Nhân của
Khổng Tử mang tính đẳng cấp, kiêm ái thì ai cũng như ai, không phân biệt
thân sơ, riêng chung. Người nhân thì yêu người tốt ghét người xấu - Còn
người kiêm ái thì không phân biệt tốt xấu.

Nhân của Khổng Tử khác xa với từ bi của đạo Phật.


Phật thương người và cứu giúp chúng sinh. Còn nhân của Khổng Tử
yêu người giúp cho người tu thân hăng hái sống trong cõi đời chứ không phải
trên Niết Bàn.

Học thuyết của Khổng Tử có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi thế giới.
Nhiều quốc gia đã coi học thuyết của ông là quốc giáo; ảnh hưởng của học
thuyết của ông rất sâu sắc nhiều lĩnh vực. Chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo
dục, tâm lý, xã hội và ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp khác nhau, từ người dân
đến quan lại, vua tôi. Đặc biệt học thuyết của Khổng Tử còn ảnh hưởng to lớn
đến nhiều thế hệ con người từ mấy nghìn năm cho đến nay.

Nhiều tư tưởng của ông đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân và làm
nền tảng cho một nền luân lý dân tộc.

Nhưng học thuyết của ông quá cao, nên không ai dung nạp được ông,
vua các nước đều xa lánh, không nghe lời khuyên của ông. Ngay cả mục đích
giáo dục của ông cũng thất bại. Ông muốn đào tạo một lớp người có đức có
tài ra làm quan giúp dân, nhưng chỉ tạm được mươi người chưa hoàn hảo về
đức và tài. Trong 40 năm đào tạo mà chỉ được từng ấy học trò có ích thì quả
là thất bại.

Nhưng học thuyết của ông về nhân ái, vẫn mãi mãi là bài học đạo đức
soi sáng nhân cách cho đời sau.

3. Tính hòa nhập trong nhân cách của người Việt Nam.

Nếu ta coi nhân cách là hệ thống phẩm chất giá trị xã hội của cá nhân
về mặt tinh thần thì dễ dàng ta thấy tự hòa nhập là một đặc điểm trong nhân
cách của người Việt Nam xưa.

Điều thấy rõ nhất con người hòa nhập với thiên nhiên, trời đất, với con
người trong cộng đồng và người cộng đồng.

Sự hòa nhập đó thể hiện trong mối quan hệ với xóm làng, sự giao lưu
trong các 54 dân tộc Việt Nam, với các nước lân bang.
Người Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng. Chính trong mối quan
hệ này người ta giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn. Thậm chí người Việt Nam
còn coi láng giềng hơn cả anh em xa. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần".
Những người nào có những hành động xấu xa không dám về với làng xóm
láng giềng.

Các hội làng, lễ làng là có dịp cho người Việt Nam hòa nhập. Trong các
cuộc hội làng người ta hay tổ chức các cuộc thi: thi nấu cơm, đua thuyền, thi
chọi gà... Đó là những dịp để cho mọi người được hòa nhập trong văn hóa
của cộng đồng.

Điều đặc biệt trong nhân cách người Việt Nam là sự hòa nhập vào với
thiên nhiên, sự hài hòa. Mái đình, cây đa, bến nước còn ghi đậm trong tâm trí
của người Việt Nam một thời đã sống ở quê hương. Cảnh quang chùa
thường cũng có một hồ nước với hoa sen tỏa thơm ngát, núi non bộ, cây bồ
đề, cây đại, hoặc tùng, bách... Kiến trúc chùa, đình thường thể hiện được
nguyên lý âm dương, ngũ hành.

Chùa Một Cột ở Hà Nội thể hiện nguyên lý đó. Chùa có một cột tròn ở
dưới hình vuông ở trên thể hiện âm trên dương dưới. Mỗi ngôi chùa đều có
gác chuông - Chuông càng ngân vang xa bao nhiêu thì từ bi của đức Phật
càng thấm sâu vào chúng sinh bấy nhiêu. Chùa có 4 mái và một nóc là ngũ
hành, có 3 cửa gọi là tam quan. Cửa định (kiên định theo con đường của
Phật), cửa giới (giữ nghiêm giới luật), cửa tuệ (trí tuệ sảng suốt). Tam quan
cũng có nghĩa là khổ, vô thưởng, vô ngã. Đã bước vào cửa tam quan là đi
vào cõi Phật, thoát khỏi trần tục, con người thanh thản.

Đàn tế trời ở Huế gọi là đàn Nam Giao. Đàn tế lộ thiên gồm 3 tầng bệ
chồng lên nhau. Tầng dưới hình vuông màu đỏ, thể hiện yếu tố nhân (Người,
con đẻ xích tử), tầng giữa hình vuông, màu vàng (thể hiện đất), tầng bệ trên
cùng hình tròn màu xanh tượng trưng cho trời - Ba tầng đó thể hiện thiên địa
nhân hợp nhất.
Đồ đặt trên bàn thờ Phật hoặc tổ tiên cũng thể hiện âm dương ngũ
hành. Bát hương thể hiện hành thổ, cây đèn nến biểu hiện hành hỏa, lọ hoa
biểu hiện mộc (phương Đông mặt trời mọc là hành mộc, ý nghĩa khai hoa),
mâm ngũ quả thuộc hành kim (phương Tây - kết quả): rượu nước hành thủy.

Trong mâm ngũ quả cũng thể hiện rõ ngũ hành. Cam, quýt đỏ thuộc
hỏa, chuối vỏ xanh thuộc mộc, bưởi vàng thuộc thổ, na ruột trắng thuộc kim,
hồng tía (đen) thuộc thủy.

Như vậy, trong nhân cách người Việt Nam bao giờ cũng muốn mình
hòa nhập với thiên nhiên, với cộng đồng, với trời đất, với tổ tiên. Sự hoà nhập
đó làm cho con người thanh thản, trong sáng. Nếu thiếu sự hòa nhập đó con
người cảm thấy mình thiếu hụt trong nhân cách, trống vắng trong nhân tâm
của mình đối với cộng đồng.

Tất nhiên về đặc điểm nhân cách người Việt Nam đã được giáo sư
Trần Văn Giàu đúc kết gồm có 7 phẩm chất: Yêu nước, cần cù, anh hùng,
sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Tôi nghĩ rằng đặc điểm nhân cách
người Việt Nam có những nét đặc trưng nữa, nhất là trong thời kỳ đất nước ta
đổi mới hiện nay. Phải chăng đó là sự thích ứng hòa nhập với cộng đồng
trong nước và thế giới với thiên nhiên, đất trời.

Trong chương II chúng tôi đã trình bày tóm lược những tư tưởng
phương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách. Chúng ta rất trân trọng
những giá trị văn hóa của những tư tưởng này. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp
thu có chọn lọc và với thái độ cầu thị: "đãi cát lấy vàng". Việc ứng dụng những
tư tưởng phương Đông cổ đại này phải thận trọng, nghiêm túc trên tinh thần
nghiên cứu một cách khoa học thì sẽ đem lại những kết quả nhất định cho
việc nghiên cứu nhân cách hiện nay.
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ
HỌC PHƯƠNG TÂY
Hiện nay, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách.
Để xây dựng một khoa học về nhân cách, trong tâm lý học không thể không
nghiên cứu về các học thuyết này. Song chúng ta cũng không thể nghiên cứu
được tất cả các học thuyết ấy. Ở đây xin giới thiệu một số trường phái lớn
trong tâm lý học phương Tây về nhân cách: Phân tâm học, Ghestalt, chủ
nghĩa nhân văn và tâm lý học nhận thức của Piaget.

I. PHÂN TÂM HỌC CŨ VÀ MỚI VỀ NHÂN CÁCH


1. S. Freud về nhân cách

Học thuyết có ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội ở
phương Tây là học thuyết phân tâm của Freud. Sigmund Freud là người Do
Thái (1856 - 1939) sinh ở miền trung Tiệp Khắc, học ở Viên (Áo), làm việc ở
Áo và sau đó sang Mỹ.

a) Các giai đoạn phát triển tư tưởng Freud

Quá trình hình thành tư tưởng của Freud có thể chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Freud hợp tác với các nhà khoa học, đặc biệt là Brener từ
năm 1893 - 1895. Ông đã cùng với Brener viết cuốn "Nghiên cứu chứng loạn
thần kinh". Sau đó ông tạo ra phương pháp điều trị mới gọi là phân tâm học.

Phân tâm học là phương pháp chữa bệnh tâm thần, trong đó ông nhấn
mạnh đến tình dục là nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh thần kinh và tinh
thần. Đồng thời tình dục cũng tham dự vào việc sáng tạo nền văn hóa nghệ
thuật của nhân loại.

Tóm lại, trong giai đoạn này ông hợp tác với những thầy thuốc chữa
bệnh tâm thần bằng các phương pháp tâm lý học.
- Giai đoạn 2 (1895 - 1905): ông nghiên cứu liên tưởng tự do thôi miên
và đặc biệt là giấc mơ.

+ Về thôi miên ông đã học phương pháp thôi miên của Charcot thày
thuốc chữa bệnh ở Pari và dùng nó để chữa bệnh tâm thần.

+ Về phương pháp liên tưởng tự do. Đây là phương pháp chính mà


Freud dùng để chữa bệnh. Những hiện tượng tâm lý như trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng đều do liên tưởng ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình liên
tưởng tự do ông khám phá ra rằng có một cái gì chống lại sự liên tưởng, đó là
cơ chế tự vệ.

+ Lý giải giấc mơ. Giấc mơ là sự thỏa mãn ước vọng.

Theo ông ước vọng là yếu tố chính tạo nên giấc mơ. Giấc mơ là sự
thỏa mãn việc dồn nén.

Ví dụ một người đàn bà mơ giết một con chó. Lý do là chồng đi ngoại


tình, bà ta nén giận. Bây giờ được thỏa mãn trong giấc mơ. Qua giấc mơ thỏa
mãn được sự đè nén, chèn ép. Nhưng ông cũng không lý giải được tất cả các
giấc mơ.

- Giai đoạn 3 (1905 - 1920): Trong giai đoạn này ông đã cho xuất bản
một số sách "Năm bài học về phân tâm học" (1909) "Nhập môn phân tâm
học" (1917).

Đây là giai đoạn trưởng thành của S.Freud. Ông đã phân biệt được ám
thị do thôi miên và ám thị do phân tâm. Phương pháp ám thị do thôi miên chỉ
tác động bên ngoài, còn phương pháp ám thị phân tâm lại tìm cách trở về cội
nguồn của hiện tượng. Người bệnh thần kinh không thể thôi miên để chữa
bệnh được. Trong khi đó nếu dùng phân tâm có thể chữa được. Dục vọng
con người theo Freud có thể thăng hoa vào các lĩnh vực khác.

- Giai đoạn 4 (1920 - 1939): Giai đoạn này ông đề cập đến vấn đề nhân
cách. Ông đã nêu lên cấu trúc nhân cách gồm có 3 phần: Nó, tôi và siêu tôi.
Sự phát triển tư tưởng của Sigmund Freud có ảnh hưởng to lớn đến
các lĩnh vực khoa học: tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, triết học, đạo đức
học, nghệ thuật và y học.

Đây cũng là vấn đề quan hệ đến sự tương phản lập trường hiện nay về
một tư tưởng về vô thức và ý thức.

Vì vậy việc nghiên cứu học thuyết Freud có vai trò rất quan trọng trong
tâm lý học.

b) Sigmund Freud về mặt y học.

Phân tâm học ra đời như là phương thuốc chữa bệnh tâm thần. Freud
đề ra 4 phương pháp để chữa bệnh tinh thần: ám thị, liên tưởng tự do, giải
thích giấc mơ, rửa tội. Tất cả các phương pháp đó đều nhằm làm cho cái vô
thức con người được bộc lộ ra dưới dạng vô thức.

Các phương pháp chữa bệnh tâm thần của ông có những thành tựu
nhất định. Song ông quá nhấn mạnh về nguồn gốc tình dục sinh ra bệnh tâm
thần. Do đó không thể giải thích được tất cả những bệnh nhân có nguồn gốc
xã hội khác nhau.

c) Về mặt tâm lý học.

S. Freud xây dựng lý thuyết tâm lý học để giải thích những hiện tượng
trong cuộc sống xã hội và làm căn cứ cho chữa bệnh tâm thần. Đó là các giả
thuyết về năng lượng tâm thần, vô thức và cơ cấu đời sống tinh thần.

* Về vô thức:

+ Khái niệm vô thức là khái niệm cơ bản trong học thuyết phân tâm của
S. Freud. Trên cơ sở phân tích những yếu tố thực nghiệm hành vi trong thôi
miên, trong giấc ngủ, giấc mơ, các liên tưởng.
Theo Freud tất cả những hiện tượng tâm hồn được chia ra 2 nhóm: ý
thức và vô thức. Vì vậy, cấu trúc tâm lý phải phân ra hai hệ thống ý thức và vô
thức. Trong vô thức còn phân chia ra tiền ý thức.

