You are on page 1of 24

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
89
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
90
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Nội dung
chính Một số vấn đề đặt ra

Giải pháp nâng cao chất lượng NNL

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
91
1. Thực trạng chất lượng NNL

1.1. Cấu trúc dân số và nguồn nhân lực Việt Nam năm 2018
Dân số
~ 94,7 triệu người

Dưới 15 tuổi Từ đủ 15 tuổi +


22,1 triệu người 72,6 triệu người

Nguồn Lực lượng lao động Không hoạt động kinh tế


nhân lực 55,3 triệu người 17,3 triệu người
tương lai
Có Thất Nội trợ; Đang Nghỉ việc Không Không có
việc nghiệp chăm sóc đi học vì lý do có khả năng
làm con khác nhu cầu lao động
cháu... làm và quá
việc già/quá
trẻ
54,2 >1 3,7 4,7 2,1 > 900 5,9
triệu triệu triệu triệu triệu nghìn triệu
người người người người người người người

Nguồn nhân
lực hiện tại

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


92
➢ Quy mô dân số lớn: 94,7 triệu người năm 2018 (thành thị: 35,74%)
→ xếp
➢ Quy mô thứ
dân14sốthế
lớn:giới,
94,7thứ 8 Châu
triệu ngườiÁ,năm
thứ 2018
3 Đông Namthị:
(thành Á 35,74%)
➢ Tăng trưởng
→ xếp thứ 14chậm lại: 1,07%/năm
thế giới, thứ 8 Châu Á, giaithứ
đoạn 2011-2018
3 Đông Nam Á
Xu hướng
➢ Tăng trưởngkép: “Cơ lại:
chậm cấu1,07%/năm
dân số vàng” vàđoạn
giai đang2011-2018
“già hóa nhanh”
➢ Xu thách kép:
→hướng thức:“Cơ
già cấu
trước khisốgiàu
dân vàng” và đang “già hóa nhanh”
→ thách thức:Thápgià trước
Hình nhân
1. Thápkhi
khẩugiàuhọc
nhân khẩu2017
học và 2030
2017 và 2030
Hình 1. Tháp nhân khẩu học 2017 vàVietnam
Vietnam 2017
2030 2030
75 + 1,03 2,07 75 + 1,32 2,13
70 - 74 0,68 1,03 70 - 74 1,54 1,92
65 - 69 1,04 1,37 65 - 69 2,14 2,43
60 - 64 1,71 2,02 60 - 64 2,54 2,74
55 - 54 2,42 2,67 55 - 54 2,85 2,98
50 - 54 2,88 3,01 50 - 54 3,13 3,22
45 - 49 3,22 3,0 45 - 49 3,64 3,68
40 - 44 3,44 3,5 40 - 44 4,01 3,97
35 - 39 3,85 3,88 35 - 39 4,14 4,01
30 - 34 4,28 4,25 30 - 34 3,35 3,2
25 - 29 4,77 4,62 25 - 29 3,29 3,1
20 - 24 4,28 4,07 20 - 24 3,55 3,26
15 - 19 3,69 3,47 15 - 19 3,84 3,47
10 - 14 3,80 3,5 10 - 14 3,98 3,58
5-9 4,10 3,71 5-9 3,46 3,17
0-4 4,39 3,91 0-4 3,32 3,07
6,00 4,00 2,00 0,00 2,00 4,00 6,00 6,00 4,00 2,00 0,00 2,00 4,00 6,00
Nữ Nam Nữ Nam

2.1.
1.2.
1.1.Chất
Cấu lượng nguồn
trúc dân số vànhân lựcnhân lực Việt Nam năm 2018
nguồn
➢ Trình độ học vấn:
❖ Tốt nghiệp THPT: chỉ có 1/3 LLLĐ
❖ Mù chữ và chưa tốt nghiệp THCS: gần 15% LLLĐ → không thể tiếp cận đến
đào tạo nghề chính quy (từ trình độ sơ cấp nghề trở lên)
%
40,00

35,00 2011 33,60 33,22


30,95
30,00 2018
26,08
24,43
25,00
22,14
20,00

15,00 11,91
10,10
10,00

5,00 3,97 3,60

0,00
Không biết đọc, Chưa TN TN tiểu học TN THCS TN THPT
biết viết tiểu học

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
93
➢➢Trình
Trìnhđộđộchuyên
chuyênmôn
mônkỹkỹthuật:
thuật:
❖❖Được
Đượccảicải
thiện, nhưng
thiện, còn
nhưng thấp,
còn chênh
thấp, lệch
chênh lớn
lệch giữa
lớn thành
giữa thịthị
thành vàvà
nông thôn
nông thôn

ĐồĐồ
thịthị
2. 2.
TỷTỷ
lệ lệ
laolao
động qua
động đào
qua tạo
đào cócó
tạo bằng/chứng chỉchỉ
bằng/chứng năm 2011
năm vàvà
2011 2018
2018
%
25,00
22,19

20,00
2011 2018
15,58
15,00
9,74
10,00
5,31 6,13
5,24
5,00 3,57 3,64
2,07 2,07
0,00
Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học, Tổng cộng
trên đại học
❖Bấthợp
❖Bất hợplýlýtrong
trongcơcơcấu
cấulaolaođộng
độngqua
quađào
đàotạo:
tạo:(tỷ(tỷ
lệ lệ
tương quan
tương giữa
quan số số
giữa lượng laolao
lượng động
động
cócó
trình độđộ
trình đạiđại
học trởtrở
học lênlên
vớivới
cáccác
cấpcấp
trình độđộ
trình caocao
đẳng, trung
đẳng, cấpcấp
trung vàvà
sơsơ
cấpcấp
nghề năm
nghề 2018)
năm 2018)

Đại
Đạihọc
họctrở
trởlên
lên Cao
Caođẳng
đẳng Trung
Trung cấp
cấp SơSơcấp
cấpnghề
nghề
11 0,37
0,37 0,54
0,54 0,37
0,37

➢ Tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo:
có xu hướng tăng song còn thiếu hụt và nhiều bất cập.

