You are on page 1of 13

Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II

THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC


Khóa đào tạo: Cử nhân sư phạm ngoại ngữ
Tên môn học: Giáo dục học đại cương II
Số tín chỉ: 2
Các môn học tiên quyết: Tâm lý học đại cương
Giáo dục học đại cương I
Các môn học kế tiếp: Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý giáo dục
Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm

THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


Bộ môn: Tâm lý – Giáo dục
Địa chỉ: Phòng ….. – A1/ Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN

STT Họ và tên Chức danh, học hàm, học vị Điện thoại, email

1 Nguyễn Thị Phương Hoa PGS. TS – GVC 0912 238 484


nthiphuonghoa@yahoo.com

THÔNG TIN VỀ TRỢ GIẢNG


Lớp/ Khoa: K41 – E1/ Sư phạm tiếng Anh

STT Họ và tên Điện thoại, email

1 Đặng Thanh Điềm 0974 682 456


dangthanhdiem@gmail.com
2 Nguyễn Thị Thịnh 01663 109 905
thinh.nguyenthi1702@gmail.com

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 1


Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

1. Mục tiêu về kiến thức

a. Nhận thức rõ vai trò của lý luận dạy học và lý luận giáo dục trong đào tạo GV;

b. Hiểu rõ đối tượng, nhịêm vụ, bản chất, cấu trúc, động lực, logic của quá trình dạy học và
quá trình giáo dục;

c. Hiểu và phân tích được cách thức thực hiện các nguyên tắc dạy học, giáo dục, các ưu
nhược điểm cũng như cách thức vận dụng của các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, giáo dục.

2. Mục tiêu về kĩ năng

a. Biết cách lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá.
b. Biết cách lựa chọn và áp dụng linh hoạt các nguyên tắc và phương pháp giáo dục phù hợp
với đặc điểm đối tượng giáo dục cũng như các tình huống giáo dục cụ thể.
c. Bước đầu hình thành các kĩ năng xử lý các tình huống trong dạy học và giáo dục.
d. Bước đầu hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực dạy học và
giáo dục.

3. Mục tiêu về thái độ

a. Tiếp tục hình thành tình yêu nghề sư phạm cũng như rèn luyện các phẩm chất nhân cách
của nhà giáo;

b. Tiếp tục bồi dưỡng hứng thú học tập môn Giáo dục học cũng như đối với việc nghiên cứu
các vấn đề thuộc lĩnh vực dạy học và giáo dục.

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 2


Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II

NỘI DUNG MÔN HỌC


Chương trình môn GDH đại cương II cung cấp cho sinh viên hệ sư phạm những hiểu biết
và kĩ năng cơ bản của nghề sư phạm: kĩ năng dạy học và kĩ năng giáo dục. Cùng với Giáo dục học
đại cương I, Tâm lý học, Giáo dục học đại cương II góp phần tạo nên nền tảng văn hóa sư phạm
cho sinh viên sư phạm. Nội dung Giáo dục học đại cương II bao gồm: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản về công tác dạy học nói chung ở nhà trường phổ thông (Lý luận dạy học đại
cương) và những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về công tác giáo dục phẩm chất nhân cách cho
học sinh phổ thông (Lý luận giáo dục).

NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Phần một: Lí luận dạy học


Chuyên đề 1: Những vấn đề cơ bản của Lí luận dạy học
1. Dạy học và ý nghĩa của nó
1.1. Dạy học là gì?
1.2. Ý nghĩa của dạy học
2. Cấu trúc, bản chất, các qui luật của quá trình dạy học
2.1. Cấu trúc của quá trình DH
2.2. Bản chất của quá trình DH
2.3. Các qui luật của quá trình DH
3. Các nhiệm vụ dạy học
3.1. Các căn cứ xác định các nhiệm vụ DH
3.2. Các nhiệm vụ dạy học và mối quan hệ giữa các nhiệm vụ DH
4. Động lực và logic của quá trình DH
4.1. Những mâu thuẫn bên trong
4.2. Những mâu thuẫn bên ngoài
4.3. Điều kiện để mâu thuẫn trở thành hiện thực
4.4. Logic của quá trình dạy học
5. Các nguyên tắc dạy học
5.1. Nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo trong DH
5.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
5.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, KN, KX và tính
mềm dẻo của tư duy
5.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và các trừu tượng
5.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và sức vừa
tính riêng
5.6. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò tự
giác, tích cực, độc lập của HS
Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 3
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II