Vô thức là những ham muốn hay những biểu tượng bị dồn nén, kiểm
duyệt. Đó là những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Vô thức
ngấm ngầm chi phối, điều khiển hành vi con người. Những hành vi mà con
người không thể dùng ý thức can thiệp được, gọi là hành vi sai lạc như nói lỡ
lời, sự quên hay những biểu hiện trong giấc mơ. Nhưng hiện tượng mà ban
ngày con người không thỏa mãn thì được thể hiện trong giấc ngủ dưới những
hình thức khác nhau do sự can thiệp của vô thức.

Để chứng minh cho sự có mặt của vô thức Freud đã đưa ra hiện tượng
sau: Một người trong thôi miên đang ngủ được lệnh nửa giờ sau khi tỉnh dậy
phải bò một vòng trong phòng. Khi trở dậy anh ta không nhớ gì, không biết gì
về lệnh bò trong phòng trong giấc ngủ thôi miên. Nhưng đến giờ theo lệnh đã
quy định, người đó bứt rứt không yên giả vờ đi tìm một cái gì đó trong phòng
và sau đó đã bò một vòng trong phòng như lệnh đã ra, mặc dù anh ta tưởng
là mình tự làm việc này. Thí nghiệm này chứng tỏ:

1- Có sự hiện diện của vô thức và chủ thể đã hiểu và ghi nhận một
mệnh lệnh nhất định. Điều mà bộ máy sinh lý không làm được.

2 - Có sự can thiệp của vô thức vào ý thức dưới hình thức phản ứng có
kỳ hạn.

3 - Ý thức của chúng ta có thể tạo ra nhiều lý lẽ hợp lý nhưng giả tạo và
bịa đặt. Những lý lẽ này không phải là căn nguyên thực của hành động (mà
thực sự là vô thức ngấm ngầm chi phối).

+ Nguồn gốc của vô thức: Nguồn gốc của vô thức là những bản năng
nguyên thủy mang tính sinh vật. Bản năng này có trong quá trình phát triển
chủng loại. Ngoài ra những ước mơ, thèm khát, những dục vọng không được
thỏa mãn, bị đè nén tích tụ sẽ trở thành vô thức.
+ Năng lượng của đời sống tinh thần bắt nguồn từ hai xu hướng có
nguồn gốc sinh vật trong cơ thể con người. Đó là xu hướng Eros (thần ái tình
trong thần thoại Hy Lạp) và xu hướng Thatanos (theo từ Hy Lạp có nghĩa là
chết).

Eros là xu hướng sống, năng lượng libido. Libido là những khát vọng,
khoái cảm, là những bản năng đam mê tình dục. Những đam mê tình dục tạo
nên nhu cầu tình dục ở mỗi người. Nhưng nhu cầu này luôn luôn bị xã hội
ràng buộc theo những chuẩn mực nhất định: ông cho rằng bệnh tâm thần
chẳng qua là sự tan rã của nhân cách do sự chèn ép các đam mê tình dục
gây ra. Trong đời sống con người đam mê tình dục trở thành nguồn năng
lượng quan trọng. Năng lượng này bị chèn ép đòi hỏi phải được giải thoát.
Nếu không được giải thoát ra ngoài xã hội thì nguồn năng lượng libido sẽ
thoát ngay trong chính bản thân mình. Nguồn đam mê tình dục là nguồn năng
lượng vô tận. Nó cung cấp năng lượng cho hoạt động con người.

Thatanos là xu hướng tự nhiên của cơ thể trở về trạng thái vô cơ. Xu


hướng này được hòa trong hệ cơ và được hiện ra ngoài như là bản năng xâm
hại, biểu hiện hành động phá phách, tàn sát, chém giết trong chiến tranh.

Cả hai bản năng tình dục và bản năng xâm hại có nguồn gốc sinh vật là
hoạt động lực chính cho đời sống tinh thần của con người. Song bản năng
tình dục đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp năng lượng hoạt động
của con người.

Mặc cảm là khái niệm trung tâm trong bản năng tình dục. Nó là hệ
thống biểu tượng phát minh trong vô thức chứa chất xúc cảm ngấm ngầm chi
phối ý thức. Có nhiều loại mặc cảm: mặc cảm tự ti, mặc cảm hẫng hụt, mặc
cảm bị thiếu, mặc cảm ơdip. Mặc cảm ơdip được hình thành từ tuổi thơ, gắn
liền với tình dục tuổi thơ.

Mặc cảm ơdip biểu hiện ở đứa trẻ khoảng 5 tuổi những tình cảm phức
hợp vừa khâm phục cha (đối với cháu trai) song lại rất ghét cha và yêu mẹ,
muốn dành riêng mẹ cho mình. Đối với em gái thì ngược lại, Freud viết rằng:
"Vua Odip giận bố mình là vua Lai rồi lấy mẹ mình là Rocatxơ chẳng qua là
thực hiện ham muốn tình dục tuổi thơ của chúng".

Hẫng hụt. Khi chủ thể gặp phải trở ngại bên ngoài hoặc bên trong làm
cho chủ thể không thỏa mãn được sẽ gây ra mặc cảm hẫng hụt.

Hẫng hụt có thể gây ra những phản ứng khác nhau như xâm kích.
Phản ứng xâm kích chống lại sự trở ngại. Nhưng nếu như sự xâm kích không
thực hiện được thì nó quay lại chống đối tượng khác hoặc chống lại ngay bản
thân mình (tự xâm kích). Do cơ thể có xu hướng muốn làm giảm tuyệt đối sự
căng thẳng nên tự đảo lộn lại tổ chức, trở lại trạng thái vô cơ.

* Về nhân cách:

a - Cấu trúc nhân cách:

Hiểu được vô thức, năng lượng libido của Freud là cơ sở để hiểu cấu
trúc nhân cách của ông.

Theo ông tâm lý con người được tạo bởi ba khối: Vô thức, ý thức và
siêu thức. Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tôi, siêu tôi.

- Khối vô thức là khối bản năng, trong có bản năng tình dục giữ vị trí
trung tâm.

Bản năng có tính chất cơ bản sau đây:

1. Đặc điểm chung của bản năng là bị kìm nén, nó là nguồn động lực, là
sức mạnh cho những hoạt động.

2. Mục đích của bản năng là hướng đến sự thỏa mãn bằng cách trực
tiếp hay gián tiếp.
3. Bản năng hướng đến khách thể. Thế giới bên ngoài là đối tượng để
bản năng thỏa mãn. Bản năng đòi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức
và trực tiếp.

4. Chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm thần của con người.

Khối vô thức (cái ấy) là thùng năng lượng tâm thần chứa chất những
khát vọng bản năng sục sôi.

Hoạt động của "cái ấy" theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn
ngay lập tức những khát vọng bản năng.

- Khối ý thức tương đương với cái "tôi". Cái tôi được hình thành do áp
lực thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng. Nó bảo đảm các chức
năng tâm lý như chú ý, trí nhớ v.v... Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc
thực tại. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm
soát những bản năng phi lí của cái ấy. Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy
thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách
tốt nhất. Cái tôi có tính chất tự chủ. Nó tự chủ về nguồn năng lượng từ trong
cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục
được trung hòa. Nó còn tự chủ với môi trường, chọn lọc những kích thích của
môi trường.

- Siêu tôi (Superego): Siêu tôi là tổ chức bên trong bao gồm tất cả
phạm trù xã hội, đạo đức, nghệ thuật, giáo dục.

Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.

Cả 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương
đối. Con người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả 3 khối này luôn
luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần.

Từ đó Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ


chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy
thoái.
Con người sống gồm các bản năng. Xu hướng của các bản năng này là
luôn luôn vươn lên chiếm đoạt những cái khác (cái tôi và siêu tôi). Nhưng cái
tôi không bao giờ cho cái bản năng xâm nhập vào để lấn chiếm nó. Cái bản
năng không thể xâm lấn được cái tôi vì có cái hàng rào ngăn cách giữa cái
siêu tôi và cái "cái ấy". Cơ chế ngăn cách đó gọi là cơ chế chèn ép. Những
cái bản năng không thể bị chèn ép mãi, nó tìm cách thoát ra. Do đó nó phải
biến dạng bằng một hình thức nào đó, gọi là cơ thể biến dạng. Bệnh tâm
thần, bệnh nói lắp, nói nhịu là hình thức biến dạng của cái tôi bị chèn ép.
Trong trường hợp nó không thoát lên được thì nó siêu thăng. Chẳng hạn như
trường hợp của danh họa Leonadơ Vanh xi - ông là nhà hội họa kiệt xuất đã
biến cái say mê tình dục thành say mê nghệ thuật.

Cái siêu tôi xuất hiện từ mối quan hệ đứa trẻ ngay từ những ngày đầu
với gia đình. Sự dạy dỗ, những quy định của bố mẹ và những người nuôi dạy
trẻ. Cái siêu tôi không chỉ thể hiện trong sự cấm đoán của cha mẹ mà còn thể
hiện trong truyền thống của thế hệ trước truyền lại trong giống loại trong dân
tộc.

Cơ chế tâm lý của việc hình thành siêu tôi là sự đồng nhất hóa. Cá
nhân đồng nhất hóa với bên ngoài (cha mẹ và những người giáo dục). Những
phẩm chất đạo đức - văn hóa của cha mẹ, người lớn được trẻ em đồng nhất
hóa và tạo ra những phẩm chất riêng của chúng.

Theo tâm lý học phân tích hành động của con người diễn ra phù hợp
với các lớp nhân cách được mô tả ở trên. Đó cũng là bản chất của cấu trúc
nhân cách.

b- Các giai đoạn phát triển nhân cách.

Freud chia ra 4 thời kỳ phát triển nhân cách. Nhân cách trẻ phát triển từ
lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Các giai đoạn này trùm lấn lên nhau không
có ranh giới rõ rệt.

Ba giai đoạn đầu gọi là tiền sinh dục, gồm có:


- Giai đoạn lỗ miệng (Oral) có từ lúc trẻ mới sinh trong giai đoạn này trẻ
tìm thấy khoái lạc với việc mút vú mẹ và các động tác quanh vú cũng như các
hoạt động quanh lỗ miệng. Trẻ có thể dùng ngón tay sờ mó hoặc cho vào
mồm để thỏa mãn lạc thú. Tất cả những đồ vật quanh nó đều là đối tượng để
chúng thỏa mãn lạc thú lỗ mồm. Nếu trong giai đoạn này bố mẹ ngăn cản trẻ
mút thì sau này sẽ gây ra hội chứng nhân cách: nói nhiều, tham ăn, ỷ lại, thụ
động.

- Giai đoạn hậu môn Anales. Giai đoạn này thể hiện ở trẻ năm thứ hai
và năm thứ ba. Đứa trẻ chú ý tập cho đại tiện đúng phép. Bố mẹ chú ý đến
đại tiện của trẻ và bài trừ những tật xấu của trẻ trong khi đại tiện. Do đó trẻ
chú ý tới hoạt động hậu môn.

Freud cho rằng trong giai đoạn này trẻ đó bắt đầu hình thành nhân
cách. Có mối quan hệ giữa giai đoạn này với một số đặc điểm nhân cách trẻ.
Đó là kiểu người hậu môn tính chất kiểu người này là tự yêu, tự mâu thuẫn,
khuôn phép, phục tùng, bị ép buộc, kiềm chế quá đáng.

- Giai đoạn âm vật và dương vật. Giai đoạn này trẻ chú ý đến bộ phận
sinh dục, nảy sinh ra tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ khác giới. S.
Freud gọi hiện tượng này là mặc cảm ơdíp.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách.
Những biểu hiện quyến luyến tình dục này có rất sớm ở trẻ. Trẻ có thể chú ý
đến hình thức của đối tượng khác giới như tóc, quần áo, đặc biệt đối với trẻ
nhi đồng thiếu niên đã có hiện tượng này.Trẻ tìm lấy lạc thú trong việc tự kích
thích bộ phận sinh dục của mình. Trẻ có thái độ tiêu cực đối với đối tượng
tình dục. Vì vậy cha nhẹ đứa trẻ luôn luôn chú ý đến con cái. Điều đó đã gây
cho trẻ lo lắng, sợ hãi và có phản ứng tự vệ. Trong trường hợp bình thường
trẻ tự vệ bằng cách đồng nhất hóa với cha hay mẹ. Trẻ trai bắt chước các
hành động và tính cách của người cha. Trẻ gái lại bắt chước mẹ. Quá trình
đồng nhất hóa với cha hoặc mẹ sẽ dẫn tới tập nhiễm văn hóa. Đó chính là
quá trình xã hội hóa đứa trẻ.
Đặc điểm của giai đoạn này trẻ biểu hiện bằng hành động ác dâm và tự
hành hạ mình - Sadisme (ác dâm) và Masochistie (tự hành hạ). Ác dâm
thường thể hiện trong lời nói mồm và tay. Tự hành hạ mình là làm cho mình
đầu đón về tâm lý cũng như về vật lý để thỏa mãn tình dục. Theo ông tất cả
con người bình thường đều có giai đoạn tự hành hạ mình để có cảm giác lạc
thú hoặc cảm thấy có nguồn gốc gây ra lạc thú, ác dâm thể hiện trong vòng
sinh dục của mình, và ở loài vật và gây đau đớn cho con người. Khuynh
hướng ác dâm thể hiện nhiều mức độ khác nhau đối với cảm giác lạc thú ở
từng người. Đối với đối tượng khác giới người có tính ác dâm lại đem lại sự
đau đớn cho họ, ví dụ như cắn xé, đánh đập, xỉ vả hành hạ họ thì mình mới
thỏa mãn.