➢ Doanh nhân: Tăng nhanh về số lượng song còn yếu về tiềm lực.

➢ Cơ cấu lao động theo ngành: có thay đổi theo hướng giảm lao động ngành
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản song còn chậm và còn cao so với các nước
trong khu vực.

➢ Tiêu chí toàn dụng lao động: hầu hết có việc làm song chất lượng thấp,
tính dễ bị tổn thương cao.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


94
Chỉsốsố
➢Chỉ
➢ phát
phát triển
triển nguồn
nguồn nhân lực:
nhân lực:
Thứ hạng
Thứcủahạng
Việt Nam
của qua
Việtcác chỉ số
Nam qua các chỉ số
phát triển nguồn nhân lực
phát triển nguồn nhân lực
2013 2015 2017 2018
Có nhiều tiến bộ 2013 2015 2017 2018
1. Vốn nhân lực
Có nhiều tiến bộ - Điểm1.
sốVốn nhân lực 0,57 0,69 0,61 0,67
- Điểm sốsố
- Thứ hạng/Tổng 0,57 0,69 0,61 0,67
Không có nhiều nước tham gia xếp hạng 70/122 59/124 64/124 48/157
- Thứ hạng/Tổng số
chuyển biến 2. Phát triển con người
Không có nhiều nước tham gia xếp hạng 70/122 59/124 64/124 48/157
- Điểm số 0,663 0,684 0,694 -
chuyển biến
- Chỉ đạt mức 2. Phát triển con người
3. Cạnh tranh tài năng
TB. - Điểm sốsố
- Thứ hạng/Tổng 82/103 -0,663 - 0,684
92/125 0,694 -
- Điểm số thành
- Chỉ đạt mức
phần KỸ NĂNG
nước tham gia xếp hạng
3. Cạnh tranh tài năng
TB.hơn 29 bậc
thấp 4. Cạnh tranh toàn cầu
- Thứ hạng/Tổng số 82/103 - - 92/125
so- Điểm
với chỉ số
số thành - Thứ hạng/Tổng số 77/140
nước tham gia xếp hạng
phần KỸ NĂNG
chung nước tham gia xếp hạng
thấp hơn 29 bậc 4. Cạnh tranh toàn cầu
so với chỉ số - Thứ hạng/Tổng số 77/140
chung nước tham gia xếp hạng

➢ Năng suất lao động: NSLĐ đã tăng nhanh trong những năm
gần đây, đạt bình quân 4.77%/năm trong giai đoạn 2011-2018
➢ Năng suất lao động: NSLĐ đã tăng nhanh trong những năm gần đây, đạt
(so với mức 3.17%/năm trong giai đoạn 2007-2010), tuy
bình quân 4,77%/năm trong giai đoạn 2011 - 2018 (so với mức 3,17%/năm
nhiên
trong giaicòn thấp
đoạn so với khu
2007-2010), vực.còn thấp so với khu vực.
tuy nhiên

Kết quả đầu ra/người lao động năm 2017


Biểu 4: Kết quả đầu ra/người lao động năm 2017
(GDP theo giá so sánh 2005)
Đô la Mỹ (GDP theo giá so sánh 2005)
Đô la Mỹ 68.674
70.000
70,000 68.674

60.000
70,000
60,000
50.000
50,000
60,000
40.000
40,000
50,000
30.000
30,000 17.343
40,000
20.000
20,000
30,000 7.000 4.491
2.088 17.343 4.565
10.000
10,000
20,000
00 2.088 7.000 4.565
2.088 4.565 4.491
10,000 Việt Nam Xin-ga-po Thái Lan Ma-lai-xi-a Phi-li-pin In-đô-nê-xi-a

0
Viet Nam Singapore Thái Lan Malaysia Philippines Indonesia

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
95
2. Một số vấn đề đặt ra

➢ Thứ nhất, sự quan tâm của xã hội đối với phát triển NNL:
✓ Chưa đúng mức, thiếu kế hoạch về NNL;
✓ Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực trong phát triển
KT-XH chưa thấu đáo, hời hợt;
✓ Có quan điểm nhưng thiếu định hướng; có chủ trương nhưng thiếu
hành động và có chính sách nhưng thiếu nguồn lực...

➢ Thứ hai, chất lượng đào tạo nhân lực còn nhiều hạn chế
✓ Kết quả phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt song còn thiếu hướng
nghiệp; vùng sâu vùng xa bị tụt hậu;
✓ Tuyển sinh GDNN khó khăn, triển khai đào tạo nghề chất lượng
cao còn chậm;
✓ HSSV tốt nghiệp chưa phù hợp yêu cầu, thiếu kỹ năng. Chất lượng
giáo dục ĐH còn thấp, không đáp ứng yêu cầu TTLĐ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


96
➢ Thứ ba, kết nối cung cầu lao động:
✓ Tình trạng lao động làm việc không phù hợp với ngành nghề, trình
độ chuyên môn được đào tạo (VD: 23,8% lao động trình độ đại
học; 81,1% lao động trình độ cao đẳng; 60,4% lao động trình độ
trung cấp làm công việc có yêu cầu trình độ CMKT thấp hơn;
35,1% lao động làm công việc đòi hỏi trình độ CMKT cao hơn
bằng cấp của họ).

➢ Thứ tư, vấn đề thể lực và thái độ lao động:


✓ Thể lực của NNL Việt Nam còn yếu, có khoảng cách lớn so với
quốc gia khác => chỉ làm việc với thời gian tập trung ngắn, chất
lượng không cao;
✓ Ý thức kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, đạo đức nghề nghiệp,
kỹ năng mềm, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa còn
hạn chế.

