You are on page 1of 11

CHƯƠNG 2.

CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ TƯ DUY


SÁNG TẠO
2.1. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH TƯ DUY SÁNG TẠO

2.1.1. Các yếu tố xuất phát từ quá trình rèn luyện cá nhân

a. Thói quen

Thói quen lười suy nghĩ, không muốn suy nghĩ mệt mỏi chính là nguyên nhân
chính cản trở sự sáng tạo. Bởi vì, chủ thể không chịu suy nghĩ thì sẽ chẳng có một ý
tưởng nào nảy sinh trong đầu.

Thói quen lười vận động, lối sống thích hưởng thụ đang dần tạo ra một thế hệ lười
vận động, thích cảm giác nhàn hạ, thảnh thơi. Chính việc lười vận động đã làm cho
đầu óc bị chai lì, mụ mẫn không còn linh hoạt.

Thói quen ngại thay đổi, thay đổi những điều quen thuộc quả thật là một điều
không dễ dàng với một số cá nhân. Họ đã quen với những nề nếp cũ, những thói quen
như ăn sâu vào máu thịt. Nhưng thật tai hại nếu đó là những thói quen xấu nhưng chủ
thể lại chẳng muốn thay đổi. Ví dụ như: Thói quen chụp ảnh lại nội dung bài dạy của
giảng viên thay vì viết bài nhưng sau đó lại chẳng xem đến hình đã chụp

b. Tính cách

1
Thụ động, có những cá nhân rất thụ động trong việc học tập nói chung và tư
duy sáng tạo nói riêng. Chỉ làm một điều gì đó khi được yêu cầu bới giảng viên hoặc
đội nhóm. Chỉ làm những điều có sẵn và rất ngại khi phải tự thân vận động làm một
điều gì đó.

Tự ti, luôn mang một mặc cảm về bản thân của mình, luôn suy nghĩ mình tồi tệ
và không thể làm được việc gì. Chính là yếu tố đã khiến cho cá nhân bị lùi lại và mạch
tư duy sáng tạo bị đức đoạn.

Lo âu, sợ sai, có một kiểu tính cách luôn sợ người khác đánh giá mình, sợ mình
làm sai, sợ bị làm sai nên chẳng dám làm gì cho an toàn. Khi chủ thể mang một nỗi sợ
hãi quá lớn thì không còn chỗ cho sự sáng tạo.

c. Tính ỳ tâm lí

Khi ta đột ngột lao về phía trước sẽ có một lực kéo ta ngã về phía sau, trong vật
lý gọi đó là quán tính. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta tư duy sáng tạo sẽ có một lực
nào đó níu ta lại và không cho ta tư duy tiếp. Lực đó gọi là tính ỳ tâm lý. Tính ỳ tâm
lý có hai dạng tính ỳ thiếu và tính ỳ thừa.

Tính ỳ thiếu là trong quá trình tư duy chủ thể đã bỏ sót một vài từ ngữ mấu chốt,
không hiểu hết ý nghĩa của từ ngữ đó hoặc là bỏ qua một vài tính chất, đặc điểm quan
trọng của sự vật, sự việc.

Ví dụ: Tính ỳ thiếu ngôn ngữ

Mời bạn trả lời câu hỏi sau đây:

Tại sao một người sống ở Châu Á lại không được phép chôn cất ở Châu Âu ?

Thông thường, mọi người sẽ nghĩ đến nạn phân biệt chủng tộc hay thói quen
của người Châu Á sinh ra ở đâu thì chôn ở đó. Mọi người cũng có thể sẽ đặt câu hỏi
làm sao có thể di chuyển một người đã chết từ Châu Á sang Châu Âu để chôn cất.
Nhưng câu trả lời đơn giản thôi không phức tạp như vậy đâu. Một người sống ở Châu
Á thì không thể chôn cất ở Châu Âu là bởi vì người ta còn “Sống”. Phải chăng vừa rồi
khi đọc câu hỏi bạn đã bỏ qua ý nghĩa của từ “Sống” là sống - chết mà chỉ nghĩ đến ý
nghĩa sống là cư ngụ. Vừa rồi bạn đã bị ỳ thiếu ngôn ngữ đấy.

Tính ỳ thừa là trong quá trình tư duy chủ thể đã áp dụng những kinh nghiệm,
kiến thức đã biết một cách rập khuôn để giải quyết những vấn đề mới. Tư duy theo lối
mòn mà bỏ qua những cách thức khác nhau để giải quyết một vấn đề.

2
Ví dụ: Tính ỳ thừa

Vào ngày sinh nhật của đứa bé gái 6 tuổi. Cô bé rất háo hức để mở quà xem
năm nay cô bé được tặng gì có món quà cô ấy thích hay không. Kết quả sau khi mở
quà, những món đồ cô bé này nhận được là: Búp bê, váy công chúa, thú nhồi bông,
dây nơ buộc tóc, đồng hồ báo thức, truyện tranh và có cả đồ chơi bác sĩ, nấu ăn. Phần
lớn tất cả các món quà điều có màu hồng. Nhưng thiệt là tồi tệ cô bé này không thích
màu hồng, cô ấy thích màu xanh dương và món quà cô bé ấy rất mong muốn được
tặng một mô hình xe đua điều khiển. VẬY ĐIỀU RẬP KHUÔN Ở ĐÂY LÀ MẶC
ĐỊNH CON GÁI THÍCH MÀU HỒNG, VÀ NHỮNG MÓN ĐỒ MANG TÍNH
CHẤT ĐẦY NỮ TÍNH.