6. Nội dung dạy học


6.1. Khái niệm về nội dung dạy học
6.2. Cơ sở để lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học
6.3. Các bộ phận hợp thành của nội dung dạy học
6.3.1. Hệ thống kiến thức lý thuyết toàn diện về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, kỹ thuật, nghệ thuật…
6.3.2. Hệ thống tri thức văn hóa về các mối quan hệ trong cuộc sống XH
6.3.3. Hệ thống tri thức về phương pháp (PP) nhận thức, PP hoạt động
6.3.4. Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo theo chương trình các môn học
6.4. Kế hoạch dạy học, chương trình môn học và sách giáo khoa
6.4.1. Kế hoạch dạy học
6.4.2. Chương trình môn học
6.4.3. Sách giáo khoa
7. Các phương pháp, phương tiện dạy học
7.1. Khái niệm phương pháp
7.2. Khái niệm phương pháp dạy học
7.3. Vai trò của phương pháp dạy học
7.4. Hệ thống các phương pháp dạy học (truyền thống)
7.4.1. Nhóm phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ
 Phương pháp thuyết trình
 Phương pháp hỏi đáp
 Phương pháp hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
7.4.2. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan
 Phương pháp trình bày trực quan
 Phương pháp quan sát
7.4.3. Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn
 Phương pháp luyện tập
 Phương pháp ôn tập
 Phương pháp làm thí nghiệm
7.4.4. Nhóm các PP kiểm tra, đánh giá mức độ nắm tri thức, KN, KX của HS
 Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá mức độ nắm tri thức, KN, KX của HS
 Những yêu cầu cơ bản của kiểm tra, đánh giá mức độ nắm tri thức, KN, KX
 Các phương pháp kiểm tra
 Đánh giá và qui trình đánh giá
7.5. Phương tiện dạy học và sự lựa chọn, vận dụng các PP và PT dạy học
8. Các hình thức tổ chức dạy học
8.1. Khái niệm chung
8.2. Hệ thống các hình thức tổ chức dạy học
 Hình thức lên lớp  Tham quan
 Tự học  Thảo luận

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 4


Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II

 Hoạt động ngoại khoá


 Giúp đỡ riêng

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 5


Chuyên đề 2: Các xu thế dạy học hiện đại với việc phát huy tính tích cực của học sinh
1. Lý luận về tính tích cực và tính tích cực nhận thức
1.1. Tính tích cực
1.2. Tính tích cực nhận thức
2. Các phương hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (HS)
2.1. Hoàn thiện nội dung dạy học
2.2. Hoàn thiện phương pháp và phương tiện dạy học
3. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học giúp phát huy tính tích cực nhận thức của HS
3.1. Phương pháp nghiên cứu tình huống
3.2. Phương pháp project
3.3. Phương pháp học thông qua thực hành dạy
3.4. Phương pháp làm việc theo nhóm
3.5. Kỹ thuật công não/ Lược đồ tư duy