➢ Thứ năm, xu hướng nhân khẩu học:


✓ Xu hướng tăng già hoá với tốc độ thuộc nhóm nhanh nhất thế giới
=> thách thức thay đổi cơ cấu lao động, tăng LLLĐ ở độ tuổi cao
=> NSLĐ kém hơn => cần các chính sách ASXH phù hợp để ứng
phó già hoá dân số và tăng NSLĐ.

➢ Thứ sáu, cuộc CMCN lần thứ 4:


✓ Việt Nam đang hướng phát triển nền kinh tế tri thức, tăng cường
đổi mới sáng tạo => đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng cảm xúc
cao hơn;
✓ NNL cần được chuẩn bị sớm hơn, cập nhật hơn để thích ứng với
cuộc CMCN lần thứ 4.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
97
3. Giải pháp nâng cao chất lượng NNL

➢ Thứ nhất, tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của
nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội; nhất quán giữa chủ
trương và hành động về phát triển con người, giữa ban hành
chính sách và đảm bảo nguồn lực thực hiện; có kế hoạch NNL
trong các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

➢ Thứ hai, có chiến lược căn cơ về xây dựng vốn con người bao
gồm kiến thức, kỹ năng và sức khỏe. Trong đó, ưu tiên 2 mục tiêu
cụ thể:
• Rút ngắn khoảng cách tụt hậu về cân nặng, chiều cao cho thế
hệ tương lai; Ưu tiên các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ trẻ
em các hộ gia đình có khó khăn;
• Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng cho thế hệ tương lai
đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khuyến
khích và kích thích tính sáng tạo để phát huy năng lực cá
nhân, tập thể.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


98
➢ Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, nhất là các trường
đại học định hướng nghiên cứu;

➢ Thứ tư, tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ
trợ khởi nghiệp;

➢ Thứ năm, tăng cường kết nối đào tạo và sử dụng lao động: Tăng
cường thông tin TTLĐ, mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp;

➢ Thứ sáu, đổi mới có tính cách mạng về tuyển dụng, sử dụng, đánh
giá và trả công lao động; gắn sử dụng, đánh giá với đào tạo NNL.
Xây dựng môi trường làm việc, trọng dụng nhân tài đồng bộ, thu hút
nhân lực trình độ cao là người Việt đang làm việc ở nước ngoài,
Việt kiều và chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
99
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Mở đầu
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020 xác định phát triển
nguồn nhân lực (NNL) là một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển đất nước.
Quan điểm ưu tiên phát triển NNL cũng được thể hiện nhất quán trong các văn
kiện nhiều kỳ Đại hội của Đảng và trong các nghị quyết chuyên đề về giáo dục
đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển thị trường lao động, phát triển dân số và
nâng cao sức khỏe nhân dân. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục đào tạo,
đặc biệt là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, khoa học công nghệ, lao
động việc làm đã được bổ sung và hoàn thiện; nhiều chương trình ưu tiên, chính
sách cụ thể đã được triển khai, huy động được nhiều nguồn lực của Nhà nước,
doanh nghiệp và xã hội để thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam
thời kỳ 2011-2020 (tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011)
và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (tại Quyết định
số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011). Ngày 30 tháng 5 năm 2012,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc triển khai thực
hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh
đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015.
Trong báo cáo, nguồn nhân lực là dân số từ đủ tuổi lao động trở lên có khả
năng lao động, bao gồm: (1) lực lượng lao động (gồm số có việc làm và số
người thất nghiệp); (2) bộ phận dân số có khả năng lao động nhưng không tham
gia hoạt động kinh tế vì không muốn làm việc, đang đi học, nghỉ việc tạm thời vì
các lý do khác nhau như ốm đau, mùa vụ, ảnh hưởng môi trường, đang chuẩn bị
khai trương hoạt động sản xuất kinh doanh..., và những người làm các công việc
chăm sóc không được trả công (nội trợ gia đình, chăm sóc con cháu, v.v...).
Trong đó, lực lượng lao động luôn là bộ phận trọng yếu của nguồn nhân lực và
số người đang làm việc là lực lượng đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Chất lượng nguồn nhân lực được xem xét trên cả 3 khía cạnh trí lực, thể lực
và tâm lực. Theo Liên hợp quốc (2009) “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề,
kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng
tiềm năng của con người”.
Trong gần 10 năm thực hiện đột phá chiến lược về NNL, NNL nước ta đã
có bước phát triển nhất định cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, góp phần tăng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


100
năng suất lao động quốc gia, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên,
kết quả phát triển NNL thời gian qua vẫn còn hạn chế. Báo cáo này tập trung
đánh giá thực trạng chất lượng NNL và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để góp phần tăng năng suất lao động (NSLĐ) quốc gia.
1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực
Theo số liệu Điều tra lao động, việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2018,
quy mô dân số cả nước đạt 94,7 triệu người, trong đó dân số dưới 15 tuổi là 22,1
triệu người, chiếm 23,3% dân số; dân số từ đủ 15 tuổi trở lên là 72,6 triệu người,
chiếm 76,7% dân số.
Hình 1. Sơ đồ cây về dân số và nguồn nhân lực Việt Nam năm 2018

DânDân số số
~ ~94,7 triệu người
94,7 triệu người

Dưới1515
Dưới tuổi
tuổi Từ 15
Từ đủ đủ tuổi
15 tuổi+
+
22,1triệu
22,1 người
triệungười 72,6
72,6 triệu
triệu người
người

Nguồn
Nguồn
nhân lực
LựcLực
lượng laolao
lượng động
động Không hoạthoạt
Không độngđộng
kinh kinh
tế tế
nhân lực
tương
55,3 triệu
55,3 người
triệu người 17,317,3
triệutriệu
người
người
tương
lai lai

