You are on page 1of 14

GIÁO ÁN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Bài 1: Lắng nghe tích cực khi giao tiếp & Quan sát và kết hợp ngôn ngữ cơ thể
(cơ bản)

I/ Mục tiêu:
- Học cách lắng nghe một cách tích cực
- Quan sát và thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn trong giao tiếp
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính.…
III/ Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


* Tìm hiểu: Giao tiếp tích cực là gì?
+ GV giải thích: là biết làm chủ cảm
xúc, không làm phát triển xung đột, hành - HS đọc lại.
xử bằng tôn trọng, yêu thương và thân - HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
thiện. Giao tiếp thông thường dễ khiến
người ta giải quyết mâu thuẫn bằng quan
điểm sống nặng về chữ tôi chữ ta chứ
không vì nhau. - HS thực hiện, nhận xét.
* Bài tập 1: Tại sao cần giao tiếp tích
cực?
+ Thảo luận: thảo luận cùng bạn bên
cạnh và đưa ra kết luận
- GV nhận xét: lắng nghe ở đây không
chỉ dừng lại ở việc nghe, mà còn
phải thấu hiểu và tạo điều kiện để
đối phương - người đang cùng mình
trò chuyện có cơ hội chia sẻ hết - HS quan sát
những vướng bận trong lòng.
* Tìm hiểu: Quan sát là gì?
- + GV giải thích: Kỹ năng quan sát
khác với quan sát thông thường, với - HS thực hành, nhận xét.
kỹ năng quan sát thì sẽ không nhìn
mọi vật, hiện tượng một cách thông
thường, ngẫu nhiên mà nó sẽ nhìn sự
vật một cách có mục đích rõ ràng,
sau đó thì nhanh chóng ghi nhớ
chúng, ghi chép lại và sâu lại thành - HS trả lời.
chuỗi những điều liên quan vói nhau. - HS chuẩn bị.
*Bài tập 2: Tại sao cần phải học cách

1
quan sát?
+ Thảo luận: thảo luận cùng bạn bên
cạnh và đưa ra kết luận
- GV nhận xét: Giao tiếp bằng lời nói
là chưa đủ, những cử chỉ, hành động
và biểu cảm cũng sẽ góp phần làm
đa dạng hơn đoạn hội thoại. Kết hợp
khả năng quan sát và ngôn ngữ cơ
thể khi giao tiếp giúp người đối diện
cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn
* Tìm hiểu: Ngôn ngữ cơ thể là g?
- + GV giải thích: bao gồm nét mặt,
tư thế cơ thể, cử chỉ, chuyển động
mắt, chạm và sử dụng không gian cá
nhân.
Bài tập 3: Tại sao ngôn ngữ cơ thể lại
quan trọng?
+ Thảo luận: thảo luận cùng bạn bên
cạnh và đưa ra kết luận
- GV nhận xét: Ngôn ngữ cơ thể là
một kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ, bao
gồm các biểu hiện trên khuôn mặt,
cử chỉ, tư thế cơ thể, ánh mắt…
Ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% sự
thành công trong giao tiếp, giúp đối
phương đoán được suy nghĩ, trạng
thái hiện tại của người đang giao tiếp
với mình.
+ Luyện tập: Thể hiện ngôn ngữ cơ thể
khi biểu đạt lời nói.
+ Thảo luận: thảo luận cùng bạn bên
cạnh và thực hiện ngôn ngữ cơ thể.

- GV hỏi lại bài.


- Về nhà:
a/ Thể hiện ngôn ngữ cơ thể với ba
mẹ trong khi nói
b/ Tránh giao tiếp tiêu cực.
c/ Viết ra cảm nhận của em sau buổi
học đầu tiên về giao tiếp