2.1.2. Các yếu tố xuất phát từ giáo dục

Giáo dục rập khuôn theo lề lối cũ, kèm theo bệnh thành tích trọng lý thuyết,
thiếu thực hành là một trong những yếu tố cản trở sự sáng tạo của người học.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn là cách học chưa phù hợp của người học. Học
sinh đã quen với kiểu học đọc chép nên khi trở thành sinh viên vẫn giữ kiểu học tập
không chủ động này. Sinh viên vẫn xem thầy cô là trung tâm, giảng viên dạy gì thì
học nấy, không chủ động tìm kiếm mở rộng kiến thức. Học tập chạy theo điểm số mà
không quan tâm đến việc thực hành những kiến thức đã học vào thực tế. Vì vậy, sự
sáng tạo của sinh viên không được phát huy dẫn đến không đạt được những hiệu quả
cao trong học tập.

Do đó, cần tập trung chú ý đến yếu tố tự giáo dục bản thân vì đây là điều kiện
rất quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên.

2.1.3. Các yếu tố xuất phát từ sinh lý

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc của
não bộ. Tùy vào cấu trúc của bộ não, số lượng nơ-ron thần kinh, sự liên kết dẫn truyền
thần kinh đã ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tốc độ nhanh chậm của phản xạ.

Tuy nhiên, với một bộ não có cấu trúc bình thường không dị tật, có khả năng
nhận thức và tư duy bình thường vẫn có thể không làm việc tốt trong những trường
hợp sau đây:

3
Tóm lại, não bộ sẽ không thể tập trung học tập, tư duy sáng tạo trong tình trạng
thiếu năng lượng, không tỉnh táo và bị ức chế hệ thần kinh dẫn truyền gây mất kiểm
soát nhận thức.

2.2. ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ SÁNG TẠO

2.2.1. Cá nhân:

 Rèn luyện thói quen siêng năng suy nghĩ, tích cực thực hành.

4
 Dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi, trải nghiệm trong những môi trường
mới.

 Đọc sách, tìm tòi, khám phá những tri thức mới.

 Tư duy tích cực, lạc quan.

 Luyện tập mỗi ngày.

2.2.2. Giáo dục

Thay đổi tư duy học tập, lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp học tập hiệu
quả và phù hợp cho bản thân. Chủ động tìm kiếm thông tin về ngành học của mình,
tích cực trao đổi với bạn bè và thầy cô về những kiến thức mới.

2.2.3. Môi trường:

Chủ động tìm kiếm những môi trường tốt cho sự sáng tạo và có điều kiện cho chủ
thể phát huy tính sáng tạo của mình. Như tham gia vào những câu lạc bộ, sinh hoạt đội
nhóm của trường. Các hoạt động tình nguyện xã hội, đăng kí tham gia các chương
trình tìm kiếm tài năng dành cho sinh viên …

2.2.4. Sinh lý

Dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa. Đặc biệt quan trọng
không được bỏ buổi sáng. Không dùng chất kích thích, hạn chế các đồ uống có cồn,
nước có ga và nước giải khát quá nhiều đường.

Sinh hoạt: Ngủ đủ giấc từ 7 tiếng đến 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ trước 23 giờ. Chơi
một môn thể thao yêu thích ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Một cơ thể khỏe mạnh, đầu óc tỉnh táo, đầy đủ năng lượng thì mới có thể minh
mẫn để học tập và tư duy tốt.

TƯ DUY ĐA CHIỀU

Tư duy đa chiều- Lateral Thinking (Tư duy đường vòng, tư duy ngoại biên, tư duy phi
tuyến tính…) là một khái niệm được tác giả Edward de Bono đặt tên năm 1967. Một
công cụ tuyệt vời để kích thích tính sáng tạo, trong nhìn nhận và giải quyết vấn đề.

5
Để hiểu về tư duy đa chiều chúng ta có thể xem xét
qua câu chuyện kinh điển Sự phán xét của vua
Solomon (The Judgment of Solomon) là một câu
chuyện của người Do Thái, kể về cuộc xử án của vị
vua Do Thái Solomon trong vụ tranh chấp con của
hai bà mẹ. Cả hai người phụ nữ đều nhận đó là con
của mình, tất nhiên một trong hai là kẻ mạo danh.
Đối mặt với vụ tranh chấp, vua Solomon đã yêu
cầu cưa đôi đứa trẻ, mỗi người được nhận một nửa,
xem như vấn đề đã được giải quyết.

Hình – Nguồn: internet

Thật “tồi tệ, ngu ngốc, đáng sợ, kinh khủng” đúng không nào? Còn gì khủng khiếp
hơn quyết định chia đôi một đứa trẻ chỉ để “công bằng”?