Trong giai đoạn tiền sinh dục cá nhân hướng đến bản thân mình. Đến
giai đoạn thứ 4 cá nhân hướng ra đối tượng bên ngoài. Giai đoạn này đứa trẻ
bắt dầu hướng ra ngoài để thỏa mãn tình dục bắt đầu từ tuổi dậy thì. Thời kỳ
này bản năng tình dục ở trạng thái tiềm tàng. Các năng lượng của con người
được sử dụng ở mục đích khác nhau như đi học, vui chơi, bắt chước. Hoặc
có thể có trẻ hướng ra đối tượng khác giới để làm tình.

Đánh giá học thuyết phân tâm của S. Freud.

Đánh giá học thuyết Freud là một vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có xu hướng thì quá đề cao học thuyết
Freud: cho đây là một phát kiến vĩ đại của loài người về mặt vô thức. Xu
hướng thứ hai lại phủ định học thuyết này vì cho rằng học thuyết này chỉ dựa
vào bản năng tình dục để cải quyết hiện tượng tâm lý con người. Điều đó là
phi lý. Xu hướng thứ ba trung hòa giữa hai xu hướng thứ nhất và thứ hai.

- Về mặt triết học, Freud chịu ảnh hưởng triết học Lepnich. Lý thuyết
bản thể luận của Freud là lấy từ triết học của Lepnich. Theo Lepnich thế giới
được tạo ra từ đơn tử đơn giản đến đơn tử phức tạp. Đơn tử đơn giản tạo
nên thế giới vô sinh, đơn tử phức tạp tạo nên thế giới hữu sinh. Trong con
người mỗi đơn tử có thể có nhiều trạng thái, trạng thái ý thức và trạng thái vô
thức. Vì vậy, con người có lúc nhận thức được, có lúc không nhận thức được.
Lúc không nhận thức được thì gọi là vô thức. Khái niệm vô thức được Freud
quan tâm đặc biệt và đã trở thành khái niệm trung tâm trong học thuyết của
Freud.

S Freud còn chịu ảnh hưởng của triết học Sophehanơ (1788 - 1860).
Đây là nhà triết học duy tâm đề ra thuyết phi lý và lực phi lý. Ông cho rằng
bản chất thế giới là ý chí toàn cầu. Đó là loại ý chí mù quáng vô nghĩa. Sau
này trong học thuyết của mình Freud cho rằng bản năng phải thắng ý thức,
phi lý phải thắng lý trí. Cái phi lý chính là cái vô thức mà Freud quan niệm
trong học thuyết của mình.

Về mặt triết học S. Freud không có đóng góp gì, thậm chí là trái với
luận đề của chủ nghĩa Mác. Không thể chỉ lấy vô thức làm cơ sở để xây dựng
khoa học tâm lý và lấy vô thức để giải thích mọi hiện tượng xã hội là điều
không thể chấp nhận được.

- Về mặt y học. Học thuyết phân tâm học có giá trị nhất định về mặt y
học. Trước hết Freud đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm thần mới, khám
phá ra những mặc cảm vô thức và từ đó đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm
thần. Ông đã chỉ ra một số hiện tượng vô thức như viết nhầm, nói nhảm, nói
nhịu và các triệu chứng khác của bệnh. Ông còn vạch ra nguyên nhân của
bệnh. Đó là những xung đột giữa sự mong muốn và hiện thực. Ông đã đề ra
phương pháp chữa bệnh tâm thần có chú ý đến quy luật tâm lý lâm sàng, đặc
biệt chú ý đến quá trình hình thành cái vô thức và vai trò của nó đối với hành
vi con người.

Song lý luận y học của ông là không vững chắc chỉ mới là giả thuyết
trong lĩnh vực y học mà thôi. Luận điểm xuất phát chính của ông là tình dục
tuổi trẻ. Ông cho đó là nguyên nhân của nhiều bệnh. Luận điểm này không
xác đáng và mang tính chủ quan. Ông cho rằng những rối loạn tình dục trẻ
thơ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh ở tuổi trưởng thành. Mặc dù
chưa có ai bác bỏ được quan điểm này của Freud một cách thành công,
nhưng chúng ta cũng thấy không phải bất kỳ bệnh thần kinh nào cũng xuất
phát từ rối loạn tình dục tuổi thơ. Nhiều bệnh tâm thần gắn liền với điều kiện
gia đình và xã hội mà cá nhân sống.

Ông cho rằng tình dục là lĩnh vực không ý thức được. Do đó khi chưa
bệnh ông thường gợi cho bệnh nhân nói về quá khứ của mình. Khi bệnh nhân
dừng lại là dấu hiệu sự từng trải của họ. Thầy thuốc cần tập trung khai thác.
Như vậy những luận điểm trong y học của.Freud đều chưa có cơ sở khoa học
xác đáng, cần có sự nghiên cứu làm sáng tỏ hơn.

- Về mặt tâm lý học: Đóng góp to lớn của S. Freud là đưa ra giả thuyết
về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con
người. Ngày nay người ta đã thừa nhận vô thức là có thật trong đời sống tâm
lý con người. Trong hội nghị về vấn đề vô thức ở Tbilixi năm 1979 người ta đã
kết luận vô thức có tồn tại trong làm thần con người. Nhà tâm lý học Pasin
cho rằng hoạt động vô thức là một vấn đề to lớn mà các khoa học về con
người cần đi sâu. Vấn đề vô thức là vấn đề lớn trong hành vi con người cũng
như vấn đề của nhân cách. Hiện nay khoa học ngày càng làm sáng tỏ vấn đề
vô thức. Nhưng tâm lý học cũng chưa có khả năng hiểu hết được vấn đề này.
Những học thuyết phân tâm học về vô thức là viên gạch đặt nền móng cho
việc nghiên cứu tâm lý học trong tương lai. Mặt khác đóng góp của Freud còn
ở chỗ đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm,
đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách. Những khái niệm này hiện
nay được làm phong phú thêm trong tâm lý học.

Tuy nhiên học thuyết phân tâm học cũng có những sai lầm. Nó đối lập
hoàn toàn với nguyên nhân của tâm lý học Mác xít. Nó tách rời điều kiện xã
hội với việc hình thành nhân cách, và cho rằng cái sinh vật và vô thức là yếu
tố quyết định việc hình thành nhân cách. Đối tượng của tâm lý học không phải
là ý thức mà là vô thức. S. Freud đã tuyệt đối hóa bản năng tình dục của con
người. Coi sự thỏa mãn tình dục là động lực của hoạt động. Ông giải thích
mọi hiện tượng của đời sống xã hội thông qua tình dục. Mọi hiện tượng xã
hội, tệ nạn, chiến tranh đều do bản năng tình dục gây nên. Điều đó không thể
chấp nhận được.

Chủ nghĩa sinh vật trong học thuyết phân tâm biểu hiện quá lộ liễu,
dung tục, nên một số người cộng tác với Freud cũng như học trò của ông
phải rời bỏ học thuyết Freud và hình thành học thuyết phân tâm học mới phát
triển theo nhiều trường khác nhau. Tiêu biểu của các hướng đó có Karl Jung,
Alped Adler và Erich Fromm.

2. Phân tâm học mới về nhân cách

a) Karl Jung về nhân cách.

Karl Jung (1879 - 1961) là bạn và người cộng tác với Freud, là người
phát triển học thuyết Freud theo một hướng mới.

Karl Jung bắt đầu sự nghiệp là bác sĩ trong bệnh viện thần kinh ở Thụy
Sĩ.

- Về vô thức: ông phê phán lập trường của Freud về vô thức. Ông cho
rằng hành vi con người được điều chỉnh bằng vô thức cả ý thức. Đó là quá
trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh.

Ý thức được hiểu là mối quan hệ của nội dung cái tôi. Ý thức không
đồng nhất với tâm lý mà còn có vô thức nữa. Vô thức là hiện tượng được thể
hiện ở sự quên, những kinh nghiệm đã được xác định trước đây bị ức chế,
che lấp chưa trở về được với ý thức.

Ông cho rằng con người có vô thức đạo đức bẩm sinh. Các hoạt động
của con người có tính chất bản năng và tạo thành vô thức tập thể. Điều đó
được thể hiện trong nền văn hóa dân tộc cũng như trong nghệ thuật. Chúng
có những biểu tượng tượng trưng cho mọi thời đại và mọi nơi. Mỗi dân tộc có
những truyền thuyết, thần thoại riêng đặc trưng cho biểu tượng của dân tộc
đó. Ví dụ hình ảnh con rồng đặc trưng cho nền văn hóa Việt Nam, hình ảnh
chú bé Thánh Gióng trong thần thoại Việt Nam là biểu tượng có tính chất tập
thể. Ông cho rằng có vô thức tập thể, bởi vì mỗi người đều tiềm tàng trong
mình một di sản tinh thần được truyền từ nhiều thế hệ trong nền văn hóa dân
tộc và nền văn minh nhân loại.

Bản năng con người có tính chất tập thể, mỗi hiện tượng của xã hội
đều giống nhau cho mỗi cá nhân. Vì vậy, hình thức phản ứng của mỗi cá
nhân cũng giống nhau. Vô thức tập thể được hình thành từ tổng số các bản
năng và hình mẫu cổ sơ...

Jung không thừa nhận bản năng tình dục của Freud là quyết định tâm
lý con người. Nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vô thức như Freud
đã quan niệm. Vì vậy, về bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân
tâm được cải biên thành học thuyết phân tâm học mới.

- Cấu trúc nhân cách theo Jung

Thế giới bên ngoài

Nhân cách (Person)

Ý thức

Tôi

Cá nhân Cái bản thân Vô thức

Phần cá nhân

Trong tập thể

Vô thức

Nhân cách nguyên thuỷ Vô thức

Vô thức tập thể


Qua cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là người
mẹ của ý thức và vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân.

Cái bản thân (Selbst) nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự
tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài.

Đối với người đàn ông trong vô thức tập thể của họ có người đàn bà.
Người đàn bà là hình ảnh nguyên thủy trong vô thức tập thể của đàn ông. Đó
là người mẹ.

Kiểu nhân cách. Jung chia nhân cách làm 2 loại: Loại nhân cách hướng
nội và loại nhân cách hướng ngoại. Cả 2 kiểu đều thể hiện mối quan hệ đối
với thế giới bên ngoài.

Kiểu hướng ngoại và hướng nội đều có chức năng tư duy, chú ý, tình
cảm, ý chí. Về bản chất các kiểu này đều sử dụng năng lượng tâm lý để thực
hiện chức năng của mình.

Nhưng kiểu hướng ngoại về bản chất là hướng ra thế giới bên ngoài,
sử dụng năng lượng vào mục đích khách thể. Còn nhân cách hướng nội năng
lượng sử dụng vào các quá trình bên trong là chủ yếu.

Về nhân cách Jung cho rằng con người có 3 lớp vô thức.

Những vô thức này chi phối số phận con người trong việc chọn lựa tình
yêu, bạn bè, nghề nghiệp, trong ốm đau, chết chóc.

+ Lớp thứ nhất là vô thức cá nhân thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

+ Lớp thứ hai là vô thức gia đình thể hiện trong động lực gây ra đồng
tính luyến ái vô thức và sự trỗi dậy của bản năng.

+ Lớp thứ ba là vô thức tập thể xuất phát từ hình tượng cổ sơ có nguồn
gốc văn hóa chủng tộc.
Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng
sâu.

Lý luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức. Vô thức
được xác định bằng những sự kiện của hành vi.

Những nét nhân cách và sự hư hỏng nhân cách là do xung đột có tính
chất bản năng của hành vi. Đó là những bản năng trực tiếp và bản năng tức
thời.

Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức. Song điều
này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người. Nhân cách con người
còn thể hiện ở những phẩm chất khác như năng lực, khí chất cũng như bộ
mặt đạo đức trong nhân cách con người. Những cái này Jung chưa đi sâu
nghiên cứu.

b) Alfred Adler (1870 - 1937).