2
Bài 2: Tạo Sự thân thiện & Sự tự tin (cơ bản)

I/ Mục tiêu:
- Tạo được sự thân thiện trong giao tiếp
- Tạo sự tự tin trong giao tiếp
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính.…
III/ Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Ổn định:
2. KTBC:
+ Thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong một - HS đọc một bài thơ đã học bằng giọng
ví dụ mà em biểu đạt. to, rõ ràng, kết hợp sử dụng tay và ánh
- GV nhận xét. mắt.
3. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài Sự thân
thiện & Sự tự tin
4. Hoạt động 2: Bài tập
* Bài tập 1: Sự thân thiện
a/ Va đập:
+ Bài tập: Điều nào sau đây là cần
thiết khi tạo sự thân thiện?
- GV yêu cầu HS quan sát câu hỏi trên - HS quan sát câu hỏi, chọn trường
trang web ( 3 câu) và giải thích tại hợp phù hợp.
sao:
Câu 1: Điều nào là cần thiết trong giao
tiếp thân thiện? A Nói leo B Tạo sự vui
vẻ C Ngắt lời người khác D Khó chịu - HS thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét
khi giao tiếp
Câu 2: Điều nào sau đây là cần thiết
trong giao tiếp thân thiện: A Tạo sự - HS chọn cách xử lý.
thoải mái cho cả 2 B Cho rằng ý kiến cá
nhân là trên hết C Thỏa hiệp D Không
để ý nhiều đến người khác.
Câu 3: Taị sao cần phải giao tiếp thân
thiện: A Tạo sự gần gũi và được nguời
khác yêu mến B Tạo sự cuốn hút và lôi
kéo người khác theo C Không làm gì cả
D để người khác nghe theo ý mình.
- GV nhận xét, chốt lại: Thân thiện

3
trong giao tiếp là cần thiết, nó giúp
bạn có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện
được với những người xung quanh. - HS quan sát câu hỏi, trả lời, nhận xét.
Khi học được cách trò chuyện thân
thiện với mọi người, bạn cũng đã
học được một phần nhỏ quan trọng
trong kỹ năng giao tiếp.
+ Bài tập: Sự tự tin trong giao tiếp
Câu 1: Để tự tin trong giao tiếp chúng ta
nên? A Tự cao tự đại tự cho rằng mình
đúng B Không ngần ngại nói lên quan
điểm và góp ý của mình C Không quan
tâm nhiều D Tỏ ra tự tin là được
Câu 2: Để tự tin trong giao tiếp chúng ta - HS quan sát câu hỏi, trả lời, nhận xét.
nên: A Thoải mái trao đổi và luôn đặt
mình vào trạng thái học hỏi B Rèn
luyện và thường xuyên trao đổi nếu
chưa hiểu C Không cần nghĩ nhiều D
Tránh né các câu hỏi của người khác và
tránh trao đổi, làm việc một mình.
Câu 3: Chúng ta nên làm gì để rèn luyên
sự tự tin trong giao tiếp: A Luyện tập - HS quan sát câu hỏi, trả lời, nhận xét.
thường xuyên, trao đổi thường xuyên
nếu không hiểu B Tạo ấn tượng tốt là
được C Chỉ cần trao đổi khi cần thiết D
Gió theo chiều nào nghe theo chiều đó.
- GV nhận xét, chốt lại: Trong bất
cứ hoàn cảnh nào, sự tự tin đều giúp
vượt qua những vấn đề dù khó khăn
nhất. Và để có thể tự tin thể hiện ý kiến
của mình, phải chắc chắn hiểu được bản
thân đang sắp nói gì, làm gì, phải chuẩn
bị kỹ càng kiến thức, thông tin trước khi
trình bày. Điều này có nghĩa là phải rèn
luyện, học hỏi và cập nhật thường
xuyên để hiểu bản thân hơn và tự tin
hơn với những gì mình có.

4
Bài 3: Tạo sự đồng cảm và sự tôn trọng trong giao tiếp (cơ bản)

I/ Mục tiêu:
- Luyện tập tính đồng cảm trong hs
- Luyện tập sự tôn trọng trong giao tiếp
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính.…
III/ Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Bài tập 1: Tạo sự đồng cảm


a/ Sự đồng cảm là gì:
Gợi ý: Đồng cảm là khả năng hiểu hoặc
cảm nhận những gì người khác đang
trải qua trong khung tham chiếu của họ,
nghĩa là khả năng đặt bản thân vào vị trí
của người khác.
+ Thảo luận: Vì sao sự đồng cảm lại - HS quan sát câu hỏi, trả lời, nhận xét.
quan trọng trong giao tiếp?
+ Bài tập:
1. Tại sao nên đồng cảm trong giao
tiếp? A Gây ấn tượng với người
khác B Để hiểu và an ủi phù hợp C
để trò chuyện cho vui D để yêu cầu - HS quan sát câu hỏi, trả lời, nhận xét.
người khác làm theo ý mình
2. Điều gì nên làm trong khi đồng
cảm: A Lắng nghe và đưa ra lời an ủi
phù hợp B Gây dựng tình bạn C Để biết
thêm về người đó D để lấy ra làm trò
cười
b/ Gây đựng sự tôn trọng trong giao
tiếp - HS quan sát câu hỏi, trả lời, nhận xét.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi và tại sao
khi chọn đáp án đó.
1 Sự tôn trọng trong giao tiếp là gì? A
Để áp đặt suy nghĩ lên người khác B Lầ
thể hiện sự tôn trọng với ngườii khác C
Không cần quan tâm người đang nói
chuyện là ai D là để tìm hướng giải
quyết
- GV nhận xét, chốt lại: Học cách chủ
5
động lắng nghe, không áp đặt đối - HS trả lời.
phương phải suy nghĩ giống minh. - HS chuẩn bị.
Cũng như tôn trọng câu chuyện đối
phương kể là cách rèn luyện và phát
triển kỹ năng giao tiếp. Khi học được
cách tôn trọng đối phương mình sẽ
tránh được những cuộc câu hỏi cãi gay
gắt không hồi kết và tìm được hướng
giải quyết cho vấn đề.