Có việc Thất
Có NộiNội
trợ;trợ; Đang Nghỉ việc Không Không có
Thất Đang Nghỉ Không Không có
việc nghiệp chăm sóc đi học vì lý do có khả năng
làm nghiệp chăm đi học có nhu
làm con việc
khác vì nhu cầu lao khả
độngnăng
sóc
cháu... con lý do làm làm
cầu và quáđộng
lao
cháu,… khác việc
việc và quá
già/quá
già/quá
trẻ trẻ
54,2
54,2 >1> 1 3,73,7 4,74,7 2,12,1 >900
> 900 5,9 5,9
triệu triệu triệu triệu triệu
triệu nghìn triệu
triệu triệu triệu triệu nghìn triệu
người
người người
người người
người người
người người
người người
người ngườingười

Nguồn nhân
Nguồn nhân
lựclực
hiện tại
hiện tại

Nguồn: Tính từ số liệu Điều tra lao động, việc làm năm 2018 của TCTK.
Trong số 72,6 triệu người từ 15 tuổi trở lên, có 54,2 triệu người đang làm việc;
trên 1 triệu người thất nghiệp; 17,3 triệu người không hoạt động kinh tế vì các lý do
khác nhau (4,7 triệu người đang đi học, 3,7 triệu người làm nội trợ gia đình,
chăm sóc con cháu, 2,1 triệu người tạm nghỉ việc vì các lý do: ốm đau, mùa vụ,
ảnh hưởng môi trường, đang chuẩn bị khai trương hoạt động sản xuất kinh
doanh,...; trên 900 nghìn người không có nhu cầu làm việc và 5,9 triệu người già
yếu, khuyết tật không có khả năng lao động). Như vậy, quy mô nguồn nhân lực

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
101
năm 2018 đạt 66,7 triệu người (chiếm 91,9% dân số từ 15 tuổi trở lên). Số có việc
làm và thất nghiệp (lực lượng lao động) là 55,3 triệu người, chiếm tới 82,9% tổng
nguồn nhân lực cả nước.
Trong giai đoạn 2011-2018, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã đạt được
nhiều tiến bộ xét trên nhiều tiêu chí khác nhau, song cũng còn bộc lộ những tồn tại,
hạn chế, thể hiện ở các điểm sau đây:
Cơ cấu dân số còn trẻ, song được dự báo là sẽ già hóa nhanh trong tương lai.
Giống như rất nhiều nước ở khu vực Châu Á, Việt Nam cũng phải đối mặt với
xu hướng kép là dân số vẫn còn trẻ, song đang già hóa nhanh, có thể mang lại
thách thức “già trước khi giàu”.

Biểu 1: Dân số Việt Nam các năm 2010, 2016, 2018

Thay đổi từ
2010 2016 Sơ bộ 2018
2010-2018

Tổng dân số (Nghìn người) 86.947,4 92.692,2 94.666,0 7.719


Nam 42.993,5 45.753,4 46.785,2 3.792
Nữ 43.953,9 46.938,8 47.880,8 4.348
Thành thị 26.515,9 31.926,3 33.830,0 7.314
Nông thôn 60.431,5 60.765,9 60.836,0 405
Cơ cấu tuổi (%)
0-14 24,7 23,1 23,77 -0,93
15-64 68,5 69,9 67,35 -1,15
15-24 20,0 16,4 12,90 -7,1
15-29 29,1 25,8 20,53 -8,57
65+ 6,8 7 8,87 2,07
Tốc độ tăng dân số (%) 1,07 1,1 1,06 -0,01
Thành thị 3,64 3,0 3,07 -0,57
Nông thôn -0,01 0,10 -0,03 -0,02
Tỷ lệ phụ thuộc 0,43 0,44
Tổng tỷ suất sinh
(Trẻ em/1 phụ nữ) 2,0 2,1 2,05 0,05
Tốc độ đô thị hoá (Nguồn Bộ XD) 30,4 36,6

Nguồn: Niên giám Thống kê 2016, 2018, TCTK


Từ năm 2010 đến năm 2018, tổng dân số từ 0-14 tuổi giảm nhẹ từ 24,7%
xuống 23,77%; tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi giảm từ 68,5% xuống
67,35% và phần lớn nằm trong độ tuổi từ 15-49; tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vẫn
còn nhỏ nhưng đã tăng từ 6,8% lên 8,87%. Trong cùng giai đoạn đó, tỷ lệ phụ
thuộc tính theo tuổi và tổng tỷ suất sinh vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, vì mức sinh sẽ
bắt đầu giảm xuống nên tỷ lệ trẻ em so với dân số sẽ giảm và tỷ lệ người cao tuổi sẽ
tăng, tạo thêm sức ép cho dân số ở tuổi lao động vì phải hỗ trợ người cao tuổi.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


102
Dự báo đến 2030, dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 11,48%, tăng 4,48
điểm phân trăm so với năm 2016, tức là với tốc độ tăng lên cao hơn nhiều lần so
với giai đoạn 2010- 2016 (0,2 điểm phần trăm).