Nhà tâm lý học người Áo. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố ở châu Âu và Mỹ. Là nhà nghiên cứu tâm lý học cá nhân, Adler đã
dùng phương pháp của tâm lý học phân tích trong nghiên cứu của mình.
Song về nội dung ông xuất phát từ quan niệm năng lực tâm hồn và nhấn
mạnh đến hành vi xã hội.

Ông cho rằng tất cả hành vi của con người đều chịu ảnh hưởng của xã
hội. Nhân cách thống nhất với hoàn cảnh và môi trường xã hội.

Trong tư tưởng cơ bản của ông vẫn là vô thức bản năng hay là năng
lượng tâm hồn là những cơ chế của tính tích cực, của xung đột và là cơ chế
bảo vệ.

- Về quan niệm nhân cách, ông cho rằng "Đời sống tâm hồn của con
người là mục đích đã vạch sẵn".

Tính mục đích có các hình thức sau đây:


+ Tính sinh vật có chức năng bẩm sinh.

+ Tính xã hội là hiện tượng đời sống có ảnh hưởng đến cộng đồng,
mang tình cảm xã hội.

+ Tính hợp lý đối với ý thức đối với hành động có kế hoạch của con
người.

Những mục đích này định hướng hành vi hoạt động của con người.
Trong đó chức năng tâm hồn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
nhân cách. Nó là cơ quan bảo đảm sự thích ứng của con người trong xã hội.

Ông đề ra nhân cách kém cỏi và sự cố gắng bù trừ.

Theo ông con người bao giờ cũng cảm thấy mình kém cỏi có những
thiếu sót và phải cố gắng bù đắp những thiếu sót đó.

Trong cuộc sống con người luôn luôn muốn mình hơn người khác: cố
gắng vươn lên. Sự cố gắng vươn lên đó có người vượt quá mức tạo thành
siêu việt hơn người. Con người còn có sự bù trừ siêu đẳng. Khi có nhược
điểm trong lĩnh vực này lại thành siêu đẳng trong lĩnh vực khác..

Ví dụ một cô gái kém cỏi về nhan sắc thì lại bù trừ trong lĩnh vực học
hành. Cơ chế bù trừ của Adler khác với cơ chế bù trừ ở Freud là ở chỗ sự bù
trù trong quan niệm của Freud xuất phát từ động cơ tình dục, còn bù trừ của
Adler xuất phát từ động cơ xã hội.

Sự bù trừ là có thật trong đời sống con người. Nhưng sự bù trừ này
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố xã hội có tính chất quyết định. Ở
đây Adler quá thổi phồng tính chất bù trừ trong đời sống con người, mà không
thấy vai trò hoạt động con người trong xã hội.

c) Erich Fromm.

Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng hiện nay theo xu hướng
Freud mới là Erich Fromm (1901). E.Fromm sinh ở Phrăngphuốc (đầu thế kỷ
20) sau sang Mỹ, trở thành nhà phân tâm học Mỹ. Ông có ý đồ pha trộn phân
tâm học của Freud và học thuyết xã hội học của Mác vào nhau là xây dựng
nên lý thuyết "chủ nghĩa nhân đạo mới". Ông cho rằng Mác và Freud đều vẽ
nên một mẫu người trong xã hội tư bản. Trong xã hội này con người làm ra
máy móc, và đồng thời con người cũng hoạt động như một cái máy. Chính vì
vậy trong xã hội đó con người không có nguồn vui thật sự, con người không
có tình cảm, không có lý trí và không có tình yêu. Ông tìm thấy con người tự
do trong nhân cách của Freud và con người tự do trong xã hội của Mác. Về
tâm lý học, Froom cho rằng cơ chế tự nhiên và xã hội trong con người là vô
thức, đó là cái phi lý, hạt nhân của nhân cách. Nó biểu hiện sự mong muốn
vươn tới cái hài hòa toàn diện của con người. Ông cho rằng nhu cầu tạo ra
cái tự nhiên trong con người. Những nhu cầu đó là: 1) Nhu cầu quan hệ giữa
người và người; 2) Nhu cầu tồn tại "cái tâm" con người; 3) Nhu cầu về sự bền
vững và hài hòa; 4) Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, với
giai cấp, với tôn giáo; 5) Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu. Những nhu cầu này
là thành phần tạo nên nhân cách. Bên cạnh thừa nhận cái tự nhiên trong con
người, ông còn nói đến yếu tố xã hội. Song trong xã hội có các nhóm, các
thành phần song song với nhau. Ví dụ, gia đình song song với xã hội, nhân
cách song song với tiến bộ xã hội. Chính vì vậy ông cho rằng tiến bộ xã hội là
do tâm lý con người.

Ông không chỉ nghiên cứu về con người mà còn nghiên cứu môi trường
xã hội. Ông cho xuất bản cuốn "Lí luận xã hội" (1970) nhằm trình bày "những
cơ sở linh hồn của xã hội mới". Trong tác phẩm "Hữu thời hay chính thời" ông
cho rằng động lực kích thích hành vi con người gồm có hữu thời và chính
thời. Hữu thời được hiểu là cái tôi sở hữu, đi liền với nguyên tắc vô nhân đạo,
theo xu hướng cầu lợi, sự tham lam. Theo Freud hữu thời đó là dấu hiệu xã
hội vô nhân đạo - tức là xã hội tư sản. Hữu thời vận động không ngừng vì ở
trong điều kiện của nền kinh tế tư bản. Để cho con người tốt hãy rời bỏ hữu
thời đến với chính thời. Con người chính thời không thèm muốn gì cả, con
người ở chốn cực lạc, đầy vui sướng, mọi khả năng của con người đều được
tận dụng.

Ông mưu toan lấy vấn đề sinh học để thay thế cho quy luật xã hội, từ
đó điều chỉnh xã hội. Trong xã hội tư bản vấn đề xâm lược làm cho ông lo
lắng và tìm cách giải thích. Theo ông xâm lược với nghĩa tốt sẽ dẫn tới hành
vi yêu đương. Còn xâm lược xấu là nguy cơ đe dọa cuộc sống riêng của con
người. Sự xâm lược là bản năng của con người. Sự ham mê của con người
cũng là bản năng tự nhiên nhờ đó mà cuộc sống luôn luôn vươn lên.

Lý luận xã hội của ông đã trở thành lý luận không tưởng. Ông vẽ ra mô
hình con người mới giữa các đặc điểm sau:

- Con người mới phải từ bỏ vật chất để sống thanh thản.

- Con người phải làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

- Phải có lòng yêu thương và trân trọng cuộc sống

- Phải trau dồi tình yêu thương vốn có.

- Phải khắc phục được tính tự yêu mình và chấp nhận tính chất hạn chế
trong cuộc sống con người.

Tất cả những đặc điểm này thật đáng quý nhưng đó chỉ là con người
trừu tượng chung chung không thể thực hiện trong xã hội tư bản.

Cái sai của Fromm là dung hòa giữa chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa
Mác. Sự thật không thể có cơ sở tự nhiên nào do Freud tạo ra làm cơ sở cho
chủ nghĩa Mác. Đồng thời sự tiến bộ xã hội do động lực kinh tế quyết định
chứ không do yếu tố tâm lý nào như Fromm đã giải thích.
II. TRƯỜNG PHÁI GESTALT VỀ NHÂN CÁCH
Trong phần này chúng ta không có điều kiện nghiên cứu toàn bộ trường
phái Gestalt về nhân cách. Trong trường phái này có một số nhà nghiên cứu
nổi tiếng như Wutheme, Kohler, Kolfka. Đặc biệt nhà nghiên cứu nổi tiếng
nhất trong trường phái này là Kurt Lewin. Nếu như hầu hết các nhà tâm lý học
Gestalt quan tâm đến vấn đề tri giác, lục tập tư duy, thì K. Lewin lại quan tâm
đến vấn đề động cơ, nhân cách và tâm lý học xã hội. Ông không chỉ là nhà
tâm lý học nổi tiếng mà còn là nhà sinh vật học, nhà vật lý, nhà toán học, nhà
nghệ thuật và là nhà văn.

Về mặt tâm lý ông đưa ra thuyết "trường tâm lý". Vấn đề trường tâm lý
không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong nhân cách mà còn có ý nghĩa to lớn
trong tâm lý học xã hội. Theo ông thế giới xung quanh ta là thế giới của các
sự vật và có những tiến tự nhất định. Vì vậy, con người luôn luôn tồn tại trong
một hoàn cảnh, một trường tâm lý nào đó. Giữa chủ thể và môi trường có sự
tác động qua lại thường xuyên. Bằng thực nghiệm ông đã chứng minh sự có
mặt của trường tâm lý và tiến trị của sự việc. K. Lewin nêu một ví dụ về tiên trị
dương và tiên trị âm. Có một đứa trẻ đi chơi thấy một phiến đá. Nó đi vòng
quanh phiến đá, vỗ tay vào phiến đá, nhưng không ngồi lên phiến đá. Ông
cho rằng phiến đá có tiên trị dương, có nghĩa là phiến đá này đã lôi kéo đứa
trẻ làm cho nó muốn ngồi lên đó. Trẻ có hành động muốn ngồi trên phiến đá,
tức là trẻ hướng tới tiên trị dương. Hòn đá mang tiên trị dương:

Hòn đá

P↑ Đứa trẻ

K. Lewin còn đưa ra một ví dụ nữa để chứng minh cho sự xuất hiện của
trường nhân cách.

Ông mời tất cả các khách thể thực nghiệm vào trong một phòng. Trong
phòng này có để các đồ vật khác nhau: bút chì, cái chuông, quyển vở, tạp chí
v.v.. Ông cho khách thể thực nghiệm biết mình được nghiên cứu trí thông
minh hoặc từ nhỏ.

Sau đó ông đề nghị khách thể thực nghiệm chờ một chút "tôi quên mất
rằng tôi phải đi gọi điện thoại đã" - Người thực nghiệm nói và đi ra khỏi phòng
- Nhưng sau đó ông bí mật quan sát những người được làm thực nghiệm sẽ
làm gì khi còn một mình trong phòng. Ông thấy rằng khi thực nghiệm trên sinh
viên, giáo sư, hoặc bất kỳ một người nào đó với đồ vật - một số thì lật sách,
số khác thì bấm chuông, cầm bút chì hoặc cầm một vật nào đó. Từ đó ông đặt
câu hỏi, người lớn đứng đắn như vậy lại làm những động tác đó và ông tự trả
lời rằng trong hoàn cảnh mà chủ thể không hình thành một ý định rõ rệt, tức là
chủ thể không thực hiện một hành động có ý nghĩa thì hành vi lúc này trở
thành hành vi "tức cảnh" do trường quy định – Hành vi tức cảnh hay hành vi
trường đó là hành vi thoáng qua. Ông cho rằng môi trường xung quanh có
khả năng gây ra hành động hướng về sự vật có tiên trị dương và tránh xa sự
vật có tiên trị âm. Như vậy, sự vật nào cũng có một tiên trị nhất định. Tiên trị
này tồn tại nhờ khả năng nhu cầu của con người. Sự vật nào cũng nhằm thỏa
mãn một nhu cầu nào đó.

Phân tích các thực nghiệm, K. Lewin cũng thấy rằng có những bộ phận
người thực nghiệm đứng ngoài "trường" và thực hiện hành động theo ý định
của mình. Còn khách thể thực nghiệm nào cảm nhận quyền lực của trường
thì phụ thuộc vào nó, thực hiện các hành động đối với trường. Thường những
người có hành động ý chí nào đó không chịu ảnh hưởng của trường. Hành vi
con người thực hiện theo 2 kiểu: kiểu thứ nhất hành vi được thực hiện phụ
thuộc vào nhu cầu của chủ thể với môi trường. Kiểu thứ hai không phụ thuộc
vào nhu cầu mà phụ thuộc vào môi trường. Trong trường hợp người bệnh
tâm thần thường phụ thuộc vào môi trường để hành động. Những người bình
thường cũng có hành vi tức cảnh phụ thuộc vào trường - Những phân biệt
giữa người có hành vi tức cảnh bình thường và người bệnh là ở người bình
thường hành vi tức cảnh ít hơn hành vi ý chí, còn ở người bệnh hành vi tức
cảnh nhiều hơn hành vi ý chí.
Về sau ông đưa ra khái niệm "không gian sống" để giải thích hành vi
của nhân cách - không gian sống bao gồm cả trường tâm lý.

Không gian sống - đó là nhân cách và hoàn cảnh trong mối tác động
qua lại lẫn nhau tạo nên hành vi trong một thời điểm nào đó - Không gian
sống được biểu hiện bằng không gian hai chiều trong đó có con người vận
động - Không gian sống chứa đựng con người, các mục đích con người tìm
đến, các mục tiêu mà con người lẩn tránh, các giới hạn của sự vận động và
con người để đạt mục đích đó.