6
Bài 4: Tạo tư duy cởi mở và tìm ra điểm chung của nhau (nâng cao)

I/ Mục tiêu:
- Biết cách tư duy cởi mở.
- Biết cách tìm ra điểm chung của nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính.…
III/ Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Ổn định:
2. KTBC:
+ Tư duy cởi mở là gì? - HS quan sát câu hỏi, trình bày, nhận
GV gọi ý: Trong ngôn ngữ hằng ngày, xét.
cởi mở đồng nghĩa với khoan dung hoặc
không phán xét. đó là mức độ sẵn sàng
xem xét các quan điểm khác nhau hoặc
thử trải nghiệm mới. Ngoài ra, cởi mở
còn là việc đặt câu hỏi và tìm kiếm thông
tin thách thức niềm tin của mình. Nó
cũng bao hàm sự tôn trọng quyền tự do
bày tỏ niềm tin và quan điểm của người
khác, cho dù bạn không hẳn là đã đồng - HS quan sát câu hỏi, trình bày, nhận
tình. xét.
+ Đặc điểm của người cởi mở?
 HS thảo luận về đặc điểm cùng
thảo luận nhóm
GV nhận xét:
Tò mò về những gì người khác suy nghĩ.
Có khả năng thử thách những quan niệm - HS thảo luận nhóm đôi, trình bày,
của chính mình. nhận xét.
Không tức giận khi mắc lỗi sai.
Có sự đồng cảm cho người khác.
Tư duy về những gì người khác đang suy
nghĩ.
Khiêm tốn về kiến thức và chuyên môn
của bản thân.
Muốn được lắng nghe những gì người
khác muốn và cần nói ra.
Tin rằng ai cũng có quyền chia sẻ niềm
tin và suy nghĩ của họ.
7
3 Bài tập: Tìm ra điểm chung của
nhau
* GV gợi ý: Để thấu hiểu và chia sẻ
được với nhau thì bạn cần phải tìm ra
được điểm chung trong cuộc trò chuyện.
Điều này cũng là một minh chứng rõ
ràng cho việc lắng nghe, hiểu và cùng
đưa ra giải pháp rất quan trọng khi giao
tiếp.
+ Các bạn thực hành tìm hiểu về bạn
cạnh bên về điểm chung:
- GV nhận xét và kết luận: Một cuộc
đối thoại xảy ra thường có mục đích
là đạt được mục tiêu mà các bên
mong muốn trước đó. Vì vậy, để thấu
hiểu và chia sẻ được với nhau thì bạn
cần phải tìm ra được điểm chung
trong cuộc trò chuyện.

8
Bài 5: Trả lời ngắn gọn và chú ý âm lượng & Trình bày lưu loát, trôi chảy
(nâng cao)
I/ Mục tiêu:
- Rút gọn lời nói, cường độ giọng nói
- Trình bày vấn đề lưu loát
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính., bút chì, bút màu sáp…
III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