Hình 2: Tháp nhân khẩu học 2017

75 + 1,03 2,07
70 - 74 0,68 1,03
65 - 69 1,04 1,37
60 - 64 1,71 2,02
55 - 54 2,42 2,67
50 - 54 2,88 3,01
45 - 49 3,22 3,0
40 - 44 3,44 3,5
35 - 39 3,85 3,88
30 - 34 4,28 4,25
25 - 29 4,77 4,62
20 - 24 4,28 4,07
15 - 19 3,69 3,47
10 - 14 3,80 3,5
5-9 4,10 3,71
0-4 4,39 3,91
6,00 4,00 2,00 0,00 2,00 4,00 6,00
Nữ Nam

Hình 3: Tháp nhân khẩu học dự báo 2030

75 + 1,32 2,13
70 - 74 1,54 1,92
65 - 69 2,14 2,43
60 - 64 2,54 2,74
55 - 54 2,85 2,98
50 - 54 3,13 3,22
45 - 49 3,64 3,68
40 - 44 4,01 3,97
35 - 39 4,14 4,01
30 - 34 3,35 3,2
25 - 29 3,29 3,1
20 - 24 3,55 3,26
15 - 19 3,84 3,47
10 - 14 3,98 3,58
5-9 3,46 3,17
0-4 3,32 3,07
6,00 4,00 2,00 0,00 2,00 4,00 6,00
Nữ Nam
Nguồn: Dự báo Dân số Việt Nam 2014 - 2049

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
103
Trình độ học vấn của nhân lực nước ta tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ lực
lượng lao động đã hoàn thành bậc phổ thông trung học tăng từ 26,1% năm 2011
lên gần 33% năm 2018. Tuy vậy, vẫn còn 3,5% lực lượng lao động chưa bao
giờ đi học; 9,9% chưa tốt nghiệp tiểu học; 22,1% mới tốt nghiệp tiểu học và
31,1% LLLĐ tốt nghiệp THCS.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL Việt Nam được cải thiện, thể hiện
ở tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ1 tăng từ 15,6% năm
2011 lên 22,2% năm 2018. Tuy nhiên, để đạt được trình độ một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại thì tỷ lệ này còn rất nhỏ bé. Trình độ chuyên môn kỹ
thuật của NNL có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị (14,3% so với
39,7%) và bất hợp lý về cơ cấu theo cấp trình độ đối với một quốc gia đang phát
triển (tương quan về số lượng lao động có trình độ đại học trở lên với các trình
độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề là 1-0,33-0,57 và 0,37). Những bất hợp lý
này đã và đang cản trở tiềm năng đóng góp của lao động vào tăng năng suất lao
động để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Về tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo:
cùng với xu hướng hội nhập và hiện đại hóa nền kinh tế, nhân lực Việt Nam tham
gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo có xu hướng
tăng. Năm 2011, cả nước có 134.789 cán bộ KHCN, tăng lên 167.746 người năm
2015. Tuy vậy, Việt Nam còn thiếu hụt các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành;
thiếu hụt đội ngũ các nhà khoa học kế cận; nhân lực KH&CN phân bố không đều,
bất hợp lý; một bộ phận không nhỏ nhân lực KH&CN trình độ cao không trực
tiếp làm nghiên cứu và phát triển, mà hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước, kinh doanh dịch vụ; nhiều người sau khi hoàn thành xong chương trình đào
tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài đã không trở về nước làm việc.
Về doanh nhân: số lượng đội ngũ doanh nhân tăng lên nhanh, từ 859.551
người năm 2011 lên gần 1,3 triệu người năm 2018. Tuy vậy, lực lượng doanh
nhân nước ta còn yếu về tiềm lực, đa số là sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ, công
nghệ sản xuất lạc hậu và thiếu chiến lược, tầm nhìn dài hạn vươn ra quốc tế và
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Cơ cấu lao động theo ngành: tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống còn 37,7% năm 2018, tương đương
mức trung bình của các nước có mức thu nhập trung bình thấp (khoảng 40%),
song tốc độ giảm còn chậm và tỷ lệ vẫn còn quá cao nếu so với các nước khác
trong khu vực: Malaysia là 11% (2018); Philippines là 25% (2018); Indonesia:
31% (2018); Thái lan là 31% (2018). Cơ cấu sản xuất và trình độ công nghệ
trong ngành nông nghiệp nước ta còn khá lạc hậu.

1
Bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


104
Về tiêu chí toàn dụng lao động: mặc dù hầu hết người lao động đều có việc
làm, tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp (dưới 3%) nhưng chất lượng việc
làm thấp và tính dễ bị tổn thương của việc làm còn cao. Tỷ lệ lao động trong khu
vực nông thôn còn chiếm trên 65%, trong đó chủ yếu hoạt động trong nông
nghiệp. Khu vực phi chính thức còn rất lớn, năm 2016, quy mô của lao động phi
chính thức phi nông nghiệp là trên 18 triệu người và chiếm 57,2% tổng số lao
động phi nông nghiệp. Quý 4/2018, có 18,2% lao động làm công hưởng lương
thuộc nhóm thu nhập thấp (dưới 2/3 mức tiền lương trung vị).
Chỉ số vốn nhân lực (HCI): Vốn nhân lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và
tình trạng sức khỏe được tích lũy qua thời gian, là yếu tố quan trọng đóng góp
cho tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế ở các quốc gia (WB). Năm
2018, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đạt 0,67 đứng thứ 48/157 trên thế giới,
đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore (đạt 0,88, đứng
thứ 1/157). Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năm 2018 chỉ số vốn nhân
lực của Việt Nam tăng 22 bậc so với năm 2013 (xếp thứ 70/122), tăng 11 bậc so
với 2015 (xếp thứ 59/124) và 16 bậc so với năm 2017 (xếp thứ 64/124).
Biểu 2. So sánh thứ hạng chỉ số vốn nhân lực
của Việt Nam giai đoạn 2013-2018

2013 2015 2017 2018

Điểm số 0,57 0,69 0,61 0,67

Thứ hạng 70 59 64 48

Tổng số nước tham gia xếp hạng 122 124 124 157

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2018) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (2013-2017)

Về chỉ số cạnh tranh tài năng (TCI): trong vòng 5 năm (2013-2018), xếp
hạng chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu của Việt Nam có tiến bộ chậm, năm
2013 đứng vị trí thứ 82/103 nền kinh tế tham gia xếp hạng; năm 2018 xếp ở vị
trí 92/125 nền kinh tế tham gia xếp hạng. Năm 2018, điểm số cạnh tranh tài
năng toàn cầu của Việt Nam đạt 33,41, cao hơn so với điểm trung bình của
nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhưng thấp nhất trong tổng số 8
quốc gia Đông Nam Á tham gia xếp hạng, sau cả Lào (xếp thứ 91/125, điểm số
33,56) và bị bỏ lại ở khoảng cách khá xa so với các quốc gia còn lại như
Singapore, Brunei, Malaysia, Philippines2.
Về chỉ số cạnh tranh toàn cầu: Năm 2018, Việt Nam đạt 58/100 điểm,
đứng thứ 77/140 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng năng lực cạnh
tranh toàn cầu - đạt mức trung bình. Tuy vậy, điểm số thành phần về kỹ năng chỉ
đạt 54,3/100 và xếp thứ 97/1403 thấp hơn 29 bậc so với chỉ số cạnh tranh chung.