Không gian sống của K. Lewin là tất cả những cái gì có ảnh hưởng tới
con người. Vì vậy, những vật nào không có ảnh hưởng tới nhân cách thì
không hiện ra trong không gian sống dù cho sự vật đó nằm bên cạnh. Ngược
lại một sự việc nào mà con người có nghĩ về nó và nó có quan hệ tới con
người thì sự vật ấy tồn tại trong không gian sống cho dù về vật chất nó không
tồn tại trước mắt của người đó. Một người nghĩ rằng một tai họa sẽ đến với
họ, họ sợ, mặc dù tai họa đó không có trước mặt họ, chỉ là tưởng tượng.
Song sự tưởng tượng tai họa đó vẫn có trong không gian sống của người đó.

Theo quan niệm của Lewin không gian sống không phải trong mọi
trường hợp con người đều có ý thức được nó. Một cá nhân có thể bị ảnh
hưởng các yếu tố của môi trường mà mình không ý thức được. Điều quan
trọng trong không gian sống là mục đích con người tìm đến hoặc xa lánh nó.
Vì vậy, ông cho rằng vị trí, sự vật hay hoàn cảnh mà cá nhân muốn tiếp cận
thì gọi là tiên trị dương (+). Bất kỳ cái gì mà cá nhân muốn tránh thì được xem
là tiên trị âm (-).

Lêwin biểu diễn hành vi của cá nhân trong môi trường như sau:

B = F (P,E)

B: Hành vi

P: Nhân cách
E: Môi trường xung quanh.

Hành vi B là hàm số của nhân cách P và môi trường xung quanh E.


Trong đó E là trường bên ngoài của cái lực và tác động cụ thể, còn nhân cách
P là trường bên trong của hệ thống sức căng (trường tâm lý bên trong). Con
người và môi trường là hai cực (mômen) của cùng một chính thể hành vi
(không gian sống).

Quan niệm của Lewin và không gian sống không phải là không gian
hình học hai chiều. Không gian hai chiều không thể biểu diễn được không
gian sống của ông. Do đó ông tạo ra không gian "địa thế học" (Topologia),
không gian này có thể đãn ra mọi phí mà không có sự khác biệt nào. Địa thế
học quan tâm đến biên giới các vùng, chứ không quan tâm đến hình thái và
kích thước các vùng. Lewin quan tâm đến tiên trị dương và tiên trị âm trong
vùng không gian sống. Tiên trị dương là nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào
đó của cá nhân. Nhu cầu này có thể là nhu cầu cụ thể như kẹo đối với đứa
trẻ, thức ăn đối với con người, hoặc có thể là nhu cầu trừu tượng như nhu
cầu có một địa vị nhất định trong xã hội. Tiên tri âm có thể dùng cho những
hoàn cảnh đặc biệt như hình phạt đối với trẻ phạm khuyết điểm; cảm giác tội
lỗi khi có hành động giết người.

Các rào cản ngăn chặn hành động cá nhân tiến đến mục đích có thể là
cụ thể như cửa bị đóng mà không có chìa khóa để mở đối với người có nhu
cầu vào nhà, hoặc đề thi khó đối với học sinh, hoặc trừu tượng như một vị trí
xã hội nào đó mà cá nhân có nhu cầu hướng đến.

Nhưng con người cùng một lúc có nhiều tiên trị, cần phải chọn một tiên
trị nào đó để hướng đến. Để biểu diễn vấn đề này ông thêm vào không gian
sống một vectơ chỉ lực, chiều dài của vectơ là lực biểu diễn cường độ của
lực. Tâm lý địa thế sẽ cho ta biết hành vi có thể xảy ra. Nếu ta biết rõ về
không gian sống của con người, có những thông tin về người ấy thì có thể dự
đoán về hành vi của người ấy.
Lý luận và các công trình thực nghiệm của K. Lewin về không gian sống
đã đưa ông chiếm một vị trí cao trong tâm lý học nhân cách.

Các khái niệm "trường tâm lý", "không gian sống" thể hiện một phương
pháp mới miêu tả hành vi hiện thực của nhân cách. Ông đã khám phá ra động
lực của mối quan hệ cá nhân và hoàn cảnh, nhu cầu, nguyện vọng. Ông đã
sơ đồ hóa các khái niệm tâm lý bằng trường không gian, địa thế, véc tơ.

Song lý luận về trường không gian sống cũng có những khó khăn mà
không thể giải quyết được. Ví dụ ta không thể biết được cấu trúc của không
gian sống của một con người. Hoàn cảnh con người sống luôn luôn thay đổi
do đó không gian sống cũng thay đổi. Vì vậy, nếu dựa vào không gian sống
thì khó đánh giá được nhân cách con người.

Quan điểm của K. Lewin là quan điểm của trường phái Gestalt mang
cấu trúc trọn vẹn. Nhân cách được xét trong hoàn cảnh, trong nhóm, nhưng
những quy định về chính trị, kinh tế đối với hành vi nhân cách không được
ông để ý đến một cách thỏa đáng. Vì vậy, lý luận nhân cách của ông không
tách khỏi sự sơ lược trong quan niệm của Gestalt.

III. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN VỀ NHÂN CÁCH


Tâm lý học nhân bản ra đời như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý
học hành vi và phân tâm học. Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài
quyết định cho tân lý con người thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong làm
nguyên tắc quyết định. Tâm lý học nhân văn khác với hai khuynh hướng trên
là ở chỗ nó không tạo nên một bộ mặt lý luận thống nhất về nhân cách.
Trường phái tâm lý học nhân văn là sự tổng hợp nhiều khuynh hướng mới và
nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Nhưng những nhà tâm lý nhân văn
đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng
tạo, và trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân con người.
Tâm lý học nhân văn nhấn mạnh đến cơ sở triết học về con người.
Trường phái nhân văn đã hình thành ở Mỹ gồm các nhà tâm lý học nổi
tiếng như C. Rogels, R. May, A. Mascou, G.Allport, Ch. Buhle, A. Sutich, J.
Bugental, K. Golds Tein, C Moustakas.

Những nhà tâm lý học nhân văn đã nêu lên các nguyên tắc hoạt động
của mình:

1 - Hướng đến việc nghiên cứu nhân cách và những kinh nghiệm của
con người là phương hướng nghiên cứu chính. Còn việc nghiên cứu hành vi
là phương hướng phụ trong việc nghiên cứu tâm lý con người.

2 - Dựa vào sự tự đánh giá, tự thực hiện, tự lựa chọn để đánh giá chất
lượng phát triển con người.

3 - Quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của mỗi con người, cũng
như những đặc điểm riêng của mỗi người.

Những nguyên tắc trên đã chỉ đạo trong việc nghiên cứu nhân cách con
người. Đặc điểm của tâm lý học nhân văn về nhân cách được thể hiện các
điểm sau:

- Nghiên cứu cá nhân trong mối quan hệ bên trong và bên ngoài.

- Quan tâm một cách tích cực vấn đề con người trong đó tính tự chủ đối
với hoàn cảnh khoa học, chính trị, tôn giáo cũng như các mục đích khác.

- Nhấn mạnh đến mặt chủ thể trong con người - tức là con người tự
nhìn thấy, cảm thấy, hiểu được bản thân mình và thế giới.

- Nghiên cứu những khái niệm và giá trị của con người ít quan tâm đến
nhưng sự kiện và những công trình thực nghiệm.

- Nhấn mạnh đến vị trí dương của nhân cách. Nghiên cứu nhân cách
phải đặc biệt quan tâm đến tính sáng tạo của con người, không quan tâm đến
việc nghiên cứu nhân cách bệnh.
- Không quan tâm nghiên cứu nhân cách trong quá khứ, mà chỉ tăng
cường nghiên cứu nhân cách trong hiện tại và tương lai. (Theo Bugental, J. F.
T, 1967).

Nếu như chủ nghĩa hành vi dựa vào phương pháp tư duy toán học và
thực nghiệm để nghiên cứu hành vi con người thì tâm lý học nhân văn đã dựa
vào những kinh nghiệm chủ quan để phân tích nhân cách con người. Họ từ
chối việc tiếp thu nhưng yếu tố tiến bộ của nhiều trào lưu tâm lý học tiến bộ,
mà lại quay về với truyền thống tôn giáo nên rơi vào quan niệm duy tâm, phản
khoa học. Sự ra đời của tâm lý học nhân văn là thể hiện sự khủng hoảng về
hệ thống phương pháp nghiên cứu về tâm lý học trong các nước tư bản chủ
nghĩa.

Để thấy rõ khuynh hướng này chúng tôi nêu ra một vài tác giả tiêu biểu.

Trước hết hãy kể đến nhà tâm lý học nổi tiếng Mỹ là Abruham H.
Maslow (1908 - 1970), đã từng là chủ tịch hội tâm lý nhân văn đầu tiên ở Mỹ.

Về nhân cách ông đưa ra hệ thống nhu cầu, quá trình nhận thức, triệu
chứng nhân cách và năng lực. Tất cả những yếu tố này tạo nên động lực thúc
đẩy hành vi con người. Động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất là nhu cầu.

Theo ông có thể chia ra năm loại nhu cầu:

- Nhu cầu sinh lý: như nhu cầu thỏa mãn đói, khát, sinh dục, những nhu
cầu này có tính chất bản năng, có cả ở động vật.

- Nhu cầu an toàn: nhu cầu về sự yên ổn, trật tự và an ninh.

- Nhu cầu yêu thương, nhu cầu lệ thuộc.

- Nhu cầu được thừa nhận; nhu cầu thành đạt, kết quả, nhu cầu về
niềm tin.

- Nhu cầu tự thực hiện như nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết, nhu
cầu tri thức, nhu cầu nghệ thuật.
Các loại nhu cầu này được chia làm nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp
cao.

+ Nhu cầu cấp cao

• Nhu cầu tự thực hiện

• Nhu cầu được thừa nhận

• Nhu cầu yêu thương, lệ thuộc.

+ Nhu cầu cấp thấp

• Nhu cầu an toàn

• Nhu cầu sinh lý.

Ông cho rằng nhu cầu sinh lý là mạnh nhất, còn nhu cầu tự thực hiện là
nhu cầu yếu nhất. Nhu cầu yêu thương - lệ thuộc là nhu cầu vừa cấp thấp
vừa cấp cao.

Thứ tự các nhu cầu được ông nêu ra là rất quan trọng.

Những nhu cầu này xuất hiện theo thứ tự trong quá trình phát triển
chủng loài, cũng như phát triển của cá nhân. Đồng thời đây cũng là thứ tự
thỏa mãn các nhu cầu đó. Nếu nhu cầu cấp thấp không thỏa mãn thì nhu cầu
cấp cao cũng không thể thực hiện được. Con người sống trong điều kiện
nghèo nàn thì chỉ chú ý đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu sinh lý và an toàn.
Sống trong điều kiện giàu có khi nhu cầu cấp thấp không còn đáng lo lắng
nữa thì người ta chú ý đến nhu cầu cấp cao. Nhu cầu tự thực hiện là nhu cầu
cao nhất nhằm phát triển tiềm năng của cá nhân. Nhu cầu này khác nhau ở
mỗi người bởi vì mỗi người đều có tiềm năng riêng khác nhau. Có người có
nhu cầu tự thực hiện trên lĩnh vực văn chương, người khác thì có nhu cầu
lãnh đạo, v.v... Những nhu cầu này không bị sự kiểm soát của xã hội. Nhưng
không phải ai cũng thực hiện được nhu cầu này, bởi vì còn những nhu cầu
khác chưa thực hiện được.
Maslow cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng của con người.
Những nhu cầu như giao tiếp, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản
năng đặc trưng cho giống người. Như vậy, theo Maslow "tính người" của nhu
cầu và các xung động của con người được hình thành và phát triển trong quá
trình phát sinh chủng loài. Các nhu cầu đều dựa trên cơ sở di truyền nhất
định. Chính vì vậy, học thuyết nhu cầu của Maslow có điểm giống học thuyết
S. Freud.

IV – CÁC XU HƯỚNG KHÁC VỀ NHÂN CÁCH Ở PHƯƠNG TÂY


A. Tâm lý học nhận biết về nhân cách (thấu cảm)

Để hiểu được tâm lí học hiện sinh ta hãy nghiên cứu những tác giả tiêu
biểu của "tâm lý học nhận biết".

Tâm lí học nhận biết cho rằng cái bản chất trong con người chính là sự
định hướng tinh thần của nó: sự định hướng này là mà bộ phận của nguồn
gốc tinh thần chung của nhân loại. Cải tạo nhân loại bằng phương pháp tinh
thần đó.