Phần hai: Lý luận giáo dục


Chuyên đề 3: Những vấn đề cơ bản của Lý luận giáo dục
1. Khái niệm, bản chất, cấu trúc và các đặc điểm của quá trình giáo dục
1.1. Khái niệm quá trình giáo dục
1.2. Bản chất của quá trình giáo dục
1.3. Cấu trúc của quá trình giáo dục
1.4. Các đặc điểm của quá trình giáo dục
2. Các qui luật của quá trình giáo dục
2.1. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với môi trường kinh tế - xã hội;
2.2. Hiệu quả quá trình giáo dục phụ thuộc vào việc tổ chức hợp lí những hoạt động có ích
cho XH và qua giao lưu của người được giáo dục;
2.3. Tác động sư phạm của nhà GD và hoạt động tự giác, tích cực của người được GD
thống nhất với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau;
2.4. Các tác động GD có tính toàn vẹn đối với các mặt nhận thức (lí trí), tình cảm (động
cơ), và kĩ năng hành động (hành vi) của người được giáo dục;
2.5. Mục đích GD, nội dung GD và phương pháp GD thống nhất biện chứng với nhau;
2.6. Quá trình giáo dục và quá trình dạy học thống nhất biện chứng với nhau.
3. Động lực và logic của quá trình giáo dục
3.1. Động lực của quá trình giáo dục
3.2. Logic của quá trình giáo dục
4. Các nguyên tắc giáo dục
4.1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục
4.2. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục
4.2.1. Nguyên tắc tính mục đích trong mọi hoạt động giáo dục
4.2.2. Nguyên tắc gắn giáo dục với cuộc sống, với lao động
4.2.3. Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức với hành vi
4.2.4. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
4.2.5. Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tôn trọng nhân cách và yêu cầu hợp lý đối
với học sinh
4.2.6. Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ
đạo của nhà GD với việc phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của đối
tượng GD
4.2.7. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp và tính liên tục của quá trình
GD
4.2.8. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội
4.2.9. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục
4.2.10.Nguyên tắc đảm bảo phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
5. Các phương pháp giáo dục
5.1. Khái niệm phương pháp giáo dục
5.2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
5.2.1. Nhóm các PP hình thành ý thức cá nhân (hay nhóm phương pháp thuyết phục)
5.2.2. Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử
5.2.3. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử
Chuyên đề 4: Người giáo viên và việc xây dựng tập thể học sinh
1. Người giáo viên
1.1. Vị trí, chức năng của người GV trong XH và trong nhà trường
1.2. Những đặc điểm của lao động sư phạm
1.3. Những yêu cầu đối với nhân cách người GV
1.4. Quan hệ thầy trò
2. Người giáo viên chủ nhiệm
2.1. Vị trí, chức năng của GV chủ nhiệm lớp
2.2. Nội dung và PP công tác của GV chủ nhiệm l ớp
2.3. Việc lập kế hoạch công tác của GV chủ nhiệm lớp
3. Người giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng tập thể học sinh
3.1. Đặc trưng và chức năng của tập thể học sinh
3.2. Quá trình phát triển của một tập thể HS
3.3. Những con đường và những phương tiện xây dựng tập thể học sinh

Giáo viên nói chuyện về tác phẩm BÀI CA SƯ PHẠM


HỌC LIỆU
1. Học liệu bắt buộc
1.1. Đặng Vũ Hoạt-Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương 1, NXB GD
1.2. Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học T1, T2 NXB Giáo dục, 1987
1.3. Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học đại cương, T1&2, Trường CBQLGDTW, 1989.
1.4. Nguyễn Sinh Huy và các tác giả (1995), Giáo dục học đại cương 2, NXB GD, 1999.
1.5. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP,
2006.
2. Học liệu tham khảo
2.1. Đỗ Ngọc Đạt, Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học, 1987.
2.2. Hoàng Đức Nhuận, Nhà trường hiện đại trên thế giới, HN 1995.
2.3. Lê Nguyên Long, Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXB GD, 1998.
2.4. Lecne, I.Ia, Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, 1977.
2.5. Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo
dục, 1995.
2.6. Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy-Tự học, NXB Giáo dục, 1998.
2.7. Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Thực hành giáo dục học, NXB Giáo dục,
1989.
2.8. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy
học. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ hè 1993-1996 cho giáo viên THPT, Bộ
GD&ĐT Vụ Giáo viên, Hà nội 1995.
2.9. Okôn, V (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, 1976.
2.10. Vũ Văn Tảo-Trần Văn Hà, dạy học giải quyết vấn đề, một hướng đổi mới trong công
tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, Trường CBQLGD TW, 1996.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN HỌC
Môn Giáo dục học đại cương II được thực hiện dưới các hình thức tổ chức như sau:
 Chuyên đề 1, 3, 4 do giáo viên trình bày.
 Chuyên đề 2 do các nhóm chuẩn bị (các nhóm SV nhận đề tài từ đầu học kì) và lên thuyết
trình.
 Tổng số giờ thực dạy cho môn này là 30 tiết trên lớp và được phân bố cho từng chuyên đề
như sau:
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Nội dung Lên lớp Thực Tự học, Tổng
Lý thuyết Bài tập Thảo luận hành tự NC
Chuyên đề 1 6 12 18
Chuyên đề 2 12 24 36
Chuyên đề 3 6 2 12 18
Chuyên đề 4 4 12 18