2
http://cafef.vn/viet-nam-dung-thu-92-trong-bang-xep-hang-chi-so-canh-tranh-nhan-tai-toan-cau-20190121162656.chn
3
World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2018.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
105
Về chỉ số phát triển con người (HDI)4: Điểm số của Việt Nam đã tăng từ
0,475 năm 1990 lên 0,579 năm 2000. Đến năm 2010, điểm số của Việt Nam là
0,653 và tiếp tục tăng lên 0,694 năm 2017, thuộc nhóm thứ hạng trên của các
nước có mức phát triển con người trung bình. Năm 2010, Việt Nam xếp thứ
128/187 quốc gia và vùng lãnh thổ; năm 2017 xếp thứ 116/189 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Trong giai đoạn 2010-2017, tuổi thọ trung bình đã tăng khoảng 1,4 năm;
số năm đi học bình quân tăng 0,8 năm; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng
35,81%5. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam có sự tiến bộ nhanh là do 2
chỉ số thành phần “Tuổi thọ trung bình của dân cư” và “Số năm đi học bình quân”
có thứ hạng cao hơn so với các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức GDP bình quân
đầu người tương tự như Việt Nam.

Biểu 3: HDI của Việt Nam, 2010-2017

Số năm đi
Tuổi thọ Số năm đi học GNI
học kỳ vọng HDI
bình quân bình quân bình quân
trung bình

2010 75,1 11,9 7,5 4,314 0,653

2011 75,3 11,9 7,5 4,514 0,657

2012 75,5 11,9 7,5 4,709 0,660

2013 75,6 11,9 7,5 4,906 0,663

2014 75,8 11,9 7,5 5,092 0,666

2015 76,1 12,7 8,0 5,263 0,684

2016 76,3 12,7 8,1 5.589 0,689

2017 76,5 12,7 8,2 5,859 0,694

Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2015, 2016, 2018

Về năng suất lao động, chất lượng NNL cũng được phản ánh trong chỉ số về
năng suất lao động. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao
động, tăng 5,93% so với năm 2017). Tăng trưởng NSLĐ đã phục hồi và tăng
nhanh trong những năm gần đây, đạt bình quân 4,77%/năm trong giai đoạn 2011-
2018 (so với mức 3,17%/năm trong giai đoạn 2007-2010). Tuy nhiên, năng suất
lao động của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tính
theo giá so sánh năm 2010, năm 2018 NSLĐ của Việt nam bằng 1/30 lần
Singapore, 29% NSLĐ của Thái lan, 13% NSLĐ của Malaysia; 44% NSLĐ của
Philippines (biểu 4).

4
HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP
bình quân đầu người); tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ
lúc sinh); đồng thời chỉ số này đánh giá trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
5
UNDP, Báo cáo phát triển con người 2015, 2016-2017.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


106
Biểu 4. Năng suất lao động (GDP theo giá so sánh 2010, đô la Mỹ)

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Việt Nam 2.537 2.650 2.810 2.970 3.136 3.312


Xin-ga-po 94.324 94.916 94.236 95.415 97.074 98.426
Thái Lan 9.706 9.871 10.194 10.613 10.998 11.333
Ma-lai-xi-a 21.821 22.413 22.969 23.555 24.471 25.223
Phi-li-pin 5.954 6.130 6.367 6.684 7.274 7.578
In-đô-nê-xi-a 7.741 8.004 8.339 8.654 8.836 9.174
Nguồn: ILO STAT
Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam
năm 2016 đạt 9,894 USD, cũng chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia;
36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng
87,4% năng suất lao động của Lào6. Như vậy, dù dùng thước đo nào đi chăng
nữa thì NSLĐ của Việt Nam vẫn còn thấp xa so với các nước trong khu vực.
Hình 4. Năng suất lao động theo giá hiện hành của 20 ngành kinh tế7 năm 2017

Triệu đồng/lao động Triệu đồng/lao động


2000,0

1800,0 1775,6

1600,0
1403,8
1400,0

1200,0
1060,9
1000,0

800,0
712,5
600,0

400,0
193,9 255,8 246,7
200,0
71,3 76,6 76,0 77,1 101,4 104,9 102,1 41,2
35,6
82,4 60,4 79,6 87,5
0,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Nguồn: Tính từ số liệu Niên giám Thống kê và Điều tra lao động, việc làm năm 2017 của TCTK.