Tư tưởng đó ảnh hưởng nhiều đến các nhà tâm lí học hiện sinh, các
nhà triết học, nhà văn.

Đại biểu nổi tiếng của Tâm lí học nhận thức (thấu cảm) là E. Sprauger
(1882 - 1963).

Các luận điểm cơ bản của ông:

1) Cái tâm lí phát triển từ cái tâm lí.

2) Cái tâm tí dẫn tới sự hiểu biết trực giác các mẫu hoạt động của sự
sống.
3) Không nên tìm những nguyên nhân khách quan trong việc phát triển
nhân cách con người, mà tìm ở sự pha trộn giữa nhân cách và giá trị văn hóa
tinh thần của xã hội. Đó cũng là một thuộc tính của tinh thần.

Ông cho rằng cái chủ yếu trong nhân cách con người là sự định hướng
quý giá, nhờ đó mà con người có thể nhận biết thế giới. Sự định hướng quí
giá này là sản phẩm của trạng thái văn minh của nhân loại.

Ông phân biệt được xúc cảm và sự nhận biết. Sự nhận biết nằm ngoài
thời gian và vĩnh cửu. Còn xúc cảm chỉ là nhất thời. Vì vậy chỉ cần nói đến
nhận biết chứ không nói đến xúc cảm.

Theo ông nhân cách được thể hiện ở 6 mẫu người trong đời sống.

1) Mẫu người lý thuyết:

Là người hướng đến sự hiểu biết, nhận biết các quy luật, nhận biết bản
chất thế giới, nhận biết các mối quan hệ giữa con người với nhau. Mẫu người
lí thuyết này có thể là người bất kỳ: tiểu thương, thầy thuốc, kế toán viên. Đây
là loại người định hướng chủ yếu của cuộc sống là tư duy trên bình diện lý
luận về cái gì đang diễn ra, là thiết lập những quy luật nào đó. Bản thân ông
cũng thuộc loại người này.

Ông nói: "Con người lí luận ở dạng thuần túy chỉ biết có sự ham mê,
ham mê tính toán, ham mê học hỏi, ham mê lí giải xác lập mối quan hệ, lí luận
hóa. Những lo lắng quan tâm tách rời khỏi cuộc sống thực tiễn. Nó có thể bất
lực và tuyệt vọng trong tìm hiểu, phấn khởi vì phát hiện lí thuyết. Thế giới đối
với họ là phát triển vô tận các bản thể và các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nó
nhìn vào tương lai xa thẳm bao gồm nhiều thời đại. Nó liên kết trong mình
tính cụ thể, tính quy luật chung và luân lí học. Ở dạng tự nhiên và thuần túy
mẫu sống ấy được thể hiện ở các nhà bác học chuyên nghiệp. Những người
này chìm đắm trong thế giới khái niệm của mình và không thể tìm ra mối liên
hệ trực tiếp với bất cứ một hiện tượng nào. " Ông cho rằng Platon, Kant là
những đại biểu điển hình của mẫu người này.
2/ Mẫu người kinh tế:

Đặc trưng kiểu người này là tìm thấy sự lợi lộc trong nhận thức. Ông
không cho loại người này là ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình. Loại
người này trong nhận thức của họ phải dẫn tới lợi ích, cho bản thân, cho gia
đình, cho cộng đồng, cho nhân loại. Ông cho rằng "nếu Kant là cái đầu thì
Lametri là cái tay". Kỹ thuật và kiến thức tự nhiên là mẫu người kinh tế.
Những người loại này có giá trị ở chỗ là vừa nhận thức vừa sáng tạo. Họ
hướng đến thực nghiệm để nhận thức thế giới.

Ông nói: Trong bình diện chung nhất của mẫu người kinh tế là mẫu
người đạt lợi ích trên hàng đầu trong mối quan hệ sinh hoạt đối với nó. Đối
với nó tất cả đều trở thành phương tiện để duy trì cuộc sống, duy trì cuộc đấu
tranh để tồn tại và cải thiện cuộc sống một cách tốt nhất.

Nó tiết kiệm vật liệu, sức lực, thời gian để đạt lợi ích tối đa. Có hai mẫu
người kinh tế: Mẫu người trong sản xuất và mẫu người trong tiêu dùng. Nếu
trong điều kiện dồi dào vật chất thì mẫu người tiêu dùng sẽ hướng đến những
nét thẩm mỹ. Nếu trong điều kiện thiếu thốn vật chất anh ta sẽ trở thành
người keo kiệt, ích kỷ, buồn bã.

Các nghề nghiệp tạo thành con người kinh tế như người làm ruộng,
người chăn nuôi, người công nhân, nhà buôn có những nét khác nhau. Sự
phát triển của nền kinh tế làm phát triển kiểu người này.

3/ Mẫu người thẩm mỹ:

Những người này nhận thức thế giới thông qua ấn tượng và diễn đạt nó
bằng hình tượng. Họ nhận thức bằng sự hài hòa hay không hài hòa. Nếu họ
thấy thiên nhiên hài hòa thì thấy dễ chịu, nếu không hài hòa thì thấy khó chịu.

Mẫu người này thể hiện rõ ở các họa sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ
v.v... Cũng có thể có ở người bình thường. Họ khao khát tự thể hiện những
thẩm mỹ mà thôi.
Mẫu người thẩm mỹ thực sự như Rafaen.

Mẫu thẩm mỹ và mẫu kinh tế muốn giao lưu với con người, còn mẫu lí
thuyết ít muốn giao lưu với con người. Định hướng của người nghệ thuật dựa
vào màu sắc, hình đáng, nhịp điệu của đời sống, thiên nhiên, thông qua sự
hài hòa của cuộc sống.

Theo ông ái tình là một hình thức thẩm mỹ của sự giao lưu. Ái tình (tình
dục) là biểu tượng của giao lưu tinh thần. Điều này ông nói đến thanh niên,
ông yêu mến thanh niên vì thanh niên lãng mạn, hiểu biết thẩm mỹ.

4/ Mẫu người vị tha

Mẫu người tập đoàn là mẫu người muốn tìm mình trong người khác,
song vì người khác, ham muốn tình yêu nhân loại. Người tập đoàn hành động
vì người khác. Đó là tình yêu cao thượng. Theo ông, Peslalôxia sống theo
kiểu người này, L. N. Tôntôi cũng là kiểu người này.

Kiểu người này không chịu sống theo nguyên tắc theo tiêu chuẩn nên
thường vô chính phủ. Mặt khác kiểu người này sống theo gia trưởng. Kiểu
người này hướng đến hành vi XHCN.

Ông phân biệt tình yêu của kiểu người này. Tình yêu với những người
cùng huyết thống và tình yêu dựa trên tinh thần thuần túy. Tình yêu của người
mẹ dựa vào huyết thống (bản năng). Tình bạn là tình yêu thuần túy tinh thần.
Tình yêu là cái tôi cao cả, thấy bản thân mình trong người khác.

5/ Mẫu người chính trị.

Người chính trị không phải là kiểu người ham muốn quyền hành chính
trị, ham muốn quyền lực. Quyền lực thật là quyền lực xây dựng trên giá trị tinh
thần chân chính. Đó là các nhà chính trị. Họ ham muốn quyết định hành động
của người khác. Đây cũng không nhất thiết là những người giám đốc, những
nhà chính trị, mà có ở tất cả ở những con người có sự xác định quyền lực
bằng tinh thần. Họ muốn có quyền lực phải nhân danh nhiều người. Người
lãnh tụ có quyền lực vì sự ủng hộ của một nhóm người. Đó là những người
có cá tính mạnh mẽ.

6) Mẫu người tôn giáo:

Đó là người mà định hướng nhân cách của họ là ý nghĩa cuộc sống. Họ


hướng dẫn đến việc tìm ra quy luật của ý nghĩa cuộc sống. Họ chứng minh
rằng có một sức mạnh siêu tinh thần nào đó. Họ cho rằng cái vĩnh hằng đang
quyết định đời sống con người. Đây có thể không phải là người theo một tôn
giáo nào mà là người đi tìm ý nghĩa cao siêu nhất, chân lí nhất như Brunô -
Những người này đã chết do lỗi của nhà thờ.

Con người tôn giáo hướng mọi giá trị tinh thần vào cảm xúc.

Nhận xét:

Sự phân loại này của ông nhằm chứng minh rằng ở con người không
phải có sự khác nhau về cơ thể, về hành vi, mà là do giá trị định hướng tinh
thần của con người. Các định hướng tinh thần không xuất phát từ xã hội, từ
điều kiện sống, mà từ bản ngã tinh thần. Quan niệm tâm lí đẻ ra tâm lí là thể
hiện duy tâm cực đoan. Tâm lí học nhận biết không tìm hướng đi đúng đắn
cho tâm lí học. Đó là xu hướng duy tâm trong tâm lí học.

B - Thuyết hiện sinh về nhân cách

Thuyết hiện sinh (Existentialisme, Phénoménologie) là học thuyết về


triết học và tâm lý học. Thuyết này cho rằng con người có khả năng cảm nhận
những cái mình đang sống, những cái đã trôi qua, về sự tự do của bản thân
và mối quan hệ với người khác. Họ tìm cách mô tả một cách khách quan tất
cả những cảm nhận cá nhân và phân tích cơ cấu và cơ chế của nhưng cảm
nhận đó.

Những người đại diện nổi tiếng của trường phái này là nhà triết học
Husserl và Sartre...
Người nổi tiếng trong tâm lý hiện sinh là Kale Ixperx.

Năm 1935 ông viết cuốn sách: "Ý nghĩa của cảm xúc". Sách này được
tái bản nhiều lần ở Mỹ trong những năm sáu mươi. Chủ nghĩa hiện sinh trong
tâm lý phủ nhận chức năng của não trong việc phản ánh hiện thực khách
quan.

Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh:

1 - Tâm lý, ý thức không có cơ sở từ cơ chế sinh lý.

2 - Hành động của con người bao giờ cũng có tính chất tự nhiên trong
sự phản ánh mối quan hệ con người với xung quanh.

3 - Ý thức phản ứng là nét đặc trưng của con người, nhờ đó mà con
người thoát khỏi hoàn cảnh và chống lại hoàn cảnh.

4 - Con người luôn luôn hướng vào thế giới nội tâm, hoàn cảnh bị tách
rời khỏi con người.

Như vậy, học thuyết hiện sinh đã chống lại học thuyết Freud về vô thức,
học thuyết hành vi và học thuyết môi trường quyết định.

Chủ nghĩa hiện sinh đã lập luận như sau:

Về quan điểm thứ nhất tâm lý, ý thức không có cơ chế sinh lý, vì bộ não
chỉ giúp cho sự lan truyền các kích thích nó hoạt động một cách cơ giới chứ
không có tính chất tâm lý. Do đó tâm lý, ý thức phụ thuộc vào nhân cách con
nguời. Về quan điểm thứ hai cho rằng hành động con người mang tính chất
tự nhiên; có nghĩa là tính chủ quan thể hiện đặc điểm nhân cách con người.

Về quan điểm thứ ba cho rằng ý thức phản ứng là nét đặc thù của con
người chứ không phải phản ánh hiện thực khách quan. Điều này có thể thể
hiện trong tri giác. Ông chia ra hai loại trị giác: tri giác ngoại giới và tri giác tư
duy. Tri giác ngoại giới phản ảnh thế giới xung quanh. Tri giác tư duy phản
ánh sự nhận thức con người về thế giới do. Khi con người tri giác thế giới và
thấy thế giới hoàn toàn khác, nghĩa là lúc đó con người đã tiến hành tri giác
tư duy - con người lúc ấy sẽ mất nhân tính. Ví dụ, khi tôi giơ cánh tay lên, tôi
nhận biết việc làm của mình nhằm mục đích gì. Đó chính là lúc tư duy ngoại
giới. Nhưng khi làm việc đó một cách vô thức thì đó là tri giác tư duy. Rõ ràng
họ lẫn lộn việc tư duy và tri giác, vô thức và ý thức, hành động giữa người
bình thường và người bệnh.

Về quan điểm thứ tư. Nếu con người hướng vào nội tâm thì dễ dàng
lảng tránh thế giới bên ngoài. Thế giới bên ngoài bị loại trừ khỏi mối quan hệ
cái tôi. Điều đó nói lên rằng con người có khuynh hướng độc lập với thế giới
bên ngoài và cũng từ đó tạo nên cá tính riêng của mình khác với người khác.
Nhân cách được quan niệm là một bản thể đặc biệt không phụ thuộc vào điều
kiện khách quan. Sự khác nhau không phải số lượng, tốc độ của các hiện
tượng tâm lý mà là sự sai biệt tính chất toàn vẹn của hệ thống cá nhân.

Đóng góp của hiện sinh là họ đã mạnh dạn phê phán tất cả các trường
phái tâm lý như Phân tâm học, hành vi chủ nghĩa.