* Luyện tập: Học cách nói ngắn gọn, điều
chỉnh giọng nói phù hợp.
a/ Tiến hành lược bỏ các câu sau ngắn gọn
- GV nêu yêu cầu bài tập
+ tôi cần đến trường học vào sáng sớm ngày
mai
-> tôi cần đến trường sớm ngày mai - HS lắng nghe.
+ tôi cần được giúp đỡ để làm tốt bài tập
-> tôi cần (tên) giúp cho bài này!
+ điều cần thiết cho giao tiếp là phải luyện tập - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
mỗi ngày! - HS lắng nghe.
-> Luyện tập mỗi ngày giúp giao tiếp tốt.
b/ Điều chỉnh giọng nói phù hợp
GV cho hs nói bài sau với các yêu cầu*
Những thử thách mới sẽ giúp não của bạn trở
nên sắc bén hơn. Hãy lấp đầy não của bạn
bằng cách cho nó trải nghiệm nhiều thử thách
mới. Bạn có thể tham gia các lớp học mà bạn
chưa từng tham gia như học nhảy, học một
ngôn ngữ mới,… - HS lắng nghe yêu cầu, nội dung
- nói chậm câu hỏi.
- thực hành các bài luyện nói - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
- ghi âm giọng nói và nghe lại
- nhấn nhá phù hợp
Lưu ý thêm*
- ăn uống lành mạnh
- thường xuyên trao đổi với bạn bè
- tự học
* Luyện tập: Học cách trình bày vấn đề lưu - HS thực hành nói
loát
a/ Tiến hành đọc câu sau lưu loát
9
- GV nêu yêu cầu đọc câu sau*
Để lưu trữ thành thạo, trước khi nói, bạn phải
xác định được mình muốn nói gì? Lập kế
hoạch thông tin bạn sắp nói và sắp xếp thông
tin đó trong đầu để bạn có thể nói thay chúng
tôi một cách tuyệt vời. - HS trả lời.
- Nhận xét cách diễn đạt của từng bạn. và đưa
ra nhận xét. - HS chuẩn bị.
*Làm lại:
1. Bình tĩnh sẽ giúp bạn nói năng lưu loát.
2. Sử dụng câu ngắn.
3. Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
4. Tự tin là chìa khóa nói năng trôi chảy.
5. Hiểu rõ nguyên nhân bạn hay ấp úng khi
giao tiếp.
6. Tự thu âm những gì cần nói và nghe lại.
7. Tránh những cuộc quấy nhiễu từ bên
ngoài.
8. Tập ăn nói trôi chảy.
BTVN:
- Viết nhật ký mỗi ngày
- Tập nói trước gương một cách lưu loát và
trôi chảy, có nhấn nhá.

10
Bài 6: Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi (nâng cao)

I/ Mục tiêu:
- Hiểu được lợi ích của đặt câu hỏi
- Biết cách phản hồi
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính.…
III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Ổn định: - HS lắng nghe và nêu lại tựa bài.
2. KTBC:
+ Hãy đọc câu sau* - HS kể đã làm gì về nhà luyện tập.
"Học cái tốt thì khó, ví như người ta - HS nêu về những điều em đã làm tốt
leo núi, phải vất vả, khó nhọc lên trong khi giao tiếp.
đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên - HS lắng nghe và nêu lại tựa bài.
đỉnh núi trưọt chân một cái là nhào
lộn vào sâu" -Hồ Chí Minh
+ Em đã luyện tập như thế nào khi về
nhà?
*GV nhận xét và đưa ra lời khuyên.
3. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe yêu cầu, nội dung câu
- GV giới thiệu Sẵn sàng phản hỏi.
hồi và đặt câu hỏi - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
Để không đưa cuộc hội thoại vào bế tắc,
thì việc đặt câu hỏi cũng là một cách tạo
ra nhiều chủ đề trò chuyện. Trong giao
tiếp, việc đặt được một câu hỏi khiến
người khác sẵn sàng chia sẻ những câu
chuyện cá nhân mà bạn muốn biết là điều
không hề đơn giản. Những người chỉ - HS lắng nghe.
chăm chăm đặt những câu hỏi đóng,
không có tính gợi mở chủ đề nói chuyện - HS lắng nghe yêu cầu, QS nội dung
thì có thể là do kỹ năng giao tiếp kém, câu hỏi.
hoặc tệ hơn nữa là vì họ không muốn tiếp - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
tục trò chuyện với bạn.
4. Hoạt động 2: Bài tập
* Bài tập 1: Phản hồi
a/ Phản hồi trong giao tiếp:
Bài tập:
1/ Phản hồi có tác dụng gì?
Phản hồi là phản ứng lại với những lời
11
khuyên, góp ý, bình luận, nhận xét của - HSTL, nêu, nhận xét.
người khác bằng một câu hỏi hoặc một
lời đóng góp hay lời cảm ơn.
*Thực hành phản hồi về một tình huống
như sau: Tôi đề xuất cho bạn làm một
nửa bài tập lần này, còn 1 nửa còn lại - HS lắng nghe.
chia cho 3 bạn khác trong cùng một
nhóm.
- GV nêu yêu cầu bài tập: - HS lắng nghe yêu cầu, QS nội dung
thảo luận nhóm 3 bạn cùng lên phương câu hỏi.
án phản hồi - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại: Kỹ năng phản
hồi tích cực được sử dụng trong giao tiếp
bằng cách đưa ra các thông tin nhận xét
về một vấn đề vừa được tiếp nhận bằng - HS lắng nghe.
cách quan sát tỉ mỉ, lắng nghe chi tiết và - HS lắng nghe yêu cầu, QS nội dung
đưa ra quan điểm cá nhân, ghi nhận điểm câu hỏi.
tích cực, đóng góp ý kiến để cải thiện - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
những điểm tiêu cực.
2/ Đặt câu hỏi
- GV nêu yêu cầu bài tập.
+ Tại sao nên đặt câu hỏi: A giúp hiểu
hơn và tiếp thu được nhanh hơn B để cho
vui C để giúp gần gũi hơn D để giúp hiểu
rõ vấn đề và cải thiện việc chưa hiểu
+ Nên đặt câu hỏi như thế nào: A không
đi vào bế tắc B khơi mở vấn đề C nói đến
đâu hay đến đó D hỏi để biết là xong
+ Để đặt câu hỏi không nên: A giấu điều - HS lắng nghe.
chưa hiểu B tỏ ra là mình biết rồi C - HS lắng nghe yêu cầu, QS nội dung
không quan tâm về vấn đề D chỉ dừng lại câu hỏi.
trong câu hỏi E tất cả phương án - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại: Đặt câu hỏi giúp
chúng ta hiểu bài và dễ dang giải quyết
các thắc mắc giúp hiểu được những điều
còn thắc mắc từ đó sẽ đễ đàng đạt được
kết quả tốt trong mọi mặt - HS lắng nghe.