6
Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. http://vneconomy.vn/tong-cuc-thong-ke-nang-suat-
lao-dong-nguoi-viet-thua-lao-bang-7-singapore-20171227161950647.htm
7
1 - Nông, lâm, thủy sản; 2 - Khai khoáng; 3 - Công nghiệp chế biến, chế tạo; 4 - Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; 5 - Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải; 6 - Xây dựng; 7 - Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; 8- Vận tải, kho
bãi; 9 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống; 10 - Thông tin và truyền thông; 11 - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm; 12 - Hoạt động kinh doanh bất động sản; 13 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; 14 - Hoạt
động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; 15 - Hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà
nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc; 16 - Giáo dục và đào tạo; 17 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội; 18 - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; 19 - Hoạt động dịch vụ khác; 20 - Hoạt động làm thuê các công việc
trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
107
Một trong những nguyên nhân của NSLĐ thấp là số đông lao động Việt
Nam làm việc trong những ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp. Trong 20 ngành kinh
tế năm 2017, chỉ có 4 ngành có NSLĐ cao là: (i) Khai khoáng; (ii) Sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; (iii) Hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; (iv) Hoạt động kinh doanh bất động sản.
Những ngành kinh tế còn lại, NSLĐ rất thấp. Với 4 ngành có NSLĐ cao, số lượng
lao động làm việc lại rất ít, trong năm 2017 chỉ là 976 nghìn người, chiếm 1,8%
tổng số lao động có việc làm cả nước8. Trong khi đó, hơn 61% lao động làm việc
trong nông nghiệp truyền thống và khu vực phi chính thức. Trong công nghiệp, đa
số lao động làm việc trong các ngành gia công, lắp ráp, các công đoạn giản đơn,
giá trị gia tăng thấp.
Rõ ràng, chất lượng lao động thấp, cơ cấu lao động lạc hậu là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động quốc gia còn thấp; trình độ
lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề có giá trị gia tăng cao
để tăng NSLĐ.
2. Một số vấn đề đặt ra
Thứ nhất, sự quan tâm của xã hội đối với phát triển NNL
Nhân lực mặc dù được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng
nhất để phát triển đất nước, nhưng lại chưa được quan tâm phát triển cả về đào tạo
kỹ năng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tâm hồn, đạo đức một cách đầy đủ.
Quan niệm, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực đối với phát triển
kinh tế xã hội ở các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, doanh
nghiệp/người sử dụng lao động nhìn chung còn hời hợt, chưa thấu đáo. Tình trạng
có quan điểm nhưng thiếu định hướng; có chủ trương nhưng thiếu hành động và
có chính sách nhưng thiếu nguồn lực còn phổ biến. Coi giáo dục đào tạo là quốc sách,
song việc tổ chức thực hiện như thế nào cho xứng tầm lại không được quan tâm
đúng mức. Trong các chủ trương, quyết định đầu tư của các dự án/công trình
chủ đầu tư thường chỉ quan tâm đến đất đai, vốn, công nghệ, mà ít quan tâm đến
nhân lực/lao động; thiếu các kế hoạch về NNL.
Thứ hai, chất lượng đào tạo nhân lực
Kết quả phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt, đánh giá PISA cho kết quả vượt trội,
song việc tiếp cận giáo dục sau bắt buộc còn nhiều hạn chế, thiếu hướng nghiệp
và thiếu kỹ năng; gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt là sự tụt hậu của các dân tộc
thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Báo cáo PCI cấp tỉnh năm 2017 cho thấy: Các nhà đầu tư nước ngoài (FDI)
ít hài lòng về chất lượng đào tạo nghề tại các địa phương và cho biết họ phải chi
nhiều hơn cho việc đào tạo lại lao động mới tuyển vào. Cơ cấu đào tạo GDNN
còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 75%), trình độ