Họ thừa nhận giá trị, cá tính của con người. Nhưng họ sai lầm là ở chỗ
"đánh mất" yếu tố khách quan trong quyết định nhân cách, cái tâm lý phát
triển cái tâm lý. Họ coi nhẹ nghiên cứu nhận thức của con người.

Học thuyết hiện sinh thường đề cập tới cái tôi. Đó là cái tôi hiện thực và
cái tôi lý tưởng.

Ruth Wylie (1968) cho rằng cái tôi có thể coi là một cấu trúc phức hợp
của những yếu tố tương hỗ tạo nên con người. Theo quan niệm của Wylie đó
là quan niệm khái quát phù hợp với các mặt sau:

1. Con người đã kinh qua cuộc sống như là một thực thể khác nhau,
thực thể khác nhau ấy có thể phân biệt với thực thể khác.

2. Cảm xúc của con người được duy trì qua thời gian.
3. Tính chất vật lý của cá nhân với tư cách như là kinh nghiệm của cá
nhân.

4. Những hành vi cá nhân trong quá khứ như là kinh nghiệm và ghi
nhớ, đặc biệt được tiến hành một cách tự do hoặc có kiểm soát của cá nhân.

5. Kinh nghiệm của tổ chức hoặc một thể thống nhất nào đó là ở giữa
các mặt, theo quan niệm của cái tôi nói chung.

6. Các mặt đánh giá, tư duy và ghi nhớ.

7. Mức độ ý thức hoặc không ý thức.

Ngoài khái niệm cái tôi chung người ta còn chia cái tôi hiện thực và cái
tôi lý tưởng.

MÔ HÌNH QUAN NIỆM CÁI TÔI CỦA WYLIE

Cai toi chung

Cai toi hien thuc Cai toi li tuong

Cai toi Cai toi Cai toi li Cai toi li


xa hoi ca nhan tuong tuong
chinh nguoi
minh khac

C. J. H. E. Tsenck về nhân cách

Đáng chú ý trong việc nghiên cứu nhân cách theo xu hướng phân loại
hướng nội và hướng ngoại có nhà tâm lý học nổi tiếng J.H. Eysenck. Trên cơ
sở nghiên cứu bốn loại khí chất cơ bản và những đặc điểm nhân cách ông đã
đưa ra sơ đồ cấu trúc nhân cách, dựa trên 4 tiêu chí ổn định và không ổn
định, hướng nội và hướng ngoại để xác định nhân cách con người. Ông đã
sáng tạo ra hệ thống Test bao gồm 60 câu hỏi để nghiên cứu nhân cách trẻ
em.

Những trẻ hướng ngoại thường có những đặc điểm nhân cách sau: dễ
kích động, tích cực, lạc quan, ít sâu sắc. Những trẻ hướng nội thường có
những đặc điểm nhân cách: quan hệ xã hội ít, bị động, bình tĩnh, sâu sắc, bi
quan.

Điều đó được ông biểu diễn theo sơ đồ vòng tròn đồng tâm có 2 trục
thể hiện các cực của nhân cách (1975).

HƯỚNG NỘI – KHÔNG ỔN ĐỊNH:

Yên lặng

Âm thầm

Dè dặt

Bi quan

Điềm tĩnh

Nghiêm khắc

Lo lắng

Tâm trạng

HƯỚNG NỘI - ỔN ĐỊNH:

Thụ động

Cảm nhận

Nghĩ ngợi
Thanh bình

Kiểm tra

Tin cậy

Bình tĩnh

Êm ả

HƯỚNG NGOẠI – KHÔNG ỔN ĐỊNH:

Tích cực

Lạc quan

Kích động

Dễ thay đổi

Dễ kích thích

Xâm lược

Bứt rứt

Đa cảm

HƯỚNG NGOẠI - ỔN ĐỊNH:

Giao thiệp

Thân thiện

Nói nhiều

Dễ xúc cảm

Dễ đãi
Sống động

Thanh thản

Tính lãnh đạo

D - Hermann Rorschach (1884 - 1922) và phương pháp nghiên cứu nhân


cách

Đây là phương pháp trắc nghiệm phổ biến ở nhiều nước có nền khoa
học tâm lý phát triển.

I. Nội dung Test Rorschach

1. Bản chất lý thuyết Rorschach.

a. Thuyết tâm cử.

b. Thuyết tâm linh.

c. Hiện tượng học

d. Phân tích cơ cấu

e. Phân tâm học

g. Tâm lý xã hội.

2. Mô tả thực nghiệm và cách sử dụng.

3. Xác định vị trí của câu trả lời.

a. Cách thức xác định vị trí.

b. Những ký hiệu về vị trí.

c. Ý hướng của các loại vị trí.

4. Xác định phẩm tính của các câu trả lời:


a. Các loại phẩm tính: P

b. Loại hình thể: H

c. Loại cử động: C

d. Loại màu sắc: M

e. Loại tối sáng: ST

g. Loại trả lời viễn ảnh, chiều sâu: V.S

5. Xác định nội dung của câu trả lời

a. Những ký hiệu

b. Nội dung người

c. Nội dung vật

d. Nội dung bộ phận nội thân.

6. Xác định một vài yếu tố bệnh lý tâm căn:

a. Tính cách bình thường hay lạ thường.

b. Phản ứng sửng sốt SS

c. Phản ứng chối từ

d. Phân chia và nối kết

e. Lập lại.

7. Lề lối và thứ tự nhận thức.

a. Lề lối nhận thức.

b. Thứ tự nhận thức.


8. Những cơ cấu phản ứng

9. Thời lượng phản ứng và thời lượng trả lời.

10. Đồ biểu tâm lý:

a. Những nguyên tắc cần thiết.

b. Phương thức bình giải Rorschach.

c. Kế hoạch nhận thức của tri năng

d. Hoàn cảnh và sắc thái riêng biệt của mỗi tấm Rorschach.

e. Rorschach và bệnh tâm căn.

11. Tổng kết về Rorschach, vấn đề thích nghi của con người

II. Mô tả trắc nghiệm và cách sử dụng Test Rorschach

Test Rorschach gồm 10 vết mực có sác thái riêng biệt. Ba tấm cuối
cùng 8, 9, 10 có màu sắc khác nhau.

Tấm 2, 3 những vết đỏ kích thích sự trả lời về màu sắc giống như 3 tấm
cuối cùng, nêu lên mức độ khó khăn trong thực nghiệm, phát hiện những
người nhạy cảm, tinh thần suy yếu. Trong một số trường hợp trước vết mực
này bệnh nhân có thái độ sửng sốt, tê liệt, câm nín, giống như một cái gì đánh
mạnh vào tâm tưởng.

Sự tránh né, từ chối thường ở những người nghi lạng, sợ sệt

Kỹ thuật:

* Tư thế ngồi của người thực nghiệm.

Người chuyên viên tâm lý ngồi bên phải người làm thực nghiệm. Test
được xếp theo chồng lật sấp từ 1 đến 10.
Những tấm được trả lời xong đặt xa tầm mắt. Khi đương sự thấy phấn
khởi mới tiến hành trắc nghiệm.

* Các giai đoạn thực nghiệm:

- Giai đoạn 1:

Giải thích những điều cần thiết cho đương sự.

Hỏi: - Anh thấy những gì trên tấm ảnh?

- Anh (chị) có thể xem ở trường nào cũng được.

- Ghi thời gian bắt đầu.

Người thực nghiệm nói: Bây giờ tôi sẽ lần lượt đưa cho anh một số vết
mực - Anh sẽ cố gắng nhìn và nói ra anh đã thấy những gì trên đó - Anh thấy
nhiều chừng nào cũng được và phía nào cũng được. Chừng nào xong anh
giao lại các vết mực đó cho tôi.

Nếu đương sự hỏi thêm ta chỉ trả lời tùy ý anh:

- Giai đoạn 2:

Người làm thực nghiệm cần làm các việc sau:

+ Tính thời gian từ khi nhận test đến khi nói câu trả lời đầu tiên.

Đó là thời gian phản ứng Tp

+ Tính thời gian nhận test đến khi trả lại test của mỗi tấm. Tt

+ Ghi lại những điều đương sự nói.

+ Ghi lại phía nhìn của đương sự:

Phía thuận: ^

Phía ngược: v
Phía mặt: >

Phía trái: <

+ Nếu đương sự đòi xem lại thì ta bảo sau khi làm hết mới làm lại.

- Giai đoạn 3:

+ Hỏi đương sự đã thấy ở đâu của từng tấm ảnh.

+ Hỏi họ tâm trạng khi trước vết mực - Vì sao họ thấy như vậy.

+ Bảo họ chọn một tấm nào mà họ thích nhất, tấm nào họ muốn loại.
Và yêu cầu họ cho biết lý do.

- Giai đoạn 4:

Giám định câu trả lời, gồm các nội dung sau:

1) Đương sự thấy ở đâu, thấy đại khái hay chi tiết?

2) Hình thể tốt hay xấu, có cử động không, có thấy màu sắc không?

3) Thấy gì? Người, vật, sự việc.

4) Làm trong bao lâu? Tổng cộng thời gian trả lời.

Trung bình thời gian phản ứng Tp.

5) Những câu trả lời một cách bình thường, độc đáo, hay quái lạ.

6) Đương sự thuộc cơ cấu phản ứng nào.

7) Đương sự thấy sự vật theo thứ tự nào.

III. Đặc điểm mỗi tấm ảnh:

Hoàn cảnh và sắc thái riêng biệt của mỗi tấm.

Tấm I. Có đặc điểm sau đây


+ Tấm đầu tiên tạo cho dương sự sự hoang mang, ngỡ ngàng. Nếu ai
thiếu tự tin, nhân cách chưa vững vàng, thì sẽ tìm cách làm cho nhà tâm lý
này rõ và tán đồng.

+ Công việc đòi hỏi đương sự phải sáng tạo.

Điều đó đòi hỏi:

- Khả năng thích ứng của đương sự đối với hoàn cảnh mới lạ: đây là
vấn đề tình cảm.

- Sự thích nghi môi trường giáo dục và xã hội của đương sự

- Cấp độ trí năng của đương sự.

Để đánh giá được 3 điều đó cần khảo sát:

+ Thời gian phản ứng.

+ Phẩm chất hình thể.

+ Tính cách bình thường của câu trả lời.

Tấm II:

- Nếu đương sự trưởng thành thì sẽ chấp nhận màu máu và hội nhập
khoảng trắng ở giữa.

- Nếu ngược lại thì nhiễu loạn của tri năng, như H.

Tấm III:

- Nếu đương sự nói được ở (cử động) thì đã khôi phục được sự bình
tĩnh tối thiểu, thể hiện sự vững vàng của nội tâm.

Tấm IV, V và VI, VII:


Đương sự ở trong hoàn cảnh khó khăn và phiền toái như trước. Đối
phó một mình với hoàn cảnh sống.

Nó thể hiện thái độ của con người:

- Thái độ đối với người cha

- Thái độ đối với mẹ.

- Thái độ với chính mình.

- Thái độ đối với tình dục.

Nếu ai không có tình cảm bình thường thì có thái độ SS hay từ chối.

Tấm VIII:

Mầu sắc là tiêu chuẩn phân biệt 2 loại người: hướng ngoại hay hướng
nội.

- Mầu sắc ở đây vui tươi nhẹ nhàng.

- Việc thực hiện dễ dàng hơn.

- Màu sắc này tạo cho đương sự tỏ thái độ đối với hoàn cảnh xã hội.

Cần khảo sát các yếu tố sau:

+ Số lượng câu trả lời màu sắc.

+ Nội dung loài vật

+ Nhịp điệu làm việc và năng suất làm việc so với các tấm trước.

Tấm IX:

- Tấm này thể hiện khó khăn đòi hỏi đương sự phản ứng tiến lên hay
đầu hàng.
Tấm II cho ta biết trí năng.

Tám VI: Cơ cấu của đời sống tình cảm

Tấm IX: Đương sự có thái độ đối với hoàn cảnh xã hội.

Tấm X: Những yếu tố rời rạc của tấm 10 cho chúng ta cái nhìn về đời
sống xã hội.

Trước bao nhiêu vấn đề chồng chất của xã hội, con người có thái độ
thế nào: biết chọn lựa chính phụ, hay hoảng hốt, sợ hãi mất bình tĩnh.

Những tấm Rorschach là cơ hội để con người sống lại những vấn đề
tình cảm và xã hội mà họ đã né tránh hay là dồn nén.

Phương pháp Test Rorschach rất khó thực hiện vì nó thể hiện một kỹ
thuật khá cao. Do đó hiện nay chúng ta chưa có khả năng sử dụng rộng rãi
được.

E - H. A Witkin về nhân cách

Theo H. A. Witkin việc thống hợp của tri giác có liên quan đến việc
thống hợp của nhân cách.. Như vậy, giữa tri giác và nhân cách có quan hệ
đặc biệt.