12
Bài 7: Điều chỉnh phong cách nói chuyện (nâng cao)

I/ Mục tiêu:
- Biết cách điều chỉnh cách nói chuyện tùy vào đối tượng cụ thể
- Biết phản ứng phù hợp trong giao tiếp
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng máy chiếu, loa, bảng, phấn, vở, sách kỹ năng mềm được phát trong
chương trình, bút, máy tính.…
III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Bài tập 1: Phân biệt đối tượng nói


chuyện từ đó dưa ra phản ứng giao tiếp
phù hợp
a/ nhóm người lớn:
Thảo luận: cách giao tiếp với người lớn
như thế nào là phù hợp
- GV hướng dẫn: Cách nói chuyện với - HS TL, nêu, nhận xét.
người lớn phải lễ phép, từ tốn, không
nên ngắt lời và cãi lại giống bạn bè, chú - HS cả lớp thực hiện theo. Nhận xét.
ý lắng nghe lời người lớn nói và tích cực
đặt câu hỏi. luôn khiêm tốn trong lời nói
và hành động.
- GV nhận xét cả lớp, khen ngợi. Chốt
lại các em biết cách giao tiếp với người
lớn
b/ nhóm bạn bè:
Thảo luận: cách giao tiếp với bạn bè như
thế nào là phù hợp
- GV hướng dẫn: Nói chuyện với bạn bè
có thể tích cực trao đổi và đưa ra quan
điểm, lập luận của mình, không nên nói - HS nêu, nhận xét.
leo, lợi dụng bạn bè, không nên tỏ thái
độ tiêu cực…
- GV nhận xét cả lớp, khen ngợi. Chốt - HS lắng nghe.
lại các em biết cách giao tiếp với bạn bè - HS lắng nghe yêu cầu, QS nội dung câu
hỏi.
c/ nhóm nhỏ tuổi hơn - HS nêu lựa chọn, nhận xét.
Thảo luận: cách giao tiếp với trẻ nhỏ như
thế nào là phù hợp
- GV hướng dẫn: cách nói chuyện với trẻ
13
nhỏ là phải nhẹ nhàng và sâu sắc, nên
pha một chút ngộ nghĩnh và một chút vui
vẻ trong cuộc trò chuyện không nên nổi
giận với trẻ sẽ để lại bóng đen trong tâm
lý,…
- GV nhận xét cả lớp, khen ngợi. Chốt - HS trả lời.
lại các em biết cách giao tiếp với trẻ nhỏ - HS chuẩn bị.

Bài tập: Điều gì khi em muốn học giao


tiếp tốt?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Hoạt động cả lớp.
- GV nhận xét, chốt lại: Giao tiếp là chìa
khóa mở ra cánh cổng của cơ hội và
thành công, giao tiếp là ngôn ngữ của
nhân loại giúp chúng ta gần nhau và đi
đến điều tốt đẹp. hãy dùng những lời mà
các em học được để chia sẻ cho những
người cần nó nhé!

14

You might also like