8
Tính từ Niên giám thống kê 2017 của Tổng Cục Thống kê.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


108
trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25%. Tuyển sinh GDNN khó khăn, đặc biệt
ở những ngành, nghề kỹ thuật cao, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu.
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có năng lực chuyên môn chưa phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ
năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.., kỹ năng
khởi nghiệp. Theo Khảo sát doanh nghiệp của tổ chức GIZ trong năm 2015, kỹ
năng cứng, thái độ làm việc là những nội dung có sự chênh lệch lớn giữa yêu
cầu của doanh nghiệp với năng lực hiện có ở người học, cần được cải thiện. Việc
triển khai đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao (phát triển nghề trọng điểm,
trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN
theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài...) còn chậm;
Chất lượng giáo dục đại học còn thấp và không đáp ứng nhu cầu kỹ năng
của thị trường lao động. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018, Việt Nam
xếp thứ 84/137 quốc gia về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học và xếp thứ
79/134 về năng lực đổi mới sáng tạo; kết quả đầu ra của nghiên cứu còn đứng
sau khá xa so với Thái Lan và Malaysia.
Thứ ba, kết nối cung cầu lao động
Một vấn đề rất đáng quan tâm đó là tình trạng người lao động làm việc
không phù hợp với ngành nghề được đào tạo, cũng như với trình độ chuyên môn
và tay nghề được đào tạo. Số liệu thống kê cho thấy 81,1% lao động có trình độ
cao đẳng, 60,4% số lao động có trình độ trung cấp, 23,8% số lao động có trình
độ đại học trở lên làm các công việc có yêu cầu trình độ CMKT/kỹ năng thấp
hơn so với trình độ CMKT được đào tạo (theo bằng cấp/chứng chỉ). Mặt khác, có
khoảng 35,1% lao động làm các công việc đòi hỏi trình độ CMKT/kỹ năng cao
hơn so với bằng cấp của họ.
Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới ILO (2017) và ADB (2016) về
sự không phù hợp giữa kỹ năng và công việc trong giai đoạn 2012-2017 cho
thấy mức độ phù hợp giữa việc làm và trình độ được đào tạo của lao động Việt Nam
đang giảm đi, trong khi tình trạng làm công việc có yêu cầu cao hơn so với trình
độ đào tạo hoặc yêu cầu thấp hơn so với trình độ đào tạo đều tăng lên9.
Thứ tư, vấn đề thể lực và thái độ lao động
Không chỉ trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam còn nhiều hạn chế, mà thể
lực của nguồn nhân lực Việt Nam cũng yếu, còn một khoảng cách lớn so với các
quốc gia khác. Theo công bố của Bộ Y tế vào ngày 31/01/2018 chiều cao trung
bình của người Việt Nam đối với nam là xấp xỉ 1,64 m và nữ là 1,53 m. Chiều
cao này là rất thấp so với chiều cao trung bình của đa số các nước trong khu vực
Châu Á và thấp hơn nhiều so với các nước Châu Âu. Theo Bộ Y tế, tính trung
bình trong 30 năm qua, người Việt Nam chỉ cao thêm được 3 cm, nghĩa là mỗi
9
- ILO, Educational Mismatch in Low and Middle Income Countries, 2017.
- ADB, In search of a better match: Qualification mitsmatches in developing ASIA, 2016.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
109
thập kỉ cao lên được 1 cm. Thể lực yếu, độ bền và sức tải trong lao động kém
nên người lao động Việt Nam thường chỉ làm việc với thời gian tập trung ngắn,
chóng mệt mỏi và chất lượng không cao. Ngoài ra, vấn đề ý thức lao động, kỷ
luật lao động, kỷ luật công nghệ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm, khả năng
làm việc trong môi trường đa văn hóa cũng được coi là những điểm yếu của lao động
Việt Nam.
Thứ năm, xu hướng nhân khẩu học
Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa dân số từ năm 2017 và là nước có
tốc độ giá hóa thuộc nhóm nhanh nhất thế giới (17-20 năm). Thách thức lớn nhất
là thay đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ người ở độ tuổi cao (từ 45-60 tuổi) sẽ tăng lên
và tỷ lệ gia nhập thị trường lao động sẽ có xu hướng giảm đi và như vậy để đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, nước ta phải sử dụng đội ngũ lao động già hơn,
trong khi đó năng suất lao động của nhóm lao động tuổi cao sẽ kém hơn so với
các nhóm tuổi trẻ khác trong lực lượng lao động.
Các thách thức nhân khẩu học nhấn mạnh nhu cầu cần thúc đẩy tăng năng
suất lao động đáng kể đối với tất cả các nhóm tuổi, cũng như có các chính sách
an sinh xã hội phù hợp để ứng phó với già hóa dân số.
Thứ sáu, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nền
kinh tế tri thức, tăng cường đổi mới sáng tạo đòi hỏi nhiều hơn và cao hơn các
kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng xúc cảm xã hội. Trong cuộc cách mạng CN lần thứ 4
với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi
nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành
khác lại thay đổi. NNL cũng phải được chuẩn bị sớm hơn, nhanh hơn, cập nhật
hơn và theo cách tiếp cận thực tế hơn.
3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong bối cảnh mới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng
năng suất lao động quốc gia, Việt Nam cần tập trung vào một số nhóm giải pháp
sau đây:
(1) Tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực đối với
phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính
sách, doanh nghiệp/người sử dụng lao động và người dân. Quán triệt lời dạy của
chủ tịch Hồ Chí Minh về “trồng người”. Để thực hiện chiến lược "trồng người",
cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc
nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho
thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Phải nhất
quán giữa chủ trương và hành động về phát triển con người, giữa ban hành chính
sách và đảm bảo nguồn lực thực hiện. Coi đầu tư cho con người là đầu tư cho
phát triển và phải đi trước một bước. Kế hoạch về NNL phải là cấu phần quan
trọng trong mọi chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


110
(2) Có chiến lược căn cơ về xây dựng vốn con người Việt Nam bao gồm
kiến thức, kỹ năng và sức khỏe, được tích lũy trong suốt cuộc đời, để người dân
nhận ra tiềm năng của mình như là thành viên hữu ích của xã hội. Chiến lược
cần ưu tiên 2 mục tiêu cụ thể sau: (i) rút ngắn khoảng cách tụt hậu về cân nặng,
chiều cao cho thế hệ tương lai thông qua tăng cường thực hiện các chính sách và
chương trình dinh dưỡng, chăm sóc y tế, rèn luyện sức khỏe. Ưu tiên các chính sách
an sinh xã hội hỗ trợ trẻ em các hộ gia đình có khó khăn về điều kiện kinh tế
để góp phần giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thể thấp còi và nhẹ cân;
(ii) nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng cho thế hệ tương lai đáp ứng yêu cầu
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua các chương trình cải cách giáo dục
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo hướng khai phóng,
khuyến khích và kích thích tính sáng tạo để phát huy tối đa năng lực của mỗi cá
nhân và tập thể.
(3) Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ trong các trường đại học, nhất là các trường đại học định hướng
nghiên cứu. Nhà trường chủ động tiếp cận thị trường và tạo ra nhu cầu cho
doanh nghiệp. Thương mại hóa mạnh mẽ sản phẩm khoa học công nghệ và khởi
nghiệp của các nhà khoa học. Các trường đại học, cơ sở đào tạo được quyền sở
hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà
nước, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý với tác giả và các bên liên quan
phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và Khoa học Công nghệ.
(4) Tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp.
Tạo ra những chương trình, dự án phối hợp để kêu gọi các doanh nghiệp, nhà
đầu tư tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và định hướng, đào tạo
kỹ năng cho sinh viên, nghiên cứu sinh để giúp họ khởi nghiệp vì mục tiêu sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.
(5) Tăng cường kết nối đào tạo và sử dụng lao động. Tăng cường thông tin
thị trường lao động. Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
trong xây dựng chương trình đào tạo, mở rộng môi trường và cơ hội thực hành
và cơ hội việc làm cho học sinh/sinh viên.
(6) Đổi mới có tính cách mạng về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả
công lao động; gắn sử dụng, đánh giá với đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng
môi trường làm việc, trọng dụng nhân tài đồng bộ, tạo cơ hội cho người tài phát
huy năng lực và thu hút nhân lực trình độ cao là người Việt đang làm việc ở
nước ngoài, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam./.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
111
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
112

You might also like