1/ Lý luận về tri giác

Tri giác là một cơ thể điều chỉnh hoạt động thích nghi.

Trong tri giác ta thường gặp cái sai lầm khi đánh giá chiều thẳng đứng
trong một phòng nghiêng. Ví dụ ta có thể sai lầm khi tri giác một cái gậy để
thẳng đứng trong một phòng vuông nghiêng. Điều này thể hiện tri giác của cá
thể phụ thuộc vào "tường".

Nếu.tách riêng hình đó ra khỏi tường tức là cây gậy không để trong
phòng hình vuông thì việc tri giác cây gậy sẽ khác đi.
Nếu xem môi trường tri giác là gia đình và xã hội thi việc tri giác có thay
đổi không?

Nếu theo Rorschach (1970) trong kst vết mực loang thì nhân cách của
một người có khuynh hướng hướng nội hay hướng ngoại.

Người có nhân cách hướng nội: kín đáo, vụng về, ức chế các vận động
thực sự, trí năng được cá biệt hóa, có khả năng tưởng tượng sáng tạo, có đời
sống nội tâm mạnh, phản ứng tình cảm ổn định, quan hệ với mọi người sâu
sắc, có ý thức về bản thân mình. Người có nhân cách hướng ngoại, nhạy
cảm với màu sắc, có trí năng tái hiện, dễ thích nghi, khéo léo hơn, phản ứng
tình cảm dễ thay đổi, quan hệ với người khác hơn trội.

Như vậy, theo quan niệm này nhân cách ít phụ thuộc vào môi trường
mà vào bản chất bên trong, tính ổn định của nhân cách hướng nội hay hướng
ngoại.

2/ Thí nghiệm của H.A.Witkin

Về nhìn đường thẳng trong phòng nghiêng. Phương của đường thẳng
đứng được nhìn là một thông tin sinh ra do thống hợp ở trong não những
thông tin nhìn. Thông tin nhìn được tách ra 2 loại: thông tin nhìn và thông tin
tự cảm. Đối với từng cá thể có sự khác biệt rất lớn trong việc tách 2 loại thông
tin. Như vậy, có sự độc tập tương đối với tường ở mỗi cá nhân. Điều đó cũng
có nghĩa tách cái tôi và cái không phải tôi, thể hiện mức độ tự chủ của nhân
cách đối với môi trường. Điều đó cũng có thể hiểu biểu hiện trong ứng xử của
chủ thể đối với người khác.

Như vậy, có sự chuyển từ tri giác sang trường xã hội.

Việc tách cái tôi và cái không tôi như là sự phân hóa.

Có thể nêu lên sơ đồ thí nghiệm lý thuyết của H.A.Witkin.


Phan hoa

Tach rieng cai toi va Tach rieng cac chuc Tach rieng cac
khong phai cai toi nang tam ly chuc nang tam
(hoat đong tu chu đoc ly than kinh
lap voi tuong)

Chuyen
Đoc lap Kha Cau Cau hoa chuc
voi nang cau truc truc nang cac
tuong truc lai hoa hoa ban cau
giua nhan cac cac tu nao
nguoi va thuc kiem ve
nguoi soat

Ông làm thí nghiệm để chứng minh sự độc lập đối với tường trường
giữa người và người.

Yêu cầu thực nghiệm nhận biết một hình đơn giản bên trong một hình
phức tạp (FFT).

Chọn 38 em học sinh lớp 4 - các em có nhiệm vụ xóa đi một số chữ


trong một bảng chữ làm 2 lần. Trong 38 em này chọn ra 2 nhóm. Một nhóm
độc lập hơn với tường, nhóm khác phụ thuộc với tường.

Người hướng dẫn thực nghiệm tỏ thái độ tán thành hoặc không tán
thành cách xóa chữ của học sinh.

Kết quả cho thấy tần số xuất hiện ở lần 1 không tán thành, lần thứ 2 là
tán thành như sau:

Không tán thành Tán thành

- Chủ thể độc lập với trường 10,39 11,83

- Chủ thể phụ thuộc với trường 8,74 11,55


Phần lớn các chủ thể đều có kết quả không tốt khi người hướng dẫn
thực nghiệm tỏ thái độ không tán thành. Nhưng những chủ thể phụ thuộc vào
tường khi không tán thành thì kết quả thấp hơn. Còn trường hợp tán thành thì
cả 2 chủ thể độc lập với trường và không độc lập với trường đều có kết quả
tương tự nhau.

Những thí nghiệm khác của M. Huteau đã chứng minh rằng những chủ
thể độc lập với trường có kết quả tốt hơn so với chủ thể phụ thuộc. Người ta
còn nhận thấy rằng trẻ em hiếu động việc ứng xử phụ thuộc vào trường nhiều
hơn.

Thí nghiệm về cơ chế tự vệ của D. Ihilevich và G. C.

Gleset (1971). Hai ông đã khám cho 110 bệnh nhân tâm trí người lớn.
Yêu cầu các người bệnh trả lời các câu hỏi thể hiện sự cảm nghĩ, và cách làm
của mình trong trường hợp bị tấn công.

Người ta nhận thấy rằng những chủ thể phụ thuộc thường ưa dùng
cách tự vệ toàn bộ, hoặc hướng trung tính vào bản thân và không có phản
ứng. Những chủ thể độc lập ưa dùng cách tự vệ biện hóa, tấn công đối tượng
bên ngoài, quy cho một đối tượng ngoài nhưng ý đồ hoặc những tính chất âm
tính

3) Cái tôi và không phải cái tôi

Phân biệt cái tôi và không phải cái tôi là khái niệm trung tâm trong hệ
thống lý thuyết của Vik kin.

Tác giả quan niệm rằng, chính cái tôi đã phần hóa và phát triển những
cơ chế thống hợp các kích thích bên ngoài; liên kết với nhau. Các cơ chế
thống hợp sử dụng đồng thời các thông tin cơ thể (thông điệp tự cảm, thông
tin lưu trữ trong trí nhớ) và những thông tin bên ngoài. Khi thống hợp lại
chúng sẽ hướng về hai thông tin bên trong hay bên ngoài theo tỉ lệ nhiều ít
khác nhau.
Những chủ thể nhạy cảm với các tác động của thị giác, tiếp sau thì tỏ ra
lo lắng hơn mức trung bình.

Những chủ thể ít nhạy cảm thì phụ thuộc vào trường xã hội nhiều hơn.
Điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của tri giác.

Sự chịu đựng mập mờ cùng phụ thuộc vào cái tôi.

Cho người xem một loại hình người gồm 8 hình, phần lớn trong các
hình đó là có sự mập mờ giữa nam giới và nữ giới.

Chiếu cho chủ thể xem một hình đầu tiên, thì chủ thể dễ dàng nhận ra
đây là một nam giới. Chủ thể gắn một ý nghĩa cho hình vẽ. Từ đó ý nghĩa này
là một thông tin bên trong dần dần trở nên xung đột với những thông tin ngoài
khi tiếp tục chiếu những hình vẽ tiếp theo. Điều muốn biết là chủ thể chấp
nhận gương mặt nam giới được bao lâu, bao nhiêu hình trong 8 hình đó là
nam giới.

Điều này phụ thuộc vào nét nhân cách hướng nội hay hướng ngoại,
thông tin bên trong và bên ngoài.

Người ta cũng dùng cách này để nói lên nét nhân cách "cởi mở" hay
"kín đáo" (M. Rokeach). Người cởi mở chấp nhận dễ hơn người kín đáo
những thông tin có thể làm thay đổi niềm tin của mình.
Tải bản FULL (file doc 278 trang): bit.ly/2MiHa9c
MỘT SỰ MẬP MỜ TĂNG DẦN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

8 hình vẽ dưới đây (trong bài viết của F. Attneave 1971) rút ra từ 1 loạt
15 hình vẽ tinh vi hơn của G. H. Fisher: chuẩn bị tài liệu kích thích mập mờ
(1967). Hình cuối cùng ở hàng trên có xác suất ngang nhau giải thích như là
"mặt nam giới" hoặc giữ giới. Vậy là có mức mập mờ tối đa, mức mập mờ
tăng dần từ cực này đến cực kia trong đãy.

G - Jean Piaget về vấn đề nhân cách


Khi nghiên cứu đến vấn đề nhân cách, không thể không đề cập tới nhà
tâm lý học lỗi lạc của thế kỷ 20 là J. Piaget. Ông sinh ngày 9 - 8 - 1896 tại
Thụy Sĩ. Mặc dù những công trình nghiên cứu về tâm lý học của Jean Piaget
chủ yếu về tâm lý học trẻ em, sự hình thành và phát triển trí tuệ, nhưng qua
đó chúng ta có thể khai thác những hạt nhân hợp lý trong việc xây dựng lý
luận nhân cách. Đó là:

1. Trước hết ông đề cập tới đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Tâm
lý học phải nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể. Đó là
chìa khóa để mở ra toàn bộ bí mật của tâm hồn. Ông cho rằng phải nghiên
cứu cá nhân con người, đó là chủ thể của mối quan hệ xã hội. Con người
sống trong xã hội chịu áp lực của xã hội, thực hiện trong một tương quan một
trật tự phát triển theo những thời điểm, hoàn cảnh và lứa tuổi khác nhau. Vì
vậy nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu mối tương tác giữa các mối quan
hệ xã hội và những quy luật hoạt động của chúng.

2. Khái niệm "cân bằng" là trung tâm trong học thuyết của J. Piaget.

Theo Phạm Minh Hạc: "Cân bằng được coi là yếu tố quan trọng nhất,
tổng quát nhất tạo ra phát triển tâm lý".

Piaget viết: đối với lý thuyết phát triển nói chung bản thân chúng tôi
thường xuyên trông cậy vào khái niệm cân bằng để giải thích nguồn gốc của
các cấu trúc của thao tác và sự chuyển hóa từ chỗ dự báo trước thao tác
Tải bản FULL (file doc 278 trang): bit.ly/2MiHa9c
sang điều chỉnh thao tác. Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Theo ông để có sự cân bằng tâm lý cần có hoạt động bù trừ. Con
người khi bị tác động của các lực từ bên ngoài vào tạo ra sự mất cân bằng
trong chỗ khác, có cảm giác này không có cảm giác kia, có hoạt động này
không có hoạt động kia. Con người phải hoạt động để ứng xử dạt được mục
đích nào đó. Con người phải dùng lực để điều chỉnh từ chỗ này sang chỗ
khác. Và như vậy, có sự hoạt động bù trừ. Nhờ hoạt động này đã đưa lại sự
cân bằng trong tâm lý con người. Đó cũng là sự cân bằng trong nhân cách.
Bởi vì cân bằng nhằm tạo dựng cuộc sống và sáng tạo ra giá trị.

Ông nêu ra ba mô hình cân bằng tâm lý:

- Cân bằng chính xác của các lực trong một trường. Ví dụ trong tri giác,
ngay từ đầu chưa có sự cân bằng chính xác mà phải trải qua quá trình điều
chỉnh, bù trừ. Trong tri giác độ dài của trẻ em chưa đạt được mức ổn định,
mãi đến 1 - 10 tuổi trẻ mới đạt được sự ổn định bền vững.

- Cân bằng trong các hoạt động da dạng, tạo ra khả năng thích nghi
mới đối với kích thích ngày càng phức tạp hơn, thể hiện trong hoạt động thần
kinh.

- Cân bằng thứ ba là tạo ra được sự bù trừ giữa tác động bên ngoài và
hoạt động của chủ thể. Đây thực chất là loại cân bằng tâm lý.

Học thuyết cân bằng này cũng có thể áp dụng trong nhân cách là giữ
cho sự cân bằng giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và xã hội. Muốn vậy, phải
có sự cân bằng trong các lực của môi trường, cân bằng trong thần kinh, cũng
như cân bằng trong tâm lý. Từ sự cân bằng này tạo nên những nhu cầu đam
mê, hứng thú, khát vọng của cá nhân. Đó cũng chính là con đường phát triển
của nhân cách.

3. Tính tự kỷ trung tâm sơ khai

Tính tự kỷ trung tâm sơ khai được thể hiện rõ nhất ở trẻ.

- Trong lúc chơi trẻ có thể làm việc cá nhân hay làm việc với bạn bè,
nhận thấy cách ứng xử của trẻ lại rất đặc trưng. Chúng chơi cạnh nhau và
luôn luôn tìm nhóm nhỏ để chơi, nhưng chúng không thích phối hợp chơi
chung mà mỗi trẻ chơi riêng, tự làm cho mình. Chẳng hạn nhóm trẻ chơi bị
đòi hỏi áp dụng nguyên tắc nhóm, tập thể. Nhưng kết quả mỗi em đều có
cách chơi của mình và cuối cùng em nào cũng thắng.

4105099

You might also like