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC


Đánh giá chuyên cần
o Sinh viên không được phép vào lớp học nếu vào lớp muộn quá 10 phút.
o Sinh viên không được vắng mặt trong các buổi thuyết trình.
o Sinh viên trong nhóm thuyết trình mà vắng mặt sẽ bị điểm 0 chuyên đề.
o Sinh viên nghỉ quá 3 buổi sẽ không được phép thi cuối kì (kể cả có phép hay không phép)
o Sinh viên có lý do học văn bằng hai, hoặc trùng lịch nếu muốn xin học ở hội trường khác,
phải báo cáo với giáo viên từ đầu kì, phải có tên trong danh sách điểm danh của lớp mà
mình học, phải được phân công làm bài tập nhóm.
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC
Việc đánh giá trong môn Giáo dục học đại cương II được thực hiện như sau:

Kiểm tra tự luận giữa kì (tự luận, cá nhân) 10

Điểm thành phần Bài tập chuyên đề các PPGD hiện đại (nhóm) 15 40

Bài tập phân tích tình huống giáo dục (nhóm) 15

Điểm kiểm tra cuối kì (trắc nghiệm + tự luận ngắn) 60

A. Hướng dẫn thực hiện thảo luận chuyên đề 2: “Một số các phương pháp và kĩ thuật dạy
học hiện đại”
Về mặt nội dung
Ở mỗi Phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại cần trình bày được những nội dung cơ bản sau:
o Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp
o Khái niệm/ đặc điểm/ cấu trúc/ cách thức thực hiện
o Vận dụng vào một bài giảng ngoại ngữ
Về mặt hình thức tổ chức
o Thuyết trình trên lớp
 Mỗi buổi thuyết trình sẽ tập trung vào 1 chuyên đề theo thứ tự
 Mỗi nhóm sẽ có tối đa 20 phút để trình bày chuyên đề trước lớp
 Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải tham gia thuyết trình hoặc chỉnh slides
o Nhóm SV chấm thuyết trình ngay trên lớp
 Trong buổi thuyết trình, GV chỉ định 2 SV bất kì từ mỗi lớp chấm điểm thuyết trình
ngay tại lớp cho một nhóm thuyết trình buổi hôm đó theo mẫu chấm cho sẵn.
 Đây là hình thức giúp SV phát huy khả năng tư duy phê phán đồng thời giúp GV có
thêm căn cứ để cho điểm nhóm thuyết trình.
 Sinh viên chấm điểm phải có tinh thần trách nhiệm cao, chú ý theo dõi. Sẽ có điểm
thưởng và phạt dành cho nhóm SV này tùy theo thái độ làm việc.
o Cuối mỗi buổi thuyết trình, các nhóm nộp ngay lại cho Giáo viên (bắt buộc) để GV phân
công chấm chéo giữa các nhóm. Nhóm nào không nộp đầy đủ 3 phần như yêu cầu sau đây
sẽ không có điểm chấm chéo:
 Bản in phần nội dung chuyên đề (file word)
 Bản in phần trình chiếu power points (in theo dạng handouts)
 Phiếu đánh giá trong nhóm (Theo mẫu)
Về tiến trình thực hiện
1) Sinh viên bốc thăm nhóm thực hiện chuyên đề (nhóm 4, 5 người)
2) Lớp trưởng nộp lại danh sách các nhóm (kèm với danh sách lớp theo mẫu) cho GV vào
tuần thứ 2 của môn học
3) Các nhóm nghiên cứu và thực hiện theo các chủ đề đã được phân công
4) Đến buổi thảo luận trên lớp các nhóm lần lượt trình bày
5) Ngay sau khi thảo luận xong các nhóm nộp lại các tài liệu theo yêu cầu và nhận bài của
nhóm khác để chấm chéo theo phân công của GV
6) Tuần sau khi thuyết trình nộp lại bài cho GV kèm với phiếu chấm chéo bài tập chuyên đề
7) Đến buổi học tuần 14, nhóm nào không có bài tập chuyên đề 2, thì cả nhóm sẽ bị 0 điểm
Về đánh giá
Đánh giá của các nhóm chấm chéo: 5 điểm
Đánh giá của giáo viên: 10 điểm
Tổng điểm: 15 điểm