Và người mẹ thật sự khi nghe phán quyết như vậy đã chấp nhận nhường đứa con cho
kẻ mạo danh để bảo vệ tính mạng của con mình. Và vua Solomon thông minh đã biết
được ai là người mẹ thật sự thông qua phản ứng của bà ta khi nghe phán quyết. Ở đây
chúng ta nhìn thấy cơ bản 2 tư duy rộng-đa chiều-ngoại biên. Đầu tiên là sự so sánh
một đứa trẻ- một cơ thể sống với một món hàng-đồ vật có thể chia đôi bằng nhau. Sau
đó chính là sự thông minh của Solomon khi ông tìm ra sự thật về mối quan hệ mẹ-con
không phải bằng huyết thống (một thứ khó phân định vào thời bấy giờ) mà căn cứ vào
tình yêu, phản ứng bảo vệ con của người mẹ thật sự.

Tư duy đa chiều giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách linh hoạt hơn, “nhìn” ở
nhiều góc độ khác làm chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn. Chắc hẳn các bạn cũng trải
nghiệm nhiều lần truyền thông hay mạng xã hội đưa tin về một câu chuyện gì đó làm
ta ủng hộ hoặc phẫn nộ, để rồi một thời gian sau khi câu chuyện đó được thông tin ở
một góc độ khác, với những thông tin thêm thì chúng ta sững sờ, bất ngờ để rồi phẩn
nộ- thông cảm ngược lại.

Tư duy đa chiều bắt buộc chúng ta xem xét sự vật, sự việc một cách nhiều chiều, đa
dạng, hãy thử nghiệm sự “đa chiều” của mình nhé:

6
Thật đơn giản phải không, đây là một ví dụ rất quen thuộc. Vậy bài học rút ra là gì?

Vậy chỉ cần “nhìn” vấn đề ở góc độ khác nhau chúng ta sẽ “nhận ra” một cách khác
nhau, đừng đơn giản tin vào góc nhìn một chiều của mình, mà hãy thử đảo chiều.

Tuy nhiên phải chăng khi chúng ta quá quen thuộc với câu chuyện trên, phải chăng
chúng ta cũng lại bắt đầu “một chiều” với chỉ số 6 và 9, hãy trải nghiệm tiếp:

7
Bạn đã bắt đầu đa chiều rồi đó: hãy thử “mở rộng hơn nhé”

Tư duy đa chiều bắt chúng ta nhảy ra khỏi những lối mòn tư duy, những chiếc
hộp tư duy để “mở não”, để sáng tạo. Ví dụ: Trời mưa tầm tã làm tất cả người dân ở
TP. HCM đều khó chịu, không, đó là tư duy một chiều đấy, những người bán áo mưa
thích mưa, những người thợ sửa xe thích những đoạn ngập nước do mưa,…

VÍ DỤ: Mùa nước nổi ở miền Tây gây khó khăn nhiều cho người dân trong di chuyển,
sinh hoạt, à, ở một góc độ khác năm nào không có hoặc ít nước nổi là nhiều người dân
thất thu mùa vụ cá, đồng ruộng kém dinh dưỡng đấy…

Ví dụ: Làm game từ dễ đến khó, tất nhiên rồi, và Flappy Bird một game gốc Việt và
nguyên tắc khác-lạ game từ khó đến khó, gây ức chế cho người chơi vô cùng và nó
thành công giữa một rừng game dễ đến khó.

Đa chiều cũng có nghĩa là đa giải pháp, đã nhìn nhận vấn đề ở những góc độ
khác nhau thì cũng có nghĩa là chúng ta có thể nhìn ra những giải pháp, những ý
tưởng khác nhau. Câu chuyện 12 cậu bé của Thái Lan bị mắc kẹt trong hang động
ngập nước 18 ngày, chúng ta nhìn thấy gì, một tai nạn, hãng phim Netflix thì nhìn
thấy một cơ hội, họ sẵn sàng trả hơn 2 tỷ đồng/người để mua bản quyền và bắt đầu
làm phim về câu chuyện đó.

VÀ CÒN RẤT NHIỀU NHỮNG ỨNG DỤNG KHÁC, HÃY VIẾT NÊN CÂU
CHUYỆN RIÊNG CỦA BẠN VỚI KHẢ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA
CHÍNH MÌNH!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Phụ lục

HĐ: TÌM ĐIỂM BẤT THƯỜNG TRONG CÁC BỨC TRANH SAU ĐÂY:

8
1. CHIẾC BÀN NÀY CÓ GÌ LẠ THƯỜNG?

2. ĐỒNG HỒ NÀY CÓ GÌ KHÁC LẠ?

9
3. CHÙM NHO NÀY CÓ GÌ KHÔNG ĐÚNG?

4. ĐIỂM BẤT THƯỜNG CỦA BỨC TRANH NÀY LÀ GÌ?

10
5. CHI TIẾT BẤT THƯỜNG CỦA BẾN CẢNG NẰM Ở ĐÂU?

6. ĐIỀU KHÁC THƯỜNG CỦA BỨC TRANH LÀ GÌ?


11

You might also like