B. Hướng dẫn cách chuẩn bị bài tập phân tích tình huống giáo dục (phần Lý luận giáo dục)
Vể mặt nội dung
o Mỗi cá nhân trong nhóm có nhiệm vụ sưu tầm/viết 2 tình huống (trong sách báo hoặc
trong đời sống thực của cá nhân-khuyến khích các tình huống cá nhân đã trải nghiệm).
o Các tình huống cần được trình bày ngắn gọn, súc tích, không quá 500 từ.
o Đối với những tình huống đã có cách xử lý thì phải đưa ra những phân tích đúng sai, hay
dở của cách xử lý đó dựa trên những kiến thức phần LLGD, còn nếu chưa có cách giải
quyết thì cá nhân đưa ra các cách giải quyết riêng của mình và những cơ sở lý luận cho
cách giải quyết đó (theo mẫu).
Lưu ý
o Không cần chuẩn bị power points
o Sinh viên ghi rõ tình huống nào là do ai sưu tầm, và phân tích
o Sinh viên trình bày miệng: đọc to tình huống và câu hỏi, thảo luận trong lớp và đưa ra câu
trả lời, trả lời thắc mắc và ý kiến của các bạn trong lớp
o Sinh viên được tự do phát biểu và xây dựng ý kiến, không có nhóm chỉ định
Về đánh giá
Tổng điểm (do GV đánh giá) : 15 điểm
Về tiến trình thực hiện
1) SV làm việc cá nhân, tự tìm ít nhất 2 tình huống, đặt câu hỏi và trả lời (như theo mẫu)
2) SV trong nhóm trao đổi, góp ý, giúp đỡ nhau chỉnh sửa, hoàn thiện tình huống, cách đặt
câu hỏi và trả lời
3) SV thảo luận trên lớp và nộp lại bài tập tình huống (nộp theo nhóm, không thu cá nhân) có
kèm bản đánh giá tinh thần tham gia góp ý thảo luận trong nhóm khi chuẩn bị tình huống.

THỜI GIAN BIỂU


LỊCH TRÌNH HỌC THEO TUẦN

Tuần Nội dung Phụ trách Ghi chú, nhắc nhở Sinh viên

Giới thiệu chung về môn học +


Tuần 1 GV Sinh viên in, phôtô tài liệu
Chuyên đề 1 (Lecture)

Lớp trưởng nộp danh sách lớp +


Tuần 2 Chuyên đề 1 (Lecture) GV
danh sách nhóm

Tuần 3 Chuyên đề 1 (Lecture) GV

Tuần 4 Chuyên đề 3 (Lecture) SV

Tuần 5 Chuyên đề 3 (Lecture) SV

Tuần 6 Thảo luận Bài tập tình huống SV

Tuần 7 Thảo luận Bài tập tình huống SV Nộp bài tập tình huống

Kiểm tra GK +
Tuần 8 SV
Hướng dẫn thuyết trình Chuyên đề 2

Tuần 9 Thuyết trình Chủ đề 1 (Chuyên đề 2) GV

Nộp phiếu chấm chéo + bài tập


Tuần 10 Thuyết trình Chủ đề 2 (Chuyên đề 2) GV
Chủ đề 1

Nộp phiếu chấm chéo + bài tập


Tuần 11 Thuyết trình Chủ đề 3 (Chuyên đề 2) GV
Chủ đề 2

Nộp phiếu chấm chéo + bài tập


Tuần 12 Thuyết trình Chủ đề 4 (Chuyên đề 2) GV
Chủ đề 3

Nộp phiếu chấm chéo + bài tập


Tuần 13 Thuyết trình Chủ đề 5 (Chuyên đề 2) SV
Chủ đề 4

Nộp phiếu chấm chéo + bài tập


Tuần 14 Chuyên đề 4 (Lecture) GV
Chủ đề 5

Tuần 15 Chuyên đề 4 (Lecture) + GV Đọc điểm thành phần


Tổng kết môn học

Lịch thi hết môn thực hiện theo lịch của Phòng đào tạo sẽ được thông báo sau.

You might also like